Chuyên đề Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt .04

Danh mục sơ đồ, bảng biểu . .05

LỜI NÓI ĐẦU . .06

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM TỪ CÁC HỆ THỐNG SIÊU THỊ KHÁC

 

1.1. Khái niệm về thương hiệu . .09

 1.1.1. Thương hiệu là gì?.09

 1.1.2. Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh .11

 

1.2. Tình hình xây dựng thương hiệu ở Việt Nam trong thời gian qua .12

 1.2.1. Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề thương hiệu .13

 1.2.2. Nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về thương hiệu .13

 1.2.3. Đầu tư của doanh nghiệp cho thương hiệu .14

 1.2.4. Khó khăn của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu . .14

 1.2.5. Bảo hộ thương hiệu. .15

 

1.3. Chính sách của nhà nước Việt Nam về phát triển thương hiệu . .15

 

1.4. Thương hiệu mạnh . .17

 1.4.1. Thế nào là một thương hiệu mạnh?.17

 1.4.1.1 Tầm nhìn thương hiệu . 18

 1.4.1.2. Hình ảnh của thương hiệu . .19

 1.4.1.3. Tính cách của thương hiệu .19

 1.4.1.4. Điểm khác biệt của thương hiệu 19

 1.4.1.5. Sức sống của thương hiệu .20

 1.4.2. Ý nghĩa của một thương hiệu mạnh . .20

 1.4.3. Những lợi ích của một thương hiệu mạnh . 23

1.5. Sáng tạo và sử dụng thương hiệu . .24

 1.5.1. Tiêu chí 24

 1.5.2. Sáng tạo nhãn hiệu .25

 1.5.3. Sử dụng thương hiệu .26

 1.5.4. Tái sáng tạo nhãn hiệu .27

 

1.6. Bài học kinh nghiệm từ các siêu thị khác . .28

 1.6.1. Big C .28

 1.6.2. Metro Việt Nam .32

 1.6.2.1. Lịch sử phát triển Metro Việt Nam . .32

 1.6.2.2. Metro là ai?.33

 1.6.2.3. Dịch vụ tại Metro . .34

 1.6.2.4. Những tiện ích tại Metro . .35

 1.6.3. Melinh PLAZA . . .35

 1.6.3.1. Vị trí điạ lý . .36

 1.6.3.2. Quy mô đầu tư .36

 1.6.3.3. Các lợi thế của MeLinh Plaza dối với nhà sản xuất kinh doanh cũng như người tiêu dùng . .36

 1.6.3.4. Các dịch vụ tại MeLinh Plaza . 37

 1.6.4. Parkson . 38

 1.6.5. Wal- Mart . 39

 1.6.6. Bài học kinnh nghiệm cho InTiMex . 40

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ INTIMEX

 

2.1. Giới thiệu công ty InTiMex Hà Nội . .42

 2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của công ty .42

 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.44

 2.1.2.1. Chức năng của công ty . .44

 2.1.2.2. Nhiệm vụ 44

 2.1.2.3. Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty .45

 2.1.2.4. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của công ty .46

 2.1.2.5. Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của công ty .47

 2.1.2.6. Đặc điểm của việc kinh doanh du lịch và dịch vụ của công ty .47

 2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty .48

 

2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty Intimex Hà Nội . .52

 2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 52

 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng Nhập khẩu của Công ty .61

 2.2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty .62

 2.2.4. Tình hình thị trường của Công ty .67

 

2.3. Thực trạng công tác phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex .68

 2.3.1. Hệ thống siêu thị InTiMex .68

 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hội nhập đối với việc phát triển thương hiệu siêu thị của công ty . 75

 2.3.2.1. Thuận lợi 75

 2.3.2.2. Khó khăn 76

 2.3.3. Chiến lược xây dựng thương hiệu siêu thị của công ty . .78

 2.3.3.3. Các hoạt động Marketing .78

 2.3.3.4. Công tác định vị thương hiệu .80

 

 

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU INTIMEX

 

