Chuyên đề Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao

Với mô hình kênh tiêu thụ gián tiếp trên: Là hình thức bán hàng thông qua đại lý hoặc các doanh nghiệp. BQT HTX đứng ra ký hợp đồng với công ty nông chế biến hàng nông sản Hải Phòng, Hải Dương thu mua của hộ gia đình xã viên. Sau khi ký kết hợp đồng với các công ty để bao tiêu sản phẩm thì công ty trực tiếp cho cán bộ kỹ thuật về giảng cho bà con nông dân từ việc chăm bón, gieo trồng cho đến quá trình thu hoạch cũng như cung cấp giống và phân bón, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho từng loại giống. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu theo con đường này như: khoai tây, ớt , cải cuộn, củ cải đường .

Trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường mà việc đưa hai loại cây trồng là ớt và khoai tây vào trồng tại địa phương đã đen lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích gieo trồng càng được mở rộng. Thị trường tiêu thụ hai mặt hàng chủ yếu thông qua các nhà mua buôn đến thu mua tại ruộng ngay sau khi hộ nông dân thu hoạch, các nhà buôn lại đem bán cho các đại lý tại một số xã lân cận như: Quỳnh Hải, An Ấp sau đó các đại lý này xuất hàng cho một số công ty chế biến nông sản tại Hà Nội, Hưng Yên và tiêu thụ sang thị trường nước ngoài như Trung Quốc.

 

doc67 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm phục vụ xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệm,tiếp tục xây dựng các cánh đồng tiếp theo . Theo chủ trương đó xã đã lấy cánh đồng giông thôn đại nẫm 3 với diện tíchlà 10,6 ha làm điểm. Số hộ có diện tịch trên cánh đồng này làlà 187 hộ ,diện tích của các hộ tương đối bằng nhau,hộ nhiều là 680m2,hộ ít có diện tích là250m2. Biểu phân bố đất NN tại các cánh đồng của các thôn: Tên cánh đồng Diện tích Đồng Miễu ĐN1 Đồng Bái ĐN1 Đ.Cửa chùa ĐN1 Đồng Rộc ĐN2 Đồng Vần ĐN2 Đồng Vần ĐN3 Đồng Giông ĐN3 Đồng Bố T.Bá Đồng Kênh T.Bá Đồng Vược A.Hiệp Tổng diện tích 15,1 6,5 4,5 9,7 3,1 5,1 10,6 14,0 1,5 11,5 Qua biểu phân bố đất NN tại các cánh đồng ta thấy theo tiêu chí mà Nghị quyết 08 đề ra là đến năm 2006 diện tích xây dựng cánh đồng 50 triệu phải đạt từ 7 ha trở lên . Như vậy đối với Quỳnh Thọ có thể xây dựng được 5 cánh đồng của 5 thôn và tới đây có thể tiếp tục xây dựng chung một cánh đồng của 2 hoặc 3 thôn cộng lại và Quỳnh Thọ chọn cánh đồng xây dựng điểm là đúng. Công thước luân canh cánh đồng Giông trước năm 2003 Diện tích (ha) Loại cây trồng Thời gian chiếm đất Năng suất tạ/ha Đơn giá Đ/kg Giá trị sản lượng (Triệu/đồng) Tổng giá trị/ha/năm (tr.đ) 10,6 ha Lúa xuân 20/2 á30/5 70 2000 14,20 47,70 10,6 ha Lúa mùa sớm 20/6 á 25/9 55 3000 16,50 7,1 ha Cây ngô đông 25/9 á 15/2 40 2500 10,00 3,5 ha Cây khoai lang 25/9 á 15/2 70 1000 7,00 Tổng 10,6 ha 470,92 Qua nghiên cứu chất đất và tìm hiểu thị trường trên cánh đồng Giông của thôn Đại Nẫm 3 đã được áp dụng phương thức luân canh Dưa Bao tử + lúa màu + cây cải cuốn Đài Loan. Thu nhập từ cánh đồng Giông khi xây dựng cánh đồng 50 triệu Diện tích (ha) Loại cây trồng Thời gian chiếm đất Năng suất tạ/ha Đơn giá Đ/kg Giá trị sản lượng (Triệu/đồng) Tổng giá trị/ha/năm (tr.