Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 4

CHƯƠNG 1 5

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG 5

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5

1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.1.Khái niệm, vai trò hoạt động cho vay của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 5

1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng 7

1.1.2.1.Theo hình thức cấp tín dụng 7

1.1.2.2. Theo thời hạn cho vay 11

1.1.2.3.Theo tài sản đảm bảo 12

1.1.2.4. Theo mục đích sử dụng vốn 14

1.1.2.5. Theo đối tượng cho vay 14

1.2.Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp vừa và nhỏ 14

1.2.1.Khái niệm DNV&N 14

1.2.2.Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 15

1.2.3. Đặc điểm chủ yếu của các DNV&N 18

1.2.4. Sự cần thiết phát triển hoạt động cho vay DNV&N 21

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 24

1.2.5.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng 24

1.2.5.2.Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 27

1.2.5.3.Các nhân tố khác từ môi trường kinh tế vĩ mô 29

CHƯƠNG 2 30

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 30

VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNT THÀNH CÔNG 30

2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công Hà nội 30-32 Láng Hạ 30

2.1.1. Quá trình hình thành chi nhánh NHNT Thành Công 30

2.1.2. Bộ máy hoạt động của ngân hàng và mối liên hệ giữa các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 33

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công 36

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây 36

2.1.3.2. Tình hình cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công 38

2.1.3.3. Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ 39

2.1.3.4. Về thanh toán ngân hàng trong nước 40

2.1.3.5. Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ 40

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay các DNV&N của chi nhánh NHNTTC 41

2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của các DNV&N trên địa bàn Hà Nội 41

2.2.2. Cơ sở pháp lý về cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHNTTC 43

2.2.2.1. Các VB pháp lý về cho vay các DNV&N 43

2.2.2.2. Các điều kiện vay vốn của DNV&N 45

2.2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay 47

2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay DNV&N tại chi nhánh NHNTTC 52

2.2.4. Đánh giá hoạt động cho vay DNV&N của chi nhánh NHNTTC 59

2.2.4.1.Những mặt đạt được 59

2.2.4.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của nó 60

CHƯƠNG 3 64

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 64

VỪA VÀ NHỎ Ở CHI NHÁNH NHNT THÀNH CÔNG 64

3.1.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công 64

3.1.1.Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Hà Nội 64

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công 66

3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNV&N tại chi nhánh NHNT Thành Công 68

3.2.1. Thống nhất quan điểm, nhận thức về phát triển khách hàng DNV&N 68

3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hoạt động của chi nhánh NHNT Thành Công với DNV&N 69

