Chuyên đề Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công ty cổ phần giấy Lam Sơn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. Các vấn đề chung về xuất khẩu 5

1. Xuất khẩu sản phẩm 5

1.1. Khái niệm về xuất khẩu 5

1.2. Vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. 13

1.3. Các hình thức xuất khẩu 14

2. Các vấn đề về thị trường và thị trường xuất khẩu. 14

2.1. Khái niệm về thị trường và thị trường xuất khẩu. 14

2.2. Phân loại thị trường xuất khẩu. 17

2.3. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu. 19

2.4. Cấu trúc thị trường xuất khẩu. 22

II. Khái quát về ngành giấy 25

1. Đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp giấy 25

1.1. Công nghiệp giấy là ngành sản xuất công nghiệp tổng hợp đa ngành. 26

1.2. Công nghiệp giấy phát triển trên cơ sỏ phát triển các nguồn lực cơ bản của nền kinh tế xã hội 26

1.3. Công nghiệp giấy có tính toàn cầu, đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy đòi hỏi phải tập trung vốn lớn. 27

2. Khái lược quá trình phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam 27

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành giấy 29

3.1. Nhân tố kinh tế 29

3.2. Nhân tố văn hóa- xã hội 30

3.3. Nhân tố chính trị và pháp luật 30

3.4. Nhân tố kỹ thuật- công nghệ 30

3.5. Nhân tố tự nhiên 30

III.Vai trò của ngành đối với phát triển kinh tế Việt Nam 31

1. Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế Việt Nam 31

2. Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế Thanh Hóa 31

3. Vai trò của công ty trong tham gia phát triển kinh tế địa phương 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN 33

I. Khái quát về công ty cổ phần giấy Lam Sơn 33

1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giấy Lam Sơn 33

2. Thực trạng các nguồn lực của công ty cổ phần giấy Lam Sơn 33

2.1. Nguồn nhân lực 34

2.2. Nguyên, vật liệu 34

2.3. Công nghệ 35

2.4. Vốn 36

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 36

II. Vài nét về thị trường xuất khẩu của công ty hiện nay 38

1. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu của công ty 38

2. Thuận lợi và khó khăn khi công ty tham gia thị trường xuất khẩu 38

2.1. Thuận lợi 38

2.2. Khó khăn 38

II. Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn 39

1. Tình hình xuất khẩu 39

1.1. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn .39

1.2. Tình hình xuất khẩu 39

2. Các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường 40

2.1. Là thành viên các đoàn tiếp xúc và xúc tiến thương mại của tỉnh .40

2.2. Hoạt động mở rộng thị trường của công ty 41

3. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty hiện nay 41

3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vừa thời gian vừa qua 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN.44

