Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh Tiểu học

- Chúng ta không thể cảm nhận được hình tượng ngôn từ bằng trực giác mà phải nhờ sự liên tưởng, tưởng tượng. Hình tượng ngôn từ có khả năng khêu gợi trí tưởng tượng, óc liên tưởng và đánh thức dậy ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nó không chỉ làm cho người đọc cảm nhận được những cái cụ thể mà còn giúp cảm nhận những gì mong manh nhất, mơ hồ nhất, thậm chí là vô hình.

a. Hình tượng ngôn từ thiếu tính trực quan. Tính độc đáo của chất liệu xây dựng nên hình tượng văn chương là ngôn từ đã khiến cho hình tượng văn chương mang tính phi vật thể. Người ta vẫn thường đối lập văn chương với nghệ thuật. Đây không phải là ngẫu nhiên. Có thể phân chia thế giới nghệ thuật của con người ra làm hai loại: một loại chỉ có một ngành là văn chương, còn loại kia là gồm tất cả các ngành nghệ thuật khác. Căn cứ vào chất liệu xây dựng hình tượng thì cách phân chia này hoàn toàn hợp lí. Các ngành nghệ thuật (ngoài văn chương) hình tượng của nó được xây dựng bằng chất liệu vật chất cụ thể của tự nhiên: gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người v.v Từ những vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng các loại hình nghệ thuật được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính xác thực, tính trực quan. Các hình tượng hữu hình vật thể này có khả năng tác động trực tiếp vào giác quan, gây nên những ấn tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ. Được xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng văn chương không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta, dù là thị giác hay thính giác. Người thưởng thức tác phẩm văn chương được gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật thường được gọi là khán giả, mặc dầu cả 2 loại người này đều dùng mắt cả. Chỉ bởi, đối với văn chương không ai trực tiếp nhìn, ngắm hình tượng của nó bằng mắt cả. Các hình tượng văn chương hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả, nhờ vào trí tưởng tượng mà người đọc dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra. Như thế chúng ta không sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy trực tiếp tượng văn chương. Các hình tượng văn chương thiếu tính trực quan, chúng phi vật thể. Nghệ thuật là qui luật của tình cảm, mà tình cảm chỉ xuất hiện khi con người tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng cụ thể. Đứng về phương diện này, văn chương phải nhường chỗ cho các nghệ thuật khác. Tính phi vật thể của hình tượng văn chương đã không thể tạo ra được tri giác cảm tính trực tiếp. Đây là một khiếm khuyết, nhiều khi không phải là nhỏ của văn chương. Để khắc phục tình trạng đó, nghệ sĩ ngôn từ luôn luôn phấn đấu cho các hình tượng vật thể của mình trở nên hữu hình. Vì vậy, mà tính tạo hình là một thuộc tính của hình tượng văn chương. Người xưa thường nói thi trung hữu họa, ngày nay Gorki đã gọi văn chương là nghệ thuật tạo hình bằng phương tiện ngôn ngữ. Chính những biểu tượng hữu hình mà ngôn từ gợi nên đã khiến cho độc giả có cảm giác là có thể cảm thụ nghệ thuật văn chương bằng thị giác.