3.2.3. Hoàn thiện bổ sung các sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng DNV&N 70

3.2.4. Khai thác tối đa các nguồn vốn rẻ, dài hạn để tài trợ DNV&N 73

3.2.5. Tăng cường hoạt động hỗ trợ phi tài chính đối với khách hàng DNV&N 74

3.2.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin 75

3.2.7. Ngân hàng cần hình thành một bộ phận chuyên cho vay DNV&N và quỹ riêng để cho vay DNV&N 76

3.2.8. Đào tạo cán bộ chuyên sâu về DNV&N 76

3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay khách hàng DNV&N 77

3.3.1.Kiến nghị với chính phủ 77

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt nam 78

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 79

3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cả nước, NHNN trung ương tại Hà Nội. Tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, tại các quận, huyện, thị xã đều có các chi nhánh ngân hàng với chức năng tương đương, phù hợp. Cũng từ đây vị trí quốc tế của Việt Nam được nâng cao do đó quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng. Phục vụ kinh tế đối ngoại là Vietcombank theo cơ chế kiêm nghiệm của cục quản lý ngoại hối thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong điều kiện mới đó, Vietcombank cũng cần hình thành một hệ thống tổ chức từ cơ sở đến trung ương. Sự thành lập chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công Từ sau khi đất nước thống nhất, đến cuối nhưnữg năm 80, vietcombank đã xác lập một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp đối ngoại thống nhất trong cả nước, gồm hội sở trung ương ở Hà Nội và 11 chi nhánh tại các địa bàn chủ yếu. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 11-3-1985, là thành viên trong hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng 1. Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội có truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quôc tế, các dịch vụ tài chính, ngân hàng quốc tế khác. Đến cuối năm 2006, với yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh, ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 6 phòng giao dịch, 1 quầy thu đổi ngoại tệ cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội trong đó có chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công 30-32 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội. Đến ngày 1/1/2007 chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công chính thức trở thành chi nhánh cấp 1, có vị trí ngang bằng với chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 2.1.2. Bộ máy hoạt động của ngân hàng và mối liên hệ giữa các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công Bắt đầu từ ngày 1/1/2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công chính thức trở thành chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có bộ máy tổ chức hoạt động như sau: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC Chi nhánh NHNTTC BAN GIÁM ĐỐC P.NGÂN QUỸ TỔ KIỂM TRA NỘI BỘ P.HÀNH CHÍNH-NHÂN SỰ TỔ TỔNG HỢP P.KINH DOANH DỊCH VỤ P.QUẢN LÝ RỦI RO P.QUAN HỆ KHÁCH HÀNG P.KẾ TOÁN-THÁNH TOÁN BP.KẾ TOÁN TỔNG HỢP BP.THANH TOÁN XNK&BL BP.QUẢN LÝ NỢ BP.TIN HỌC BP.THÔNG TIN KHÁCH HÀNG BP.DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BP. THẺ BP.CHO VAY THỂ NHÂN BP.TỔ CHỨC CÁN BỘ BP.HÀNH CHÍNH-QUẢN TRỊ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC Chi nhánh NHNTTC Mối quan hệ giữa các bộ phận: Các bộ phận, phòng ban trong chi nhánh NHNT Thành Công hoạt động trong mối quan hệ chặt chẽ gắn bó. Ban giám đốc có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát triển của chi nhánh; trực tiếp quản lý và giám sát nhằm giúp cho chi nhánh có được những thành công hơn nữa trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. Phòng quản lý rủi ro, phòng hành chính nhân sự, tổ kiểm tra nội bộ là những phòng ban có trách nhiệm giúp cho chi nhánh hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn. Khối này đảm bảo về cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật, máy móc của chi nhánh, giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh không gặp các trở ngại. Tổ kiểm tra nội bộ còn làm công tác thanh tra kiểm tra quá trình hoạt động của các phòng ban sao cho mọi hoạt động của chi nhánh đúng theo quy định của ngành, luật pháp của Nhà nước và trong giới hạn cho phép. Phòng rủi ro thì nghiên cứu, lường trước những rủi ro có thể xảy ra cho chi nhánh để phòng ngừa. Tất cả các phòng ban này đều có thể đưa ý kiến đóng góp lên giám đốc. Phòng tổng hợp không tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng lại là cánh tay đắc lực của cơ quan lãnh đạo ngân hàng, giúp ban Giám đốc quản lý một cách chi tiết và cụ thể trong từng lĩnh vực. Phòng tổng hợp nghiên cứu tổng hợp,lập kế hoặc kinh doanh, phân tích kinh tế tất cả những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh để tham mưu cho Ban Giám đốc trong chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh. Phòng quan hệ khách hàng, phòng kế toán thanh toán, phòng kinh doanh dịch