Chuyên đề Phát triển kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Láng Hạ

Lời mở đầu.

Chương 1: Hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM.

1.1. Tổng quan về thẻ thanh toán.

 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thẻ thanh toán.

 1.1.2. Khái niệm thẻ thanh toán.

 1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán.

 1.1.4. Vai trò của dịch vụ thẻ trong việc phát triển KT-XH.

2.1. Hoạt động kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại.

 2.1.1. Một số thuật ngữ cần biết.

 2.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường thẻ.

 2.1.3. Một số thiết bị sử dụng trong nghiệp vụ thẻ.

 2.1.4. Các nghiệp vụ kinh doanh thẻ.

 2.1.5. Quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ.

 2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ.

Chương 2: Tình hình kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh thẻ tại NHTM CP XNK Việt Nam-Chi nhánh Láng Hạ.

2.1. Khái quát về NHTM CP XNK Việt Nam-Chi nhánh Láng Hạ.

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

 2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Chi nhánh.

 2.1.3. Tình hình hoạt động trong thời gian gần đây.

2.2. Thực trạng kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Chi nhánh.

 2.2.1. Thẻ thanh toán tại Việt Nam.

 2.2.2. Tình hình kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Chi nhánh.

 2.2.3. Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Chi nhánh.

Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Eximbank Láng Hạ.

3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới.

 3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế-cơ hội và thách thức.

 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2007.

 3.1.3. Định hướng phát triển kinh doanh thẻ trong năm 2007.

3.2. Giải pháp phát triển kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Eximbank Láng Hạ.

 3.2.1. Giải pháp về chiến lược.

 3.2.2. Giải pháp về công nghệ.

 3.2.3. Giải pháp về nhân sự.

3.3. Những kiến nghị với các cơ quan cấp trên.

 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước.

 3.3.2. Kiến nghị với Hội sở chính Eximbank.

Kết luận.

Danh mục các chữ viết tắt.

Danh mục các bảng biểu.

Danh mục tài liệu tham khảo.