 3.1. Các giải pháp cho hệ thống siêu thị InTiMex . .81

 3.1.1. Tổ chức phát triển, mở rộng thương hiệu . .81

 3.1.1.1. Nghiên cứu thị trường .81

 3.1.1.2.Phân khúc thị trường .85

 3.1.1.3. Phát triển chiến lược tiếp thị .88

 3.1.1.4.Phát triển chiến lược quảng cáo .89

3.2. Phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh .90

 3.3. Nâng cao khả năng quản lý thương hiệu của doanh nghiệp .91

 3.4.Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc bảo hộ thương hiệu .91

 

KẾT LUẬN .94

Danh mục tài liệu tham khảo .95

PHỤ LỤC .96

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thương hiệu siêu thị InTiMex trong giai đoạn hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r, Prsche Design, Guerlian, Calvin Klein… và Timberland. Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc đẳng cấp quốc tế Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng VN chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu. Do vậy Parkson đã chọn lựa những mặt hàng phù hợp với tôn chỉ hoạt động của Parkson. Hiện có những nhãn hiệu VN được ưa chuộng như WOW, Nguyen Jenny và Donga Silk… đang có mặt tại Parkson. Ngoài bộ phận kinh doanh bán lẻ Lion Group còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất sắt thép, xe hơi, sản phẩm nông nghiệp, truyền thông… và bất động sản. Việc đầu tư vào ngành bán lẻ tại VN đánh dấu bước khởi đầu cho những dự án đầu tư tiếp theo của Lion Group vào các lĩnh vực khác. Hiện sản xuất thép và kinh doanh bất động sản là 2 hướng đầu tư tiếp theo mà Lion Group rất quan tâm. Riêng về trung tâm thương mại, sau TP.HCM, Hà Nội sẽ là điểm đến tiếp theo. 1.6.5. Wal-Mart Từ 44 năm nay, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart đã cam kết với khách hàng giá rẻ nhất. Thế nhưng khách hàng cần sự bảo đảm của thương hiệu. Trong quá khứ, Wal-Mart đã quá tập trung vào giá rẻ, nhưng khách hàng không chỉ quan tâm đến giá. Nên hiện nay, Wal-Mart khởi đầu chiến dịch mời chào khách hàng đến với những sản phẩm đắt tiền hơn. Tiền đề của chiến dịch này dựa trên cuộc điều tra nghiên cứu, phân loại 200 triệu khách hàng của Wal-Mart thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là "người thích hàng hiệu" - những người có thu nhập thấp nhưng thích các thương hiệu nổi tiếng. Nhóm thứ hai là "người giàu thích giá rẻ", và nhóm thứ ba là "người chọn giá rẻ" - những người thích giá rẻ vì không có khả năng tiêu xài nhiều hơn. Tăng doanh số bằng bán hàng cao cấp Tập đoàn có doanh thu 345 tỉ USD này đã đưa ra chiến lược mới nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn bằng cách giới thiệu và quảng cáo các sản phẩm cao cấp. Lãnh đạo Wal-Mart tin rằng, với chính sách này, họ sẽ không còn lệ thuộc vào việc mở thêm cửa hàng để tăng doanh số. Trung bình Wal-Mart mở thêm khoảng 300 cửa hàng một năm. Đặc biệt, trong năm 2006, Wal-Mart đã tích cực bành trướng ra Ấn Độ và Trung Quốc để bù đắp cho phần doanh thu sụt giảm trong nước. Ông Fleming, giám đốc sản phẩm mới của Wal-Mart, tin rằng tập đoàn phải giữ được lợi thế về giá rẻ. Theo ông, đó là lý do người ta đến mua sắm ở Wal-Mart, kể cả những người rất giàu có. Việc thu hút khách hàng mua sắm các mặt hàng cao cấp phải thực hiện với quy mô nhỏ và được tiến hành một cách cẩn thận. Khai thác khách hàng mục tiêu Cũng từ kết quả nghiên cứu trên, các quyết định nhập hàng của Wal-Mart phải được tổ chức cho cả ba nhóm khách hàng đại diện cho đa số. Ba nhóm này có điểm chung là thích giá rẻ, nhưng họ không thích sản phẩm rẻ tiền. Do đó, Wal-Mart đang lập ra những nhóm bán hàng để xử lý năm nhóm sản phẩm "mạnh" nhằm vào các khách hàng này - thực phẩm, giải trí, may mặc, gia dụng và dược phẩm. Điển hình cho chiến lược mới là gian hàng điện tử, nơi cải thiện việc bán hàng không chỉ bằng cách đưa ra giá rẻ nhất mà còn giới thiệu các thương hiệu nổi tiếng. Nhưng chỉ với một vài sản phẩm có thương hiệu đặt rải rác trong mỗi bộ phận thì chưa đủ. Dưới sự lãnh đạo của giám đốc tiếp thị Fleming, Wal-Mart hiện không chỉ tập trung vào giá, mà còn mở thêm phòng thiết kế ở Manhattan, tổ chức các chương trình biểu diễn thời trang và mua quảng cáo