I. Định hướng chiến lược của tổng công ty giấy Việt Nam 44

1. Định hướng mục tiêu tổng quát. 44

1.1. Căn cứ xác định mục tiêu. 44

1.2. Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010. 44

1.3. Mục tiêu tổng quát phát triển tổng công ty giấy đến năm 2010 .45

2. Định hướng đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng. 46

2.1. Cơ sở tiếp cận định hướng mở rộng quy mô nhà máy giấy. 46

2.2. Định hướng phát triển quy mô nhà máy giấy. 46

3. Định hướng phát triển khoa học công nghệ. 47

3.1. Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học công nghệ. 47

3.2. Định hướng phát triển khoa học công nghệ 48

4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực. 49

4.1. Mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động 49

II. Định hướng chiến lược phát triển cuẩ công ty cổ phần giấy Lam Sơn 50

1. Mục tiêu chung của công ty 50

1.1. Mục tiêu dài hạn 50

1.2. Mục tiêu trước mắt 51

2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu sản phẩm 52

2.1. Cơ sở đề ra mục tiêu 52

2.2. Mục tiêu của công ty 53

2.3. Các giải pháp công ty đề ra 53

III. Xây dựng ma trận SWOT cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn 55

1. giới thiệu sơ lược về ma trận SWOT 55

1.1. Khái niệm 55

1.2. Các yếu tố cấu thành ma trận 59

2. Phân tích môi trường ngoài công ty 61

2.1. Cơ hội 61

2.2. Nguy cơ 63

3. Phân tích môi trường trong công ty 63

3.1. Điểm mạnh 63

3.2. Điểm yếu 64

4. Ma trận SWOT tổng hợp 65

4.1. các kết hợp lý thuyết 65

4.2. ma trận tổng hợp 66

Bảng 11: Ma trận tổng hợp cho công ty cổ phần giấy Lam Sơn 66

IV. Một số kiến nghị và giải pháp đưa ra nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn 68

1.Kiến nghị đối với tỉnh và công ty trong việc phát triển sản xuất 68

1.1. Đối với tỉnh 68

1.2. Đối với công ty 70

2. Kiến nghị đối với công ty nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu 71

2.1. Tăng cường đầu tư trang thiết bị mới trong sản xuất 71

2.2. Nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào bằng cách kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất 71

2.3. Đối với nhân lực 72

2.4. Đầu tư chuyển hướng sản xuất các loại giấy chuyên dụng 73

2.5. Tham gia các buổi xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức nhằm tìm kiếm các đối tác và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 73

