Chuyên đề Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Trần Duy Hưng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3

1.1.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3

1.1.1.1. Bảo lãnh ngân hàng là một tất yếu khách quan 4

1.1.1.2. Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh 5

1.1.2.Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng 6

1.1.3. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 8

1.1.3.1. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ đa phương 8

1.1.3.2. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập 8

1.1.3.3. Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng 10

1.1.3.4. Bảo lãnh ngân hàng được tiên hành trên cơ sở chứng từ 11

1.1.4. Chức năng và vai trò của bảo lãnh ngân hàng. 11

1.1.4.1. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng 11

1.1.4.2. Vai trò của bảo lãnh 13

1.1.6. Vai trò của ngân hàng khi thực hiện bảo lãnh 16

1.1.6.1. Cung cấp công cụ đảm bảo cho khách hàng 16

1.1.6.2. Cầu nối trung gian giữa các khách hàng,tạo mối quan hệ 16

1.1.7. Phân loại bảo lãnh ngân hàng 16

1.1.7.1. Căn cứ theo phương thức phát hành bảo lãnh 16

1.1.7.2. Căn cứ theo mục đích phát hành 23

1.1.7.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán 25

1.2. Phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng 27

1.2.1. Khái niệm về phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng 27

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng 28

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng 32

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 32

1.2.2. Nhân tố khách quan 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐÔI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 37