đ) 10,6 ha Dưa Bao tử 20/2 á30/5 150 2500 37,50 81,00 10,6 ha Lúa mùa 15/6 á 30/9 55 3000 16,50 10,6 ha Cải cuốn Đ.Loan 15/9 á 30/2 54000 500 27,00 Tổng 858,6 Qua 2 biểu đồ ta có thể đánh giá được sự tăng giá trị thu nhập rất lớn từ 470,92 triệu đồng lên 858,60 triệu đồng cũng ngay trên cánh đồng đó và cũng là những hộ nông dân đó. Từ những thành công bước đầu của việc xây dựng cánh đồng Giông trong vụ đông năm 2003, vụ xuân 2004 và vụ mùa năm 2004 Quỳnh Thọ tiếp tục triển khai xây dựng tiếp 2 cánh đồng của 2 thôn Tiên Bá và Đại Nẫm 2 từ vụ xuân 2005 với phương thức luân canh phù hợp với đồng đất và truyền thống của nhân dân ở 2 thôn này. *Phương thức luân canh đã áp dụng tại cánh đồng Bố thôn Tiên Bá: Loại cây trồng Tổng diện tích Thời gian Chiếm đất Năng suất tạ/ha Đơn giá đ/kg Giá trị sản lượng/ha (triệu đồng) Tổng giá trị /ha/năm (triệu đồng) Ghi chú Lúa xuân 15/2 á10/6 70 2000 14,00 Giống Q5-KD Lúa mùa 15/6 á 25/9 55 3000 16,50 96,50 HT số 1-N87 7,5 ha ớt đông 30/9 á 10/2 200 1500 30,00 ớt Hàn Quốc 0,5 Dưa bao tử 30/9 á 10/2 120 3000 3600 Gống do nhà máy cấp Tổng 14 ha 886,00 Quan việc thực hiện luân canh 4 loại cây trồng trong thời giam 1 năm 3 vụ ta thấy giá trị thu được cũng rất lớn, thời gian chiếm đất của các loại cây trồng là hợp lý phù hợp với trình độ thâm canh của người dân, phù hợp với điều kiện đất đai của cánh đồng bố. * Phương thức luân canh áp dụng tại cánh đồng Rộc của thôn Đại Nẫm 2: Loại cây trồng Tổng diện tích Thời gian Chiếm đất Năng suất tạ/ha Đơn giá đ/kg Giá trị sản lượng/ha (triệu đồng) Tổng giá trị /ha/năm (triệu đồng) Ghi chú ớt xuân 10/2 á15/6 250 150 37,5 Giống Hàn Quốc Lúa mùa 20/6 á 30/9 55 300 16,5 117,00 4 ha cải cuốn 15/10 á 20/2 54000 500 27,0 Giống do nhà máy cung cấp 5,7 ha Dưa bao tử 30/9 á 10/2 120 3000 36,0 Làm bầu Tổng 9,7 ha 837,00 Qua việc thực hiện luân canh cây trồng gồm ớt xuân, lúa mùa, cải cuốn Đài Loan và Dưa bao tử trên cánh đồng Rộc 9,7 ha ta thấy giá trị sản lượng thu được trên 1ha là rất lớn, phù hợp với đồng đất và truyền thống thâm canh của nhân dân trong thôn Đại Nẫm 2. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08 về xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm phát huy thắng lợi của việc xây dựng 3 cánh đồng đạt tiêu chí. Dư luận quần chúng nhân dân rất phấn khởi vì đã giải quyết được việc làm ngay trên đồng đất của mình và lại có thu nhập cao. Từ vụ mùa năm 2004 xã tiếp tục tuyên truyền và vận động, đầu tư hỗ trợ cho 2 thôn còn lại quy vùng, đảm bảo xây dựng tiếp 2 cánh đồng Miễu của thôn Đại Nẫm 1 và cánh đồng Vược của thôn An Hiệp đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm. Và hoàn thành chỉ tiêu mà Đảng bộ đề ra đến năm 2005 xây dựng được mỗi thôn 1 cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. 3. Một số công thức luân canh có thể áp dụng tại xã Quỳnh Thọ Công thức Loại cây trồng Thời gian chiếm đất Năng xuất Tạ/ha đơn giá đồng/kg Giátrị sảnlượng/ ha (triệu đồng) Tổnggiá trị/ha/năm (triệu đồng) Ghi chú 1 Lúa xuân 15/01-10/6 70 2000 14.00 60.5 Giống lúa Q5, KD, N87, HT số 1, ớthàn quốc Lúa mùa sớm 15/6-20/9 55 3000 16.50 ớt đông 30/9-10/2 200 1500 30.00 2. Dưa bao tử 20/2-30/5 150 2500 37.50 81.0 Giống dưa nhà máy cung cấp, giống lúa N87, HT1 Lúa mùa 15/6-30/9 55 3000 16.50 Cải cuốn Đài Loan 15/10-20/2 54.00 500 27.00 3. Lúa xuân 10/2-15/6 70 2000 14.00 64.0 Dưa làm bầ, giống lúa N87, KD, HT1 Dưa Gang 10/6-30/7 28000 400 11.20 Lúa mùa 5/8-10/11 50 3000 15.00 Rau các loại 10/11-5/12 400 600 24.00 4 ớt xuân 10/2-15/6 250 2000 50.00 93.5 Giống ớt hàn quốc, giống lúa N87, KD, HT1 Lúa mùa 20/6-30/9 55 3000 16.50 Cải cuốn xuất khẩu 15/10-20/2 54.000 500 27.00 5 Lúa xuân 15/2-10/6 70 2000 14.00 57.5 Giống lúa Q5, KD Lúa mùa 15/6-1/10 55 3000 16.50 Cải cuốn Đài Loan 15/10-20/2 54.000 500 27.00 Xã Quỳnh thọ triển khai thực hiện xây dựng cánh đồng có giá trị 50 triệu đồng trở lên từ năm 2003 đến nay xã đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Đến nay toàn xã đã xây dựng được 4 cánh đồng với diện tích 40 ha. Đặc biệt vụ xuân năm 2005 xã đã có một cánh đồng tiếp theo được BCĐ huyện và tỉnh công nhận là cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng trở lên với diện tích là 27,07 ha. Một số công thức luân canh xã đã áp dụng để xây dựng như: Lúa xuân – lúa mùa sớm – ớt đông Dưa bao tử – Lúa mùa sớm – Cải cuốn xuất khẩu Lúa xuân – Lúa mùa– Cải cuốn xuất khẩu ớt xuân – Lúa mùa – Cải cuốn xuất khẩu Lúa xuân – Dưa gang – Lúa mùa – Rau các loại Đó là những mặt thuận lợi cơ bản tạo đà cho hoàn thành thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu trở lên/ha/năm của địa phương trong gian đoạn tiếp theo. Kết quả sản xuất trên 1 ha tại cánh đồng giông thôn đại nẫm 3 năm 2004 Đơn vị: 1000đ/ ha Phương thức Tổng thu Chi phí Hiệu quả Dưa bao tử 37.500 18.000 19.500 Lúa mùa sớm 16.500 5.580 10.920 Cải cuồn XK 27.000 5.200 21.800 Cộng 81.000 28.780 52.220 So sánh giá trị giữa cánh đồng đã thực hiện & cánh đồng chưa xây dựng Đơn vị: Triệu đồng/ ha/ vụ So sánh Phương thức Tổng thu Chi phí Hiệu quả Cánh đồng xây dựngđạt trên 50 triệu 1 lúa 2 màu 81,0 28,7 52,3 Cánh đồng chưa xây dựng 2 lúa 1màu 47,7 17,5 30,2 Giá trị chênh lệch 33,3 11,2 22,1 Như vậy khi đã chuyển đổi giá trị sản lượng bình quân trên diện tích của toàn xã đạt từ 24 triệu đồng trở lên /1ha /vụ. Khi chưa chuyển đổi giá trị sản lượng bình quân trên diện tích của toàn xã đạt từ 17,5 triệu đồng /1 ha/ vụ. Với diện tích gieo trồng không thay đổi nhưng giá trị thu nhập của tất cả các loại cây trồng đều tăng lên. Kết quả đó là do BQT HTX cùng với cán bộ và nhân dân Quỳnh thọ biết phát huy tiềm năng sẵn có cũng như tích cực học tập tiến bộ KHKT một số cây trồng có giá trị xuất khẩu cao vào gieo trồng như ơt Đài Loan, Khoai tây... được đưa vào sản xuất. Thẳng thắn nhìn nhận ra những hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sản suất. Có sự đánh giá đúng khả năng của địa phương, đồng thời tận dụng sáng tạo nguồn lao động nông nghiệp sẵn có của địa phương. Những năm trước đây do chưa tìm ra nối đi đúng do vậy mà nguồn tiềm năng của địa phương chưa được phát huy, đất đai của Quỳnh thọ cũng chưa có biện pháp khai thác tốt vì vậy mà sản xuất nông nghiệp của địa phương có sự trì trệ. Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của địa phương nhưng năng suất phải đạt giá trị cao nhất III. Thực trạng về tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Nhận rõ được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Xuất phát từ thực tế sản phẩm nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh nói chung và Quỳnh thọ nói riêng mang tính thời vụ do vậy mà lãnh đạo xã cũng như BQT HTX DV nông nghiệp Quỳnh thọ luôn luôn chọn thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương mình một cách hợp lý nhất. Để có được sản phẩm nông nghiệp tốt đảm bảo cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng, các