Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại

 

 

MỤC LỤC:

 

I. LỜI MỞ ĐẦU.

II. NỘI DUNG.

 

Phần 1: lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

 

1. Một số kháI niệm cơ bản.

2. Phương pháp kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

 

Phần 2: thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

2. Thực trạng kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

 

2.1 Ưu điểm kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

2.2 Nhược điểm kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

2.3 Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

 

III. KẾT LUẬN.

 

 

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Lợi nhuận gộp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán. Thuộc phạm vi hàng bán của doanh nghiệp phảI hội đủ các điều kiện sau: + phảI thông qua mua bán và thanh toán bằng tiền theo một hình thức thanh toán nhất định. + bên bán mất quyền sở hữư hàng hóa và đã thu được tiền hoặc bên mua chấp nhận nợ. Doanh thu bán hàng phân biệt theo 2 trường hợp sau: + đối với hàng chịu thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng ghi theo giá bán chưa thuế GTGT. + đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, doanh thu ghi theo giá thanh toán với người mua. 2. Phương pháp kế toán(Theo phương pháp kê khai thường xuyên): Kế toán bán hàng sử dụng các tài khoản: 156, 157, 511, 512, 521, 531, 632, 131, 33311, 111, 112,… Tài khoản 157- hàng gửi bán: tài khoản này dùng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, kí gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua hàng chưa được chấp nhận thanh toán. Số hàng hóa, sản phẩm, lao vụ này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Bên nợ: giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ gửi bán. Bên có: + giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán. + giá trị hàng gửi bán bị từ chối, trả lại. Số dư nợ: giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận. Tài khoản 511-doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kì, các khoản giảm trừ doanh thu và doanh thu thuần. Bên nợ: + số thuế phảI nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tíêp) tính trên doanh số bán trong kì. + chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại. + kết chuyển doanh thu thuần vào tàI khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên có: doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. Tài khoản 512- doanh thu nội bộ: tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ tiêu thụ cho nội bộ. Bên nợ: + trị giá hàng bán trả lại (theo giá tiêu thụ nội bộ), khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ trong kỳ, số thuế tiêu thụ đặc biệt, số thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phảI nộp của số hàng hóa tiêu thụ nội bộ. + kết chuyển doanh thu nội bộ thuần của tàI khoản xác định kết quả. Bên có: tổng số doanh thu nội bộ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ. Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521- chiết khấu thương mại: dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế. Bên nợ: số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên có: kết chuyển số chiết khấu thương mại sang tàI khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán. Tài khoản 531- hàng bán bị trả lại: dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá của số hàng bán bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán. Bên nợ: doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phảI thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hóa đã bán ra. Bên có: kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ, bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ. Tài khoản 531 cuối lỳ không có số dư. Tài khoản 632- giá vốn hàng bán: dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa; thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế của hàng hóa tiêu thụ. TK 632 được áp dụng cho các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên và các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để xác định giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ. + Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên: Bên nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng bán, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo hóa đơn. Bên có: kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tàI khoản xác định kết quả. TK 632 cuối kỳ không có số dư. + Với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ: Bên nợ: - trị giá vốn của hàng hóa xuất bán trong kỳ (với đơn vị kinh doanh vật tư, hàng hóa). - trị gia vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và sản xuất trong kỳ, giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ). Bên có: - giá trị hàng hóa đã xuất bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. - Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ (với đơn vị sản xuất và dịch vụ). - Kết chuyển trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả. TK 632 cuối kỳ không có số dư. Kế toán bán hàng theo hình thức bán buôn qua kho, giao hàng trực tiếp tại kho: Theo hình thức này, bên mua sẽ cử đại diện đến kho để nhận hàng, sau khi hàng xuất kho giao cho bên mua, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng đã thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ tì hàng được xác định là đã tiêu thụ. Kế toán sẽ ghi: * Phản ánh doanh thu bán hàng: + Đối với hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131: số tiền theo giá hàng bán. Có TK 511: doanh thu chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. + Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131: doanh thu theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. * Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Có TK 156: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Kế toán bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại huy động phương tiện vận tảI của mình hoặc đI thuê ngoài chở hàng đến cho bên mua giao ở địa điểm đã thoả thuận trước trong hợp đồng. Hàng được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc nhận được giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán. * Khi xuất kho hàng hoá chuyển đI cho bên mua: Nợ TK 157: giá gốc của hàng chuyển bán. Có TK 156: giá gốc của hàng chuyển bán. * Khi hàng được xác định là tiêu thụ: + Phản ánh doanh thu bán hàng: - Đối với hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131: số tiền theo giá hàng bán. Có TK 511: doanh thu chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. - Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131: doanh thu theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. + Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Có TK 157: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại mua hàng, nhận hàng mua và giao bán luôn cho bên mua tại nơI người bán, cả 3 bên cùng chứng kiến việc giao nhận. * Phản ánh doanh thu bán hàng: + Đối với hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131: số tiền theo giá hàng bán. Có TK 511: doanh thu chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. + Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131: doanh thu theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. * Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: + Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 632: giá mua hàng chưa tính thuế GTGT. Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 141, 131: số tiền theo giá thanh toán. + Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 632: giá mua hàng hoá theo giá thanh toán. Có TK 111, 112, 141, 131: giá mua hàng hoá theo giá thanh toán. Kế toán bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại mua hàng, nhận hàng mua, sau đó chuyển thẳng cho bên mua. * Khi nhận hàng mua, doanh nghiệp chuyển bán luôn cho bên mua: + Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 157: giá mua hàng chưa thuế GTGT. Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 131, 141: số tiền theo giá thanh toán. + Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 157: giá mua hàng hoá theo giá thanh toán. Có TK 111, 112, 131: giá mua hàng hoá theo giá thanh toán. * Khi hàng được xác định là tiêu thụ: + Phản ánh doanh thu bán hàng: - Đối với hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131: số tiền theo giá hàng bán. Có TK 511: doanh thu chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. - Đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131: doanh thu theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. + Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Có TK 157: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Kế toán bán lẻ hàng hoá: Trong doanh nghiệp thương mại, bán lẻ hàng hoá do nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện và phảI chịu trách nhiệm vật chất về hàng và tiền trong khâu bán. Bán lẻ hàng hoá có thể thu bằng tiền mặt và bằng séc. Tất cả đều ghi vào TK 111. Trường hợp nhân viên bán hàng nộp thiếu tiền thì phảI bồi thường. Ngược lại, nếu nhân viên bán hàng nộp thừa tiền thì số tiền thừa ghi vào thu nhập khác của doanh nghiệp. Không được bù trừ giữa những lần phát sinh thừa-thiếu, giữa nân viên bán hàng có phát sinh thừa-thiếu. * Phản ánh doanh thu bán hàng: + Đối với nhân viên bán hàng nộp đủ tiền: - Đối với hàng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111: số tiền theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT trực tiếp: Nợ TK 111: doanh thu theo giá bán. Có TK 511: doanh thu theo giá bán. + Đối với nhân viên bán hàng nộp thiếu tiền: - Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111: số tiền thực nộp. Nợ TK 138(1388): số tiền thiếu nhân viên bán hàng phảI bồi thường. