Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2. Khái niệm và chức năng của công ty chứng khoán 4

1.1.3. Vai trò của công ty chứng khoán. 5

1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán 6

1.2. HOẠT ĐỘNG T VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 13

1.2.1. Khái niệm chung 13

1.2.2. Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 18

1.2.3. Quy trình thực hiện 19

1.2.4. Điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 30

Kết luận chương 1 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 33

2.2. CƠ SỞ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG 40

2.2.1. Cơ sở pháp lý 40

2.2. Nhu cầu của thị trường 41

2.2.3. Năng lực của công ty chứng khoán công thương 42

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG 43

2.3.1. Tư vấn trọn gói 43

2.3.2.Thực hiện tư vấn niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán cho công ty cổ phần. 56

2.4. ĐÁNH GIÁ 59

2.4.1. Những mặt đạt được 59

2.4.2. Hạn chế 61

2.4.3. Nguyên nhân 62

Kết luận chương 2. 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNGKHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 64

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010. 64

3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam. 64

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Công thương trong tương lai. 66

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. 66

3.2.1. Xây dựng quy trình hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 67

3.2.2. Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 70

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ 72

3.2.4. Nâng cao năng lực tài chính 73

3.2.5. Hoàn thiện chiến lược khách hàng 73

3.2.6. Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ sau tư vấn 74

3.2.7. Phát triển hoạt động Marketing về hình ảnh và hiệu quả hoạt động của công ty 74

3.2.8. Phối hợp chặt chẽ các hoạt động của công ty 75

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ liên quan 75

3.3.2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước 77

3.3.3. Đối với các trung tâm giao dịch 78

3.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 78

Kết luận chương 3 79

KẾT LUẬN 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán ngân hàng công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngân hàng mẹ. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ được đào tạo trong nước và ngoài nước chuyên sâu về chứng khoán đồng thời có nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh tài chính và ngân hàng đã góp phần lớn vào sự phát triển của công ty. Đội ngũ cán bộ của IBS là những cán bộ năng động, có năng lực và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, pháp luật, đầu tư, kinh doanh tiền tệ và được lựa chọn từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Coi yếu tố con người là điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công và sự phát triển của Công ty, IBS luôn chú trọng hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng. Cho đến nay, phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của IBS đã trải qua kỳ thi sát hạch và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán. Các cán bộ quản lý và kinh doanh đều có bằng cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán, đầu tư trở lên. Ban lãnh đạo của IBS gồm 1 Chủ tịch công ty, 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh và 1 phó giám đốc công ty. Tổng số cán bộ quản lý và kinh doanh làm việc tại trụ sở chính của công ty là 55 người. Trong đó: Số lượng cán bộ Trình độ 03 người Tiến sĩ 06 người Thạc sĩ 46 người Cử nhân 2.1.3. Cơ cấu tổ chức IBS được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo luật Doanh nghiệp mới. Ngân hàng Công thương Việt Nam có hệ thống chi nhánh tại 64 tỉnh thành trong cả nước, IBS không những tận dụng được mạng lưới khách hàng truyền thống của Ngân hàng mẹ mà còn có khả năng cung cấp được các dịch vụ của mình tới