b. Hình tượng nghệ thuật ngôn từ tác động tới mọi giác quan của độc giả. Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng của nó chỉ có thể cảm thụ bằng 2 giác quan là thị giác và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan thị giác mà cả thính giác, vị giác và khứu giác. Độc giả dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp nhận hình tượng văn chương. Những câu thơ sau đây ta phải dùng thị giác để tiếp nhận màu sắc, hình khối của hiện thực: - Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Những câu thơ sau đây ta phải dùng thính giác để tiếp nhận âm thanh cuộc sống: - Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển bắc Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên. - Đùng đùng gió dục mây vần Một xe trong cõi hồng trần như bay. Hình tượng ngôn từ còn đem đến cho con người cả hương vị cuộc sống: - Em ạ! Cu_ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương. Hình tượng văn chương còn đem đến cho con người những cảm giác khác: - Cảm giác về sự đau đớn: Cháu buốt ở trong tim này Nơi tang đeo suốt đêm ngày Bác ơi. Đó là những cảm giác ngoài cảm giác vì nó không do các giác quan đem lại mà do sự thể nghiệm của độc giả đưa lại khi các hình tượng văn chương tác động tới sự tưởng tượng trí tuệ của chúng ta. Tính hơn hẳn của nghệ thuật ngôn từ không chỉ ở chỗ nó tác động tới nhiều cơ quan cảm giác của người đọc mà còn ở chỗ tác động tới trí tưởng tượng trí tuệ. Thực sự thì nghệ thuật ngôn từ không lấy mục đích tối thượng là khắc họa bản thân các thuộc tính của sự vật để có thể cảm nhận bằng giác quan của người đọc, mà nó lấy việc khắc học những phản ứng của ý thức con người trước hiện thực làm quan trọng. Do đó, điều quan trọng trong hình tượng nghệ thuật ngôn từ là tâm trạng và muốn thưởng thức nó bạn đọc không phải nhìn ngắm mà là thể nghiệm. Ðây là tâm trạng đau đớn vì mất mát quá lớn của Nguyễn Khuyến: Bác Dương thôi, đã thôi rồi Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển năng lực đọc cho học sinh Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương do đâu mà dễ dàng tìm được sự tri âm của nhiều thế hệ độc giả, ngay cả với các thế hệ hiện diện trên cõi đời này sau họ nhiều thế kỉ? Thơ từ xưa đến nay, dù là thơ tỏ lòng, tỏ chí  thì thơ vẫn là tiếng lòng chung của nhiều cá nhân, thế hệ...Vì thơ là cái chủ quan cưu mang được những nỗi niềm thời đại nên ở đời mới có những người tự nhận là tri âm của thơ. Khi đề cao yếu tố cảm xúc không có nghĩa là phủ nhận yếu tố trí tuệ trong thơ. Trí tuệ  rất cần cho mọi loại hình nghệ thuật  "Thơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữ cảm xúc và trí tuệ" ( Sóng Hồng). Chất suy nghĩ trong một bài thơ bộc lộ ở cách đặt vấn đề của tác giả, ở  cấu tứ chung, ở những lập ý và suy tưởng, ở những liên tưởng và ở cả những cảm xúc và hình ảnh cụ thể. Nhà thơ Xuân Diệu quan niệm: " Nhà thơ hay, hay bằng tư tưởng, bằng tình cảm, bằng chí khí, bằng tính tình, nhưng tất cả những cái ấy phải thông qua xúc cảm, cảm giác;...Cho nên một thi sĩ có tư tưởng, tình cảm rồi thì phải chứng tỏ cái bản lĩnh của mình trong xúc cảm, cảm giác, hình tượng" (Và cây đời mãi mãi xanh tươi- NXB Văn học, H, 1971,trang273). Nhấn mạnh quan hệ biện chứng giữa cảm xúc và lí trí trong thơ, một nhà thơ Pháp đã khuyên "Hãy học suy nghĩ bằng trái tim và học rung động bằng khối óc". Viên Mai (1716-1797) một nhà thơ, nhà lí luận phê bình thơ nổi tiếng đời Thanh (Trung Quốc) nhấn mạnh thơ phải có chất suy nghĩ sâu xa " thơ có thịt mà không có xương là con sâu mùa hè vậy" Điều nói ra trong thơ phải sâu sắc nhưng phải thật nhuần nhuyễn, không làm căng đầu óc , giảm sức đồng vọng của người nghe. "Cái suy nghĩ được mặc dù khổ đắng nhưng nói ra phải ngọt ngào. Cái nói ra có thể bất ngờ với người khác nhưng vẫn đọng lại trong ý của họ". Nhân vật