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời có thể hướng dẫn, giải thích cho khách hàng của mình. Để thẩm định, đánh giá được tình hình tài chính cũng như độ tin cậy đối với khách hàng đòi hỏi phải có kinh nghiệm của một cán bộ thẩm định. Trong khi đó, việc tiếp xúc với khách hàng lại cần đến khả năng giao tiếp khéo léo, tế nhị, thái độ phục vụ cởi mở, chân thành, nhiệt tình của nhân viên. Ngoài ra, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh thẻ còn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ. Nếu đội ngũ này thực hiện không triệt để hoặc cố tình thực hiện không đúng những hoạt động ngăn ngừa rủi ro thì thiệt hại thuộc về Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. c. Vị thế của Ngân hàng Vị thế của Ngân hàng trên thị trường có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng, cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Các Ngân hàng có vị thế cạnh tranh cao dễ dàng thu hút được sự chú ý và lòng tin của công chúng. Từ đó, dễ dàng thực hiện các chính sách Marketing. Xác định đúng vị thế cạnh tranh trên thị trường thẻ sẽ giúp các Ngân hàng xây dựng những chiến lược Marketing cho phù hợp. Các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo vị thế cạnh tranh của Ngân hàng bao gồm: vốn tự có, khả năng phát triển của Ngân hàng, trình độ kỹ thuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên, hệ thống mạng lưới phân phối... 1.2.6.2. Các nhân tố khách quan a. Khách hàng Khách hàng là đối tượng phục vụ mà Ngân hàng hướng tới. Tất cả các sản phẩm, dịch vụ của NHTM nói chung và sản phẩm thẻ thanh toán nói riêng đều nhắm đến mục đích đem lại sự tiện lợi cho khách hàng. Trong đó, thẻ thanh toán là dịch vụ mang lại sự an toàn và thuận tiện trong thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng nhận ra điều đó và sẵn sàng sử dụng dịch vụ này. Các yếu tố như: Khả năng tài chính, trình độ dân trí, thói quen thanh toán ... của người dân có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh thẻ tại NHTM. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của từng nhân tố: Khả năng tài chính của khách hàng Để sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân hàng, các khách hàng phải có những điều kiện nhất định về khả năng tài chính. Muốn sử dụng thẻ ATM và thẻ ghi nợ chủ thẻ phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng đảm bảo đủ để thanh toán. Còn với thẻ tín dụng, khách hàng phải trải qua một quá trình xét duyệt hồ sơ của Ngân hàng trong đó khả năng tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi vì thông qua việc đánh giá khả năng tài chính, các nhân viên thẻ sẽ đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đưa ra những quyết định về hạn mức tín dụng, hình thức đảm bảo... Mặt khác, khả năng tài chính của chủ thẻ ảnh hưởng rất lớn đến việc chi tiêu mua hàng hóa, dịch vụ của chủ thẻ. Những người có thu nhập thấp thường chi tiêu thường chi tiêu dè dặt (thể hiện ở số tiền giao dịch nhỏ, mua những mặt hàng rẻ tiền,...). Những người có thu nhập cao có xu hướng thích tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền nên số tiền giao dịch thường lớn. Tâm lý, thói quen thanh toán Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nên thói quen sử dụng các phương tiện thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẻ của Ngân hàng. Đối với những quốc gia phát triển, khi mà việc thanh toán bằng séc, UNT, UNC đã trở nên phổ biến thì việc xuất hiện thẻ thanh toán sẽ được người dân đón nhận một cách nồng nhiệt vì thẻ thanh toán có những đặc điểm vượt trội so với các hình thức TTKDTM khác như: séc, UNT, UNC. Còn ở những quốc gia mà tâm lý thích dùng tiền mặt còn ăn sâu trong người dân thì việc đưa thẻ đến với người dân, để người dân chấp nhận và sử dụng là cả một quá trình đòi hỏi những nỗ lực lớn không chỉ từ phía Ngân hàng. Điều này đặc biệt đúng với Việt Nam, nơi mà thói quen thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến và in sâu trong công chúng. Người ta thường coi TTKDTM là bất tiện, khó hiểu, khó sử dụng và không an toàn khi mà đồng tiền không "liền khúc ruột". Từ khi hình thành hệ thống NHTM, Nhà nước đã có chủ trương giảm tỷ lệ TTDTM của