các khách hàng trong cả nước một cách tốt nhất thông qua chi nhánh và các đại lý nhận lệnh của mình. IBS được cơ cấu như sau: Đầu tiên là Chủ tịch công ty, dưới đó là Ban điều hành gồm Giám đốc và phó giám đốc. Tại trụ sở chính được cơ cấu gồm 7 phòng: Phòng Môi giới, Phòng Tự doanh và bảo lãnh phát hành; Phòng Tư vấn tài chính doanh nghiệp; phòng Quản lý danh mục đầu tư; Phòng kế toán và lưu ký; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ; và văn phòng công ty. Tại chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh cơ cấu gồm: ph Môi giới; Phòng kinh doanh, phòng kế toán và văn phòng. Ngoài ra còn có 6 đại lý nhận lệnh tại: Hải Phòng; Bà Rịa Vũng Tàu; Đà Nẵng, Q5 Tp. Hồ Chí Minh; Cần Thơ và tại khu công nghiệp Biên Hoà - Đồng Nai. 2.1.4. Các dịch vụ chủ yếu IBS là một pháp nhân, kinh doanh các dịch vụ tài chính, theo đó các phòng ban sẽ được thực hiện các chức năng theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp cũng như điều lệ, quyết định của Công ty chứng khoán ngân hàng Công thương. Tại trụ sở chính của công ty, tất cả các dịch vụ đều được cung cấp đến khách hàng theo nhu cầu. Cụ thể, phòng Tự doanh và Bảo lãnh phát hành thực hiện chức năng kinh doanh chứng khoán, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn phát hành. Phòng Môi giới có chức năng đại diện giao dịch của công ty tại các trung tâm giao dịch; Môi giới mua bán chứng khoán; Nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán; tư vấn đầu tư cho khách hàng; kế toán giao dịch và các dịch vụ hỗ trợ khách hàng; Lưu ký chứng khoán. Phòng Quản lý danh mục đầu tư sẽ quản lý danh mục đầu tư và nhận uỷ thác đầu tư từ khách hàng. Phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ tư vấn liên quan đến Tài chính của doanh nghiệp như: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá; tư vấn bán đầu giá cổ phần; tư vấn niêm yết hoặc đăng ký giao dịch; tư vấn thành lập, chia tách, hợp nhất sáp nhập doanh nghiệp. Ngoài khối phòng nghiệp vụ, công ty còn có các khối phòng phụ trợ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng như phòng Kế toán tài chính thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ giải quyết các đơn thư khiếu nại từ phía khách hàng; và văn phòng công ty. 2.1.5. Đánh giá hoạt động và kết quả kinh doanh chung của công ty trong năm 2005 Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khởi sắc, kéo theo sự phát triển của các Công ty chứng khoán, công ty chứng khoán ngân hàng Công thương cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, IBS đã thu được nhiều thành tựu, quy mô mở rộng, mạng lưới khách hàng đủ mạnh, lợi nhuận năm sau đều cao tăng trưởng cao hơn năm trước. Chỉ tiêu đạt doanh thu, lợi nhuận của IBS so với các công ty khác là cao, tỉ suất sinh lời trên một cán bộ là khá cao. IBS đang dần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, được công chúng và nhà đầu tư quan tâm. Tất cả các dịch vụ mà công ty cung cấp đều được khách hàng đón nhận tạo sự tăng trưởng vững mạnh ở mọi khía cạnh. Cụ thể: Hoạt động Môi giới: trong năm 2005, công ty thu hút được 880 tài khoản, trong đó có 05 khách hàng tổ chức và 01 khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, công ty đã thực hiện môi giới thành công cho nhiều giao dịch thoả thuận, do đó giá trị giao dịch của Công ty tăng mạnh so với năm 2004 và thị phần được nâng cao. Giá trị giao dịch năm 2005 của Công ty đạt 463,8 tỷ đồng tăng 129,83% so với năm 2004 và so với tốc độ tăng trưởng chung của thị trường là 51,96% thì tốc độ tăng giá trị giao dịch năm 2005 của công ty tăng nhanh hơn 2,5 lần, thị phần của Công ty tăng 2,4%, tương đương 44,44%. Phí Môi giới năm 2005 toàn công ty đạt gần 1,2 tỷ đồng tăng 26,18% so với kế hoạch và tăng 72% so với năm 2004; riêng phí môi giới tại trụ sở chính vượt 46,67% so với kế hoạch tương đương 268,8 triệu đồng. Hoạt động tự doanh và phát hành: Trong năm 2005 riêng hoạt động tự doanh đã đóng góp 80% vào doanh thu