Chuyên đề Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 1

1.1 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. 1

1.1.1 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu. 1

1.1.2 Thị trường xuất khẩu. 2

1.1.3 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. 7

1.2 Nội dung của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu 8

1.2.1 Nghiên cứu thị trường. 8

1.2.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu. 11

1.2.3 Các phương thức thâm nhập phát triển thị trường. 12

1.2.3.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. 12

1.2.3.2 Gia công thuê cho nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công. 13

1.2.3.3 Phương thức thâm nhập thị trường qua hợp đồng Licensing. 14

1.2.3.4 Franchising. 14

1.2.3.5 Phương thức thâm nhập thị trường thông qua liên doanh. 14

1.2.3.6 Đầu tư sản xuất. 15

1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh sự phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 15

1.2.4.1 Số lượng thị trường xuất khẩu thực mới hàng năm. 15

1.2.4.2 Tốc độ tăng số lượng thị trường xuất khẩu bình quân. 16

1.2.4.3 Tốc độ tăng số lượng sản phẩm bình quân. 17

1.2.4.4 Tốc độ tăng số lượng khách hàng mới bình quân. 17

1.2.4.5 Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu bình quân. 18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 19

1.3.1 Nhân tố khách quan. 19

1.3.1.1 Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu. 19

1.3.1.2 Tiềm năng của thị trường và sự chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu. 20

1.3.2 Nhân tố chủ quan. 21

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 21

1.3.2.2 Chiến lược, mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. 22

1.3.2.3 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 22

1.4 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước về phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. 23

1.4.1 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Singapore. 23

1.4.2 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản. 25

1.4.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc. 27

1.4.4 Kinh nghiệm của công ty Bitis Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. 29

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. 33

2.1 Khái quát về công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 33

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thượng Đình. 39

2.1.2.1. Chức năng của công ty: 39

2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty: 40

2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Giày Thượng Đình. 41

2.1.3.1. Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị công ty. 41

2.1.3.2. Đại diện của lãnh đạo về chất lượng (QMR). 42

2.1.3.3. Các phó giám đốc. 42

2.1.3.3.1. Phó giám đốc xuất nhập khẩu. 42

2.1.3.3.2. Phó giám đốc sản xuất. 43

2.1.3.3.3. Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ và chất lượng. 43