2.6. Cử người tham gia các đoàn xúc tiến thương mại của tỉnh để khảo sát và tìm kiếm thị trường mới 73

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm công ty cổ phần giấy Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ngành có thời gian giảm thuế vào giai đoạn sau cùng trong lộ trình giảm thuế của Việt Nam. Vì thế, vào thời điểm hiện tại, tuy đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước song ngành giấy lại cần tới sự bảo hộ của chính phủ. Vai trò của ngành trong phát triển kinh tế Thanh Hóa Là một trong 20 ngành chủ đạo của tỉnh Giai đoạn 2001- 2005, ngành giấy( giấy bao bì) đã sản xuất được 77 triệu bao, đứng thứ 20 trong bảng các sản phẩm chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian tới, ngành giấy Thanh Hóa sẽ được đầu tư: nhà máy bột giấy với công suất 60 vạn tấn/ năm khu vực nguyên liệu cho ngành giấy với tổng đàu tư 1.730.000 USD. Vai trò của công ty trong tham gia phát triển kinh tế địa phương Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương Lao động hiện có của công ty là 316 người, chủ yếu là lao động địa phương. Trong đó, công nhân kỹ thuật và sơ cấp lao động 100% là nhân lực tai địa phương. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo Lao động sau khi vào công ty, tùy yêu cầu của công việc được công ty đào tạo hoặc cử đi đào tại các trường dạy nghề của tỉnh hoặc các trường có liên kết với công ty. Tham gia các chương trình nhân đạo của xã Hằng năm, vào các dịp lễ, tết công ty có cử các đoàn tham gia vào chương trình nhân đạo của xã như đến thăm tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, các gia đình có công với cách mạng..tham gia các chương trình xây dựng nhà tình nghĩa, chương trình hỗ trợ học sinh nghèo.. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN Khái quát về công ty cổ phần giấy Lam Sơn Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Công ty cổ phần giấy Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần năm 2002, có chức năng sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập. Nhà máy giấy Lam Sơn được thành lập ngày 20.12.1948 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thuộc hai huyện Như Xuân và Nông Cống của tỉnh Thanh Hóa. Với chức năng nhiệm vụ ban đầu là sản xuất giấy các loại và bìa carton cứng nhằm phục vụ các cơ sở kinh tế của nhà nước và cho quốc phòng. Trải qua một thời gian dài phấn đấu gian nan, vất vả trong quá trình xây dựng và sản xuất cùng với những thăng trầm của đất nước, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, các ngành chức năng trong tỉnh, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, các thế hệ công nhân viên của công ty qua nhiều thời kỳ đã đạt được nhiều thành tích vượt bậc so với những ngày đầu thành lập. Công ty giấy Lam Sơn được thành lập lại theo tinh thần nghị quyết 388- HĐBT, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần với chức năng, nhiệm vụ sản xuất các loại giấy krapt các loại. địa điểm công ty nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng- Nông Cống- Thanh Hóa với diện tích hơn 10.000 m². Thực trạng các nguồn lực của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Nguồn nhân lực Số lượng nhân lực Nguồn nhân lực của công ty chủ yếu lấy từ lực lượng lao động địa phương, một số là cán bộ từ nơi khác tới làm việc. Số công nhân kỹ thuật hiện có của công ty đều trải qua học tập tại trường đào tạo nghề giấy Phú Thọ, số còn lại đang được công ty gửi đi đào tạo, bởi đa số công nhân vào công ty đều chỉ là lao động sơ cấp. Bên cạnh đó, hàng năm công ty cũng nhận một số lượng lớn học viên của các trường đào tạo nghề của tỉnh hay học viên của huyện cử đi đào tạo về thực tập. Vì vậy, kiểm tra số lượng và chất lượng lực lượng lao động của công ty là một việc làm thường xuyên được các cán bộ ở phòng tổ chức của công ty theo dõi sát sao. Chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực Trình độ Số lượng( người) Tỷ lệ( %) Đại học và trên đại học 35 11,1% Cao đẳng và trung cấp 60 18,99% Công nhân kỹ thuật 186 58,86% Sơ cấp và lao động khác 35 11,1% Tổng số 316 100% ( Nguồn: phòng tổ chức- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) Nguyên, vật liệu Vùng nguyên liệu Vùng nguyên liệu giấy chủ yếu của công ty là vùng rừng trong quy hoạch thuộc địa bàn các xã thuộc huyện lân