trữ tình gắn liền với cái tôi trữ tình của tác giả. Nhân vật trữ tình chính là một cách biểu hiện nghệ thuật, cái tôi của tác giả nhưng nhân vật trữ tình chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với tác giả . Thống nhất vì qua tác phẩm người đọc nhận ra niềm vui, nỗi buồn, khát vọng lí tưởng của tác giả được ẩn chứa nơi cảm xúc, cái nhìn của nhân vật trữ tình nhưng không đồng nhất vì nhân vật trữ tình là một hình tượng nghệ thuật do tác giả sáng tạo ra, còn tác giả lại chính là con người có thực ngoài cuộc đời. Cùng một tác giả, do vậy có thể có nhiều nhân vật trữ tình khác nhau trong toàn bộ sáng tác của mình. Nhân vật trữ tình thường được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau: + Có danh xưng rõ ràng : tôi, ta, anh, em,...  Khi nhân vật trữ tình trong thơ phát ngôn cho tác giả thực chất là sự " độc bạch" của nhà thơ": + Không trực tiếp xưng danh : lúc này nhân vật trữ tình được nhận biết qua cách bộc lộ cảm xúc, cách quan sát, nhận xét về những điều được nói đến trong bài thơ. Thơ trữ tình trung đại thường sử dụng cách thể hiện này. Không trực tiếp xưng danh, lời thơ dễ trở thành tiếng lòng chung của nhiều cá thể trong những hoàn cảnh tương tự. + Nhân vật trữ tình nhập vai là nhân vật trữ tình không còn đứng ở vai “tác giả” nữa mà đã hoá thân vào một nhân vật khác để bộc lộ cảm xúc. Các hình thức xuất  hiện của nhân vật trữ tình có thể thay đổi xen kẽ nhau trong bài thơ. Người thưởng thơ cũng cần phân biệt nhân vật trữ tình với nhân vật trong thơ trữ tình. Nhân vật trong thơ trữ tình là con người được miêu tả, thể hiện trong bài thơ. Người thưởng thơ cũng cần biết đến sự khác biệt giữa nhân vật trong tác phẩm truyện và nhân vật trong tác phẩm thơ - ở chỗ truyện thường chú ý mô tả nhân vật một cách đầy đặn trên nhiều bình diện và vận động theo sự vận động phát triển của cốt truyện (xuất thân, hoàn cảnh sống,  ngoại hình, lời nói, hành động, ý nghĩ nội tâm, quan hệ với nhân vật khác) ; còn trong thơ nhân vật trữ tình lại thường không cần miêu tả đầy đủ như thế, nhiều khi chỉ cần thể hiện một khoảnh khắc, hé mở một nỗi niềm. 2.2. Đặc điểm lời thơ :  Trữ tình là phương thức sáng tạo văn học tiêu biểu nhất cho thơ, nhưng nó không phải chỉ có trong thơ. Trữ tình còn có mặt trong các loại văn xuôi khác, như trong văn tùy bút. Để là thơ, ngoài yếu tố trực tiếp bộc lộ cảm xúc của cái tôi trữ tình còn cần thêm một yếu tố nữa : Là sự diễn đạt nội dung trữ tình bằng một kiểu lời nói đặc biệt thành những câu văn vần giàu nhạc tính, giàu hình ảnh,  mang tính chất gợi cảm cao độ, thường gọi là lời thơ.  Do chỗ trữ tình là sự thổ lộ những cảm nghĩ rung động của con người trước thế giới nên lời thơ phải hết sức gợi cảm. Tính chất gợi cảm như là đặc điểm chung của ngôn từ văn chương bộc lộ tập trung nhất trong thơ. Có thể hình dung ngôn từ chung như bước đi hằng ngày (mục đích chính là để chuyển chỗ), ngôn từ trong thơ như bước đi trong múa (mục đích chính là biểu hiện tâm hồn, cảm xúc, giàu khả năng tác động thẩm mĩ). Từ cách dùng chữ, đến cách đặt câu, dựng khổ, đoạn,... tất cả đều được cân nhắc sao cho mỗi tiếng, mỗi từ, mỗi câu, mỗi dòng, mỗi khổ đoạn có thể tạo ra một không khí tình cảm, truyền tải  một cảm xúc mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến người đọc. Tính chất gợi cảm của lời thơ được bộc lộ ở hai đặc điểm : giàu nhạc điệu và tính hình tượng. Ý kiến của GS Phan Ngọc chính là sự nhấn mạnh về phương diện thi pháp của thơ:   "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để buộc người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải nghĩ cho chính hình thức ngôn ngữ của nó". Tiếp thu thành tựu của các ngành khoa học hiện đại, thi pháp học thế kỉ XX đã đi tìm những đặc thù cơ bản của thơ ở giác độ tổ chức kết cấu trong văn bản ngôn từ. Và như một hệ quả tất yếu, tìm hiểu thơ trên giác độ này, người thẩm thơ, giảng thơ không thể không được trang bị một vốn liếng ngôn ngữ học dày dặn, để chỉ ra cho được cái đặc trưng, "cái lí của hình thức thơ". Trên một quan điểm toàn diện, thi pháp học Macxit một mặt nghiên cứu cấu trúc hình thức của văn bản ngôn từ, nhưng không chỉ xét cô lập trong cấu trúc nội tại của chúng mà phải xét trong mối tương quan với những yếu tố khác ngoài văn bản - mà yếu tố trực tiếp bộc lộ cảm xúc của cái tôi trữ tình nói bên trên là một trọng điểm. Nhạc điệu của lời thơ. Từ nguồn gốc xa xưa của mình, lời thơ vốn là chuỗi lời nói được sáng tác ra để hát hoặc ngâm lên có thể được các nhạc cụ đệm theo. Thơ với nhạc gần nhau là vì vậy. Chất nhạc trong lời thơ thể hiện qua luật thơ, âm điệu và nhịp điệu của nó. 3. Tính dân tộc trong thơ Cội nguồn của thơ trước hết là dân tộc. Thơ dù cụ thể hoá, hay trừu tượng hoá tới đâu cũng gắn với dân tộc mình, thời mình sống. Ở thời nào, dù bình hay biến, nam hay bắc, mục tiêu nhân văn nhân nghĩa truyền thống đã hướng cho thơ đi về đích chân, thiện, mỹ của dân tộc Việt Nam ta. Bao đời nay thơ đã làm cho con người biết thương con người. Dẫu rằng thơ luôn luôn khai thác số phận con người, niềm vui cũng như nỗi đau, cao thượng cũng như thấp hèn, hùng và bi... với những cung bậc khác nhau, âm hưởng khác nhau. Thời nào thi sĩ cũng thờ trên đầu chữ tâm - cái gốc rễ sâu bền của dân tộc, của nhân loại. các nhà thơ không ai cầm bút đứng ngoài dân tộc. Nhưng tiếng đàn chỉ cất cao khi tâm hồn người nghệ sĩ hoà nhập cùng quê hương xứ sở, dân tộc mình. Bằng chức năng sáng tạo nhà thơ góp phần làm giàu cho tâm hồn, tình cảm của dân tộc mình. Đời sống tâm hồn của mỗi người, sự sống còn của dân tộc, tình cảm nhân loại đi vào thơ như một dòng thác. Cái bể chứa hùng vĩ để tạo nên dòng thác của thơ vẫn là cội nguồn gốc rễ từ quê hương mình, dân tộc mình. Trên dòng thác ấy có con sóng chìm, lại có con sóng nổi, có con sóng tung trời trắng xoá, lại có con sóng dịu êm. Tư duy thơ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và trình độ thẩm mỹ của công chúng. Bài thơ có thể hình thành hồn nhiên từ ánh nhìn (đôi mắt sâu thẳm của tình yêu) đến ánh nắng (chói chang mùa hè, thủy tinh mùa đông), từ bất động (một bức tường rong rêu) đến chuyển động (một cơn gió, một cơn mưa). Những bài thơ đi trực tiếp từ trái tim mà ngôn từ chỉ là những cái vỏ bọc đựng. Mỗi bài thơ hay là một định nghĩa cho thơ. Thời gian thấm vào mỗi dòng thơ; cũng bởi sau thời gian chúng ta mới bắt đầu chiêm nghiệm và ký ức. Thời gian không ngừng trôi qua mỗi dòng thơ như nước chảy qua kẽ tay. Bàn luận về sự bồi đắp tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong thơ ca nước ta, không thể không đối chiếu thơ hôm nay với thơ ngày xưa. Thơ văn Việt Nam hiện nay viết bằng tiếng Việt, một ngôn ngữ đẹp và phong phú, có khả năng diễn đạt mọi tư tưởng, mọi sắc thái tình cảm, tiếng nói ấy là niềm tự hào chính đáng của mọi người Việt Nam chúng ta, là biểu hiện ngời sáng của bản sắc dân tộc Việt Nam được gìn giữ và bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhiệm vụ ghi tạc bằng những hình ảnh nghệ thuật sống động cuộc sống Việt Nam, tính cách Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam - sứ mệnh quan trọng hàng đầu của văn học dân tộc - chỉ được thực hiện trong thời đại mới, khi mà văn hoá Việt Nam đoạn tuyệt với sự câu nệ văn hoá cổ Trung Hoa, từ bỏ những khuôn mẫu cứng nhắc lỗi thời, hướng con mắt sang phương Tây, đón nhận tác động canh tân của văn học châu Âu, trước hết là văn học Pháp. Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: Vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi! 4. Đặc điểm thơ trữ tình Từ thời cổ đại đến nay, văn chương nhân loại có các loại thơ : thơ sử thi, thơ bi kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch... Trong đó thơ trữ tình được coi nó là tiêu biểu của thơ. Trong quan niệm hiện đại về thơ, giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã đúc kết 4 yếu tố cơ bản của thơ là: Cảm hứng mãnh liệt, Nghệ thuật trùng điệp, Khoảng trống, Âm vang.       4.1.Cảm hứng mãnh liệt: Không quá nặng về trình bày tư duy, cảm hứng trữ tình được thu gọn, đau đáu trong tâm trí người cầm bút (không dàn trải ngổn ngang, không chất chứa quá nhiều sự việc...) . Xuất phát từ chính bản thân mình, cảm hứng mãnh liệt tất nhiên phải hướng về nhân sinh, về thế giới. 4.2. Nghệ thuật trùng điệp: Có nhiều cách trùng điệp. Giản đơn nhất là trùng "âm" do gieo "vần" tạo ra. Kế đó là "điệp từ ngữ" là biện pháp dễ thấy. Còn các yếu tố trùng điệp khác như "câu, đoạn, ý, hình ảnh...". Bản chất của trùng điệp là thể hiện tâm trạng day dứt của người làm thơ (day dứt: trở đi trở lại). Tâm trạng day dứt chính là cái trùng điệp gốc! Nếu mọi sự cứ rõ ràng dứt khoát thì chẳng cần đến thơ nữa! 4.3. Khoảng trống: Thi nhân thường nói "thiếu một chút", không nói toạc hết mọi sự, mọi ý. Lí luận thơ cổ điển phương Đông thường cảnh báo rằng "thơ kị lộ" (tránh lộ ý). Chỗ trống này chừa lại cho sự bâng khuâng, đồng sáng tạo của bạn tri âm. 4.4. Âm vang: Nối tiếp cái "khoảng trống". Có chỗ "trống" thì âm mới "vang" lên, ngân lên được, cái âm vang ấy nó sẽ "day dứt" cả người thưởng thức thơ. Âm vang giản đơn nhất trước hết là do gieo "vần", lặp đi lặp lại. Trong các bài thơ "không vần" (thơ tự do) thì âm vang sinh ra do những yếu tố trùng điệp khác (ngoài vần) đã kể trong phần "nghệ thuật trùng điệp". Bốn yếu tố trên thực là căn bản của thơ. Tuy nhiên, một bài thơ không nhất thiết phải hoàn hảo đầy đủ 4 yếu tố. Một bài thơ gọi là "đọc được" chí ít cần đạt được một, hai yếu tố đó. Bên cạnh đó còn có thêm yếu tố thứ 5 : cái Ảo trong thơ. Người ta thường nói nhà thơ hay "mơ mộng" với ý diễu cợt lối sống lối cảm xa thực tế, viển vông. Họ đã lầm lẫn giữa lối sống và lối tư duy thơ. Mơ mộng căn bản là cái ảo trong thơ, cái ảo gắn bó mật thiết với cuộc sống, cái ảo là phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Bản chất của cái ảo chính là tâm tưởng, chủ quan, tương phản bề ngoài với cái "hiện thực"  Bài “Em ơi Ba Lan” của Tố Hữu  Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan (thực) Đường bạch dương sương trắng nắng tràn (thực) Anh đi nghe tiếng người xưa vọng (ảo) Một giọng thơ ngâm một giọng đàn (ảo) Phân tích thi ca mà xác định "thực-ảo" như trên thì có vẻ máy móc, nhưng sự thật quả là vậy. Bạn thử thay tất cả những câu "ảo" trong các bài thơ kể trên bằng những câu "thực" thì có còn thơ nữa không ?! Bài thơ trữ tình có nhiều phương diện khác như: "cảm hứng chủ đạo, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, lời văn nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, kết cấu .v.v...Không ai có thể dạy làm thơ, nhưng chắc chắn làm thơ không thể bỏ qua những yếu tố cơ bản nêu trên... Thơ tự do trữ tình, với tính cách kể chuyện tiềm ẩn, tiếp tục là hình thức phổ biến nhất được sử dụng bởi các nhà thơ hiện nay, cũng như đã xảy ra với thế hệ đi liền trước họ. Một lần nữa chúng ta được nhắc nhở rằng thơ trữ tình có thể dung chứa trong nó biết bao bờ cõi mênh mông và phức hợp. Mặc dù hầu hết các bài thơ đều tiến về phía gần với ngôn ngữ trò chuyện hằng ngày hơn là về phía các bài hát, những người làm tuyển tập có khuynh hướng đánh giá cao hơn cho những bài thơ có nhạc tính, giàu biến điệu và sự lập lại của các âm; những điều này  làm tăng thêm sự giàu có sang trọng cho ngôn ngữ nói hằng ngày. Thơ trữ tình là một sự dãi bày tâm trạng, một sự thể hiện cảm xúc. 5. Ngôn ngữ thơ Nếu như “giai điệu”, “âm thanh” là ngôn ngữ của âm nhạc; “màu sắc”, “đường nét” là ngôn ngữ của hội họa; “mảng, khối” là ngôn ngữ của kiến trúc, thì “ngôn từ” là chất liệu của tác phẩm văn học. Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ. Mắc-xim Gorky (nhà văn Nga) đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Ở đây, xin trình bày một cách ngắn gọn về đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Từ đó ta có thể lựa chọn từ ngữ như thế nào để đưa vào bài thơ hay truyện cho đúng lúc, đúng chỗ nhằm chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.        Một bài thơ hay với nhiều tầng liên tưởng không dễ gì ta cảm nhận ngay được, có khi chỉ bằng linh cảm mà nhận ra cái “ý tại ngôn ngoại” ấy. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, đối chiếu ta mới nhận ra thứ ánh sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng thơ. Chẳng thế mà nhà thơ Hoàng Đức Lương đã rất đề cao nàng thơ: Thơ là sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được, chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon...  Hay như Sóng Hồng (cố Tổng Bí thư Trường Chinh) viết: Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. Vì vậy để viết được bài thơ hay nhà thơ không thể không khổ công đi tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ và ngoài thơ. Ngôn ngữ thơ được gọi là “ngôn ngữ văn học”. Ngôn ngữ văn học có 3 đặc trưng cơ bản là tính chính xác, tính hình tượng và tính biểu cảm. Khác với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm linh con người (TS Hữu Đạt).        Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, hàm súc, giàu hình tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị. - Tính chính xác (hay còn gọi là tính tinh luyện, hàm súc): Mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa..., người viết cần liệt kê vài từ để chọn. Cũng có khi những từ ngữ trong câu thơ là những hư từ hoặc từ địa phương, từ khẩu ngữ rất bình thường nhưng được đặt đúng vào vị trí câu thơ thì nó vẫn tỏa sáng, diễn tả được đúng ý định của nhà thơ, khắc họa rõ tâm trạng nhân vật trữ tình.  Điều này các nhà thơ sẽ học tập được nhiều ở ca dao - dân ca (Vd: Ca dao Nam Bộ có câu: Gió đưa buồn ngủ lên bờ/ Mùng qua có rộng cho bậu ngủ nhờ một đêm).  Nói tính chính xác của từ ngữ trong thơ ca có khi mang tính tuyệt đối, có khi chỉ là tương đối  - Tính hình tượng : Theo “Từ điển văn học”, thì: Hình tượng: là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình nghệ thuật). Hình tượng văn học: là bức tranh sinh động nhất của cuộc sống được xây dựng bằng ngôn ngữ nhờ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ. Hình tượng thơ: là bức tranh sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có vần điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách cảm nhận của nhà thơ. Từ đó, ta thấy được ngôn ngữ mang tính hình tượng là ngôn ngữ gợi hình cụ thể. Nhà thơ không nói bằng phạm trù của tư duy lô-zic như trong các môn khoa học tự nhiên mà thông qua hình ảnh cụ thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng.  Ví dụ:                            Ước ao có một gian nhà                                 Có trưa đưa võng đón bà lên chơi.    (Em đi – Lê Đình Cánh) Hay ở bài thơ “Mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc”, nhà thơ Đồng Đức Bốn đã có liên tưởng như các cô vẫn còn sống đâu đây giữa cỏ cây, hoa lá:                                     Cầm cỏ thì thấy mồ hôi                              Cầm đất thì thấy dấu môi vẫn hồng                                     Sông La tóc sóng bềnh bồng                               Cầm mây, áo gái chưa chồng còn thơm. Tố Hữu viết về bốn mùa (đông, xuân, hè, thu) ở Việt Bắc bằng ngôn ngữ giàu tính họa (có người gọi đây là bức tranh tứ bình):                                  Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi                           Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng                                  Ngày xuân mơ nở trắng rừng                          Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang                                 Ve kêu rừng phách đổ vàng                          Nhớ cô em gái hái măng một mình                                 Rừng thu trăng rọi hòa bình                          Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Có nhà thơ so sánh mái tóc dài của thiếu nữ khá độc đáo: Tóc em dài như một tiếng chuông ngân.