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội 37

2.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động 37

2.1.2. Về cơ cấu tổ chức 40

2.1.3. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh 41

2.1.3.1. Huy động vốn 41

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 43

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh tóan quốc tế 46

2.1.3.4.Hoạt động kinh doanh khác 47

2.2. Thực trạng về hoạt động bảo lãnh của Chi Nhánh Trần Duy Hưng 48

2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh 48

2.2.2. Quy mô và cơ cấu bảo lãnh tại chi nhánh Trần Duy Hưng 50

2.2.3. Đánh giá hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh 50

2.2.3.1. Kết quả đã được tại Chi nhánh 50

2.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh 65

3.1.1. Định hướng chung của chi nhánh 65

3.1.2. Định hướng cụ thể cho hoạt động bảo lãnh 71

3.2. Một số giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội- Chi nhánh Trần Duy Hưng. 72

3.2.2. Đa dạng hóa loại hình bảo lãnh 74

3.2.3. Tăng cường hợp tác giữa các phòng ban 75

3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên 76

3.3. Một số kiến nghị đề xuất 79

3.3.1. Kiến nghị đối với chi nhánh Trần Duy Hưng 79

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội 79

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 80

3.3.4. Kiến nghị đối với chính phủ và các ban ngành có liên quan 80

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Trần Duy Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uỹ Vấn đề đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm là họ phải trả cho ngân hàng bao nhiêu cho mỗi bảo lãnh của ngân hàng vì phí bảo lãnh và mức ký quỹ bảo lãnh phản ánh chi phí tài chính và chi phí cơ hội để được ngân hàng bảo lãnh. Phí bảo lãnh phản ánh doanh thu hoạt động bảo lãnh và đóng góp doanh thu của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh chỉ được coi là phát triển khi nó có được một chính sách phí và mức ký quỹ phù hợp sao cho có sựcân bằng giữa chi phí và mức độ rủi ro mà ngân hàng phát hành phải gánh chịu so với doanh thu mà họ có được * Trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện bảo lãnh Trong hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, con người là yếu tố trực tiếp vận hành máy móc và điều hành hoạt động kinh doanh. Như vậy yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp đó. Nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cùng với sự thay thế máy móc, lao động phổ biến cũng ít dần đi thì chất lượng nguồn nhân lực cũng ngày càng phải được nâng cao phù hợpvới sự phát triển công nghệ và sự phát triển kinh tế. Đối với ngân hàng thương mại thì chất lượng nhân sự còn phải có yêu cầu cao hơn nữa vì hành hóa kinh doanh của ngân hàng là tiền. Nguồn chủ yếu của ngân hàng là nguồn đi vay và tài sản chủ yếu là tài sản tài chính nên bất kỳ một sai phạm nào cũng có thể gây ra rủi ro lớn đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản. Cũng giống như cho vay, bảo lãnh đòi hỏi người thực hiện nó phải thẩm định kỹ càng trước khi ra quyết định bảo lãnh và phải giám sát chặt chẽ sau khi phát hành bảo lãnh. Bất kỳ một sự nhầm lẫn, thiếu sót nào đó của cán bộ tín dụng cũng có thể dẫn tới việc đánh giá sai về bên được bảo lãnh, mang lại khỏan bảo lãnh kém chất lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Ngoài ra sự năng động, linh hoạt nhiệt tình, của cán bộ tín dụng cũng là một điều hết sức quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng đối với khách hàng. * Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng Theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN thì ngân hàng chỉ được bảo lãnh đối với mỗi khách hàng tối đa là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Với quy mô vốn tự có như hiện nay của ngân hàng thì một ngân hàng khó có thể đáp ứng được những hợp đồng bảo lãnh lớn. Vì vậy với quy mô vốn tự có lớn thì ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng bảo lãnh lớn mang lại nguồn thu đáng kể. Bảo lãnh được phát hành chủ yếu là dựa trên uy tín của ngân hàng hay nói cách khác bảo lãnh là hình thức tài trợ thông qua uy tín. Vì vậy uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn ngân hàng phát hành bảo lãnh cho mình. Ngoài ra hầu hết hiện nay các hợp đồng thương mại, bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng của một ngân hàng quốc doanh. Điều này cho thấy là các ngân hàng thương mại cổ phần mấy năm gần đây tuy hoạt động kinh doanh có tăng trưởng nhanh nhưng uy tín vẫn chưa tạo được độ tin cậy đối với khách hàng. Vì vậy việc nâng cao uy tín của ngân hàng là một việc hết sức cấp thiết và quan trọng cho hoạt động bảo lãnh nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. 