cận( huyện Như Thanh, Triệu Sơn) với số lượng chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là luồng, nứa, vàu, keo, chàm…Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục thu mua và mở rộng quy mô thu mua nguyên liệu cho các hộ trồng rừng trong huyện, tuy nhiên các hộ này với quy mô nhỏ, việc thu mua diễn ra rất khó khăn bởi phân bố không tập trung, mất nhiều thời gian tập kết tại một điểm để chuyển về công ty. Giấy tái chế Trong thời gian tới, nguồn nguyên liệu này sẽ chiếm chủ yếu trong đầu vào của công ty, song hiện tại, thu mua giấy loại tái chế chỉ là biện pháp nhằm đối phó với tình trạng khan hiếm nguyên liệu sắp tới. Hiện nay, công ty đã thành lập các điểm thu mua giấy loại ở nhiều điểm trong tỉnh và một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An. Giấy loại sau khi thu mua về được tập kết tại kho lề, được phân loại và xử lý, loại bỏ những vụn vặt không cần thiết. Công đoạn này đòi hỏi nhiều nhân công, tuy nhiên thời gian làm việc co thể kéo dài, do đó việc sử dụng giấy loại tái chế ngoài những ưu điểm đã biết còn có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi của công nhân viên trong công ty. Công nghệ Hiện nay, Công ty có 3 dây chuyền sản xuất nhập từ Trung Quốc và Đài Loan. Công nghệ của những dây chuyền này ở mức trung bình, đã khấu hao tới 80% nhưng giá trị sử dụng thực tế gần tương đương với dây chuyền đầu tư mới bởi thường xuyên được nâng cấp sửa chữa, đảm bảo chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. 3 dây chuyền này luôn tạo ra một số lượng lớn sản phẩm giấy kraft và giấy đế, bình quân 12.000 tấn sản phẩm/ năm. Công suất mỗi dây chuyền cụ thể như sau: * Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc: + Số lượng: 02 dây chuyền + Công suất thiết kế: 2.200 tấn / năm + Công suất vận hành: 3.000 -> 3.500 tấn / năm * Dây chuyền thiết bị sản xuất theo công nghệ Đài Loan: + Số lượng: 01 dây chuyền + Công suất thiết kế: 2.100 tấn / năm + Công suất vận hành: 2.800 tấn / năm Vốn Vốn điều lệ của công ty cổ phần giấy Lam Sơn là 100.000.000 đồng. Cơ cấu vốn cụ thể như sau: số vốn của công ty chiếm 83,38%, các cổ đông bên ngoài công ty chiếm 4,77%, các cổ đông bên trong Công ty nắm giữ 10,44%, còn lại 1,41% là cổ phiếu quỹ. Trong số 10.000 cổ phiếu của Công ty có 1.590 cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng. Đây là cổ phiếu người nghèo trả chậm theo Nghị định 64/1998/NĐ-CP v/v Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Bắt đầu từ năm thứ 5 sau ngày mua, những cổ đông này phải trả số tiền mua chậm trả trong vòng 10 năm (2006-2016) và không phải chịu lãi suất. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến quý II/2008 STT Chỉ tiêu MS Kỳ trước Kỳ này Lũy kế từ đầu năm 1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 6.162.751.438 5.547.565.192 11.710.316.630 2 Giá vốn bán hàng 11 5.274.533.858 4.821.095.632 10.095.449.490 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 302.743.595 3.047.531.539 607.496.734 4 Chi phí tài chính 22 160.363.105 112.110.043 272.473.148 5 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 314.646. 575 117.595.334 432.241.909 6 Tổng lợi nhuận trước thuế 50 160.770.517 50.675.024 211.445.541 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 34.733.612 27.917.504 62.651.116 8 Lợi nhuận sau thuế 60 126.036.905 22.757.520 148.794.425 ( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) II. Vài nét về thị trường xuất khẩu của công ty hiện nay Khái quát chung về thị trường xuất khẩu của công ty Năm 2007, công ty chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu bằng đơn đặt hàng đầu tiên từ công ty YENSONCO là mặt hàng giấy đế và giấy kraft, trong đó giấy đế là chủ yếu với khối lượng cả hai loại giấy là 680 tấn, giao thử nghiệm trước 200 tấn. Sau khi hoàn thành giao thử nghiệm, công ty tiếp tục sản xuất để phục vụ thị trường trong nước và phần còn lại trong hợp đồng đã ký. Do xuất khẩu theo hình thức gián tiếp nên sự biến động của thị trường thế giới không mấy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thuận lợi và khó khăn khi công ty tham gia thị trường xuất khẩu Thuận lợi Là một doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp, công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của thị trường thế giới, do đó