(chuyển từ quan sát bằng thị giác sang thính giác). Hay Trần Đăng Khoa cảm nhận được âm thanh rất nhẹ của chiếc lá đa rơi trong bài “Đêm ngủ ở Côn Sơn”: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng... (chuyển sự cảm nhận từ thính giác sang thị giác). Tất cả những câu thơ trên đều gợi liên tưởng, tạo hình tượng khá rõ. Nếu không có trí tưởng tượng kỳ diệu thì khó mà viết được những câu thơ như thế. Để có được những từ ngữ “lóe sáng” đó, ngoài vốn từ vựng phong phú, nhà thơ còn phải biết kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, điệp từ, tượng trưng, nói quá, nói giảm...trong cách diễn đạt. - Tính biểu cảm:       Là sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp hay gián tiếp qua mỗi từ ngữ thơ. Đó là các cung bậc: ái, ố, hỉ, nộ của lòng người.  II. Nghệ thuật ngôn từ trong các bài thơ trữ tình 1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học Chất liệu của văn chương là ngôn từ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lao động trên chất liệu đó. Sắp xếp “tiếng lòng” như thế nào cho hay, cho du dương hay có vần điệu để có được “cái thú được nghe lời mình nói” là một việc làm nhọc lòng, nhưng tự nguyện. Thơ là tự giác. Không ai bắt nhà thơ ngồi vào bàn gửi gắm tâm sự của mình. “Tiếng lòng” giống như những sợi tơ lóng lánh sẽ theo ngòi bút chảy xuống trang giấy “bện” thành các con chữ. Chữ viết là hình thức vật chất hóa ý nghĩ, tư tưởng. Ngôn từ thơ “photo” lại “tiếng lòng” của nhà thơ. Thơ vốn được coi là “một ngôn ngữ bí mật”, nhà thơ lao động trên sự bí mật đó. Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ chữ Hán. Thật là kì tài. Con người sống và làm việc để duy trì sự tồn tại và hơn nữa là thúc đẩy lịch sử con ngưởi phát triển. Từ mục đích đó thì ngôn ngữ ra đời để chỉ rõ hiện tượng, sự vật và ý nghĩa biểu tượng cần diễn đạt..., phục vụ cuộc sống và mục đích của con người. Và còn mang một ý nghĩa khác quan trọng không kém trong cuộc sống của con người là phục vụ trong hoạt động tinh thần, về những sáng tạo nghệ thuật như thơ văn....của con người. Trong đó muốn diễn đạt nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa, muốn lưu lại và muốn hữu hình ý của mình... thì hẳn nhiên con người phải tạo ra một phương thức biểu hiện mới dễ dàng và khô đúc hơn- đó là ngôn từ. Ngôn từ khác ngôn ngữ ở chỗ, ngôn từ là một trong hai bộ phận cấu thành ngôn ngữ. Nó mang nét đặc trưng, cá nhân nhưng phổ biến và khoa học. Ngôn từ là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người qua lời nói của một cá nhân, mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người khác. Ngôn từ có thể là một từ, một nhóm từ, một câu, một đoạn văn... khi nói hoặc khi viết. Và ngôn từ là cái tác động trực tiếp nhất, sớm nhất khi con người tiếp xúc với tác phẩm. Nên nói đến một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” không thể không bàn đến sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung của ngôn từ trong tác phẩm. Nhưng nếu xét trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì ngôn từ chưa có trong hầu hết bộ phận này. Cụ thể như trong kiến trúc hay hội họa... rất ít có ngôn từ, ít lấy ngôn từ làm cách diễn đạt chính trong tác phẩm đó và không mang ý nghĩa quan trọng, chủ chốt trong ngành. Vì nghệ thuật là tư duy của hình tượng, không có hình tượng thì không có