chung của toàn công ty. Đối với tự doanh cổ phiếu Bảng 2: Tỷ su ất sinh lời từ hoạt động tự doanh cổ phiếu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 %tăng, giảm 1.Nguồn vốn đầu tư bình quân 8.500 10.000 17,64% 2. Lợi nhuận 756 1.310 73,28% 3. Tỷ suất sinh lời 8,89% 13,31% (Nguồn: Phòng Tự doanh và Bảo lãnh phát hành – IBS) Hiện các loại cổ phiếu có trong danh mục đầu tư của công ty đều đảm bảo yếu tố an toàn và đang có sự tiếp tục tăng trưởng về giá. Trong tự doanh trái phiếu, hoạt động nhận vốn uỷ thác kinh doanh trái phiếu đạt doanh số 1.010 tỷ đồng, lợi nhuận thu được là 331 triệu đồng, khách hàng chủ yếu là nhà đầu tư có tổ chức. Còn giao dịch kỳ hạn (REPO) và mua bán trái phiếu của công ty trong năm 2005 có doanh số tăng mạnh: Bảng 3: Thu nhập từ hoạt động REPO trái phiếu Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 % tăng, giảm 1. Doanh số mua vào 1.256.356 2.352.553 +87,25% 2. Doanh số bán ra 1.081.306 2.395.113 +121,50% 3. Quy mô kinh doanh 529.000 372.000 -29,67% 4. Thu nhập 8.724 13.309 +52,55% (Nguồn: Phòng Tự doanh và Bảo lãnh phát hành – IBS) Hoạt động và bảo lãnh phát hành của công ty năm 2005 cũng tăng mạnh so với năm trước công ty đã bán được 200 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Công thương Việt Nam và tiếp tục mở rộng khách hàng: Bảng 4: Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh phát hành Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 % tăng, giảm 1. Số đợt 2 6 +200% 2. Doanh số 170.000 350.000 +105% 3. Thu nhập 230 810 252% (Nguồn: Phòng Tự doanh và Bảo lãnh phát hành - IBS) Hoạt động Quản lý danh mục đầu tư: năm 2005 bắt đầu mở rộng, số lượng hợp đồng đã ký là 35, số hợp đồng đã tất toán là 11, số hợp đồng còn hiệu lực là 33 với giá trị uỷ thác trên 63 tỷ đồng. Như vậy, giá trị uỷ thác trung bình trên một hợp đồng tăng từ 18,86 triệu đồng năm 2004 lên 1.900 triệu/hợp đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân các hợp đồng đã tất toán là 10,76% trong đó của các danh mục cổ phiếu là 17,82%. Ngoài ra, IBS đã cho ra đời sản phẩm BESTFIT, sản phẩm tài chính đầu tiên trên thị trường được đăng ký bản quyền. Hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp: năm 2005 công ty đã đẩy mạnh triển khai và từng bước chuẩn hoá về quy trình nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, năng suất công việc. Đã xây dựng và triển khai 7 loại hình dịch vụ, tăng cường lực lượng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tin học hoá, tăng cường quan hệ với các bộ ban ngành, doanh nghiệp nên công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường, sức mạnh cạnh tranh và tăng trưởng mạnh mẽ. Số hợp đồng đã ký năm 2005 là 97 với tổng giá trị 3.525 triệu đồng, doanh thu từ hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là 2.631 triệu đồng tăng 286% so với năm 2004. Đồng thời tạo tiền đề cho việc xây dựng mạng lưới khách hàng chiến lược và truyền thống cho công ty, thúc đẩy các nghiệp vụ khác của công ty. Hoạt động này đã góp phần xây dựng thương hiệu và hình ảnh của công ty trên thị trường. Các hoạt động được công ty triển khai đều mang lại doanh thu lớn, đẩy mạnh sự phát triển của công ty, góp phần đưa IBS tăng trưởng cùng với sự tăng trưởng của thị trường. IBS đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoach năm 2005 được giao, các mặt nghiệp vụ đều phát triển và có mức tăng trưởng tương đối cao. Bảng 5: Báo cáo tài chính của IBS năm 2001-2005 Đơn vị: đồng 2001 2002 2003 2004 31/10/2005 Vốn CSH 55.000.000.000 55.000.000.000 55.000.000.000 105.000.000.000 105.000.000.000 Tổng TS 60.126.225.293 89.909.287.107 553.470.458.099 417.939.327.038 509.054.213.585 Doanh thu 3.440.980.326 6.557.629.380 11.359.551.959 37.071.044.617 42.889.486.334 Chi phí 2.185.130.593 4.175.004.785 10.027.039.981 26.788.259.344 29.096.184.635 Lợi nhuận 1.466.564.667 1.655.944.397 1.836.578.430 11.275.458.287 13.793.301.699 (Nguồn: Phòng Môi giới – IBS) Lợi nhuận của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, và tăng tương ứng với sự gia tăng về quy mô vốn. Trong đó, riêng 2 năm 2004 và 2005 khi vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 105 tỷ đồng thì lợi nhuận đã tăng 26%. Mức tăng này là tương đối cao do công ty đã biết tận dụng nguồn nhân lực với chuyên môn, đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động, nhiệt tình... Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, nội lực của IBS liên tục tăng trưởng, sẽ là một trong những tác nhân quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thị trường. 2.2. CƠ SỞ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG 2.2.1. Cơ sở pháp lý Khi thực hiện bất cứ một loại hình kinh doanh nào, quy định của khung pháp lý luôn là cơ sở đầu tiên được xem xét đến bởi lẽ một điều đơn giản rằng nếu pháp luật không cho phép hoạt động kinh doanh đó diễn ra thì công ty không thể hoạt động trong lĩnh vực đó được. IBS khi kinh doanh chứng khoán nói chung và thực hiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng đều cân nhắc thực hiện theo đúng các quy định và thủ tục của khung pháp lý. Cơ sở pháp lý ở đây không chỉ đơn thuần là các văn bản, quy phạm pháp luật về chứng khoán mà nó bao gồm tất cả các văn bản, quy phạm, pháp luật quy định về các chủ thể cũng như các vấn đề có liên quan như luật doanh nghiệp, luật đầu tư trực tiếp nước ngoài... Văn bản pháp luật cao nhất hiện vẫn có hiệu lực thi hành về chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là các Nghị định như Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho cái nhìn tổng quan nhất về thị trường, Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07/09/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Dưới đó là các thông tư hướng dẫn, các quyết định có liên quan như thông tư 60/2004/TT-BTC ngày 18/06/2004, thông tư 75/2004/TT-BTC ngày 23/07/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng, quyết định số 60/2004/QĐ-BTC ngày 15/07/2004 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Doanh nghiệp cổ phần - tổ chức phát hành là một trong những đối tượng cùng một lúc có thể chịu sự chi phối của nhiều bộ luật khác nhau như Luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp quy về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thực hiện chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần chịu sự chi phối của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 và thông tư hướng dẫn số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004. Cụ thể trong Nghị định và thông tư này sẽ hướng dẫn việc xác định giá trị doanh nghiệp, lên phương án cổ phần hoá và thực hiện bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Nghị định 48 nay được thay thế bởi Nghị định 144 sẽ quy định việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán tại các trung tâm giao dịch chứng khoán, và điều chỉnh hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số các văn bản pháp luật khác có liên quan. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của các Công ty chứng khoán nói chung và của công ty chứng khoán ngân hàng Công thương nói riêng vì thế đều phải căn cứ vào khung pháp lý để thực hiện. 2.2. Nhu cầu của thị trường Thông thường khi thị trường và nền kinh tế nảy sinh nhu cầu về một hàng hoá, một dịch vụ...thì tất yếu sẽ có sự phản hồi từ phía các doanh nghiệp cung cấp. Chứng khoán là một loại hàng hoá, nhưng là thứ hàng hoá đặc biệt, là sản phẩm của thị trường tài chính bậc cao, sẽ rất khó khăn khi hình thành, nắm giữ và giao dịch chúng trên thị trường. Với các doanh nghiệp Việt Nam, thị trường chứng khoán non trẻ dường như còn xa lạ bởi khung pháp lý chưa hoàn thiện, sự am hiểu thiếu tường tận của các doanh nghiệp về thị trường và đặc biệt là những khó khăn nảy sinh khi xác định giá trị doanh nghiệp, lên phương án cổ phần, xác định giá bán cổ phần hợp lý, niêm yết chứng khoán, sáp nhập thâu tóm doanh nghiệp... Doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện tốt các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho việc phát hành chứng khoán, nếu không có sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn, họ có thể vi phạm luật hủy bỏ đợt phát hành hoặc làm sai nghiệp vụ, chọn lựa những thời điểm phát hành không hợp lý gây chậm trễ và thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy nhu cầu có một tổ chức tư vấn, thay mình thực hiện tất cả mọi việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ năm 2005 Chính phủ đề ra nhiệm vụ phải cổ phần hoá được 1460 doanh nghiệp Nhà nước “Cổ phần hoá là phải đạt mục tiêu đa sở hữu cao và doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải là doanh nghiệp của công chúng”. Hơn nữa nhiệm vụ đặt ra cho thị trường chứng khoán Việt Nam đến 2010 là gắn kết cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán; chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán; bán bớt cổ phần Nhà nước không cần nắm giữ tại các công ty niêm yết theo danh mục ngành nghề, lĩnh vực Chính phủ quy định. Vì vậy nhu cầu có các tổ chức tư vấn lúc này rất cao. Xuất phát từ nhu cầu đó của thị trường, IBS đã xúc tiến hình thành và cung cấp loại hình dịch vụ này. 2.2.3. Năng lực của công ty chứng khoán công thương Dựa vào chính nội lực của công ty, IBS đã triển khai dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Theo quy định của Nghị định 144 thì mức vốn pháp định cho hoạt động tư vấn của Công ty chứng khoán là 3 tỷ đồng. IBS có số vốn điều lệ tính đến 30/04/2006 là 105 tỷ đồng nên nếu chỉ dựa vào vốn thì hoạt động này hoàn toàn có thể thực hiện được. Quan trọng hơn cả đó là trình độ của các chuyên gia tư vấn. Không tập trung vào số lượng nhưng đòi hỏi trình độ cao, am hiểu thực tiễn. Các nhân viên tư vấn phải được đào tạo kỹ lưỡng và tuyển chọn trong những người tài năng. IBS đã nhận thầy được sự quan trọng này chính vì vậy đã tập trung đào tạo lực lượng này. Đến nay, IBS đã “sở hữu” một đội ngũ chuyên viên có chuyên môn cao, nhiệt tình, năng động sáng tạo, có kinh nghiệm, có giấy phép hành nghề do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp... đáp ứng được yêu cầu của công việc và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG Trong tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam với xu hướng cổ phần hóa mạnh mẽ hiện nay, các Công ty chứng khoán đa phần tập trung vào lĩnh vực tư vấn cho các công ty. Lĩnh vực này là mảnh đất chủ yếu trong lãnh vực tư vấn để các Công ty chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của IBS trong thời gian qua đã có nhiều bước tiến đáng kể theo kịp sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. IBS cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau thoả mãn nhu cầu từ phía khách hàng. Trong hơn 5 năm hoạt động, IBS đã tạo cho mình một mạng lưới khách hàng đủ mạnh tạo tiền đề để phát triển các nghiệp vụ khác của công ty. 3.1. Tư vấn trọn gói Đáng ghi nhận tại IBS là đã cung cấp một loại hình dịch vụ trọn gói từ việc xác định giá trị doanh nghiệp, sau đó lên phương án cổ phần hoá cho doanh nghiệp và tư vấn bán đầu giá cổ phần ra công chúng. Một số khách hàng chủ yếu của IBS trong dịch vụ này phải kể đến như: - Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng Hà Nội - Công ty Cổ phần điện máy Hà Nội - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội - Công ty Vật tư thiết bị và xây dựng Công trình giao thông - Công ty Xuất nhập khẩu máy Hà Nội - Công ty kho vận và Dịch vụ thương mại - Công ty cổ phần Kính mắt Hà Nội - Công ty Cổ phần Tribeco - Công ty Nhiệt điện Phả Lại - Điện lực Khánh Hoà - Công ty Cao su Sao Vàng - Xí nghiệp Xây lắp điện - Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp - Công ty ứng dụng phát triển phát thành truyền hình - Công ty Điện tử Bình Hoà - Công ty phát hành sách TP. Hồ Chí Minh - Điện lực Tây Ninh - Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông - Công ty Xà phòng Hà Nội - Công ty Phụ tùng - Công ty Dược phẩm An Giang - Công ty Vàng bạc đá quý Bến Thành - Trung tâm thiết kế điện – Công ty điện lực Hà Nội - Công ty Xe và máy TP. Hồ Chí Minh -... Tất cả các công ty và doanh nghiệp trên khi tìm đến IBS đều được tư vấn kỹ lưỡng, nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ tư vấn trọn gói của IBS ta lấy ví dụ của công ty Cao su Sao Vàng (SRC) để phân tích. SRC được thành lập theo Quyết định số 215/QĐ/TCNSĐT ngày 05/05/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng, trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, là đơn vị hạch toán độc lập. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín, đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. SRC hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 108462 do Trọng tài kinh tế TP. Hà Nội cấp ngày 15/5/1993, ngành nghề kinh doanh hiện tại gồm: Công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su; Xuất nhập khẩu phục vụ ngành sản xuất công nghiệp cao su; Chế tạo và lắp đặt máy, thiết bị dùng gia công các mặt hàng cao su. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu là các sản phẩm cao su đặc biệt là săm lốp. Trước thời điểm cổ phần hoá giá trị thực tế của SRC là: 553.425.102.535 VNĐ, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước: 83.944.598.576 VNĐ; và tình hình kết quả kinh doanh như sau: Bảng 6: Kết quả kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng trước cổ phần hoá Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Nguồn vốn Nhà nước 91.617 91.601 95.243 49.295 2 Nợ phải trả 270.345 338.561 440.790 472.500 3 Nợ phải thu 42.345 32.530 57.824 63.060 4 Doanh thu 370.228 434.537 536.190 628.976 5 Tổng chi phí 369.397 434.238 535.301 628.729 6 Lợi nhuận trước thuế 831 300 892 247 7 Lợi nhuận sau thuế 561 204 642 178 8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước (%) 0,62 0,22 0,67 0,36 9 Tổng quỹ lương 45.547 42.304 49.321 47.000 10 Lao động (người) 2.837 2.805 2.500 2.179 11 Thu nhập (1000đ/ng/tháng) 1.275 1.256 1.415 1.450 (Nguồn: Phương án cổ phần hoá 2005 – IBS) Trước diễn biến của nền kinh tế, căn cứ quyết định số 88/2005/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc điều chỉnh sắp xếp đối với một số công ty thuộc tổng công ty Hoá chất Việt Nam đến 2006. Doanh nghiệp chọn hình thức cổ phần hoá theo quyết định tại Điều 3 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần là Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và chọn IBS là công ty tư vấn cho mình. Quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp của IBS cho công ty Cao su Sao Vàng Những căn cứ để IBS thực hiệnxác định giá trị doanh nghiệp - Nghị đinh 187, thông tư 126 - Luật đất đai 13/2003/QH11 thông qua ngày 26/11/2003 - Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định... - Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/07/2005 ở công ty Cao su Sao Vàng - Báo cáo kiểm kê thực tế tài sản của công ty tại thời điểm 0h ngày 01/08/2005 IBS sử dụng phương pháp định giá là phương pháp giá trị tài sản, xác định giá trị công ty Cao su Sao Vàng trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình tại thời điểm 0h ngày 01/08/2005. Đối với tài sản hiện vật chỉ đánh giá những tài sản tiếp tục sử dụng sau khi chuyển thành công ty cổ phần; không đánh giá những tài sản doanh nghiệp không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý; giá trị thực tế của tài sản được xác định trên cơ sở giá trị thực tế và chất lượng tài sản tại thời điểm định giá. Còn tài sản phi hiện vật sẽ căn cứ các biên bản đối chiếu, thư xác nhận, hồ sơ chứng từ gốc, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại thời điểm 0h ngày 01/08/2005. Các chuyên viên của IBS nắm bắt rõ các số liệu của công ty, lên kế hoạch và đưa ra phương pháp tính cụ thể. B1: Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Nhà cửa,vật kiến trúc: được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % chất lượng còn lại so với giá tài