1.2.2. Nhân tố khách quan * Về phía khách hàng Nhu cầu của khách hàng là nhân tố đầu tiên quyết định đến khả năng mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh, chính nhu cầu khách hàng sẽ tác động đến quy mô bảo lãnh, do vậy việc tìm hiểu khách hàng và đánh giá nhu cầu của họ là rất quan trọng, giúp ngân hàng đưa ra những chiến lược mở rộng hợp lý cho từng lọai nhu cầu hiện tại cũng như phát triển các nhu cầu tiềm năng. Bên cạnh đó khi tiếp nhận một hồ sơ bảo lãnh, ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách hàng về năng lực tài chính, khả năng đảm bảo biện pháp đảm bảo cũng như tình khả thi của dự án(nếu có) nhằm đưa ra quyết định đúng đắn. Như vậy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng bảo lãnh, mặc dù nhu cầu của khách hàng đã có nhưng những thẩm định về khách hàng đều cho thấy rủi ro tiềm ẩn cao, cũng có khả năng đáp ứng điều kiện đảm bảo thấp sẽ cho ngân hàng khó lòng mở rộng cho vay đối tượng khách hàng này. Tóm lại nhân tố khách hàng là rất quan trọng đối với khả năng mở rộng bảo lãnh ngân hàng,vì họ là thượng đế, là trung tâm chú ý phục vụ của ngân hàng chính ọ làm nảy sinh hoạt động bảo lãnh, nhưng cũng chính họ có thể khiến ngân hàng dè dặt hơn trong việc mở rộng bảo lãnh. * Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế hoặc tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp đến khả năng mở rộng bảo lãnh, người ta có thể ví môi trường kinh tế chính trị là môi trường sống của các ngân hàng, chính vì vậy mà môi trường kinh tế cũng như môi trường tự nhiên là nơi cung cấp cho ngân hàng các điều kiện giúp ngân hàng tồn tại như nhu cầu của nền kinh tế, các quy hoạch và dự báo phát triển nền kinh tề đất nước cũng như tại đia bàn mà ngân hàng hoạt động, sự biến mất và hình thành của các doanh nghiệp. Cũng như môi trường tự nhiên,môi trường kinh tế sẽ có thể tạo ra những thuận lọi cũng như những khó khăn và cản trở đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng do sự biến động của lãi suất, lạm phát… * Môi trường chính trị xã hội Hoạt động ngân hàng là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao, tác động vĩ mô đến nền kinh tế. Do vậy môi trường chính trị xã hội ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế. Bên cạnh đó mối quan hệ giữa chính trị xã hội và kinh tế ngày càng khăng khít. Một sự thay đổi nào đó về chính trị cũng như xã hội đều tác động đến nền kinh tế và ngược lại bất cứ sự biến động nào của kinh tế lại làm cho chính trị xã hội không ổn định, gián tiếp tác động đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. * Môi trường pháp lý Vì hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng rộng lớn tới nền kinh tế nên chịu nhiều chi phối mang tính pháp lý từ nhà nước, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật.Với tư cách là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động cung cấp, quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng, pháp luật về các tổ chức tín dụng và dịch vụ ngânhàng có tác động rất lớn đến ngân hàng. Một hệ thống pháp lý đầy đủ,đồng bộ ổn định sẽ giúp ngân hàng thương mại có điều kiện xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt và tiến hành trôi chảy các nghiệp vụ chức năng bao gồm cả hoạt động bảo lãnh, thúc đẩy hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của dịch vụ ngân hàng nhưng cũng có thể là rào cản kìm hãm sự phát triển của bảo lãnh ngân hàng. Do vậy hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ma cụ thể là các quy định về bảo lãnh cũng như pháp luật, quy định về hoạt động kinh doanh của ngân hàng là cần thiết. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐÔI - CHI NHÁNH TRẦN DUY HƯNG 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội 2.1.1. Cơ cấu tổ chức mạng lưới hoạt động Ngân hàng TMCP Quân Đội ( Military Commerical Join Stock Bank) tên viết tắt là MB được thành lập năm 1994, theo quyết định số 00374/GP-UB của ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994 Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính của các Doanh nghiệp Quân Đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế đất nước, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ rất hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ năm 1994-2004 Ngân hàng có trụ sở tại 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình Hà Nội. Từ năm 2005 đến nay Ngân hàng chuyển trụ sở chính đến số 3, Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời một sở giao dịch mới được thành lập với địa điểm Trụ sỏ chính. Đến nay qua 13 năm hoạt động, MB đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. MB phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng, những năm qua MB luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của ngân hàng ngày càng củng cố và phát triển. Để có thể tiếp cận nhanh nhất với khách hàng đồng thời nâng cao hình ành của ngân hàng và đáp ứng mục tiêu ngân hàng, vì vậy mà Ngân hàng ngày càng quan tâm tới hoạt động phát triển mạng lưới. Từ 1 điểm giao dịch là trụ sở ban đầu, đến nay Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có gần 40 điểm giao dịch tại các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Việt Trì, Bình Định. Không chỉ mở rộng mạng lưới hoạt động trong nước mà đến nay mạng lưới ngân hàng đại lý được Ngân hàng TMCP Quân Đội mở rộng trên một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thành lập những công ty trực thuộc : Công ty Chứng Khoán Thăng Long thành lập tháng 5/2000, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thành lập năm , và mới đây là công ty Quản lý Qũy thành lập 29/11/2006. Chi nhánh Trần Duy Hưng- Ngân hàng TMCP Quân Đội ( sau đây gọi tắt là Chi nhánh) là một chi nhánh cấp II được thành lập theo quyết định QĐ 1646/NHNN-HAN7 của NHNN Chi nhánh Thành phố Hà Nội về việc “Ngân hàng TMCP Quân Đội mở chi nhánh cấp II Trần Duy Hưng tại Hà Nội”. Tại tờ trình số 122/TTr- NHQĐ-HĐQT ngày 21/102004, chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Quân Đội thành lập chi nhánh cấp II Trần Duy Hưng thuộc Sở Giao dịch Hà Nội. Trên cơ sở đó, cùng với sự động ý của UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy Chi nhánh đã bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26/12/2004. Tên gọi: Chi nhánh cấp II Trần Duy Hưng- Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trụ sở: số 73 Đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa , Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Khi mới thành lập chi nhánh được sở giao dịch Hà Nội- Ngân hàng TMCP Quân Đội giao cho một phần nguồn vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở có sự chuẩn bị nhân sự từ đầu, ngay từ những năm đầu tiên đi vào hoạt động kinh doanh và đã thu được lợi nhuận đáng kể. Tuy vậy do mới thành lập,Chi nhánh vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn do kinh nghiệm còn non trẻ, khách hàng chưa biết nhiều về chi nhánh về hoạt động và địa chỉ.. Về nhân sự thì hầu hết còn non trẻ, phần lớn là những người lần đầu tiên làm quen với công việc ngân hàng, kinh nghiệm chuyên môn còn ít. Tuy nhiên, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ cộng với sự hăng say và lòng yêu nghề, các nhân viên của chi nhánh đã cống hiến hết mình trong môi trừong làm việc năng động đoàn kết. Điều này thể hiện rõ trong kết quả hoạt dộng kinh doanh thời gian qua, việc cạnh tranh và tìm kiếm thị phần trên một địa bàn có rất nhiều Ngân hàng đặt chi nhánh trong điều kiện mới thành lập cũng là một vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Để bù đắp lại những khó khăn đó, Chi nhánh đã tận dụng hết khả năng cơ hội kinh doanh của mình. Kinh tế phát triển, môi trường giao lưu hàng hóa tiền tệ và các dịch vụ tài chính và phi tài chính phát triển, là cơ hội lớn cho chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Vượt qua những khó khăn, biết tận dụng những thuận lợi sẵn có Chi nhánh đã nhanh chóng tạo cho mình vị trí vững vàng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, tạo ra sự phát triển “ bền vững, tin cậy” cho Ngân hàng của mình. 2.1.2. Về cơ cấu tổ chức Chi nhánh Trần Duy Hưng hiện tại có 15 cán bộ công nhân viên, được chia thành các phòng ban như sau: Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc, Trưởng phòng Giao dịch và 1 phó giám đốc. Hai phòng nghiệp vụ: + Phòng tín dụng: gồm 6 người, thực hiện chức năng tư vấn, thẩm định, cho vay và cân đối nguồn vốn. + Phòng kế tóan ngân quỹ: gồm 7 người, thực hiện chức năng giao dịch với khách hàng, quản lý tài chính và thanh toán, huy động vốn… Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức lãnh đạo của Ngân hàng Ban Giám Đốc Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Tín Dụng Phòng Kế toán Ngân Qũy 2.1.3. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh 2.1.3.1. Huy động vốn Trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng, hoạt động tạo lập nguồn vốn cho NHTM đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quy mô và chất lượng hoạt động ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế… để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Chi nhánh Trần Duy Hưng mặc dù mới thành lập nhưng vẫn luôn có thế mạnh về nguồn vốn đặc biệt là huy động tiền gửi tiết kiệm. Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp khai thác sử dụng vốn để theo hứong ổn định và có lợi trong kinh doanh (cho vay là chủ yếu). Ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hằng năm rất ổn định, luôn đạt và vượt mức kế hoạch, tổng nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước; có thể thấy rõ điều này qua các bảng số liệu sau: Bảng 3: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Trần Duy Hưng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 1.TG không kỳ hạn - 41.604.294.497 102.425.754.654 2. TG có kỳ hạn - 15.000.000.000 15.000.000.000 3. TG tiết kiệm 51.491.877.491 133.465.875.435 201.654.234.245 4. TG KQ 1.234.638.847 3.234.124.498 5. HĐ BQ tháng có kỳ hạn 33.481.531.957 101.862.565.848 186.327.950.354 6. HĐ BQ tháng không kỳ hạn 6.248.226.598 16.559.457.660 35.546.327.456 Tổng 51.491.877.491 191.304.808.779 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 đến năm 2007) Qua bảng trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2006 đã thể hiện sự tăng nhanh chóng của nguồn vốn huy động đến năm 2007 thì đã tăng vọt lên một cách nhanh chóng, ngoài ra việc huy động vốn còn được đa dạng hóa cả về kỳ hạn, đối tượng và loại tiền. Từ khi chi nhánh bắt đầu hoạt động đến khi đã dần đi vào ổn định thì nguồn vốn từ việc huy động vốn đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của Chi nhánh. Tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh (151,1%), trong đó đặc biệt Chi nhánh huy động được lượng ngoại tệ ngày càng tăng (177,4% với USD, và bắt đầu thu hút được tiền gửi bằng EURO). Tiền gửi không kỳ hạn cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn (21,7%), điều này cho thấy Chi nhánh đã bắt đầu tiến hành các hoạt động thanh toán đặc trưng của một ngân hàng vì loại tiền này, các chủ thể gửi vào chủ yếu là để giao dịch. Sự có mặt của tiền gửi ký quỹ trong nguồn vốn huyđộng cho thấy Chi nhánh đã thực hiện các hoạt động như bảo lãnh, mở L/C… Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế còn chiếm ty trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động sang năm 2007. Huy động vốn bình quân tháng tăng mạnh ở cả hai loại CKH và KKH với tỷ lệ tương ứng là 183% và 201%, đặc biệt là USD không kỳ hạn đã tăng rất lớn (14.034%). Nhìn chng, sau một thời gian đi vào hoạt động, Chi nhánh đã thu hút được một lượng vốn khá lớn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh không chỉ băng VND mà cả ngoại tệ. Đây là những thành công đầu tiên đáng ghi nhận trong thời gian qua mà không thể không kể đến sự nỗ lực của một tập thể năng động nhiệt tình. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn huy động vào một số hoạt động kinh doanh như: cho vay ( cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, cho vay mua ô tô…), kinh doanh ngoai tệ bắt đầu từ năm 2006, hoạt động bảo lãnh (với cá nhân hoặc doanh nghiệp dưới hình thức bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán…) hoạt động thanh toán (dịch vụ thu hộ, thu từ thanh toán quốc tế…)và các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử, nhận kiều hối… Hoạt động của Chi nhánh là hoạt động cho vay, hầu hết các khoản tiền huy động được dùng để cho vay. Với nguồn vốn huy động được rất lớn trong thời gian qua, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng: Cho vay tiêu dùng; cho vay mua,sửa chữa xây dựng mới nhà cửa; cho vay mua ô tô trả góp; cho vay chứng khóan; cho vay cán bộ công nhân viên trẻ… Thêm vào đó Chi nhánh đã áp dụng lãi suất cho vay khá linh hoạt và hấp dẫn nên lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông. Điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay, dư