đại lý, các nhà mua buôn, mua lẻ, để vận chuyển hàng hoá đúng đủ đến nơi tiêu thụ. Xã đã quy vùng sản xuất từng loại sản phẩm hàng hoá ngoài ra còn phối kết hợp với các xã lân cận để đảm bảo cung cấp đúng đủ kịp thời. Nếu tiếp tục thực hiện việc xây dựng cánh đồng 50 triệu trở lên thì sẽ mở ra cho xã một thế mạnh rất lớn về sản xuất nông nghiệp đó là nơi sẽ cung ứng cho thị trường 1 khối lượng nông sản lớn/ năm. Với việc áp dụng công thức luân canh chủ yếu và mạn dạn đưa vào 1 số cây con mới vào sản xuất như cây đậu tương đông với thời gian trồng từ 30/9 cho thu hoạch 500.000đ/sào, cây ớt, cà chua cũng đã được BQT HTX đưa vào thay thế cây rau cải..., việc chuyển một số giống lúa như: Q5, Khâm dục sang cấy giống lúa có chất lượng cao và đã từng bước cho thu nhập cao hơn Để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp xã đã mở rộng thị trường tổ chức phân phối theo nhiêu kênh khác nhau. Mô hình kênh tiêu thụ sản phẩm mà Quỳnh thọ áp dụng được thể hiện bằng sơ đồ sau: Htxdv nn Quỳnh thọ Sơ đồ kênh tiêu thụ hàng nông sản Hộ sản xuất Đại lý HTX Tư thương Người tiêu dùng Doanh nghiệp Nhìn vào sơ đồ kênh tiêu thụ tổng quát mà địa phương đã áp dụng để tiêu thụ hàng nông sản thì nông sản của địa phương đến với người tiêu dùng chủ yếu bằng con đường gián tiếp. Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm mang tính thời vụ cao, quá trình sản xuất lại phân tán. Với một xã thuần nông như Quỳnh Thọ thì sau khi hộ nông dân thu hoạch lúa về thóc được các hộ nông dân bảo quản, một phần tích trữ lương thực để đảm bảo đời sống hàng ngày, phần dư thừa được bán cho các đại lý xay sát, các đại lý này làm nhiệm vụ cung cấp cho nhiều tỉnh miềm Bắc như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên và nhiều vùng lân cận khác. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất cung cấp lương thực đủ cho những nơi hợp đồng, thông thường các đại lý dự trữ lưu kho một lượng lương thực khá lớn, bên cạnh đó vẫn thu mua thường xuyên trong dân. Như vậy thóc gạo của địa phương chủ yếu được tiêu thụ bằng kênh tiêu thụ gián tiếp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã đã có chủ trương đưa các biện pháp luân canh tăng vụ hợp lý đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cũng đưa vào sản xuất vụ đông những cây rau màu có giá trị xuất khẩu như: Khoai tây, ngô, ơt Đài Loan, cà chua, đậu tương... Khoai tây, ngô được các đại lý thu mua và vận chuyển bằng ô tô ra bán cho người bán buôn, bán lẻ ở vùng đô thị như: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên... Đối với ớt, cải cuốn HTX ký hợp đồng với công ty chế biến nông sản thực phẩm Triển mậu đảm bảo theo số lượng, chất lượng tuyển chọn của hợp đồng. Với những sản phẩm có thời gian bảo quản và giá trị sử dụng ngắn như các loại rau bắp cải, xu hào và một số cây rau màu khác địa phương lựa chọn kênh tiêu thụ theo con đường sau: + Kênh tiêu thụ trực tiếp: Người tiêu dùng Hộ sản xuất Với kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức bán lẻ cho người tiêu dùng. Xã viên trực tiếp đem nông sản của gia đình sản xuất bán tại các chợ trong huyện như Quỳnh Côi, chợ Đồng bằng ngoài ra một số gia đình có phương tiện đi lại thuận tiện thì đem ra tiêu thụ tại các thị trường rộng hơn như chợ BoThành phố Thái Bình, chợ Vĩnh Bảo Thành phố Hải Phòng và một số chợ thuộc huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương ... Kênh tiêu thụ này chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bà con trong tỉnh về các loại sản phẩm xuất phát do nhu cầu để chăn nuôi, chế biến hàng ngày. * Kênh tiêu thụ gián tiếp Người tiêu dùng Đại lý Hộ sản xuất Hộ sản xuất Tư thương Mô hình 2 kênh tiêu thụ này được sử dụng theo kiểu bán cho các khách hàng là các nhà buôn, đại lý đứng ra thu mua trực tiếp tại các thôn có cánh đồng hoặc nông dân đem nông sản đến một số đại lý thu mua. Thường thì sản phẩm được mua bán theo phương thức chìa khoá chao tay, không qua hợp đồng mua bán nào. Kênh này chủ yếu áp dụng cho khách hàng nội tỉnh họ mua của dân sau đó đem đến các chợ đầu mối của thành phố trong tỉnh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng yên... Đối với loại hàng hoá như thóc thì sau khi thu hoạch hộ nông dân bán cho các tư thương thu mua và sau đó hộ đem bán cho các đại lý xay sát trong vùng, đồng thời nông dân cũng đem trực tiếp đến các đại lý để tiêu thụ và sau khi chế biến các đại lý đưa ra thị trường cung cấp cho người tiêu dùng. Hộ sản xuất HTX Doanh nghiệp Người tiêu dùng Đại lý Với mô hình kênh tiêu thụ gián tiếp trên: Là hình thức bán hàng thông qua đại lý hoặc các doanh nghiệp. BQT HTX đứng ra ký hợp đồng với công ty nông chế biến hàng nông sản Hải Phòng, Hải Dương thu mua của hộ gia đình xã viên. Sau khi ký kết hợp đồng với các công ty để bao tiêu sản phẩm thì công ty trực tiếp cho cán bộ kỹ thuật về giảng cho bà con nông dân từ việc chăm bón, gieo trồng cho đến quá trình thu hoạch cũng như cung cấp giống và phân bón, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho từng loại giống. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu theo con đường này như: khoai tây, ớt , cải cuộn, củ cải đường ... Trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường mà việc đưa hai loại cây trồng là ớt và khoai tây vào trồng tại địa phương đã đen lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích gieo trồng càng được mở rộng. Thị trường tiêu thụ hai mặt hàng chủ yếu thông qua các nhà mua buôn đến thu mua tại ruộng ngay sau khi hộ nông dân thu hoạch, các nhà buôn lại đem bán cho các đại lý tại một số xã lân cận như: Quỳnh Hải, An ấp sau đó các đại lý này xuất hàng cho một số công ty chế biến nông sản tại Hà Nội, Hưng Yên và tiêu thụ sang thị trường nước ngoài như Trung Quốc. Kết quả tiêu thụ nông sản năm 2004 Đơn vị : 1000đồng Loại nông sản Sản lượng (tấn) Giá trị sản lượng Giá trị SL HH Cơ cấu (%) Thị trường Thóc 3119,18 8.109.868 2.500.000 30,82% Trong huyện (tư thương, đại lý) ơt đông 209,76 367.080 367080 100% Hải Phòng, Hải Dương, đại lý thu mua trong huyện Ngô 79,23 204.413,4 100.000 48,9% Một số chợ trong huyện, lái buôn Khoai tây 574,75 1.005.812,5 900.000 89,47% Hải Phòng, Hải Dương, đại lý thu mua trong huyện Rau màu các loại 564,28 1.213.219,2 1.000.000 82,42% Một số chợ trong huyện, chợ Bo TB chợ Vĩnh Bảo- Hải Phòng, chợ Thị trấn Ninh giang- Hải Dương Tổng 4.547,2 10.568.911,1 4.865.080 46% Nguồn: HTXDV NN Quỳnh thọ Thị trường tiêu thụ qua các năm III/- Những thuận lợi, khó khăn trong việc tiêu thụ hàng nông sản của địa phương trong thời gian qua. 1/- Thuận lợi - Đảng bộ đoàn kết, thống nhất, nhất trí cao, lãnh đạo thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị. - Cán bộ nhân dân có truyền thống đoàn kết tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương. - Có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, cần cù lao động, sáng tạo, tiếp thu đổi mới đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại đang được mở rộng tới các hộ dân trong. - Hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu đang từng bước hoàn thiện, toàn xã có 4 trạm bơm điện với công suất 2500 m3/giờ trở lên. - Ngoài ra xã còn có hội trường làm việc, 1 kho vật tư. -Xã có trục đường giao thông nông thôn hoàn thiện bằng đường láng nhụa, 5/5 thôn có đường bê tông kiên cố tạo điều kiện cho công tác vận chuyển hàng hoá về nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ HTX luôn chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, năng động trong các mối quan hệ với một số doanh nghiệp. Nhân dân trong xã đoàn kết cần cù trong lao động, sáng tạo học hỏi kinh nghiệm sản xuất của một số vùng lân cận. Tích cực tiếp thu những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Chính quyền địa phương luôn thẳng thắn nhận ra những thiếu sót và hạn chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất từ đó tìm ra hướng đi phù hợp nhất để phát triển kinh tế địa phương. 2/- Khó khăn - Hàng nông sản của cánh đồng 50 triệu còn chủ yếu là tiêu thụ trong thị trường nội địa và chỉ có một lượng nhỏ dành cho xuất khẩu. Do đặc thù của sản phẩm cánh đồng 50 triệu rất phong phú và đa dạng. Vì sản phẩm mang tính thời vụ, ngưòi dân quen với thói quen bán sản phẩm tại chỗ mặt khác địa phương không có cơ sở chế biến do vậy sản phẩm thu hoạch về sẽ không thể để được lâu. - Không có đại lý chính thức, không có các tổ chức thương mại chính thức đứng ra tiê u thụ hay bao tiêu sản phẩm cho địa phương cũng là một trong những thực trạng khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. - Sản phẩm nông nghiệp của Quỳnh thọ mới chủ yếu là các loại cây lương thực với giá trị kinh tế chưa cao, sản phẩm nông nghiệp chưa có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Mặt khác sản phẩm của các tỉnh lân cận có sức cạnh tranh lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Việc chuyển dịch diện tích cấy lúa kém hiệu quả và tận dụng mặt nước hoang sang nuôi thả cá và cấy lúa được hưởng ứng mạnh mẽ. Các hộ nuôi thâm canh đạt hiệu quả cao hơn từ 2- 2,5 lần nuôi quảng canh và cấy lúa. Giá trị thu nhập từ mô hình này ước đạt 760- 800 triệu đồng/ năm. Sự phát triển kinh tế của địa phương đánh dấu bước ngoặt quan trọng của BQT HTX cũng như chính quyền địa phương. Giá trị thu nhập của các ngành sản xuất và hiệu quả kinh tế ngày một tăng dần. Thu nhập của người dân trong xã dần tăng lên. Giá trị bình quân thu nhập bằng tiền năm 2004 đạt 4 triệu 100.000 đồng cao hơn so với 2003 là 500.000 đồng 1 người/ năm. Thu nhập của người dân ngày một ổn định đời sống đã từng bước khắc phục được khó khăn. Đó là do sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ ckhác địa phương không có cơ sở chế biến do vậy sản phẩm thu hoạch về sẽ không thể để được lâu. - Sản phẩm nông nghiệp là sản phẩm mang tính thời vụ cao, quá trình sản xuất lại phân tán nguồn tài chính của địa phương còn hạn hẹp hơn nữa việc vận chuyển thường gặp khó khăn và thị trường tiêu thụ lại không ổn định. Do đó việc lựa chọn thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. - Việc