sản cố định mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Trong đó nguyên giá tính theo giá trị thị trường, nếu hoàn thành đầu tư xây dựng từ 31/07/2002 đến 31/07/2005 và có báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được phê duyệt của tổng công ty Hoá chất thì lấy theo giá tị của báo cáo quyết toán, nếu chưa có thì lấy số liệu trên báo cáo tài chính tại 31/07/2005 và sổ sách kế toán. Nếu hoàn thành trước 31/07/2002 lấy đơn giá xây dựng cơ bản hoặc đơn giá đền bù của địa phương nơi có nhà cửa vật kiến trúc cần định giá lại. Trường hợp nguyên giá tính theo giá trị thị trường < giá trị sổ sách thì lấy giá trị sổ sách. Máy móc, thiết bị, tài sản cố định khác, và phương tiện vận tải xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản cố định. Nguyên giá là giá trị thị trường tại thời điểm định giá và tỷ lệ % còn lại đánh giá theo hiện trạng sử dụng. Tổng tài sản cố định theo sổ sách 211.016.246.848VNĐ, xác định lại: 217.740.353.340VNĐ, chênh lệch 6.724.106.492VNĐ. Cùng với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chi phí trả trước dài hạn thì tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn sau khi nhà tư vấn hiệu chỉnh là 291.483.599.120VNĐ. B2: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Tiền mặt tại quỹ lấy theo giá trị biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ngày 31/07/2005: 3.215.190.000VNĐ. Tiền gửi ngân hàng lấy theo biên bản xác nhận số dư ngày 01/08/2005 của ngân hàng, đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ thì quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá trung bình mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng 01/08/2005 do ngân hàng Nhà nước công bố: 5.998.587.960VNĐ. Chuyên viên tư vấn còn xác định các khoản phải thu, hàng hoá vật tư tồn kho, nguyên vật liệu, thành phẩm... dựa trên hoá đơn mua hàng tại thời điểm gần 31/07/2005. Cùng với các tài sản lưu động khác thì tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty sau khi được các chuyên viên đánh giá lại: 257.821.378.941VNĐ. B3: Sau đó xác định quyền sử dụng đất theo khung giá đất tại các đối tượng do chính phủ quy định B4: Tiếp đến là xác định nợ thực tế phải trả: gồm phải trả người bán, phải trả người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải trả, phải nộp Nhà nước, phẩi trả công nhân viên, các đơn vị nội bộ... được thể hiện trên báo cáo tài chính và sổ sách kế toán đã được đối chiếu xác nhận tới từng đối tượng, hoặc kiểm tra thay thế để xác định đúng. B5: Xác định số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi B6: Giá trị lợi thế kinh doanh: đây là một thứ tài sản vô hình rất khó xác định chính xác, các chuyên viên tư vấn chỉ có thể tính ra được một giá trị tương đối. Theo thông tư 126: Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn Nhà nước tại DN theo sổ sách kế toán tại thời điểm định giá Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất x Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước cổ phần hoá _ Trong đó: Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước cổ phần hoá Vốn Nhà nước theo sổ kế toán bình quân liền kề trước khi cổ phần hoá Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước cổ phần hoá = 100% x Theo đó giá trị lợi thế kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng được các nhà tư vấn của công ty chứng khoán Công thương đánh giá bằng (-5.786.063.931VNĐ). B7: Xác định những tài sản không cần dùng B8: Xử lý tài chính: Quỹ dự phòng tài chính và 100% lợi nhuận sau thuế còn lại được sử dụng để bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng. Cuối cùng nhân viên tư vấn của IBS xác định nguyên nhân của những tăng giảm về tài sản, các khoản phải thu, hàng tồn kho, số dư tiền mặt, những tài sản không được tính vào giá trị của công ty. Từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để xử lý tài chính. Tổng kết quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương.doc
Tài liệu liên quan