nợ tiếp tục tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 1. Doanh số cho vay 88.398.392.755 240.036.736.595 519.378.129.382 VND 82.958.151.793 223.633.410.632 441.136.289.157 USD 5.440.240.960 16.943.775.780 78.241.840.225 2.Doanh số TN 31.029.409.116 169.463.611.124 358.169.287.482 VND 31.029.409.116 154.057.828.294 289.339.286.193 USD 15.405.782.830 68.830.001.289 3.Dư nợ 57.368.983.639 128.482.558.927 478.369.158.293 +Ngắn hạn 19.253.744.811 81.988.310.373 302.190.293 Quá hạn 7.151.783.600 24.586.984.565 +Trung và dài hạn 37.316.404.637 46.494.248.554 176.178.864.808 Qúa hạn 350.514.949 2.314.654.953 Tình hình cho vay ở chi nhánh có nhiều dấu hiệu đáng mừng, dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như ở cuối năm 2005, tổng dư nợ chỉ là 57.482.558.927 thì đến cuối năm 2007 con số này đã tăng lên 357.216.236.526, tăng với tỷ lệ rất cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngày 26/12/2004 Chi nhánh mới đi vào hoạt động, khó khăn chủ yếu là ổn định địa điểm, nguồn nhân lực và bắt đầu tìm kiếm khách hàng. Sang năm 2006, con số dư nợ cũng tăng khá nhanh, do Chi nhánh đã dần đi vào hoạt động và đặc biệt là năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho Chi nhánh, lúc này uy tín và vị trí của chi nhánh đã bắt đầu được khẳng định,cộng với những ưu đãi trực tiếp từ Sở Giao dịch ( Ngân hàng TMCP Quân Đội) , con số dư nợ tăng lên một cách nhanh chóng. Trong 3 năm hoạt động, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Chi nhánh có sự thay đổi đáng chú ý. Nếu như năm 2005,cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (66,4%) tổng dư nợ, trong khi đó cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 33,6%; thì sang năm 2007 cho vay ngắn hạn chiếm một con số khá lớn 63,2% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn có giảm đi nhưng vẫn có sự tăng trưởng đáng kể.. Điều này thể hiện rằng kinh tế phát triển kèm theo nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao, phù hợp với quy mô và kỳ hạn vốn huy động của Chi nhánh,đảm bảo hoạt động của Chi nhánh được an tòan hơn. Chi nhánh không chỉ dừng lại cho vay hòan tòan bằng VNĐ mà ngay từ khi bước vào hoạt động Chi nhánh đã cho vay bằng ngoại tệ và chủ yếu là USD. Tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ tuy còn nhỏ song nó vẫn thể hiện được phần nào, sự phát triển của Chi nhánh. Về chất lượng tín dụng: đến thời điểm cuối năm 2005,hầu như tại chi nhánh không có khỏan nợ quá hạn nào. Đây là do, trong năm 2005 Chi nhánh chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên các khỏan nợ chưa đến kỳ hạn trả, còn đối với những khỏan cho vay ngắn hạn, thì do đây là lần đầu tiên tạo mối quan hệ vay mượn Chi nhánh nên khách hàng không muốn mất uy tín tín dụng nên rất chú trọng việc trả nợ ngân hàng.tuy nhiên sang năm 2006 nợ quá hạn của Chi nhánh là khá cao 5,84% vượt qúa tỷ lệ an toàn mà NHNN quy định(<5%). Sang đến năm 2007, con số nợ quá hạn là 5,12% tuy có giảm đi nhưng vẫn vượt qua mức an toàn, và chủ yếu là nợ quá hạn của nợ ngắn hạn. Về đối tượng cho vay: khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nới chung, Chi nhánh Trần Duy Hưng nói riêng gồm các cá nhân và doanh nghiệp trong đó có thể chia các doanh nghiệp vay vốn thành hai đối tượng chính là DN lớn và DN nhỏ. Bảng 5: Dư nợ cho vay theo đối tượng ở Chi nhánh Trần Duy Hưng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 1.Doanh nghiệp 42.168.980.530 100.460.071.665 369.316.342.776 - DN lớn 13.221.188.432 35.470.851.330 113.425.610.900 - DN nhỏ 28.947.792.098 64.989.220.335 255.890.731.876 2. Cá nhân 15.200.003.109 28.022.487.262 109.052.815.517 Tổng DN 57.368.983.639 128.482.558.927 478.369.158.293 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh các năm Chi nhánh TDH) Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực,tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định,đời sống nhân dân được ổn định. Theo đà này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hướng phát triển rất nhanh, số công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuât cá thể ngày càng tăng. Cùng với đó hoạt động tín dụng của các NHTM cũng tăng lên đáng kể. Nhận thức rõ được tiềm năng phát triển Chi nhánh Trần Duy Hưng đã phát huy tối đa khả năng của mình. 