2.1.3.3.4. Phó giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động. 43

2.1.3.4. Các phòng ban. 44

2.1.3.4.1. Phòng hành chính tổ chức và bộ phận ISO. 44

2.1.3.4.2. Phòng xuất nhập khẩu. 44

2.1.3.4.3. Phòng kế hoạch – vật tư. 44

2.1.3.4.4. Phòng sản xuất và gia công. 45

2.1.3.4.5. Phòng quản lý chất lượng. 45

2.1.3.4.6. Phòng tiêu thụ sản phẩm. 45

2.1.3.4.7. Phòng chế thử mẫu. 45

2.1.3.4.8. Phòng kỹ thuật công nghệ. 46

2.1.3.5. Các xưởng và phân xưởng. 46

2.1.3.5.1. Xưởng cơ năng. 46

2.1.3.5.2. Xưởng sản xuất giày vải và Xưởng sản xuất giày thể thao. 46

2.1.3.5.3. Các phân xưởng. 47

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty. 47

2.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. 47

2.1.4.2. Đặc điểm về thị trường. 50

2.1.4.2.1. Thị trường nội địa. 50

2.1.4.2.2. Thị trường xuất khẩu. 50

2.1.4.3. Đặc điểm về công nghệ. 51

2.1.4.4. Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty. 52

2.1.4.4.1. Quy trình sản xuất giầy vải. 54

2.1.4.4.2. Quy trình sản xuất giầy thể thao. 54

2.1.4.5. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty. 54

2.1.4.6. Đặc điểm về lao động của công ty. 56

2.1.4.7. Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. 57

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 58

2.2. Khái quát về tình hình xuất khẩu của công ty Giầy Thượng Đình. 61

2.2.2. Kim ngạch xuất khẩu. 61

2.2.3. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu. 63

2.2.3.1. Giầy vải. 63

2.2.3.2. Giầy thể thao. 64

2.2.4. Chất lượng và mẫu mã của sản phẩm giầy xuất khẩu. 65

2.3. Thực trạng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình. 66

2.3.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu của công ty. 66

2.3.2.1. Thị trường Châu Âu. 66

2.3.2.2. Thị trường Châu Mỹ. 70

2.3.2.3. Các thị trường khác. 71

2.3.3. Hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty 74

2.3.3.1. Nghiên cứu thị trường. 74

2.3.3.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu. 75

2.3.3.3. Phương thức thâm nhập thị trường xuất khẩu. 76

2.3.4. Đánh giá hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty trong thời gian qua. 77

2.3.4.1. Những ưu điểm trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty. 77

2.3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty. 81

2.3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty. 83

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 86

3.1. Dự báo về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam 86

3.1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm giầy dép thế giới. 86

3.1.2. Triển vọng về thị trường xuất khẩu của ngành giầy dép Việt Nam. 87

3.2. Phương hướng phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty giầy Thượng Đình trong thời gian tới. 89

3.2.1. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và mục tiêu xuất khẩu của công ty năm 2008. 89