chỉ đạo của Ban quản trị HTX đôi khi cò chưa thường xuyên, bám sát với tình hình thực tế của đại phương. - Công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng. Một bộ phận xã viên với trình độ hạn chế, ý thức còn mang nặng phong cách sản xuất truyền thống kém hiệu quả. Việc tập huấn chưa được hưởng ứng nhiệt tình đôi khi bà con xã viên còn ngài đi tham gia các lớp tập huấn tiên bộ KHKT, tiếp thu ứng dụng một số loại cây con mới vào sản xuất. - Vai trò của các nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp chưa thực sự phát huy tác dụng trong liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế. Việc đào tạo cán bộ chưa thực sự đáp ứng với sự phát tiển kinh tế nông nghiệp hiện nay. Đào tạo cán bộ mới chỉ dừng ở cán bộ quản lý. Cán bộ khuyến nông, cán bộ chế biến, cán bộ Marketing còn thiếu. Bộ máy lãnh đạo HTX chưa được trẻ hoá, một số đồng chí đã có tuổi lại không được đào tạo cơ bản từ đó đã dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của HTX trong thời kỳ mới. - Việc sử dụng vốn vay trong sản xuất chưa thực sự phát huy hiệu quả, đôi khi đồng vốn chưa được sử dụng đúng mục đích ở mộy số đối tượng được vay vốn. - Việc quy hoạch vùng sản xuất chưa khoa học làm ảnh hưởng đến quy luật sản xuất chung dấn đến năng suất chưa cao. Chưa tận dụng hết lợi thế đất đai của đại phương, một số mặt nước hoang chưa được đưa vào sử dụng. - Việc lựa chọn và bố trí hợp lý, khoa học các công thức luân canh cây trồng con vật nuôi chưa đảm bảo. Một số công thúc luân canh được áp dụng trong thời gian qua vẫn mang nặng tính truyền thống chưa có sự đột phá. - Cán bộ HTX chưa năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho địa phương. Trong khi đó sản phẩm do nông dân làm ra ngày một nhiều, giá cả lại thấp, thị trường tiêu thụ hẹp, việc bảo quản sản phẩm gặp không ít khó khăn vì không đủ kỹ thuật. Làm cho một bộ phận nông dân không tin tưởng vào việc lãnh đạo sản xuất. - Chưa có cơ chế khuyến khích thích đáng đối với các hộ sản xuất có hiệu quả. Việc động viên khen thưởng chưa kịp thời làm cho phong trào thi đua trong sản xuất chưa phát huy hiệu quả. Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu hiện nay. Phần thứ ba: Phương hướng - mục tiêu - giải pháp tiêu thụ sản phẩm và xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao của xã quỳnh thọ I/. Những ảnh hưởng của môi trường: Trong khi thực hiện cơ chế thị trường như hiện nay, mỗi năm đơn vị sản xuất, mỗi cá nhân phải nắm rõ được sản phẩm của mình, sản xuất ra có lợi thế cạnh tranh gì để tận dụng phát huy lợi thế đó trên thị trường. Biết được trong tình hình hiện nay tất cả các điạ phương của tỉnh Thái Bình và của cả nước đều thực hiện xây dựng cánh đồng có giá trị kinh tế cao, sức mua của người dân trong nước thì có hạn, nhu cầu thì rất lớn về hàng hoá sản phẩm. - Sự cạnh tranh gay gắt và dẫn đến khủng hoảng thừa nêú ta không lựa chọn đúng thời cơ. - Sự gia tăng vô giá cả vật tư, phân bón, cây con giống và nói chung là làm tăng yếu tố đầu vào. - Một bộ phận người dân ly hương để đi làm tại các nhà máy, các khu công nghiệp. - Sự gia tăng về ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nông thôn do thâm canh sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc BVTV làm mất cân bằng sinh thái do thâm canh cao. - Việc nhà nước và yêu cầu thực tế của đối tác