trên những tạp chí thời thượng như Vogue. Đi sâu nghiên cứu, ông Fleming nhận thấy có cả triệu khách hàng Wal-Mart chỉ mua những đồ dùng gia đình như khăn giấy và nước giải khát. Nhưng nghiên cứu này vẫn chưa đầy đủ. Ví dụ như có những khách hàng mà Fleming gọi là "khách hàng có chọn lọc" chỉ mua những đồ gia dụng ở Wal-Mart, và chẳng bao giờ mua quần áo. Trước đây Wal-Mart phản ứng bằng cách giới thiệu những quần áo thời trang, nhưng không có hiệu quả vì không hiểu rõ động cơ mua sắm của khách hàng. Khi doanh số ở Wal-Mart sụt giảm, các giám đốc cao cấp quy lỗi cho các hàng hoá thời thượng. Tổng giám đốc lúc đó là H. Lee Scott Jr. cho rằng công ty đã "đi quá xa quá nhanh". Thay vì quảng cáo hàng giá rẻ, Wal-Mart nói rằng: "Tiết kiệm tiền để bạn có một cuộc sống khá hơn". 1.6.6. Bài học kinh nghiệm cho InTiMex - Có thể thấy những siêu thị của các tập đoàn lớn tại Việt Nam với kinh nghiệm dày dạn trên thị trường “đánh bóng” thương hiệu của mình bằng cách chi phí vào các hoạt động gây ấn tượng như tài trợ thể thao, hay tiếp thị, quảng cáo, dẫn lối cho hàng hóa mang thương hiệu siêu thị của họ. - Bán nhiều lãi ít bao giờ cũng tốt hơn - cũng là một phương châm của các siêu thị này. Về điều này không phải ai cũng làm nổi. Đạo đức trong kinh doanh trước hết phải biểu hiện ở sự trung thực về chất lượng, giá cả của sản phẩm. Điều đó lý giải tại sao hai siêu thị cùng bán một mặt hàng mà một bên suốt ngày tấp nập, một bên thì bán không hiệu quả. - Tạo ra ra thương hiệu đã khó nhưng phát triển thương hiệu sẽ càng khó hơn nhiều. Và để duy trì và tạo dựng uy tín đối với sản phẩm của mình các đại siêu thị luôn chủ động và sáng tạo trong các chiến lược phát triển thương hiệu của mình. Big C, Metro…, đã đề ra một sách lược kinh doanh và tiếp cận thị trường vô cùng sáng tạo. - Chất lượng hàng hóa cũng như chất lượng dịch vụ tại Big C, Metro, Plaza luôn được đảm bảo, hơn nữa khách hàng đến với những hệ thống siêu thị này luôn được tiếp cận với sự tiện lợi, hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng khó tính nhất. - Kinh doanh siêu thị phải chuyên nghiệp, một siêu thị không chỉ là nơi mua sắm bình thường mà nó còn phải là một quần thể giải trí, mang đến cho người dân một phong cách mới ''tất cả trong một'' (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây...), xu hướng tất yếu của một thành phố hiện đại và bận rộn. Để làm được điều đó thì ban lãnh đạo phải là những người chuyên nghiệp, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có văn hoá trong kinh doanh cũng như trong các quy định mua bán, phục vụ khách hàng…. Trên đó là những bài học kinh nghiệm mà InTiMex có thể tham khảo và áp dụng thực hiện trong hoạt động kinh doanh siêu thị của mình để tăng khả năng cạnh tranh tạo nên sự hiệu quả. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ INTIMEX 2.1. Giới thiệu công ty InTiMex Hà Nội 2.1.1. Khái quát quá trình phát triển của công ty Công ty xuất nhập khẩu InTiMex nguyên là Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương được thành lập vào ngày 10/8/1979. Đây là trung tâm xuất nhập khẩu của ngành nội thương, có nhiệm vụ thông qua xuất nhập khẩu cải thiện cơ cấu của quỹ hàng hoá do ngành nội thương quản lý đồng thời góp phần đẩy mạnh xuất khẩu. Ngày 22/10/1985, do việc điều chỉnh các tổ chức kinh doanh trực thuộc Bộ Nội thương thông qua Nghị định số 225/HĐBT đã chuyển Công ty xuất nhập khẩu nội thương thành Tổng công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã. Theo quyết định số 496/TM - TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 20/3/1995, Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và hợp tác xã Hà Nội được đổi tên là Công ty xuất nhập khẩu dịch vụ thương mại. Cùng với thành tựu phát triển của đất nước để đáp ứng yêu cầu, công ty đã từng bước hoà nhập với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Phạm vị kinh doanh của công ty được mở rộng hơn trên toàn lãnh thổ Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới. Công ty Intimex được hình thành từ 3 công ty (công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội, công ty Hữu Nghị thuộc Tổng công