3.2.2. Định hướng thị trường xuất khẩu của công ty. 91

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty. 93

3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 93

3.3.2. Giải pháp về phía Nhà nước. 101

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty sản xuất trong nước mà điển hình là công ty Biti’s và Bitas. Chính vì lý do này mà công ty đã quyết định thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này, với việc giảm xuống chỉ còn một dây chuyền sản xuất dép sandal. Giày thể thao: Có đặc điểm nhẹ, êm chân, thông thoáng, mũ quai có thể co dãn được, có các lỗ khí đảm bảo không bị ẩm ướt, tạo cảm giác mát mẻ và thoải mái khi mang giày. Phần đế ngoài được thiết kế các hoa văn đặc biệt, đảm bảo tính mỹ quan. Lớp đế trong sử sụng vật tư chọn lọc, có độ bền cao. Phù hợp với các hoạt động thể thao và picnic. Tuy mới chỉ bắt đầu đưa vào sản xuất từ năm 1999, nhưng hiện nay giầy thể thao được xem là mặt hàng xuất khẩu chính và đem về cho công ty một khoản doanh thu đáng kể hàng năm. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đầu tư về công nghệ, thiết kế nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường. Bảng 2.1: Tình hình sản xuất của công ty qua các năm Các sản phẩm chủ yếu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) Giày nội địa 3.314 61 4.026 58 4.276 59 4.523 60 - Giày bata 1.725 32 1.835 27 1.823 26 1.885 25 - Giày nam 1.005 18 1.367 19 1.551 21 1.658 22 - Giày nữ 441 8 549 8 684 9 678 9 - Giày trẻ em 143 3 215 4 209 3 302 4 Giày xuất khẩu 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.015 40 - Giày vải 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.538 20,4 - Giày thể thao 1.138 21 1.270 19 1.348 18 1.432 19,6 Tổng 5.453 100 6.938 100 7.244 100 7.538 100 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu và Phòng tiêu thụ nội địa). Như vậy, theo số liệu trong bảng thì trong các năm vừa qua nhìn chung sản lượng của công ty luôn ở mức tăng trung bình, đặc biệt là hai sản phẩm giầy thể thao và giầy nội địa. Sở dĩ giầy thể thao tăng về sản lượng là do năm vừa qua công ty đã ký kết được nhiều đơn đặt hàng với các bạn hàng nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Đài Loan và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sản phẩm giầy nội địa của công ty cũng tăng lên đáng kể, đây là dấu hiệu tích cực cho thấy người tiêu dùng nội địa vẫn đánh giá chất lượng của giầy Thượng Đình ở mức cao. Mặt khác cũng do công ty định hướng sản phẩm giầy nội địa chỉ chủ yếu phục vụ cho tầng lớp trung cấp, có giá thành rẻ như giầy vải có mức giá từ 40.000 – 50.000/1 đôi, giầy thể thao có giá từ 150.000 – 200.000/1 đôi. Chính vì vậy mà hoạt động tiêu thụ trong nước của công ty luôn tăng trưởng tốt. Đặc điểm về thị trường. Thị trường nội địa. - Sản phẩm của công ty Giày Thượng Đình chiếm khoảng trên 20% thị phần nội địa. Công ty có hệ thống phân phối trải dài ba miền Bắc, Trung, và Phía Nam bao gồm: 1 chi nhánh tại 78D Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, 3 Tổng đại lý tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.Và 50 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. - Sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước cũng rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại giày như: giày thể thao, leo núi, picnic, giày bảo hộ lao động, giày thời trang… Sản phẩm của công ty liên tục 10 năm liền được người tiêu dùng bình chọn trong Top-ten hàng Việt Nam chất lượng cao, đạt giải vàng chất lượng… Tuy nhiên ở thị trường trong nước công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là sự xuất hiện của hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường, bên cạnh đó sản phẩm dép sandal cũng không có chỗ đứng trên thị trường nội địa bởi sản phẩm này hiện là thế mạnh của Biti’s hay Bitas trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm tiêu thụ chính của công ty ở thị trường trong nước là giầy bata và giầy nam người lớn. Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng giả mạo thương hiệu giầy Thượng Đình đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu. Nếu trước đây, công ty Giày Thượng Đình chủ yếu xuất khẩu những đôi giày basket truyền thống, giày XB314, giày XB320 sang các nước Liên Xô, Cu Ba, Mông Cổ, Ba Lan, CHDC Đức và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Thì ngày nay, công ty đã chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác – bạn hàng trên khắp năm châu, và hiện đã có một hệ thống khách hàng quốc tế ổn định, hợp tác lâu dài với 24 công ty và tập đoàn đa quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là EU (chiếm khoảng 80% tổng giá trị xuất khẩu), bên cạnh đó là các thị trường như Châu Mỹ (Chủ yếu là Mêxicô, Canada, Brazin), Ôxtrâylia, Đông Âu và một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Hiện nay có tới 90% giá trị hàng hóa xuất khẩu của công ty được thực hiện dưới hình thức mua đứt – bán đoạn, thay vì chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài như các thời kỳ trước đây. Đây chính là vấn đề then chốt giúp công ty nâng cao giá trị xuất khẩu của mình, cũng như nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty qua các năm. (Đơn vị: %) STT Thị trường Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Châu Âu 97.7 95.6 89.3 81.4 91,5 2 Châu Mỹ 1.55 2.61 6.97 16.57 5.94 3 Châu Á 0.013 0.24 0.75 0.74 1.6 4 Châu Úc 0.67 0.88 2.27 0.48 0.34 5 Châu Phi 0.11 0.68 0.67 0.82 0.67 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu). Đặc điểm về công nghệ. Ngay từ những năm 1991 – 1992, với sự giúp đỡ có hiệu quả về vốn của ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất giày vải hoàn chỉnh tiên tiến của công ty Kỳ Quốc (Đài Loan). Xác định Công nghệ thông tin và tiến bộ công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản để hội nhập thành công, công ty đã liên tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị. Đặc biệt, công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm thiết kế - điều khiển quá trình sản xuất mẫu giày công nghiệp, và có nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. Với trung tâm thiết kế có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, và với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư thiết kế trẻ sử dụng máy tính thành thạo, công ty đã có đủ năng lực thiết kế các mẫu giày mới, vừa nhanh vừa chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Tính đến nay, công ty đã trang bị được 7 dây chuyền sản xuất hiện đại và hoàn chỉnh, chủ yếu là nhập khẩu của Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Công ty có mục tiêu đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất. Thay vì phải gò giày bằng tay và giá quay như trước đây thì công nhân phân xưởng gò đã được ngồi bên băng chuyền gò tự động của Nhật, nhiều máy may công nghiệp được sử dụng, mảy cắt dập được trang bị, máy cán và máy luyện kín đã dược lắp đặt. Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm. Chính sự nhạy bén, năng động cùng với thiết bị công nghệ hiện đại đã giúp công ty tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bảng 2.3: Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của công ty STT Tên thiết bị Số lượng (chiếc) Nguồn sản xuất Năm sản xuất Năm trang thiết bị 1 Dây chuyền SX lưỡng tính 1 Đài Loan 1991 1992 2 Dây chuyền SX giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992 3 Dàn thêu máy vi tính 2 Nhật Bản 1995 1997 4 Dây chuyền SX giầy TT 2 Hàn Quốc 1996 2000 5 Hệ thống máy vi tính 45 Đông Nam Á 1998 1999 6 Dàn máy ép đế thủy lực 3 Hàn Quốc 1999 2000 (Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu). Đặc điểm quy trình sản xuất giầy của công ty. Công ty giầy Thượng Đình sau nhiều kinh nghiệm đúc rút đã tạo cho mình một quy trình sản xuất giầy hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đa dạng nhưng vẫn tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Quy trình này có dạng liên tục và kế tiếp nhau qua các khâu, bên cạnh đó mỗi một khâu đều phải trải qua quá trình kiểm tra chất lượng (QC) rất rõ ràng với một số diểm kiểm tra nhất định nhằm giảm thiểu tối đa số sản phẩm sai hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đối với mỗi một loại sản phẩm thì công ty cần phải cho chế thử mẫu và đưa ra một quy trình sản xuất riêng cho từng loại. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy trình sản xuất giầy vải và giầy thể thao của công ty. Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy của công ty. Nguyên vật liệu (1) Vải, xốp, PE, PU QT bồi, tráng NVL (3) QT cắt các chi tiết mũ (4) QT bao gói sản phẩm (7) QT may mũ giầy (5) QT gò giầy và lưu hóa giầy vải hoặc làm lạnh giầy thể thao (6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập kho Cao su, hóa chất, keo Quá trình cán các chi tiết cao su: (2) Đế Viền Pho hậu Xốp gan gà Xốp lót giầy Keo Chỉ, Ôzê Thêu QC QC QC QC QC QC QC (Nguồn: Phòng sản xuất – gia công). Quy trình sản xuất giầy vải. Nguyên vật liệu đầu vào của giầy vải nói chung thường bao gồm: hóa chất, vải, xốp, chỉ, PE, PU và Ôzê. Các nguyên vật liệu đầu vào này luôn được kiểm tra kỹ càng, cẩn thận trước khi đưa vào quá trình sản xuất. Sau đó, hóa chất và keo sẽ được đưa vào cán. Theo đó thì cao su và fo mũi được tạo ra bởi quá trình xử lý hóa chất và keo này. Vải, xốp, PE và PU cùng với cao su và keo sau khi được cán xong sẽ được đưa vào quá trình bồi nhằm tạo ra loại vải có độ dầy và mỏng khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu của từng sản phẩm. Vải đó sau khi được bồi xong sẽ đưa vào máy cắt để tạo thành các chi tiết như lưỡi gà, mũ giầy… Sau đó, các chi tiết này sẽ được kết hợp cùng với các sản phẩm cao su của quá trình cán như fo mũi, xốp gan gà để may, hoặc chúng cũng có thể được đem đi thêu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Để sản phẩm được hoàn thành thì phần thân giầy và đế giầy sẽ đưa vào gò để gắn chúng vào nhau, sau đó người công nhân sẽ tạo dáng cho giầy và đưa vào quá trình lưu hóa sản phẩm vừa tạo ra. Sản phẩm sau đó sẽ được bao gói theo đúng tiêu chuẩn và được đưa vào kho để giao cho khách hàng. Quy trình sản xuất giầy thể thao. Với dây chuyền sản xuất đồng bộ, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài nên quy trình sản xuất giầy thể thao cũng thể hiện mức độ tiên tiến và hiện đại của nó. Hầu hết nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất giầy thể thao được nhập khẩu từ nước ngoài nên không cần phải trải qua quá trình cán, mà sẽ được đưa qua quá trình bồi, may giống như đối với giầy vải. Tuy nhiên điểm khác biệt là ở chỗ quá trình gò sẽ được chia thành hai khâu chính là gò giầy và sản xuất đế EVA. Đế EVA sau khi được sản xuất sẽ được kết hợp với sản phẩm của quá trình may để tiến hành thả phom, chiết mũi nhằm tạo phom giầy. Sau đó, sản phẩm sẽ được vào gò rồi qua quá trình làm lạnh, bóc phom. Cuối cùng, sản phẩm hoàn thành sẽ được bao gói và đưa vào kho để giao cho khách hàng. Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty. Cũng giống như các công ty kinh doanh mặt hàng giầy dép khác, nguyên vật liệu mà công ty sử dụng chủ yếu là vải, chỉ, cao su, hóa chất, keo, bao bì và các chất phụ gia… Công ty có hai nguồn cung cấp nguyên vật liệu là trong nước và nhập khẩu. Trong đó, có đến 80% nguyên vật liệu đầu vào được thu mua ở trong nước, còn lại 20% nguyên vật liệu là được nhập khẩu từ nước ngoài thông qua việc nhận gia công hoặc mua đứt nguyên vật liệu để sản xuất sau đó bán lại thành phẩm cho khách hàng. Thông thường những nguyên vật liệu được nhập khẩu chủ yếu là để phục vụ cho vệc sản xuất giầy thể thao với những loại vải đặc chủng riêng, đinh khóa chất lượng cao hay những chi tiết trang trí giầy cao cấp… mà ở trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng có chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu của sản phẩm. Bảng 2.4: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty STT Nguyên vật liệu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Cao su Tấn 715.000 721.000 729.000 2 Vải Mét 3.015.000 3.109.000 3.113.000 3 Chỉ Mét 1.545.000 1.560.000 1.568.000 4 Ôxit kẽm Tấn 50 52 53 5 Bột nhẹ Tấn 1.367 1.378 1.382 6 Keo Tấn 82 84 86 7 Xăng công nghiệp Lít 450.000 451.600 452.300 8 Dầu hóa dẻo Lít 51.200 51.500 51.700 (Nguồn: Phòng sản xuất – gia công). Chính sách nguyên vật liệu mà công ty đề ra là hạn chế nhập khẩu, sử dụng tối đa những nguyên vật liệu có thể từ nguồn cung trong nước nhằm hạ giá thành sản phẩm, cũng như đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục tránh tình trạng phải dừng sản xuất do không đủ hay thiếu nguyên vật liệu. Và thực tế cho thấy 80% nguyên liệu của công ty được thu mua bởi