dân cư bằng cách khuyến khích sử dụng các hình thức TTKDTM như séc, UNT, UNC, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân trong đó có tâm lý ưa thích dùng tiền mặt của người dân nên cho đến nay tỷ lệ TTDTM vẫn rất cao (năm 2002, tỷ lệ này khoảng 57,4% - theo thống kê của WorldBank). Mặc dù có nhiều ưu điểm hơn những hình thức TTKDTM khác nhưng hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lý và thói quen TTDTM. Vì vậy, các nhà Marketing Ngân hàng cần đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm thay đổi tâm lý này để thu hút khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng. Trình độ dân trí Thẻ thanh toán là dịch vụ Ngân hàng sử dụng nhiều máy móc, kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi cả chủ thẻ lẫn nhân viên CSCNT phải có trình độ tối thiểu để có thể thực hiện được những thao tác do máy yêu cầu. Thực tế việc triển khai sử dụng máy ATM ở Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy sự thiếu hiểu biết của một số chủ thẻ về máy móc kỹ thuật và những nhuyên tắc phải tuân theo nên đã gây ra những rủi ro về kỹ thuật cho phía Ngân hàng cũng như thiệt hại cho chính bản thân chủ thẻ. Đơn giản như trường hợp một số chủ thẻ sau khi đã thực hiện lệnh yêu cầu rút tiền mặt, do quá nóng vội nên cho rằng máy không nhận được lệnh nên đã thực hiện nhiều lệnh tiếp theo. Kết quả là chủ thẻ khi nhận được tiền từ lệnh rút tiền đầu tiên và đi khỏi máy thì máy lại tiếp tục đưa tiền của những lệnh tiếp theo. Do vậy, chủ thẻ là người bị mất tiền và người được lợi là người đến rút tiền tiếp theo. Từ đó, có thể dẫn tới những tranh chấp, khiếu nại giữa chủ thẻ và Ngân hàng, làm giảm lòng tin của chủ thẻ đối với hoạt động thẻ của Ngân hàng. Ngoài ra, trình độ dân trí cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra những chiến lược quảng cáo, tiếp thị về hoạt động thẻ đối với Ngân hàng. Những thông điệp mà Ngân hàng gửi đến khách hàng phải được thiết lập sao cho người dân có thể hiểu được những tiện ích khi sử dụng thẻ Ngân hàng cũng như các CSCNT thấy được lợi ích của việc chấp nhận thanh toán thẻ. b. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế Cũng như các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước mà cụ thể là Ngân hàng Trung ương (NHTW). Việc NHTW xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý sẽ đem lại cho Ngân hàng những cơ hội mới trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Thứ nhất, việc xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, hợp lý sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, sự ổn định và trật tự trên thị trường thẻ. Thứ hai, với hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ là cơ sở hướng dẫn cho hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng tuân theo pháp luật, từ đó hạn chế những sai phạm, những rủi ro gây tổn thất cho các bên tham gia. Thứ ba, hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ hạn chế được những kẽ hở mà những kẻ xấu muốn tìm cách lợi dụng để trục lợi như giả mạo thẻ, gian lận trong thanh toán thẻ. Thứ tư, việc ban hành những quy định kịp thời cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực thẻ cũng như quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, từ đó công chúng sẽ có tin tâm lý tin tưởng vào pháp luật đồng thời mạnh dạn, yên tâm sử dụng thẻ. Bên cạnh môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển và mở rộng, người dân cảm thấy lạc quan vào tương lai nên nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, do vậy nhu cầu sử dụng những dịch vụ Ngân hàng đem lại sự tiện ích cho họ cũng nhiều hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào chu kỳ suy thoái, nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ hạn chế tiêu dùng, tăng tiết kiệm, hạn chế sử dụng các dịch vụ từ Ngân hàng. Ngoài những nhân tố trên, vẫn còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ của NHTM. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải nhận biết được những ảnh hưởng đó để đề ra những biện pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh thẻ. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH KINH DOANH THẺ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH THẺ TẠI NHTM CP XNK VIỆT NAM-CHI NHÁNH LÁNG HẠ 2.1. Khái quát về NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam-Chi nhánh Láng Hạ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần xuất-nhập khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Viet Nam Export-Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký giấy phép số 0011/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần xuất-nhập khẩu Việt Nam (Viet Nam Export-Import Commercial Joint-Stock Bank), gọi tắt là Việt Nam Eximbank . Đến tháng 12 năm 2006, vốn điều lệ của Eximbank đã là 1.212.371 triệu Việt Nam đồng. Ngoài ra, Eximbank còn có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với trụ sở chính đặt tại số 07 - Lê Thị Hồng Gấm - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh và 26 chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại Eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 640 Ngân hàng ở trên 65 quốc gia trên thế giới. Chi nhánh Eximbank tại Láng Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2002. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ 2002 cho đến 2004, Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động dưới hình một phòng ban của Chi nhánh cấp 1 – Eximbank Hà Nội (là đại diện ủy quyền của Eximbank Hà Nội). Phải đến năm 2005, Chi nhánh mới chính thức tách hẳn ra và bắt đầu hạch toán kinh doanh độc lập với Chi nhánh Eximbank Hà Nội, trở thành đơn vị tự chủ kinh doanh theo phân cấp. Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng trong những năm qua Chi nhánh đang dần từng bước phát triển và hoàn thiện, đóng góp vào thành công chung của toàn hệ thống Eximbank. Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu là: - Nhận tiền gửi của khách hàng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các kỳ hạn, phương thức trả lãi đa dạng, lãi suất hấp dẫn. - Cho vay bằng VND, ngoại tệ và vàng với nhiều phương thức khác nhau. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức. - Thanh toán quốc tế và kiều hối - Phát hành và thanh toán các loại thẻ thanh toán quốc tế 2.1.2. Cơ cấu, tổ chức của Chi nhánh Trụ sở của Chi nhánh được đặt tại số 60 - Phố Láng Hạ - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Cho đến tháng 3 năm 2007, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh là 25 người (trong biên chế chính thức), được tổ chức thành 4 phòng ban: Phòng ngân quỹ, phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng. Mỗi phòng có những chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc. Mô hình tổ chức của chi nhánh được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Eximbank- Láng Hạ Ban giám đốc Bộ phận thẻ Phòng kế toán Phòng thanh toán quốc tế Phòng ngân quỹ Phòng tín dụng Bộ phận huy động vốn Trong đó, chức năng-nhiệm vụ của các phòng được quy định như sau: Phòng Ngân quỹ - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi như: nhận tiền gửi của khách hàng, trả lãi và gốc khi đến hạn... - Thực hiện các nghiệp vụ thu chi, kiểm đếm và bảo quản tiền mặt theo đúng quy định. - Thực hiện các lệnh chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ mặt cho khách hàng. Ngoài ra, phòng ngân quỹ còn có nhiệm vụ cung cấp các thông tin về tài khoản, gửi giấy báo có, giấy báo nợ, sao kê tài khoản... cho khách hàng một cách kịp thời và chính xác. Phòng kế toán - Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi và quản lý các loại tài sản, công cụ, vật dụng, phương tiện làm việc của Chi nhánh. - Tổ chức lưu trữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu. - Định kỳ, tiến hành lập các báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh. Đồng thời, cung cấp những thông tin tài chính phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ban giám đốc. Phòng thanh toán quốc tế - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh như: mở và theo dõi các thư tín dụng, thanh toán séc, thực hiện các UNT, UNC, chuyển tiền điện tử,... - Thực hiện chi trả kiều hối, chuyển phát nhanh trên địa bàn. Phòng tín dụng - Thực hiện cho vay đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế, các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế. Có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi đã cho vay hoặc bảo lãnh. - Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay, bảo lãnh. Đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ. Tổng hợp và phân tích tình nợ quá hạn tại Chi nhánh theo tiêu chuẩn do NHNN và Hội sở chính Eximbank quy định. Thông qua kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn, phòng tín dụng đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn tín dụng. - Tiến hành lưu trữ những chứng từ, tài liệu có liên quan đến khoản vay như: thông tin về khách hàng thân nhân của khách hàng, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản và các giấy tờ liên quan. Bộ phận thẻ Có nhiệm vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ do Hội sở chính yêu cầu. Đồng thời đưa ra những biện quản lý rủi ro và xử lý các trường hợp rủi ro xảy ra, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thẻ được an toàn và hiệu quả. 2.1.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian gần đây Là một đơn vị mới thành lập, lại hoạt động trên địa bàn có rất nhiều các tổ chức tín dụng, nhiều chi nhánh của các NHTM khác trong nước cũng như nước ngoài có công nghệ tiên tiến cộng thêm bề dày lịch sử trong kinh doanh. Do vậy, Chi nhánh phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên cũng có những thuận lợi trong quá trình hoạt động, đó là: - Trụ sở Chi nhánh đặt tại số 60-Phố Láng Hạ-Quận Đống Đa. Đây là một quận lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với diện tích 14 km², trên nửa triệu người đang sinh sống và làm việc, lại tập chung rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động, do vậy rất thuận lợi cho Chi nhánh trong việc thu hút khách hàng. - Do mới thành lập nên trong quá trình hoạt động Chi nhánh có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ các Ngân hàng khác. Mặt khác, Chi nhánh được thành lập trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Điều này đã đem lại những thuận lợi không nhỏ cho Chi nhánh. Trước những khó khăn và thuận lợi, sau hơn 5 năm hoạt động, Chi nhánh đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, luôn tăng trưởng vượt mức kế hoạch, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Tình hình hoạt động cụ thể như sau: 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn Tình hình huy động vốn tại Eximbank Láng Hạ được thể hiện trong bảng: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Eximbank Láng Hạ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm Số tuyệt đối % 1.Tiền gửi tiết kiệm 67.315 115.295 47.980 71,28 2.Tiền gửi thanh toán 44.088 106.323 62.235 141,16 3. Vốn huy động từ các nguồn khác 4.150 8.244 4.094 98,65 Tổng nguồn vốn huy động 115.553 229.862 114.309 98,92 (Nguồn: Phòng Kế toán-Eximbank Láng Hạ) Tổng nguồn vốn Eximbank Láng Hạ huy động trong năm 2006 đạt 229.862 triệu (VND), tăng 114.309 triệu so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng 98,92%, vượt 35,21% so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm đạt 115.295 triệu, tăng 47.980 triệu so với năm 2005 (tương ứng tốc độ tăng 71,28%), vượt 4,81% so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán đạt 106.323 triệu, tăng 62.235 triệu so với năm 2005 (tương ứng tốc độ tăng 141,16%), vượt 86,1% so với kế hoạch đề ra. Nếu xét nguồn vốn huy động theo các thành phần kinh tế thì: - Tiền gửi của các doanh nghiệp chiếm 21,2% (tương ứng 48.731 triệu) - Tiền gửi của dân cư chiếm 75,2% (tương ứng 172.856 triệu) - Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng khác chiếm 3,6% (tương ứng 8.275 triệu) Xét vốn huy động theo các loại tiền thì: - Vốn huy động bằng VND chiếm 81,8%, tương ứng 188.027 triệu - Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 19,2%, tương ứng 41.835 triệu 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động cho vay đối với nền kinh tế được thể hiện trong bảng: Bảng 2.2: Hoạt động cho vay tại Eximbank-Láng Hạ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm Số tuyệt đối % Cho vay ngắn hạn 98.941 187.769 88.829 89,78 Cho vay trung hạn và dài hạn 13.968 36.887 22.919 164 Tổng mức dư nợ 112.909 224.656 111.747 98,87 (Nguồn: Phòng tín dụng-Eximbank Láng Hạ) Trong năm 2006, tổng dư nợ cho vay đạt 224.656 triệu, tăng 111.747 triệu so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng 98,87%, vượt 40,4% so với kế hoạch đề ra. Trong đó cho vay ngắn hạn là 187.769 tăng 88.829 triệu (tương ứng tốc độ tăng 89,78%), cho vay trung và dài hạn tăng 22.919 triệu (tương ứng tốc độ tăng 164%). Mức dư nợ có cầm cố năm 2006 là 216.559 triệu, tăng 103.798 triệu so với năm 2005 (tương ứng tốc độ tăng 92,1%). Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ cho vay tăng mạnh trong năm 2006 là do Chi nhánh đã đa dạng hóa các phương thức cho vay, bao gồm: Cho vay theo hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng dự phòng Cho vay theo từng phương án kinh doanh Cho vay theo dự án đầu tư Cho vay hợp vốn Cho vay trả góp Cho vay theo hạn mức thấu chi Cho vay ủy thác Đặc biệt năm 2005, dư nợ quá hạn chỉ là 50 triệu. Điều này cho thấy, Chi nhánh rất chú trọng đến công tác thẩm định đối với khách hàng. Về hoạt động chiết khấu, cầm cố trái phiếu và các giấy tờ có giá: Đây là hoạt động mới được Eximbank Láng Hạ triển khai nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trong chiến lược phát triển lâu dài và bền vững của mình. Chi nhánh tiến hành chiết khấu theo phương thức chiết khấu không hoàn lại. Năm 2006, trị giá trái phiếu và các giấy tờ có giá được chiết khấu là 11.271 triệu, tăng 2.093 triệu so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng 22,8%. Trong đó, giá trị chiết khấu bằng VND là 7.561 triệu (tương ứng 67,1%), giá trị chiết khấu bằng ngoại tệ là 3.710 triệu (tương ứng 32,9%). 2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế Chi nhánh áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế sau: Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C – Letter of Credit) Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền điện tử Thanh toán bằng phương thức nhờ thu có kèm chứng từ: - Nhờ thu D/A (Document againts acceptance): Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ. - Nhờ thu D/P (Document againts payment): Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ. Doanh số thanh toán trong năm 2006 được thể hiện trong các bảng sau: Bảng 2.3: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 Đơn vị: Ngàn USD Phương thức thanh toán Số món Trị giá 1. Thanh toán xuất khẩu 91 2.194,52 - L/C 1 25,88 - Nhờ thu 14 587,59 - Chuyển tiền điện tử 76 1.581,05 2. Thanh toán nhập khẩu 491 20.819,18 - L/C 62 4.547,88 - Nhờ thu 23 524,30 - Chuyển tiền điện tử 406 15.747,00 (Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế - Eximank Láng Hạ) 2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Chi nhánh tiến hành mua và bán các loại ngoại tệ theo các phương thức: Phương thức giao ngay (spot) Phương thức hoán đổi (swap) Phương thức kỳ hạn (foward) Thu từ kinh doanh ngoại tệ năm 2006 là 695,75 triệu, tăng 519,89 triệu so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng 295,6%. Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Trị giá Tổng doanh số thanh toán 51.597 -Doanh số mua 23.848 -Doanh số bán 25.039 -Doanh số chuyển đổi 2.710 (Nguồn: Phòng ngân quỹ - Eximbank LángHạ) 2.1.3.5. Các hoạt động kinh doanh khác Ngoài các hoạt động đem lại nguồn doanh thu đáng kể ở trên, Eximbank Láng Hạ còn tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh khác hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao trong tương lai, như: Hoạt động bảo lãnh Hoạt động kiều hối Hoạt động kinh doanh vàng bạc, đá quý Dịch vụ tài chính du học Dịch vụ tư vấn, đầu tư trên thị trường tiền tệ Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ Dịch vụ bao thanh toán 2.1.3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 2 năm qua như sau: Bảng 2.5: Thu nhập – Chi phí của Eximbank Láng Hạ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tăng, giảm Số tuyệt đối % I.Tổng thu nhập 9.589,30 16.333,66 6.744,36 70,33 - Thu lãi cho vay 8.363,55 13.575,59 5.512,04 62,32 - Thu lãi tiền gửi, đầu tư 433,60 855,5 421,9 97,30 - Thu phí dịch vụ ngân hàng 576,06 946,88 370,82 64,37 - Thu về kinh doanh ngoại tệ 175,86 695,75 519,89 295,63 - Thu khác 40,23 259,94 219,71 546,13 II.Tổng chi phí 7.101,92 13.568,45 6.466,53 91,05 - Chi trả lãi huy động vốn 5.668,95 9.294,84 3.625,89 63,96 - Chi dịch vụ ngân hàng 240,53 129,8 -110,73 -46,04 - Chi phí quản lý chung 1.157,87 3.117,51 1.959,64 169,25 - Chi nộp thuế, phí, lệ phí 14,34 27,17 12,83 89,47 - Chi khác 20,23 999,13 978,9 4838,85 III.Lợi nhuận trước thuế 2.487,38 2.756,19 277,81 11,17 (Nguồn: phòng kế toán-Eximbank Láng Hạ) Tình hình kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua là tương đối khả quan. Biểu hiện là lợi nhuận trước thuế tương đối cao. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2006 đạt 2.756,19 triệu, tăng 277,81 triệu so với năm 2005, tương ứng tỷ lệ tăng 11,17%. 2.2. Thực trạng kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Chi nhánh 2.2.1. Thẻ thanh toán tại Việt Nam Thẻ thanh toán du nhập vào Việt Nam tương đối muộn và cho đến nay nó vẫn là một dịch vụ tương đối mới, ít người biết đến. Tại Việt Nam, thẻ thanh toán được du nhập vào năm 1990, lúc đó Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB) đã tiên phong tiến hành triển khai nghiệp vụ thẻ thanh toán. Đến tháng 4/1995, 4 NHTM của Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Master Card là: Eximbank, Vietcombank và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và Ngân hàng First Vina. Đây cũng là những Ngân hàng Việt Nam sáng lập ra hội các Ngân hàng thanh toán thẻ. Những năm gần đây thị trường thẻ đã sôi động hơn do sự hấp dẫn về lợi nhuận và các lợi ích mang lại. Những sản phẩm đa dạng liên tục được tung ra nhằm thu hút và phục vụ khách hàng. Thị trường thẻ đã xuất hiện nhiều thương hiệu nổi tiếng như: VCB-Amex do VCB độc quyền phát hành, thẻ Visa do Eximbank phát hành. Ngoài thẻ quốc tế, thẻ ATM cũng gây ra những cuộc cạnh tranh rầm rộ giữa các Ngân hàng. Năm 2002, đặc biệt sôi động bởi cuộc chạy đua triển khai hệ thống ATM và Phát hành thẻ nội địa. Trong năm này VCB phát hành thẻ ghi nợ Connect 24 và triển khai hệ thống ATM lớn nhất Việt Nam với gần 150 chiếc. Ba NHTM quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư cũng đã triển khai hệ thống ATM của mình. Hiện nay, VCB đã phát hành được trên 1triệu thẻ ATM và chiếm khoảng 70% thị phần thẻ nội địa, với 60% số lượng máy ATM trên cả nước. Là thành viên tham gia vào thị trường thẻ quốc tế từ rất sớm, Eximbank cũng đã đạt được những vị thế nhất định trên thị trường, đã có được những kinh nghiệm trong việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong một thị trường ngày càng khốc liệt thì Eximbank cần phải có những chiến lược, những hành động mạnh mẽ hơn nữa. 2.2.2. Tình hình kinh doanh thẻ và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ 2.2.2.1. Các loại thẻ phát hành Việc phát hành thẻ của Chi nhánh tuân theo các văn bản pháp luật sau: - Nghị định 63/1998 NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Chính Phủ quy định về quản lý ngoại hối. - Thông tư số 01/1999/TT-NHNN ngày 16/4/1999 hướng dẫn thi hành nghị định 63/1998 NĐ-CP. - Quyết định 371/1999/ QĐ-NHNN1 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế tại NHTM CP XNK Việt Nam. - Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. - Một số văn bản khác. Theo đó, hiện tại Eximbank Láng Hạ được phép phát hành các loại thẻ sau: Thẻ nội địa, bao gồm thẻ ATM và thẻ Eximbank Card. Thẻ quốc tế, bao gồm 2 loại: thẻ Eximbank-Visadebit và thẻ Eximbank-Visa Master Card. 2.2.2.2. Tình hình phát hành thẻ Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2002, nhưng phải tới tháng 7/2006, Chi nhánh mới bắt đầu phát hành và thanh toán các loại thẻ. Chúng ta sẽ tiến hành so sánh số lượng thẻ phát hành, thanh toán và doanh số theo các quý như sau: a. Thẻ nội địa Số lượng thẻ ATM và Eximbank Card được thể hiện trong bảng: Bảng 2.6: Số lượng phát hành thẻ nội địa Loại thẻ Quý 3/2006 Quý 4/2006 Quý 1/2007 Thẻ ATM 38 105 72 Thẻ Eximbank Card 50 60 8 Tổng số lượng thẻ 88 165 80 Tổng số lượng thẻ cộng dồn 88 253 333 (Nguồn: Bộ phận thẻ-Phòng ngân quỹ, Eximbank Láng Hạ) Qua bảng trên, ta có thể thấy số lượng thẻ ATM và Eximbank Card được phát hành lớn nhất là vào quý 4/2006. Nguyên nhân chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31869.doc
Tài liệu liên quan