nghệ thuật. Mà hình tượng là một phương tiện cố định thu hút những cái được yêu thích thường hay biến đổi; là một cái gì đơn giản và rõ ràng hơn nhiều so với cái được giải thích. Vì tính hình tượng có mục đích làm xích gần ý nghĩa của hiện tượng với cách hiểu của chúng ta. Nhưng xét trong tác phẩm văn chương thì ngược lại. Nó có ý nghĩa sâu sắc, mạnh mẽ và quyết định tới thành công của tác phẩm...Nó là kẻ tạo ra thành công của tác phẩm vì hình tượng được toát ra từ ngôn từ. Ngôn từ vừa mang một nghĩa bên trong nó, tức là tính biểu thị của ngôn từ; vừa gợi ra một vật gì đó ở bên ngoài nó - là tính hàm nghĩa của ngôn từ. Mặt thứ hai này của ngôn từ đưa đến cho con người nét nhìn sâu hơn, xa hơn, phát triển hơn. Giúp chúng ta tư duy nhanh về hình tượng. Nói như nhà văn Nga Leonov: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực nhất là tác phẩm mà ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Như trên ta đã nói ngôn từ có thể là một từ, một câu, một đoạn.... Nó có cấu trúc bên trong và có quy luật, trình tự nhất định của nó. Nhiều khi chúng tạo thành hệ thống, tạo nên mối liên hệ cái này làm nảy sinh cái kia. Có đối lập nhưng lại dựa vào nhau để cùng tồn tại, chi phối nhau, quy định nhau và đòi hỏi nhau. Ngoài ra chúng còn có mối quy luật giữa ngôn từ với những thành tố bên ngoài nó như hoàn cảnh....tác động từ bên ngoài tới sự hình thành của tác phẩm. Vì thế con người làm ra ngôn từ và vô tình làm ra quy luật mới. Sự thể hiện rõ ràng lập trường, quan điểm, ý thức tư tưởng, thế giới quan của mỗi người qua ngôn từ trong tác phẩm chính là “phát minh” hình thức của ngôn từ. Tuy nhiên những quy luật đó đều mang tính cộng đồng, tập thể nên rất hiện thực và gần gũi. Nếu “phát minh” đó quá xa lạ hay quá nghịch lí thì khó chấp nhận mà dễ bị phê phán, chống đối. Nó luôn luôn bị chi phối bởi ý thức và tư tưởng của đọc giả, của người trong ngành... Còn “sáng tạo nội dung” qua ngôn từ là như thế nào? Ngôn từ rõ ràng không chỉ là hình thức, mà là bắt nguồn từ thực tiễn và ý thức của con người. Hình thức muốn tồn tại được thì phải luôn luôn gắn liền với nội dung, mang dấu ấn của nội dung. Ngôn từ mang nhiều nghĩa khác nhau và gần nhau. Ngôn  từ là đa nghĩa và khi đem nó vào sử dụng. Qua phát minh hình thức thành công của ngôn từ sẽ tạo ra được những đoạn văn chương, những tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Sẽ tạo ra “văn cảnh” cho tác phẩm mà không một tác phẩm nghệ thuật đích thực nào có thể biểu hiện hơn điều đó. Qua văn cảnh đó, ý muốn và dụng ý sáng tạo của tác giả được bộc lộ sâu sắc, vì thế ngôn từ cũng đã làm tròn nhiệm vụ của mình là “phát minh về hình thức và sáng tạo về nội dung”. Trong sáng tạo về nội dung của ngôn từ thể hiện thì không phải người sáng tạo dựa trên quy luật, dựa trên cái đã có để “xếp chữ” tạo ra một hình thức ngôn từ mới là đủ như hiện nay điều này diễn ra rất phổ biến. Vì như vậy tạo ra sự sao chép, học đòi và tính khoe mã không trung thực trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật qua ngôn từ. Vì như vậy người nghệ sĩ sẽ chẳng khác nào một thợ lắp ráp ngôn từ đơn thuần, ai muốn cũng có thể làm được. Mà họ phải làm chủ được tác phẩm của mình, làm chủ ngôn từ trong tác phẩm của mình. Nó bắt nguồn từ cuộc sống và viết nên từ sâu thẳm tim gan người cầm bút, từ những tư tưởng lớn và những suy nghĩ...qua bút pháp riêng. Giúp con người nâng cao tâm hồn, nhận thức, tư tưởng... về cuộc sống, về nhân lọai... đó cũng là điều dễ hiểu vì sao các tác giả lại đa số không tìm cách phát triển năng lực tư duy hay phân tích trong mình mà lại dồn tất cả năng lượng vào sự say mê đối với vật liệu- ngôn từ hơn.         Ngôn từ văn học có th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docday_hoc_Tap.doc
  • docCHUYEN_DE_TIEP_NHAN_CH_5.9.2010.doc
Tài liệu liên quan