những công ty có uy tín trong nước như công ty Coast – Total Phong Phú chuyên về chỉ may, chỉ thêu; công ty 19/5 chuyên về các loại vải dệt nhuộm; công ty vật tư nông nghiệp chuyên về cao su, hóa chất… Đây là những nguồn cung ứng nguyên vật liệu tương đối ổn định, giúp công ty ổn định sản xuất khi đi vào mùa vụ bởi giầy dép là mặt hàng mang tính thời vụ cao. Đặc điểm về lao động của công ty. Bảng 2.5: Tình hình lao động của công ty qua các năm. Năm Tổng Số Giới Tính Lao động gián tiếp Công nhân sản xuất trực tiếp Nam Nữ Tổng số Cán bộ Nhân viên Phục vụ Công nhân chính Công nhân phụ Học sinh 2003 1.865 560 1.305 325 70 183 72 1.175 240 125 2004 2.117 701 1.416 340 77 179 84 1.390 250 137 2005 2.327 749 1.578 357 78 185 89 1.515 275 180 2006 2.275 732 1.543 350 78 181 87 1536 230 159 2007 2.310 738 1.572 355 81 184 90 1.540 265 150 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp sử dụng lao động của công ty) (Bao gồm cả lao động ở cơ sở II – Khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam). Công ty Giày Thượng Đình có một quy mô lao động lớn với khoảng 2.310 cán bộ công nhân viên, trong đó lao động trực tiếp vào khoảng 1955 người và lao động gián tiếp khoảng 355 người. Bên cạnh những lao động phổ thông có tay nghề (chiếm đến 85% tổng số lao động trong công ty) là một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty; trong đó thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư có trên 190 người; cao đẳng, trung cấp có trên 160 người. Công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Hàng năm công ty vẫn thường xuyên mở các lớp đào tạo, mời chuyên gia và giáo viên về công ty giảng dạy cho cán bộ công nhân viên, giúp họ nâng cao năng lực và nhận thức chuyên môn. Từ năm 2002, công ty đã thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2.6: Trình độ của cán bộ công nhân viên công ty STT Chỉ tiêu Số Lượng Tỷ Trọng ( % ) 1 Tổng số cán bộ công nhân viên 2.310 100 2 Trình độ đại học và trên đại học 192 8,31 3 Trình độ cao đẳng và trung cấp 163 7,06 4 Lao động từ bậc 1 đến bậc 3 1.135 49,13 5 Lao động từ bậc 4 đến bậc 7 820 35,5 (Nguồn: Phòng tổ chức). Trong những năm tiếp theo, công ty Giày Thượng Đình có chủ trương tuyển dụng cán bộ công nhân viên có đủ tiêu chuẩn và thường xuyên nâng cao trình độ của nhân viên thông qua đào tạo định kỳ. Bên cạnh đó, công ty sẽ từng bước xây dựng chế độ tiền lương, thưởng theo hướng khuyến khích để tăng tinh thần trách nhiệm trong công việc và phát huy tinh thần sáng tạo trong lực lượng cán bộ công nhân viên. Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. Bảng 2.7: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty STT Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Tổng tài sản 86.166 100 94.564 100 96.194 100 + TSCĐ 20.065 23 20.315 21 21.056 22 + TSLĐ 66.101 77 74.249 79 75.138 78 2 Nguồn Vôn CSH 59.666 69 58.564 62 59.078 61 + Vốn ngân sách 46.187 53 46.008 49 46.542 48 + Vốn tự bổ sung 13.479 16 12.556 13 12.638 13 3 Vốn vay 26.500 31 26.000 38 37.116 39 (Nguồn: Phòng kế toán) Như vậy trong 5 năm từ năm 2003 – 2007, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đã tăng lên 1,38 lần. Tuy vậy trong 5 năm này, tài sản cố định của công ty có sự tăng giảm thất thường nhưng tài sản lưu động lại tăng đều hàng năm. Về nguồn vốn, vốn vay của công ty có xu hướng giảm từ năm 2003 đến năm 2005 nhưng lại tăng lên vào năm 2006 và 2007. Vốn ngân sách và vốn tự bổ sung cũng có chiều hướng tăng lên. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Với khẩu hiệu “Phát triển để tồn tại”, toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty Giầy Thượng Đình đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch đã đề ra, cũng như để khẳng định vị trí, thương hiệu của Giầy Thượng Đình trên thương trường. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do giá cả vật tư như cao su, vải, hóa chất tăng cao, chi phí vận chuyển tăng cao do giá xăng dầu biến động, đồng Việt Nam bị mất giá so với các đồng tiền khác, lực lượng lao động biến động thường xuyên (mức thu nhập của người lao động trong ngành da giầy hiện nay ở dưới mặt bằng thu nhập chung, do đó lao động trong ngành này có xu hướng dịch chuyển sang ngành khác có mức thu nhập cao hơn). Ðứng trước những thử thách này thì chất lượng tốt, giá cả hợp lý là hai yếu tố giúp Giầy Thượng Ðình chinh phục niềm tin và xây dựng được quan hệ đối tác với nhiều khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, toàn thể công ty Giầy Thượng Đình mà đặc biệt là ban lãnh đạo đã có nhiều biện pháp nhằm ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động. Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2003 – 2007 STT Chỉ Tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 147,5 170,4 196,1 205,0 225,0 2 Doanh thu Tỷ đồng 121,3 128,6 150 163,3 195 3 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4,05 3,8 4,6 6,07 8,95 3 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 234 283 243 212,5 223 4 Đầu tư phát triển Triệu đồng 3.900 32.830 10.000 8.500 11.560 5 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 960 1.050 1.100 1.300 1.700 6 Lợi nhuận Triệu đồng 900 320 1.000 1.500 --- (Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm) Qua bảng trên ta thấy: - Về giá trị sản xuất công nghiệp: Theo đúng kế hoạch đã đề ra, giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng liên tục trong 5 năm qua, năm 2007 tăng 10,97% so với năm 2006. Sở dĩ giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng lên là do công ty đã chủ động chuẩn bị các điều kiện sản xuất, xây dựng và triển khai tốt các kế hoạch sản xuất đã đề ra, đáp ứng yêu cầu của các đơn hàng cũng như thời gian giao hàng. - Về doanh thu: Doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng trong 5 năm qua là nhờ vào sự đầu tư máy móc thiết bị, tăng công suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng và củng cố thị trường trong nước và ngoài nước, khuyếch trương thương hiệu và sản phẩm trên thị trường. - Về kim ngạch xuất khẩu: Nếu như các mặt hàng tiêu thụ ở trong nước chỉ ở cấp trung, thì các mặt hàng xuất khẩu của công ty lại tập trung vào loại giày cao cấp. Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 5 năm qua cho thấy hướng kinh doanh này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên từ tháng 10/2006, việc EU áp mức thuế chính thức đối với các sản phẩm da giầy có mũ bằng da xuất khẩu của Việt Nam làm ảnh hưởng rất lớn đến các đơn hàng xuất khẩu của công ty. Chưa kể nhiều doanh nghiệp do thiếu đơn hàng xuất khẩu đã chuyển sang sản xuất và cạnh tranh mạnh với công ty trên thị trường nội địa. - Về thu nhập của người lao động: Qua bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động tại công ty Giầy Thượng Đình không ngừng được cải thiện. Mức thu nhập bình quân của người lao động từ: 960.000đ (năm 2003) - lên đến 1.700.000đ (năm 2007)/người/tháng, tăng 30,7% so với năm 2006 và tăng 177,1% so với năm 2003. Mức thu nhập của người lao động tăng lên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng cao. Bên cạnh đó chế độ lương ăn theo sản phẩm đã tạo động lực khuyến khích người lao động hăng hái thi đua sản xuất, giúp công ty đạt được mục tiêu đã đề ra.Bên cạnh đó, xác định chăm lo quyền lợi của người lao động cũng là một biện pháp quan trọng để phát triển sản xuất nên hoạt động công đoàn ở đây được Ðảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm thường xuyên. Các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đối với người lao động được thực hiện đầy đủ, có chế độ riêng đối với nữ công nhân, viên chức. Những giờ hội họp công đoàn của công nhân đều được tính công như khi tham gia sản xuất. Là một trong không nhiều doanh nghiệp xây dựng được nhà nghỉ riêng ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) nên chế độ phúc lợi của công nhân, viên chức được bảo đảm với khoảng 700-800 người đi nghỉ trong một năm. Ðặc biệt, công ty thưởng lớn các lao động xuất sắc bằng các chuyến tham quan, học hỏi ở nước ngoài. Nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, công ty quan tâm cải tạo, chống nóng nhà xưởng, bảo đảm an toàn thực phẩm tại nhà ăn cũng như đưa hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 vào triển khai. Chính nhờ sự quan tâm này mà hoạt động công đoàn tại Công ty Giầy Thượng Ðình luôn đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. Ðây cũng là tổ chức công đoàn đầu tiên trong ngành