ty Bách hoá tổng hợp, công ty Kiều hối Genevia) đều trực thuộc Bộ Thương mại. Sự hợp nhất này được hình thành theo Nghị định 338. Năm 1995, theo quyết định số 540 TNM ngày 24/6/1995 của Bộ Thương mại quyết định lấy tên giao dịch đối ngoại là: FOREIGN TRADE ENTERPRISE INTIMEX Viết tắt là: INTIMEX Trải qua quá trình phát triển, sau một số lần thay đổi tổ chức và tên gọi, từ năm 2000 đến nay được đổi thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, có quy mô vừa, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính được mở tài khoản tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu của Nhà nước quy định. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 96 Trần Hưng Đạo - Hà Nội - Việt Nam. Công ty có 6 chi nhánh tại: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và chi nhánh tại Matxcova-Liên Bang Nga. Thực hiện chiến lược công ty mẹ- công ty con để tăng khả năng cạnh tranh, nên từ tháng 4/2006 công ty đã cổ phần hoá phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 thành Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội có cơ cấu tổ chức và hoạt động giống công ty mẹ. Tại Hà Nội, Công ty có một Trung tâm Thương mại với hệ thống các siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, một xí nghiệp may xuất khẩu, một xí nghiệp thương mại dịch vụ. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản, nuôi trồng và chế biến hải sản cùng với nhiều trung tâm thương mại trên khắp các miền đất nước. Công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu, kinh doanh thương mại, dịch vụ phục vụ việt kiều, kinh doanh khách sạn du lịch và tổ chức gia công hàng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội, tạo nguồn hàng xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế đất nước. * Thành tích trong công tác: Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã được Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Hàng năm Công ty đều được Bộ thương mại tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Ngoài ra Công ty còn nhận được rất nhiều bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn thương mại và du lịch Việt Nam, UBND Thành Phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Đặc biệt, tháng 9 năm 2004, Công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex đã vinh dự được Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt, một giải thưởng tôn vinh những thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty InTiMex Hà Nội 2.1.2.1. Chức năng của công ty Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường mà Đảng ta xây dựng từ Đại hội VI đến nay đã bắt đầu khởi sắc. Cũng như các ngành kinh tế khác, thương mại là một trong những ngành giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ, với chức năng là mua bán, trao đổi hàng hoá cho phục vụ sản xuất và đời sống. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Từ các chức năng nói trên, công ty có các nhiệm vụ sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công lắp ráp, kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước phục vụ người Việt nam định cư ở nước ngoài theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn Bộ Thương mại. - Xây dựng các phương án kinh doanh sản xuất dịch vụ phát triển theo mục tiêu chiến lược của công ty. - Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện đầy đủ các chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư tài sản, nguồn lực. Thực hiện hạch toán kinh tế bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Chăm lo và tạo điều kiện phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, thực hiện phân phối công bằng. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của công ty. 2.1.2.3. Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty Với chức năng và nhiệm vụ như vậy, công ty đã hoàn toàn tự chủ trong kinh doanh. Song nền kinh tế thị trường vừa có tính hợp tác, vừa có tính cạnh tranh gay gắt. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng đòi hỏi công ty không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng mặt hàng kinh doanh cùng với nhu cầu tiêu dùng về số lượng, chất lượng và giá cả. Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, công ty cũng từng bước hoà nhập theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế mới. Phạm vi hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng kể cả trong và ngoài nước. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện theo giấy phép số 1.161.085/GP ngày 31/11/1995 của Bộ Thương mại cấp. Hiện nay, công ty hoạt động với số vốn điều lệ: 25.040.229.868 VNĐ Vốn cố định : 4.713.927.284 Vốn lưu động : 20.326.302.584 Và trên các lĩnh vực chủ yếu sau: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do công ty sản xuất, gia công, chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nguyên liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. - Trực tiếp kinh doanh nội địa như: xây dựng hệ thống siêu thị tự chọn hiện đại, các trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh. -.Tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Dịch vụ phục vụ người Việt nam định cư ở nước ngoài (chi trả kiều hối), dịch vụ viễn thông, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và du lịch, bán buôn và bán lẻ các mặt hàng thuộc phạm vi công ty kinh doanh, gia công, lắp ráp. Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn một trăm quốc gia trên thế giới và là Công ty đứng đầu trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, cao su... Ngoài ra, Công ty còn được biết đến như một đơn vị xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủy sản và các sản phẩm chế biến khác. Với bề dầy kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xuất nhập khẩu Intimex là một đối tác đáng tin cậy cho bạn hàng trong nước và quốc tế. 2.1.2.4. Đặc điểm kỹ thuật của các mặt hàng xuất khẩu của Công ty - Hàng nông sản: Chủ yếu là Cà phê và Hạt tiêu, ngoài ra còn có; Lạc nhân, Cao su, Gạo, Bắp hạt. Hàng nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Công ty đã chiếm được vị trí thứ hai trong xuất khẩu Cà phê và thứ nhất trong xuất khẩu Hạt tiêu của cả nước. Hiện nay Công ty đã có xí nghiệp chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản đóng tại tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên các mặt hàng xuất khẩu chính như Cà phê, Hạt tiêu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất trong nước. Công ty chủ trương tìm các biện pháp tăng trị giá nông sản xuất khẩu thông qua chế biến nâng cao chất lượng hàng hoá. Hai dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản đã được thông qua nhưng việc triển khai chậm, chưa đưa vào sử dụng được. Điều này cũng làm hạn chế kết quả xuất khẩu nông sản của Công ty. - Hàng may mặc dệt kim: Đây cũng là mặt hàng chính của Công ty xuất sang thị trường nước ngoài, trong những năm vừa qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đang tăng mạnh. Công ty có một xí nghiệp may xuất khẩu đóng tại Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên chi phí đầu vào của sản xuất trong nước vẫn giữ ở mức cao gây khó khăn cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới. - Hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo của Công ty tuy có thị trường ổn định nhưng số lượng xuất khẩu hàng năm không được lớn. 2.1.2.5. Đặc điểm kỹ thuật của các mặt hàng nhập khẩu của Công ty - Hàng Ô tô, Xe máy; Đây là mặt hàng được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh trong những năm vừa qua. Lợi nhuận từ việc kinh doanh mặt hàng này liên tục tăng qua từng năm. Công ty có xí nghiệp thương mại dịch vụ lắp ráp xe máy tại Hà Nội và đang có dự án xây dựng xí nghiệp sản xuất và lắp ráp phụ tùng động cơ xe máy Vĩnh Phúc. - Hàng tiêu dùng: Đây là mặt hàng được Công ty kinh doanh khá thành công. Đối với mặt hàng này Công ty tập trung vào các mặt hàng phục vụ trực tiếp cho kinh doanh siêu thị. - Hàng vật tư, nguyên liệu và trang thiết bị: Đây là nhóm mặt hàng có doanh số lớn. Doanh thu thu được từ nhóm mặt hàng này trong số các sản phẩm nhập khẩu của Công ty là lớn nhất, khả năng cạnh tranh và buôn lậu của tư nhân về mặt hàng này là hạn chế cho nên thị trường trong nước là rất thuận lợi cho Công ty kinh doanh mặt hàng này. 2.1.2.6. Đặc điểm của việc