về độ an toàn vệ sinh thuốc BVTV. 1. Môi trường vĩ mô: - Đối với cánh đồng có giá trị kinh tế cao thị trường mua và các loại giống cây có gía trị kinh tế cao. ở nước ta trước đây trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp vật tư với giá thấp cho chung cả toàn nền nông nghiệp do đó ý thức tiết kiệm của người lao động thấp. Đến nay việc phát triển cánh đồng có giá trị kinh tế cao thì người nông dân phải tự hạch toán tìm và cân đối nguồn vật tư và giống cây trồng do vậy, muốn tiếp tục duy trì xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao thì nhất thiết phải cải tiến công nghệ, áp dụng các tiến bộ KHKT để giảm thiểu mọi chi phí và tiết kiệm vốn. - Thị trường lao động đối với cánh đồng có giá trị kinh tế cao thì lao động sử dụng chủ yếu là lao động tại chỗ, trình độ lao động thấp chủ yếu là lao động thuần tuý, lao động phổ thông do vậy việc nâng cao trình độ nắm bắt KHKT cho người lao động là việc làm rất cần thiết. Việc liên kết trao đổi học hỏi kinh nghiệm cần tích cực được triển khai có hiệu quả, đó là việc liên kết với các cơ quan khuyến nông của cấp trên. - Thị trường tiền và vốn là nơi có thể tạo được nguồn vốn để tổ chức hoạt động. Hiện nay chúng ta huy động nguồn vốn từ các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách người nghèo, và vốn của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn do đó lãi xuất tiền gửi và cho vay của ngân hàng đều do nhà nước quy định chứ chưa co quan hệ cung cầu trên thị trường điều tiết. - Thị trường bán (tiêu thụ sản phẩm). Đây là thị trường quan trọng nhất để tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng 50 triệu đó là những yếu tố rất quan trọng để tiếp tục phát triển hay không phát triển cánh đồng 50 triệu. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất chưa phải là điều quan trọng nhất đó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều quan trọng và quyết định sự tồn tại và phát triển cánh đồng 50 triệu đó là việc tiêu thụ sản phẩm trên cánh đồng đó như thế nào giá trị ra sao. Trước đây các sản phẩm nông nghiệp đều do nhà nước thống nhất điều tiết và phân phối. Hiện nay các sản phẩm làm ra từ nông nghiệp thì mỗi địa phương, mỗi hộ gia đình cá nhân, phải tự tìm thị trường tiêu thụ trong điều kiện nhà nước có chính sách hỗ trợ quy định, mỗi sản phẩm đều phải tính đến ưu thế cạnh tranh, tính ưu việt của sản phẩm đó trên thị trường. 2. Môi trường vĩ mô. - Các nhân tố kinh tế có tác động lớn vào nhiều mặt đến môi trường hoạt động của việc phát triển cánh đồng 50 triệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng, chủng loại và cơ cấu của thị trường. Các nhân tố này bao gồm : Thu nhập bình quân đầu người/năm. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ và lãi xuất ngân hàng ... Các nhân tố này là cơ hội và đồng thời cũng là nguy cơ thách thức đối với các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Để xác định một cách chính xác ảnh hưởng của các nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong hiện tại và tương lai. - Các nhân tố chính trị pháp luật thể hiện ở việc có các tác động của nhà nước đến môi trường hoạt động xây dựng phát triển cánh đồng 50 triệu đó là việc thông qua 2 công cụ điều tiết như môi trường vĩ mô là các chính sách và phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7711.doc
Tài liệu liên quan