công nghiệp Hà Nội được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Bên cạnh đó, Công ty Giầy Thượng Đình còn được Quỹ môi trường Hà Nội cho vay 400 triệu đồng để thực hiện dự án: “Đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khoẻ cho người lao động”. Nhiều hạng mục đầu tư đã làm cho chất lượng môi trường của công ty được cải thiện rõ rệt, sức khoẻ công nhân và hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao. Những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh cũng như trong việc nâng cao đời sống của người lao động đã giúp Công ty Giầy Thượng Ðình khẳng định vững vàng thương hiệu của mình, hội đủ điều kiện để sẵn sàng cho xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. - Về hoạt động đầu tư phát triển: Chú trọng đầu tư phát triển nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm là tôn chỉ trong hoạt động của công ty. Hàng năm công ty thường chi phí khoảng trên dưới 10.000 triệu đồng cho hoạt động đầu tư phát triển, mua sắm máy móc thiết bị, nâng cấp lại nhà xưởng... Tuy nhiên năm 2004 vừa qua, công ty đã giành 32.830 triệu đồng để xây dựng nhà máy tại Đồng Văn – Hà Nam theo chủ trương di dời các nhà máy sản xuất ra khỏi trung tâm thành phố của Tp.Hà Nội. Khái quát về tình hình xuất khẩu của công ty Giầy Thượng Đình. Kim ngạch xuất khẩu. Trong thời gian vừa qua, tình hình xuất khẩu của công ty Giầy Thượng Đình luôn ở mức tăng trưởng khá, kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm. Sở dĩ công ty đạt được điều này là nhờ sự chuẩn bị chu đáo về thị trường bao gồm việc giữ vững “sân nhà” và phát triển mạnh thị trường xuất khẩu – điều mà một số ít doanh nghiệp da giầy trong nước thực hiện được. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm được thực hiện ở biểu đồ sau: Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2003 - 2007 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 4,05 triệu USD nhưng đến năm 2004 chỉ đạt 3,8 triệu USD, giảm 6%. Tiếp đó năm 2005 chỉ tăng nhẹ đạt 4,6 triệu USD. Nhưng đến năm 2006 với sản lượng 5,5 triệu đôi giầy trong đó giầy xuất khẩu là 2,5 triệu đôi còn giầy tiêu thụ nội địa là 3,5 triệu đôi, kim ngạch xuất khẩu của công ty lại có sự gia tăng đột biến lên tới con số 6,07 triệu USD. Sở dĩ công ty đạt được sự tăng trưởng này là nhờ công ty đã phát triển thêm một số thị trường mới ngay trước thời điểm nước ta gia nhập WTO. Từ năm 2005 và năm 2006, công ty đã có những đơn hàng xuất sang Mỹ, Nam Phi, Pêru, Mêxicô… theo xu hướng không có quota. Đặc biệt là năm 2006 vừa qua, lần đầu tiên công ty đã thực hiện thành công một đơn hàng xuất trực tiếp sang thị trường Mỹ. Năm 2007, do sức ép của việc EU áp thuế chống bán giá giầy có mũ da của Việt Nam. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới công ty Giầy Thượng Đình nói riêng và các công ty da giầy trong nước nói chung. Tuy nhiên với khả năng và thế mạnh của mình, công ty vẫn hoàn thành mục tiêu đề ra đạt kim ngạch 8,95 triệu USD, tăng 20,4% so với năm 2006. Dẫu kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng và đứng thứ hạng cao trong lĩnh vực xuất khẩu giầy dép, song công ty Giầy Thượng Đình cần phải cố găng nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm khách hàng mới đặc biệt là các khách hàng giầy thể thao, cũng như tiếp tục duy trì mối quan hệ với những khách hàng cũ, khách hàng truyền thống. Có như vậy công ty mới có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu của mình, cũng như vượt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Giầy Thượng Đình là giầy vải và giầy thể thao, ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như dép đi trong nhà, dép sandal, giầy da… Nhưng nhìn chung thì giầy vải và giầy thể thao chiếm tới 99% sản lượng xuất khẩu của công ty. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu hai mặt hàng này. Giầy vải. Giầy vải vốn được coi là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của công ty, nhưng trong thời gian vừa qua xuất khẩu giầy vải đã gặp nhiều khó khăn do nhu cầu về sản phẩm này trên thế giới có xu hướng giảm mạnh. Chính vì vậy mà sản lượng giầy vải xuất khẩu biến động thất thường qua các năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20575.doc