kinh doanh du lịch và dịch vụ của Công ty Công ty đã tổ chức kinh doanh khách sạn du lịch, liên doanh đầu tư trong và ngoài nước, phục vụ người Việt Nam định cư ở nước ngoài, kinh doanh ăn uống … Đây là ngành kinh doanh có tương lai phát triển bởi vì trong những năm gần đây lượng khách du lịch thăm quan ở Việt Nam đang tăng lên đáng kể, cùng với đó là sự tăng trưởng của các dịch vụ đi kèm, và với sự tăng lên của thu nhập bình quân đồng nghĩa với nó là mức sống của người dân tăng lên nên yêu cầu đòi hỏi về mặt dịch vụ cao hơn, tiện lợi hơn, nắm bắt được điều đó nên trong thời gian gần đây công ty đã xây dựng nhiều siêu thị tự chọn hiện đại tại các thành phố lớn để phục vụ người tiêu dùng. 2.1.3. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần sản xuất và thương mại InTiMex Hà Nội Thực hiện pháp lệnh cổ phần hóa các công ty nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh và để hoạt động hiệu quả hiệu quả hơn, kể từ tháng 04/2006 công ty Xuất nhập khẩu InTiMex đã chính thức cổ phần hóa phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 thành Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh InTiMex Hà Nội với cơ cấu tổ chức và hoạt động giống công ty mẹ và phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước công ty Xuất nhập khẩu InTiMex. BAN GIÁM ĐỐC Các phòng quản lý Các phòng kinh doanh Các chi nhánh Các đơn vị trực thuộc Phòng Tổ Chức Cán Bộ và Lao Động Tiền Lương Phòng nghiệp vụ kinh doanh 1 Chi nhánh Intimex Hải Phòng Trung tâm thương mại Intimex Phòng Tài Chính Kế Toán Phòng nghiệp vụ kinh doanh 2 Chi nhánh Intimex Nghệ An Trung tâm dịch vụ viễn thông Intimex Văn Phòng Phòng nghiệp vụ kinh doanh 3 Chi nhánh Intimex Đà Nẵng Xí nghiệp thương mại dịch vụ Intimex Phòng Kinh Tế Tổng Hợp Phòng nghiệp vụ kinh doanh 6 Chi nhánh Intimex Hồ Chí Minh Xí nghiệp may Intimex Phòng Quản Trị Phòng nghiệp vụ kinh doanh 7 Chi nhánh Intimex Đồng Nai Xí nghiệp xe máy Intimex Phòng Thông Tin Và Tin Học Phòng nghiệp vụ kinh doanh 10 Chi nhánh Intimex Mat-xco-va Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Intimex Phòng Xây Dựng Cơ Bản Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Tây Ninh Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Nai Nhà máy sx tinh bột sắn Nghệ An Nhà máy thuỷ sản Hoằng Trường Xí nghiệp thuỷ sản Intimex Thanh Hoá Xí nghiệp chế biến kinh doanh cà phê XK Buôn Ma Thuột Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Intimex thực hiện chế độ quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty gồm có: Đứng đầu là Giám đốc, là người đại diện duy nhất về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trước pháp luật, có quyền quyết định nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty. Giám đốc là người lãnh đạo toàn diện, phụ trách chung các công tác tổ chức, quản lý tài chính của công ty. Ngoài ra, giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Các phó giám đốc công ty được lựa chọn dựa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần đóng góp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Các đơn vị thành viên của công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị thành viên được giám đốc công ty quy định cụ thể phù hợp với phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Bộ Thương mại. Thủ trưởng các đơn vị thành viên dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty và pháp luật Nhà nước. Nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc quy định, cụ thể: Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương: giúp việc , tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng kỷ luật trong công ty, phụ trách đời sống, quản lý chế độ tiền lương, an toàn lao động, quản lý cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức lao động để giải quyết các chính sách về lương, về đào tạo cán bộ và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng tài chính kế toán: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty, các công tác báo cáo chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, theo định kỳ chế độ kế toán tài chính. Thực hiện và chấp hành tốt các quy định về sổ sách kế toán