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh tóan quốc tế Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Trần Duy Hưng đã được thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập và nó đựoc xem là một trong hai hoạt động chủ yếu tại chi nhánh trong thời gian qua. Năm 2005 tổng doanh thu bảo lãnh là 842.223.900đ và đến năm 2007 con số này tăng lên một cách đáng kinh ngạc là 5.678.854.453đ. Chất lượng bảo lãnhdo ngân hàng thực hiện tương đối cao, từ khi thực hiện bảo lãnh tới nay chi nhánh vẫn chưa phải thực hiện một nghiệp vụ bảo lãnh nào. Tuy nhiện, hoạt động này Chi nhánh mới chỉ tiến hành ở đồng Việt Nam mà chưa mở rộng tại ra các đồng ngoại tệ khác. Họat động thanh toán quốc tế: tổng kim ngạch thanh tóan xuất nhập khẩu của Chi nhánh năm 2005 đạt 48.905.287đ và tăng lên 158.661.887đ năm 2006. như vậy so với năm 2005, thu từ thanh tóan quốc tế của Chi nhánh tăng lên đáng kể với số tiền là 109.756.600đ với tỷ lệ tăng là 224,5%. Tuy nhiên tại các chi nhánh các L/C không có giá trị lớn, nhưng số lượng khách hàng lại tăng lên nên doanh thu đựoc tăng lên nhanh chóng. 2.1.3.4.Hoạt động kinh doanh khác Ngòai ra chi nhánh còn thực hiện các hoạt động khác như chi hộ, cho vay Treasury …cũng mang lại cho Chi nhánh nguồn thu nhập tương đối góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh trong những năm qua. * Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Trần Duy Hưng trong 3 năm Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Thu nhập 6.069.433.550 13.380.240.017 65.123.434.564 Lãi cho vay 3.056.929.919 11.723.437.533 49.927.423.254 II Chi phí 5.628.470.220 9.227.006.336 29.175.637.289 Lãi tiền gửi 369.458.358 578.850.058 23.147.154.775 III Thu-Chi 440.963.329 4.153.233.681 35.947.797.276 Trích lậprr IV Lợi nhuận 440.963.329 4.153.233.681 35.947.797.276 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Trần Duy Hưng các năm) Như vậy Chi nhánh kinh doanh đều có lãi cả 3 năm, nhất la năm 2007 lợi nhuận của Chi nhánh là một con số rất lớn. điều này là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của cả một tập thể năng động, trong đó vai trò quan trọng thuộc vê những người lãnh đạo,và trình độ chuyên môn chuyên nghiệp của các nhân viên. 2.2. Thực trạng về hoạt động bảo lãnh của Chi Nhánh Trần Duy Hưng 2.2.1. Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh * Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp do sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch kinh tế, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài mà đặc biệt là quan hệ vay vốn nước ngoài. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại, bao gồm: Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định số 386/2001/QĐ- NHNN của thống đốc NHNN sửa đổi một số điểm trong quyết định 283/QĐ-NHNN14 . Quyết định số 1384/2001/QĐ-NHNN của Thống Đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức ban hành ngày 29/10/2001. - Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế của bảo lãnh ngân hàng ban hành ngày 14/02/2003. Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN thay thế cho quyết định 283/2000/ QĐ-NHNN ban hành ngày 25/08/2000. Nội dung của quyết định 26/2006/QĐ-NHNN này bao gồm: đưa ra các loại hình bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh, và các quy định khác… *Quy trình bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quân Đội: Bước 1: Thẩm định và xét duyệt: Tiếp nhận hồ sơ phát hành thư bảo lãnh: Lập tờ trình thẩm định Phân tích đánh giá báo cáo thẩm định Kiểm sóat Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng: Thông báo cho khách hàng về việc hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị ký hợp đồng Hòan thiện hồ sơ bảo lãnh, thủ tục theo phê duyệt Soạn thảo hợp đồng, thư bảo lãnh và văn bản có liên quan Ký kết hợp đồng bảo lãnh Bước 3: Phát hành bảo lãnh Chuyển thư bảo lãnh cho khách hàng Theo dõi bảo lãnh theo các điều kiện đã được phê duyệt: kiểm tra tai sản đảm bảo ít nhất hai lần một năm; giám sát, đối chiếu số dư bảo lãnh, phí bảo lãnh giữa các phòng ban, bộ phận. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nếu khách hàng vi phạm hơp đồng thương mại Thanh lý hợp đồng: khi bảo lãnh hết hạn hoặc đề nghị giải tỏa bảo lãnh được phê duyệt, nhân viên quan hệ khách hàng soạn thảo, trình lý biên bản thanhlý hợp đồng và hướng dẫn khách hàng nhận lại giấy tờ gốc có li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12099.doc
Tài liệu liên quan