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111: số tiền thực nộp. Nợ TK 138(1388): số tiền nhân viên bán hàng phảI bồi thường. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. + Đối với nhân viên nộp thừa tiền: - Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111: số tiền thực nộp. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. Có TK 711: số tiền thừa. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111: số tiền thực nộp. Có TK 511: doanh thu theo giá thanh toán. Có TK 711: số tiền thừa. * Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Có TK 156: giá gốc của hàng đã tiêu thụ. Kế toán bán hàng theo hình thức thanh toán bằng hàng (còn gọi là hàng đối lưư, hàng 2 chiều, hàng đổi hàng): Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại xuất hàng hoá thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp để đổi lấy hàng hoá khác đưa vào phục vụ hoạt động kinh doanh, số hàng xuất đổi được coi là bán, số hàng thu đổi được coi là mua. * Phản ánh doanh thu của hàng bán: Nợ TK 131: số tiền theo giá thanh toán. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. * Phản ánh giá gốc của hàng xuất bán: Nợ TK 632: giá gốc của hàng xuất bán. Có TK 156: giá gốc của hàng xuất bán. * Phản ánh giá mua của hàng nhập về: Nợ TK 156: giá mua chưa thuế GTGT. Nợ TK 133: thuế GTGT do khấu trừ. Có TK 131: số tiền theo giá thanh toán của hàng mua. * Nếu giá thanh toán của hàng bán lớn hơn giá thanh toán của hàng mua thì doanh nghiệp thu của người mua khoản chênh lệch: Nợ TK 111: số tiền đã thu. Có TK 131: số tiền đã thu. * Nếu giá thanh toán của hàng bán nhỏ hơn giá thanh toán của hàng mua thì doanh nghiệp trả cho người mua khoản chênh lệch: Nợ TK 131: số tiền đã chi trả. Có TK 111: số tiền đã chi trả. Kế toán bán hàng theo hình thức gửi đại lý: * Kế toán bên giao đại lý: Theo hình thức này, doanh nghiệp sản xuất giao hàng cho đơn vị khác hoặc cá nhân bán hộ, sản xuất được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền của bên nhận đại lý thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Do đó, doanh nghiệp phảI chi trả hoa hồng cho bên nhận đại lý và ghi vào chi phí bán hàng thông thường, hoa hồng đại lý bán tính theo tỉ lệ % so với doanh thu bán hàng. Theo luật thuế GTGT hiện hành, hoạt động đại lý thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với tỷ suất thuế 10%. + Khi giao hàng cho bên nhận đại lý: Nợ TK 157: giá hàng hoá gửi đại lý. Có TK 155, 154: giá hàng hoá gửi đại lý. + Khi sản phẩm được xác định là tiêu thụ: - Phản ánh doanh thu và hoa hồng gửi đại lý: Nợ TK 111, 112: số tiền thu được đã trừ hoa hồng và thuế GTGT của hoạt động đại lý. Nợ TK 641: hoa hồng gửi đại lý. Nợ TK 133: thuế GTGT của hoạt động đại lý. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. - Phản ánh giá gốc của hàng hoá đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá gốc của hàng hoá đã tiêu thụ. Có TK 157: giá gốc của hàng hoá đã tiêu thụ. * Kế toán bên nhận đại lý: Khi nhận hàng của bên giao đại lý, kế toán ghi vào TK 003 theo giá bán chưa thuế GTGT. Nợ TK 003: trị giá hàng hoá nhận đại lý. + Khi bán được hàng: Nợ TK 111, 112: số tiền thu được theo giá thanh toán với người mua. Có TK 331: số tiền phảI trả bên giao đại lý. Có TK 511(5113): hoa hồng nhận đại lý. Có TK 33311: thuế GTGT của hoạt động đại lý. + Ghi giảm hàng hoá trên TK 003: Có TK 003: trị giá hàng nhận đại lý đã tiêu thụ hoặc đã trả lại bên giao đại lý. + Khi chi trả tiền cho bên giao đại lý: Nợ TK 331: số tiền đã chi trả. Có TK 111, 112: số tiền đã chi trả. Kế toán bán hàng theo hình thức trả góp và các hình thức khác coi là bán: Người mua được trả tiền thành nhiều lần, số lần trả và số tiền trả trong từng lần là theo sự thoả thuận giữa 2 bên mua-bán. Ngoài số tiền phảI thu theo giá bán thông thường, doanh nghiệp phảI thu thêm của người mua khoản tiền lãI vì trả chậm. * Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112: số tiền thu được ở lần đầu. Nợ TK 131: số tiền còn phảI thu của người mua. Có TK 511: doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT. Có TK 33311: thuế GTGT đầu ra. Có TK 3387: lãI trả góp. *Phản ánh giá gốc của hàng đã tiêu thụ: Nợ TK 632: giá bán của hàng đã tiêu thụ. Có TK 155, 154: giá bán của hàng đã tiêu thụ. * Khi thu được tiền của người mua: Nợ TK 111, 112: số tiền thu được (cả gốc và lãi). Có TK 131: số tiền thu được (cả gốc và lãi). * Kết chuyển tiền lãI đã thu được vào thu nhập hoạt động tài chính: Nợ TK 3387: lãI trả góp đã thu được tiền. Có TK 515: lãI trả góp đã thu được tiền. Kế toán các trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình bán hàng: * Phát sinh triết khấu thanh toán: Khi người mua trả tiền sớm trước thời hạn, doanh nghiệp cho hưởng triết khấu thanh toán. khoản này được kế toán ghi vào chi phí hoạt động tài chính. Nợ TK 111, 112: số tiền thu được. Nợ TK 635: triết khấu thanh toán. Có TK 131: tổng cộng nợ. * Phát sinh triết khấu thương mại: + Hàng ngày khi phát sinh: - Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 521: thanh toán thương mại chưa thuế GTGT. Nợ TK 33311: thuế GTGT theo số tiền triết khấu. Có TK 111, 112, 131: tổng số tiền triết khấu. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 521: số tiền triết khấu thương mại. Có TK 111, 112, 131: số tiền triết khấu thương mại. + Cuối kỳ, kết chuyển số tiền triết khấu thương mại để tính doanh thu thuần: Nợ TK 511: số tiền triết khấu. Có TK 521: số tiền triết khấu. * Phát sinh giảm giá hàng hoá vì kém, mất phẩm chất không đúng hợp đồng: + Khi phát sinh: - Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 532: số tiền giảm giá chưa có thuế GTGT. Nợ TK 33311: thuế GTGT tính theo số tiền giảm giá. Có TK 111, 112, 131: tổng số tiền giảm giá. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 532: số tiền giảm giá. Có TK 111, 112, 131: số tiền giảm giá. + Cuối kỳ, kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 để tính doanh thu thuần: Nợ TK 511: số tiền giảm giá. Có TK 532: số tiền giảm giá. * Phát sinh hàng bị trả lại: + Khi phát sinh: - Đối với hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 531: giá bán của hàng bị trả lại. Nợ TK 33311: thuế GTGT của hàng bị trả lại. Có TK 111, 112, 131: tổng số tiền trả lại bên mua. - Đối với hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 531: giá bán của hàng bị trả lại. Có TK 111, 112, 131: giá bán của hàng bị trả lại. + Khi đưa hàng bị trả lại về nhập kho: Nợ TK 156: giá gốc của hàng bị trả lại. Có TK 632: giá gốc của hàng bị trả lại. + Cuối kỳ, kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 để tính doanh thu thuần: Nợ TK 511: doanh thu hàng bị trả lại. Có TK 531: doanh tu hàng bị trả lại. PHầN 2: Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: 1. Sự cần thiết phảI hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng ở doanh nghiệp thương mại: Trong xu hướng phát triển nền kinh tế đa thành phần của nước ta, nghiệp vụ bán hàng ngày càng được thúc đẩy và phong phú hơn về hình thức cũng như phương pháp. Do đó, nhà nước muốn quản lý tốt nền kinh tế cần phảI có những điều luật, qui định chặt chẽ về công tác kế toán. việc luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán rất thích ứng với yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường. Trong đó, nghiệp vụ bán hàng là một khâu quan trọng. Nhờ có khâu bán hàng, doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra, đem lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chất lượng của công tác bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp thương mại Việt Nam đã và đang thực hiện kế toán nghiệp vụ bán hàng theo những văn bản pháp qui của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số bất cập và chưa thực hiện được đầy đủ vai trò của mình. Do vậy, hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng là một xu hướng tất yếu, rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán, xây dựng được một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, chặt chẽ và đúng pháp luật. 2. Thực trạng về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: 2.1 Ưu điểm: Hệ thống kế toán hiện hành áp dụng từ ngày 1/1/1996 đã được sử dụng hấu hết ở các doanh nghiệp. Sự ra đời của hệ thống kế toán này thực sự là công cụ tác động trực tiếp đến công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác kế toán tiêu thụ đã thể hiện một số mặt tích cực. Trong quá trình hạch toán, các doanh nghiệp thương mại đã thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng một cách tương đối ngiêm túc. Thời điểm ghi chép hàng bán được xác định khác nhau tuỳ theo hình thức bán hàng nhưng nhìn chung được các doanh nghiệp xác định là thời điểm bên bán mất quyền sở hữu về hàng hoá đã thu được tiền hoặc có quyền đòi tiền của bên mua. Chiết khấu bán hàng đã được theo dõi chi tiết cho từng khách hàng và từng loại hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc quản lý và xác định kết quả kinh doanh. Các hình thức bán hàng đã được qui định rõ ràng cho từng trường hợp cụ thể cũng như khi có phát sinh trong kỳ. Mỗi hình thức được qui định hạch toán với các bút toán cụ thể đã phản ánh kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp trong cả quá trình bán hàng. Điều này đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thực hiện kế toán bán hàng và tránh được những nhầm lẫn không đáng có. 2.2 Nhược điểm: Bên cạnh những mặt tích cực trên còn một số vấn đề chưa thật hợp lý trong hệ thống tài khoản áp dụng trong công tác hạch toán bán hàng ở doanh nghiệp thương mại như tên gọi của các tài khoản chưa thật phù hợp với nội dung phản ánh… ở một số doanh nghiệp, công tác quản lý còn lỏng lẻo, không chấp hành những thủ tục qui định, không thực hiện chế độ kiểm kê cuối kỳ, sổ sách kho và kế toán không thống nhất, sổ sách chứng từ còn thiếu và không đảm bảo. Nhà quản lý và cán bộ chuyên môn chưa xác định rõ trách nhiệm, còn buông lỏng kiểm soát và kiểm kê định kỳ. Việc chấp hành các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ tài chính, Vụ Kế toán còn chưa nghiêm túc và chưa triệt để, kỷ cương, kỷ luật báo cáo còn chưa nghiêm túc. Hệ thống sổ sách kế toán ở các đại lý còn thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, việc kiểm tra còn chưa nghiêm túc. 2.