vụ là các bộ phận có sự giao tiếp với khách hàng, trực tiếp tạo thu nhập cho chi nhánh. Thu nhập được tạo ra từ việc tiến hành các nghiệp vụ huy động, cho vay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Quá trình hoạt động của các phòng ban này được bảo đảm và chịu sự giám sát kiểm tra của Ban Giám đốc thông qua Tổ kiểm tra nội bộ, phòng quản lý rủi ro. Các số liệu giao dịch sẽ được gửi về phòng tổng hợp để từ đó lập báo cáo tổng hợp về quá trình kinh doanh để giúp Ban Giám đốc quản lý được và có biện pháp điều hành kịp thời. Phòng ngân quỹ sẽ quản lý thu chi đông Việt Nam và ngoại tệ và các giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và của Ban giám đốc. Như vậy các bộ phận của chi nhánh NHNT Thành Công có mối quan hệ tương hỗ cả trong hoạt động cũng như phân phối thu nhập, sự phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thu nhập của chính họ mà còn là cơ sở cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn, tạo sự phát triển vững chắc và tăng doanh thu cho cả chi nhánh. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Thành Công 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây Chi nhánh NHNT Thành Công luôn coi công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu và là hoạt động có tính chiến lược. Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm, ngay từ đầu chi nhánh đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất trong và ngoài nước để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo đúng sự chỉ đạo của NHNT Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội. Chi nhánh luôn duy trì kết quả huy động vốn rất cao và đã triển khai nhiều đợt huy động chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tiết kiệm bậc thang…do NHNT Việt Nam phát hành trong năm qua, tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn, tăng khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNT Thành Công Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) I.Huy động vốn Trong đó: + Ngoại tệ + VNĐ 1493.37 809.776 683.594 100 54 46 1777.11 902.11 875 100 51 49 2256.729 1189.229 1067.5 100 53 47 1.Tiền gửi của các TCKT 285.478 19 334.009 19 423.857 19 2.Tiền gửi của dân cư 1063.829 71 1244.68 70 1618.094 72 3. Phát hành giấy tờ có giá 119.063 8 159.421 9 168.878 7 4.Huy động khác 25 2 39 2 45.9 2 Nguồn : phòng quan hệ khách hàng chi nhánh NHNTTC Qua số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động trong từng năm từ 2004 đến 2006 tăng lên đáng kể từ 1493.37 tỷ đồng năm 2004 lên đến 2256.729 tỷ đồng năm 2006, trong đó tỷ lệ huy động bằng đồng ngoại tệ và đồng Việt Nam là tương đương nhau. Các thành phần huy động vẫn giữ một tỷ lệ ổn định trong tổng nguồn huy động, trong đó tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất ở mức trên 70%. Có được kết quả này là do chi nhánh luôn tăng cường các giải pháp quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới, nâng cao phong cách giao dịch và thực hiện có hiệu quả các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn. Hiểu rõ được tình hình kinh tế trên địa bàn hoạt động, tâm lý của người gửi tiền, chi nhánh NHNT Thành Công đã gây dựng được uy tín và niềm tin cho họ và ngày càng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn trong nền kinh tế. 2.1.3.2. Tình hình cho vay của chi nhánh NHNT Thành Công Bảng 2: Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNT Thành Công Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 tỷ đồng % tỷ đồng % tỷ đồng % Dư nợ Trong đó + Ngoại tệ + VNĐ 658.096 131.413 526.683 100 20 80 691.901 161.639 529.362 100 23 77 721.951 234.367 487.584 100 32 68 1. CV ngắn hạn 552.801 84 572.814 83 574.577 79 2.Cho vay trung và dài hạn 105.295 16 119.087 17 147.374 21 Nguồn: phòng quan hệ khách hàng chi nhánh NHNTTC Với việc đẩy mạnh vốn và tăng trưởng nguồn vốn thì việc sử dụng vốn an toàn, hiệu quả luôn được chi nhánh NHNT Thành Công chú trọng và quan tâm hàng đầu vì nghiệp vụ kinh doanh tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, riêng đối với chi nhánh NHNTTC thì cho vay là hoạt động chính. Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2006 sư nợ là 721.951 tỷ đồng tăng so với năm 2004 là 63.855 tỷ đồng, tức là tăng 9.7%. Qua 3 năm, cả cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn đếu tăng, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn càng ngày càng lớn, song cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này cho thấy rằng, ngoài việc tăng cường cho vay các DNV&N thì chi nhánh còn mở rộng cho vay đối với các dự án lớn dài hạn. Cùng với uy tín hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương tăng cao, hình thức cho vay bằng ngoại tệ cũng đang được chi nhánh đẩy mạnh phát triển. Có được kết quả như vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh luôn phải chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì khách hàng truyền thống, tìm kiếm các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Phong cách giao dịch, chất lượng giao dịch và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh NHNT Thành Công đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng, trở thành đối tác quan trọng cùng khách hàng kinh doanh hiệu quả 2.1.3.3. Thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 đã càng làm gia tăng mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới. Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng trên thị trường nghiệp vụ thanh toán quôc tế, chi nhánh NHNTTC đã tăng cường hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Hoạt động mua bán ngoại tệ được thực hiện đúng theo quy chế quản lý ngoại hối của Nhà nước và áp dụng tỷ giá thông báo của NHNT Hà Nội. Công tác thanh toán quốc tế năm 2006 có chất lượng tốt với tổng doanh số XNK cả năm đạt 70.764 triệu USD tăng 24% so với năm 2005, tăng 37% so với năm 2004. Trong đó : + Thanh toán NK đạt 40.780 triệu USD + Thanh toán XK đạt 29.984 triệu USD Năm 2006 hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn được duy trì và có kết quả tốt, hỗ trợ tích cực cho hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh của ngân hàng. Doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh đạt 183 triệu USD tăng 32% so với năm 2005 và tăng 46% so với năm 2004 trong đó: Mua bán EUR/VND là: 199 576 548 VND Mua bán HDK/VND là: 184 254 VND Mua bán USD/VND là: 6701 835 999 VND Mua bán JPY/VND là: 16 662 645 VND Mua bán AUD/VND là: 35 128 VND Lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2006 là 1.46 tỷ VND chiểm 1.19% tổng thu Tình hình kinh doanh ngoại tệ phát triển có tác dụng giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ NHNT Việt Nam , giúp chi nhánh NHNTTC chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.3.4. Về thanh toán ngân hàng trong nước Tính đến 31/12/2006, tiền gửi thanh toán tại NHNN của chi nhánh đạt 114.298.348.595 VND, chiếm 13% trong tổng số TGTT qua NHNN của NHNT Hà Nội , tăng 23% so với năm 2005 và tăng 41% so với năm 2004. Thanh toán IBT online( thanh toán điện tử nội bộ hệ thống) đạt 37.525.395.935 VND. Tăng 60% so với năm 2005 và 72% so với năm 2004. Với mục tiêu nâng cao khả năng thanh toán liên ngân hàng cũng như thanh toán với khách hàng trong tương lai, chi nhánh NHNTTC đã và sẽ tiếp tục ứng dụng và hoàn thiện công nghệ ngân hàng hiện đại, góp phần mở rộng và phát triển chi nhánh. Ngoài ra việc áp dụng các hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng, CITAD đã tạo điều kiện duy trì chất lượng thanh toán, đồng thời thanh toán qua ngân hàng tăng đã góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, hạn chế tiền mặt trong lưu thông, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thu cho ngân hàng. 2.1.3.5. Dịch vụ ngân hàng, phát hành và thanh toán thẻ Kết quả năm 2006 đạt được như sau: Số lượng tài khoản cá nhân mở mới đạt 6743 tài khoản, nâng tổng số tài khoản mở tại chi nhánh lên 21.313 tài khoản, tăng 46% so với năm 2005 và tăng 59% so với năm 2004. Chuyển tiền trong nước đạt 55.97 tỷ VND, tăng 22% so với năm 2005 và tăng 37% so với năm 2004 Chuyển tiền trong nước đạt 0.5 triệu USD, bằng 73% so với năm 2005, bằng 67% so với 2004. Với nỗ lực của cán bộ, chi nhánh hiện có 21 đơn vị đăng kí tham gia sử dụng dịch vụ VCB Money và 427 đơn vị, 2116 lượt truy vấn dịch vụ i-b@nking… Với mạng lưới ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp trên toàn quốc, số lượng thẻ do chi nhánh phát hành ngày càng tăng. Số lượng thẻ ATM mới phát hành trong năm 2006 đạt 7028 thẻ, tăng 53% so với năm 2005 và tăng 71% so với năm 2004, nâng tổng số thẻ của chi nhánh lên 20.284 thẻ. Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế (bao gồm thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế MTV) đạt 587 thẻ, tăng 123% so với năm 2005, tăng 157% so với năm 2004 nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt 1064 thẻ. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay các DNV&N của chi nhánh NHNTTC 2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của các DNV&N trên địa bàn Hà Nội Chiến lược phát triển của Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thành công của chiến lược này phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của khu vực tư nhân mà bao gồm chủ yếu là các DNV&N. Quá trình cải cách khu vực tư nhân được đẩy mạnh từ năm 2000, tạo đà phát triển mạnh cho các DNV&N thuộc khu vực này. Tuy nhiên quá trình Việt Nam hội nhập vào thị trường thế giới và đặc biệt là kế hoặch gia nhập WTO vào năm 2005 đòi hỏi phải tiếp tục tiến trình cải cách. Quá trình này bao gồm điều chỉnh khung khổ luật pháp và thể chế, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh của khu công nghiệp còn non trẻ. Một khó khăn lớn là khu vực tư nhân Việt Nam, đặc biệt là các DNV&N chưa đủ khả năng cạnh tranh. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa có khả năng chịu được áp lực cạnh tranh từ quá trình tự do và mở cửa ra thị trường thế giới. Vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến sự bất cập về khung khổ luật pháp cho DNV&N, cũng như triển khai thực thi các luật và chính sách. Khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm Việt Nam vẫn còn thấp, do còn thiếu các dịch vụ kinh doanh tiên tiến nhằm giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 52.045 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó phần lớn là các DNV&N nhưng trong một điều tra về thực trạng DNV&N do Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoặch Đầu tư) công bố mới đây lại cho thấy chỉ có 32.38% số doanh nghiệp cho biết có khả năng tiếp cận được nguồn vốn Nhà nước (chủ yếu từ các ngân hàng thương mại), 35.24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32.38% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Như vậy khả năng tiếp cận vốn ngân hàng thương mại của các DNV&N vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, thực tế triển khai áp dụng chế độ kế toán DNV&N còn nhiều bất cập. Trước hết là đối tượng áp dụng. Theo quy định, đối tượng áp dụng Chế độ kế toán DNV&N là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, lao động từ 300 người trở xuống. Đây thực sự là những doanh nghiệp tương đối lớn. Trên thực tế số đông doanh nghiệp lại quá nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát sinh gọn nhẹ, đơn giản nên khi triển khai áp dụng Chế độ kế toán này lại trở nên phức tạp. Ngoài ra chế độ kế toán có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế trong khi hoạt động của của một doanh nghiệp cụ thể thường khá đơn giản. Bên cạnh đó trình độ cán bộ kế toán của các DNV&N tương đối thấp, không có thực tế về công việ, không biết mở sổ, ghi chép…Có những doanh nghiệp đã thuê những người làm nghề kế toán tự do, không có chứng chỉ hành nghề nên không ai có thể kiểm soát việc họ làm đúng hay sai… Chính những lý do như vậy khiến việc áp dụng Chế độ kế toán DNV&N chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy rằng tồn tại bên trong các DNV&N còn rất nhiều vấn đề bất cập và cần được thay đổi tốt hơn. 2.2.2. Cơ sở pháp lý về cho vay các DNV&N tại chi nhánh NHNTTC 2.2.2.1. Các VB pháp lý về cho vay các DNV&N Chi nhánh NHNTTC áp dụng các quy định cho vay đối với các DNV&N tương tự như đối với các doanh nghiệp lớn. Sau đây là một số quy định liên quan đến vấn đề cho vay: Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX Luật này quy định về tất cả các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó có quy định cụ thể về Đối tượng cho vay, những trường hợp không được cho vay, những điều kiện hạn chế tín dụng Giới hạn cho vay và bảo lãnh Loại hình cho vay Hợp đồng tín dụng Bảo đảm tiền vay Xét duyệt cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay Chấm dứt cho vay, xử lý nợ và điều chỉnh lãi suất Lưu hồ sơ tín dụng Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay Luật sửa đổi bổ sung luật các tổ chức tín dụng năm 2004 : Luật này sửa đổi, bổ sung về các vấn đề Bảo đảm tiền vay: tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động tìm kiếm dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ để vay. TCTD có thể xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản tuỳ trường hợp cụ thể. Giới hạn cho vay: Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD trừ trường hợp đối với những khoản vay từ nguồn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức hoặc trường hợp khách hàng vay là các tổ chức tín dụng khác. Quyết định về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN Quyết định này ban hành ngày 31/12/2001 quy định cụ thể về hoạt động cho vay của các TCTD: Quyền tự chủ của các TCTD Nguyên tắc vay vốn Điều kiện vay vốn Lãi suất cho vay Mức cho vay Hồ sơ vay vốn Thẩm định và quyết định cho vay Phương thức cho vay Hợp đồng tín dụng Kiểm tra và giám sát vốn vay Quyết định số 127 của Thống đốc NHNN : Quyết định này là việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Về đối tượng cho vay: khách hàng vay tại tổ chức tín dụng là pháp nhân theo QĐ 1627 không còn nữa mà thay vào đó là khái niệm tổ chức Dự án đầu tư: Nay không chỉ tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụng vốn, kết quả dự tính thu được mà còn đề cập nhiều mặt nữa như nghiên cứu thị trường, đánh giá rủi ro, kĩ thuật công nghệ… Theo qui định mới, khi đã có nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phải tiến hành các biện pháp thu nợ quá hạn ngay, đồng thời phân loịa nợ vào các nhóm nợ theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát vốn vay: Quyết định 127 có một số điểm mới, thứ nhất, coi việc kiểm tra giám sát vốn vay là trách nhiệm và là quyền của tổ chức tín dụng; thứ hai, TCTD phải gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay cho Thanh tra NHNN. Đưa ra khái niệm mới “cơ cấu thời hạn trả nợ”, trong đó có hai nội dung là điều chỉnh kì hạn trả nợ và gia hạn nợ mà không tách rời như trước đây. 2.2.2.2. Các điều kiện vay vốn của DNV&N Ngân hàng xem xét quyết định cho vay đối với các DNV&N cũng như đối với tất cả các doanh nghiệp khác khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể như sau: - Những nhu cầu vốn không dược vay Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm. Để nộp thuế trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước trừ số tiền thuế xuất nhập khẩu mà khách hàng phải nộp làm thủ tục xuất nhập khẩu. Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác trừ trường hợp cho vay số tiền lãi vay trả cho ngân hàng trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định sử dụng đối với cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó. Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dichj mà pháp luật cấm. - Đối tượng bị hạn chế cho vay hoặc không được cho vay Ngân hàng không cho vay với những đối tượng sau: thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của ngân hàng; Người thẩm định xét duyệt cho vay; Bố mẹ, vợ chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc). Ngân hàng không cho vay khi không có bảo đảm bằng tài sản, không cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất và mức cho vay đối với những đối tượng sau: Kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng, Kế toán trưởng tại ngân hàng, Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng. Các đối tượng khác thuộc diện NHNN Việt Nam quy định hạn chế và không cấp tín dụng từng thời kì. 2.2.2.3. Quy trình nghiệp vụ cho vay Quy trình cho vay của chi nhánh NHNTTC tương tự như quy trình cho vay của NHNTVN gồm 4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trình cho vay gồm : quy trình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay, quy trình thu hồi nợ vay. Quy trình cho vay này được áp dụng Quy trình xét duyệt cho vay Thứ nhất, nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng - Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn: Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng (hoặc trưởng/phó phòng tín dụng) thông báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay mà ngân hàng hiện đang áp dụng, tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình cho phù hợp, thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn,hình thức bảo đảm, điều kiện ràng buộc…) Giải thích hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/phó phòng tín dụng hoặc giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. - Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn Cán bộ ngân hàng nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp và tính đúng đắn của bộ hồ sơ để tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần. Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn gồm có: Các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý bên vay Các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh bên vay Các loại giấy tờ phản ánh phương án/dự án vay vốn Các loại giấy tờ phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay Thứ hai, thẩm định cho vay Bước thẩm định cho vay thường được thực hiện sau khi nhận đầy đủ hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp để xem khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cho vay của pháp luật hay không, khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả không, khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo kì hạn đã định không, trường hợp xấu nhất xảy ra rủi ro dự kiến ở mức nào…Tuy nhiên tuỳ trường hợp cụ thể, CBTD có thể thực hiện thẩm định cho vay song song với quá trình hoàn tất hồ sơ của khách hàng. CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng/phó phòng tín dụng. Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định : hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo, hoặc là đề nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung, hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vượt khat năng làm việc của CBTD mà giao cho CBTD khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay. Sau khi nhất trí với báo cáo thẩm định, trưởng/phó phòng tín dụng kí tên và trình giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác như từ trung tâm thông tin, từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác… Thứ ba, quyết định cho vay Sau khi nhận được Báo cáo thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng tín dụng trình, giám đốc/phó giám đốc chi nhánh kiểm tra lại thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định và ghi rõ trên Tờ trình thẩm định: đồng ý cho vay, từ chối cho vay hoặc yêu cầu bổ sung/kiểm tra lại thông tin. Trong trường hợp đồng ý cho vay thì CBTD phải dự thảo và trình cấp trên Hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng thực hiện các điều kiện để chấp nhận cho vay (nếu có). Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các cam kết khác được các bên thoả thuận. Nếu từ chối cho vay, CBTD thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay và gửi trả lại khách ahngf toàn bộ hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư và công văn rừ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32118.doc
Tài liệu liên quan