thống kê, bảng biểu theo quy định của Nhà nước, chứng từ thu chi rõ ràng hợp lệ. Chủ trương đề xuất với cấp trên về các chính sách ưu đãi, chế độ kế toán vốn, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ và đáp ứng cho công ty kinh doanh có hiệu quả hơn. Phòng kinh tế tổng hợp: có chức năng tham mưu, hướng dẫn và thực hiện các nghiệp vụ công tác quản lý như: Kế hoạch thống kê, đối ngoại pháp chế, kho vận và một số việc chung của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển kinh doanh, tổng hợp và dự thảo phát triển kinh doanh hàng năm, phối hợp với các phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch của công ty tham dự đấu thầu, hội chợ triển lãm và quảng cáo, quản lý và tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác đối ngoại. Văn phòng: Quản lý các loại công văn, giấy tờ hồ sơ của công ty và cán bộ công nhân viên, quản lý thủ tục hành chính văn phòng, công văn đi đến, con dấu của công ty, quản lý tài sản, đồ dùng văn phòng của công ty, làm công tác tạp vụ ,văn thư, vệ sinh, bảo vệ...,thực hiện công tác tổ chức hội họp ,quan hệ đối ngoại. Phòng thông tin và tin học: Có chức năng xử lí các dữ liệu kế toán,kết nối mạng nội bộ, bảo dưỡng lắp đặt hệ thống phục vụ các phòng ban. Các phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu: Có chức năng tổ chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp theo điều lệ và giấy phép kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của phòng là: Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ, tổ chức thực hiện kế hoạch đó sau khi được công ty phê duyệt. Được phép uỷ thác và nhận làm uỷ thác xuất nhập khẩu với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nhận làm đại lý tiêu thụ hàng hoá và bán hàng ký gửi. Tổ chức liên doanh, liên kết trong kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và dịch vụ với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm thực hiện kế hoạch được giao. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ thông tin, chứng từ cho phòng Kế toán tài chính để phòng có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. 2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty Intimex Hà Nội 2.2.1. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Trong những năm qua trên đà phát triển và hội nhập của nền kinh tế đất nước, công ty InTiMex cũng đạt được nhiều thành không và khởi sắc đáng kể trong hoạt động kinh doanh và ngày càng xây dựng được thương hiệu riêng với bạn hàng và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế, mà cụ thể được biểu hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây: Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu 2001 – 2005 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 I. Tổng kim ngạch XNK 1. Xuất khẩu. - Xuất khẩu uỷ thác - Xuất khẩu trực tiêp 2. Nhập khẩu. - Nhập khẩu uỷ thác - Nhập khẩu trực tiếp 1000USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 1000 USD 33.275 17.825 8.000 9.825 15.450 7.630 7.820 49.500 32.000 6.000 26.000 17.500 6.500 7.000 63.856 43.185 4.325 38.860 20.973 5.870 14.103 72.436 49.457 2.260 47.197 22.979 4.616 18.363 78.000 53.000 1.200 51.800 25.000 5.500 19.500 II. Tổng doanh thu. Triệu đồng 292.000 396.000 1.100.000 1.372.363 1.518.000 III. Lợi nhuận. Triệu đồng 21.786 41.340 92.080 102.450 142.652 IV. Nộp ngân sách Triệu đồng 18.362 39.574 89.207 93.738 128.682 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của năm 2001 – 2005) Bảng 2.2: So sánh các chỉ tiêu đạt được qua các năm Chỉ tiêu Đơn vị tính So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Tăng, giảm % Tăng, giảm % Tăng, giảm % Tăng, giảm % I.Tổng kim ngạch XNK 1000 USD 16.225 148,76 14.356 129 8.580 113,43 5.564 107,68 1. Xuất khẩu. - XK uỷ thác. - XK trực tiếp. 1000 USD 14.175 -2.000 16.175 179,52 75 264,63 11.185 -1.675 12.860 134,95 70,58 149,46 6.272 - 2065 8.337 114,52 52,25 121,45 3.543 -1060 4.603 107,16 53,09 109,75 2.Nhập khẩu. - NK uỷ thác. - NK trực tiếp. 1000 USD 2.050 - 1.130 - 820 121,10 85,19 89,51 3.473 - 630 7.103

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32015.doc
Tài liệu liên quan