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại: 2.3.1 Cần phải xây dựng hệ thống kế toán riêng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng: Trong bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào, môi trường kinh doanh và bản chất kinh doanh của chúng đều mang tính đặc thù. Trong doanh nghiệp thương mại, hoạt động kinh doanh là cung cấp các hàng hoá và dịch vụ đến các tổ chức, các cá nhân có nhu cầu và mong muốn được tiêu dùng nó. Doanh nghiệp thương mại không trực tiếp sản xuất ra nó mà chỉ có thể gia công chế biến phụ. Như vậy cũng cần phải có hệ thống kế toán riêng phù hợp với sự hoạt động của doanh nghiệp thương mại, giúp cho các doanh nghiệp thương mại đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, phảI đảm bảo các yêu cầu: - Có sổ kế toán riêng, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp thương mại. - Có chế độ báo cáo kế toán riêng. - Có hệ thống tài khoản riêng phù hợp với các nghiệp vụ phát sinh đặc thù. - Các chứng từ ghi sổ cũng cần phải thay đổi, thích ứng. 2.3.2 Cần nâng cao trình độ kiến thức cho người làm công tác kế toán ở doanh nghiệp: Trình độ kiến thức của đội ngũ những người làm công tác kế toán, thủ kho, thủ quĩ… tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nâng cao trình độ cho họ thông qua việc đưa đI học thêm, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người hiên đang làm công tác kế toán cho doanh nghiệp, thường xuyên tuyển những người làm kế toán tài chính giỏi thay thế những người không đủ khả năng làm việc… Nhân viên kế toán phảI là người đáng tin cậy và có khả năng. Nhà quản lý phảI phân định rõ trách nhiệm, tách biệt giữa người thủ kho và người kế toán thành phẩm, tách biệt giữa người có thâmr quyền quyết định các nghiệp vụ và người giữ tài sản liên quan, phân chia trách nhiệm để có thể kiểm tra chéo lẫn nhau để tránh hiện tượng thông đồng giữa hai hoặc nhiều người muốn biển thủ tài sản. 2.3.3 Không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu lực hoạt động của tổ chức làm nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện kế toán trong doanh nghiệp. Như vậy trong doanh nghiệp cần phảI có một hệ thống thủ tục kiểm soát nội bộ, các nhà quản lý phảI quan tâm chỉ đạo công tác an toàn kho quỹ để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khỏi bị thất thoát lạm dụng nhằm khuyến khích hiệu quả hoạt động và động viên sự tôn trọng triệt để các chính sách mà nhà quản lý đề ra. 2.3.4 Cần phảI tính toán chi phí, doanh thu một cách chính xác và hợp lý: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cần phảI tối đa hoá tiết kiệm, tránh sự lãng phí nhưng vẫn phảI đảm bảo tính chính xác. Doanh thu là yếu tố mà doanh nghiệp rất quan tâm nên cần phảI hạch toán đầy đủ, việc tính khấu trừ đI các khoản thuế, chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán bị trả lại… cũng phảI chính xác. trên cơ sở đó cân đối thu chi và phần thu dôI ra, xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.3.5 Doanh nghiệp cần tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, khuyến mãI, cung cấp các dịch vụ hậu mãI… để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho khâu bán: Doanh nghiệp cần phảI tổ chức hệ thống kênh phân phối rộng khắp và hợp lý, cần phảI nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán ở các phân đoạn thị trường khác nhau. Thực hiện chính sách giá đối với các tầng lớp dân cư có mức thu nhập khác nhau nhằm tối đa lượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu và tối đa hoá lợi nhuận. 2.3.6 Một số điều chỉnh trong hệ thống tài khoản: Tài khoản 632- giá vốn hàng bán: cách gọi tên chưa hợp lý vì nội dung tài khoản này chưa phản ánh trị giá vốn hàng bán tại thời điểm xuất kho và chưa phản ánh đầy đủ trị giá vốn của hàng bán ra. Do đó nên gọi TK 632 là “giá vốn hàng xuất bán”. Tài khoản 531- chiết khấu bán hàng: tài khoản này hiện nay mới đề cập đến chiết khấu thương mại. Do vậy nếu giữ nguyên nội dung kết cấu tại khoản 531 thì tên gọi nên sửa lại cụ thể là “chiết khấu thanh toán bán hàng” hoặc có thể sửa lại nội dung tài khoản, bao gồm cả chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại. Tài khoản 532- giảm giá hàng bán: bao gồm các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc70366.DOC
Tài liệu liên quan