công ty có nhiều cơ hội trong việc giảm tối đa giá thành sản phẩm, dẫn đến lợi thế về giá cả trên thị trường nội địa và với đối tác nhập hàng của công ty Được sự hỗ trợ của hội doanh nghiệp tỉnh trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường trong chính sách phát triển các ngành trọng điểm của tỉnh, trong đó có nghành công nghiệp giấy Thị trường giấy đế và giấy kraft có mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm trở lại đây, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nhu cầu xã hội về giấy. Bên cạnh đó, trong sản xuất mặt hàng giấy đế ở Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp nên mức độ cạnh tranh trên thị trường không cao như đối với các chủng loại giấy khác như giấy tissue, medium, testliner… Khó khăn Công ty chưa có kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, ban đầu chỉ là xuất hàng với khối lượng tuy không lớn cho một doanh nghiệp khác, nhưng công ty hy vọng trong thời gian tới, cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm của chính bản thân công ty, công ty có thể chính thức bước chân vào thị trường xuất khẩu Vị trí không thuận lợi của công ty, địa điểm đặt công ty hiện nay nằm trên địa bàn xã Vạn Thắng của huyện Nông Cống, một huyện bán sơn địa của tỉnh, giao thông không thuân tiện cũng là yếu tố cản trở sự phát triển của công ty Tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Tình hình xuất khẩu Đặc điểm hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần giấy Lam Sơn Xuất khẩu gián tiếp Công ty nhận đơn đặt hàng của đối tác để sản xuất và nhập cho đối tác để xuất khẩu. Hiện tại, công ty vẫn tiếp tục hoạt động với một đơn hàng cho YENSONCO với khối lượng sản phẩm là 730 tấn. Đây cũng là cơ hội để công ty từng bước tích lũy kinh nghiệm, phát triển sản xuất và tham gia thị trường xuất khẩu. Xuất khẩu theo đơn đặt hàng gia công Đơn hàng đầu tiên theo hợp đồng xuất khẩu công ty nhận được là 680 tấn vào cuối năm 2007, với mặt hàng chủ yếu là giấy đế và giấy kraft, trong đó giấy đế chiếm đến hơn 60%( 63,97%), các sản phẩm đó được YENSONCO thu mua , một phần xuất trực tiếp sang Đài Loan, phần còn lạ được công ty chuyển sang công ty con xuất sang Đài Loan. Tình hình xuất khẩu Bảng 3: Khối lượng giấy công ty nhập cho YENSONCO giai đoạn từ 2007- 2009 Đơn vị tính: tấn Chủng loại Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Giấy đế 435 24,17 490 28,82 500 28,57 Giấy kraft 235 6,7 240 7,01 250 7,25 Tổng sản lượng 680 12,83 730 14,26 750 14,42 (Nguồn: phòng thị trường- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) Các hoạt động tìm kiếm và mở rộng thị trường Là thành viên các đoàn tiếp xúc và xúc tiến thương mại của tỉnh Các đoàn và phái đoàn xúc tiến thương mại được thành lập với mục đích: Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến và quảng bá thương hiệu với thị trường tronh tỉnh cũng như với thị trường các tỉnh khác Phối hợp với phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam xây dựng các chương trình hợp tác nhằm tranh thủ và tận dụng lợi thế của tỉnh Hỗ trợ các doanh nghiệp doanh nghiệp trong tỉnh về các thủ tục pháp lý, tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ Hiện nay công ty là thành viên thường trực của đoàn xúc tiến thương mại, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cũng như hội thảo, hội chợ thương mại hàng năm của tỉnh nhằm tranh thủ các cơ hội xây dựng hình ảnh của công ty trước các đối tác và thị trường tiềm năng. Hoạt động mở rộng thị trường của công ty Hoạt động mở rộng thị trường của công ty được đảm nhiệm bởi phòng thị trường, với nghiệp vụ chính là: Chuẩn bị kế hoạch giao hàng chi tiết để phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất, tránh tình trạng không giao hàng đúng hẹn cho khách hàng. Tổ chức các nhóm đi khảo sát thị trường tại các địa phương khác( chủ yếu là khu vực miền trung) để tìm kiếm khách hàng Nắm chắc các thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty, báo cáo lên giám đốc và hội đồng quản trị khi cần thiết. Phòng thị trường của công ty hiện nay có 7 nhân viên, trong đó có 4 nhân viên phụ trách trực tiếp việc khảo sát và tìm kiếm thị trường. Việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới chủ yếu được thực hiện theo phương thức: Phương thức truyền thống: cử một nhóm nhân viên trong phòng tới địa bàn địa phương mà công ty muốn mở rộng thị trường khảo sat, tiếp xúc với các đối tác , trao đổi với các trưởng phòng thị trường khi có hợp đồng phải thảo. Phương thức mới: tuy không còn mới nhưng đầu năm 2009, công ty mới lập website của công ty, chính thức tiến hành giao dịch qua mạng Internet. Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty hiện nay Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty Bảng 4: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009(*) Doanh thu xuất khẩu 1.522.463.013 2.279.056.500 3.962.296.391 Doanh thu nội địa 8.062.896.435 8.866.864.464 9.081.330.902 Doanh thu khác 504.492.603 252.310.246 89.393.087 Tổng doanh thu 10.089.852.050 11.194.231.210 13.133.020.385 (*): chỉ tiêu dự kiến ( Nguồn: phòng kế toán- công ty cổ phần giấy Lam Sơn) Qua bảng kết quả hoạt động xuất khẩu cảu công ty có thể rút ra nhận xét: Tổng doanh thu của công ty năm sau so với năm trước luôn tăng trong 2 năm gần đây với tốc độ 13,79% vào năm 2007, 10,95% vào năm 2008 và nếu không có nhiều biến động thì năm 2009 sẽ là 17.31%. Doanh thu nội địa và doanh thu từ xuất khẩu cũng tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá, duy chỉ có doanh thu khác là giảm. Nguyên nhân là bởi: · Kế hoạch giảm dần tỷ trọng của thu khác trong tổng doanh thu của công ty · Công ty chuyên hướng từ sản xuất giấy và bột giấy sang tập trung vào sản xuất giấy phục vụ thị trường và xuất khẩu Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong vừa thời gian vừa qua Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008: doanh thu tăng 10,95% so với năm 2007 và tăng 27,1% so với cả năm 2006. Mức tăng trưởng cao đó do tác động của một số nguyên nhân sau: Mặc dù thị trường giá cả của hàng loạt các yếu tố vật tư đầu vào như tre, nứa, vầu, xút, dầu FO, cước vận tải hàng hóa… liên tục tăng cao trong khi giá đầu ra cho sản phẩm tăng không đáng kể nhưng Công ty đã cố gắng sử dụng tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị và có các biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm chi phí, tiến tới giảm tối đa giá thành của sản phẩm. Tình trạng mất điện kéo dài trong nhiều ngày, nhiều giờ đặc biệt trong mấy tháng đầu năm 2008 làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất. Những tháng tiếp theo do bố trí lại kế hoạch sản xuất, công ty đã khắc phục được tình trạng này nên năng suất tăng rõ rệt. Công tác giao khoán chi phí và giá thành sản xuất cho các Xí nghiệp bước đầu được thực hiện tương đối triệt để nên đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn trách nhiệm đi đôi với quyền lợi, khuyến khích, nâng cao vai trò, phát huy hết năng lực trình độ, tinh thần tự chủ, tính tự giác của người lao động với mục tiêu ổn định, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, từng bước khắc phục vượt qua những khó khăn do diễn biến không thuận lợi của thị trường. Hoạt động tìm kiếm thị trường mới, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty nên đã đạt được những kết quả và có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY LAM SƠN I. Định hướng chiến lược của tổng công ty giấy Việt Nam Định hướng mục tiêu tổng quát. Căn cứ xác định mục tiêu. Mục tiêu tổng quát phát triển thị trường của công ty giấy Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng trên cơ sở xem xét các yếu tố chủ yếu sau: Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010 là 3,6 triệu tấn ( giấy văn hoá 34%, giấy bao bì 60% và giấy khác 6%). Môi trường phát triển chung của nền kinh tế, chính sách kinh tế mở cửa của nhà nước cùng với những thành tựu tăng trưởng của nền kinh tế và chu kỳ tăng trưởng của ngành. Tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp giấy: theo sơ đồ phân phối hệ thống các vùng nguyên liệu giấy phát triển trong giai đoạn 01-10 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng cung quy hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy toàn quốc là 1 triệu ha. Nguồn lực đầu tư phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam: việc đầu tư chiều sâu và mở rộng có thể đưa tổng công suất các nhà máy hiện có lên 360.000 tấn/năm (tăng 189.000 tấn/năm). Dự báo nhu cầu giấy đến năm 2010. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu sản phẩm giấy các loại tính bình quân cho cả giai đoạn từ 01-05 đạt 11,7% và kết quả cụ thể như sau: Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy đến năm 2010 Hạng mục Giai đoạn01-05 Giai đoạn 06-10 Tốc độ tăng GDP 7,5% 7-8% Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giấy 12% 8,5% Giấy viết, in 8% 6% Giấy in, báo 10% 6% Giấy bao bì 15% 10% Giấy khác 9% 8% ( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) Và dự báo nhu cầu sản phẩm giấy đến năm 2010 Tổng nhu cầu giấy các loại :100% 1,2 triệu tấn Giấy văn hoá: 34% 0,405 triệu tấn Giấy bao bì: 60% 0,72 triệu tấn Giấy khác: 6% 75.000 tấn Mục tiêu tổng quát phát triển tổng công ty giấy đến năm 2010. Bảng 6: sản xuất và tiêu thụ giấy đến năm 2010 Hạng mục Năm 2000 Năm 2010 1. nhu cầu giấy 450.000 1.200.000 Giấy văn hoá 200.000 405.000 Giấy bao bì 220.000 720.000 Giấy khác 30.000 75.000 2. sản xuất trong nước 300.000 1.050.000 Giấy văn hoá 155.000 369.000 Giấy bao bì 135.000 630.000 Giấy khác 10.000 50.000 3. nhập khẩu giấy 150.000 150.000 Giấy văn hoá 45.000 35.000 Giấy bao bì 85.000 90.000 Giấy khác 20.000 25.000 ( Nguồn: tổng công ty giấy Việt Nam) Định hướng đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng. Cơ sở tiếp cận định hướng mở rộng quy mô nhà máy giấy. Theo định hướng mục tiêu tổng quát đến năm 2010, tổng công suất toàn ngành công nghiệp giấy Việt Nam phải huy động thêm 910.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư theo chiều sâu, đầu tư mở rộng 360.000 tấn/năm, tổng công suất đầu tư mới 550.000 tấn/năm. Đó không phải là một mục tiêu dễ thực hiện. Trở ngại lớn nhất đối với tổng công ty chính là vấn đề vốn đầu tư. Các công trình đầu tư mới cuẩ ngành giấy yêu cầu nguồn vốn đầu tư rất lớn và thời gian hoàn vốn kéo dài. Do đó, việc quyết định quy mô, công suất của nhà máy phù hợp sẽ tạo tiền đề quyết định đến tương lai của nhà máy cũng như công ty, đồng thời trong việc quyết định lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị và quy mô sản xuất. Định hướng phát triển quy mô nhà máy giấy. Sau giai đoạn 01-05, định hướng quy mô công suất nhà máy các dự án đầu tư mới tổng công ty giấy Việt Nam là 100.000-200.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, quy mô công suất tối thiếu phải đạt của các nhà máy đầu tư mới là 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này, do đã là thành viên của WTO, bước vào giai đoạn cắt giảm thuế quan, thì quy mô công suất nhỏ sẽ khó tồn tại do không đủ sức cạnh tranh trên thị trường về cả hai yếu tố: chất lượng và giá cả. Quy mô công suất tối đa mà chỉ là dự báo quy mô dựa vào đánh giá khả năng phát triển vùng nguyên liệu giấy nước ta. Định hướng phát triển khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ thấp kém sẽ đi liền với nghèo đói và lạc hậu. Trình độ khoa học tiên tiến sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công nghệ giấy Việt Nam đi lên từ xuất phát điểm công nghệ lạc hậu ít nhất 10-15 năm so với thế giới và khu vực. Do đó, để vươn tới mục tiêu năm 2010, tổng công ty giấy Việt Nam phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển công nghệ phù hợp. Mục tiêu tổng quát phát triển khoa học công nghệ. + Phát triển tiềm năng nguồn lực của tổng công ty giấy Việt Nam và của đất nước, mở rộng khả năng sử dụng và đa dạng hoá nguồn nguyên liệu. + Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên,vật tư hoá chất, năng lượng, máy móc thiết bị và lao động. + Đầu tư các loại thiết bị công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng về chủng loại, chất lượng và số lượng. + Gia tăng sức cạnh tranh, đạt mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh về số lượng, lợi nhuận và tích luỹ. + Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Định hướng phát triển khoa học công nghệ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thích hợp, xử lý và chế biến các loại nguyên liệu ở các vùng nguyên liệu quy hoạch đầu tư xây dựng nhà máy giấy và bột giấy. Hoàn thiện và phát triển công nghệ bột hoá nhiệt cơ (CTMP), đa dạng hoá nguyên liệu sử dụng, giảm thiểu ô nhiễm. Ứng dụng và phát triển công nghệ Sunphat mới, công nghệ nấu Polysunphat,nấu gián đoạn Superbatch, sản xuất bột mềm, siêu mềm, giảm tải quá trình tẩy trắng, giảm thiểu chất thải. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường. Loại bỏ dần công nghệ tẩy trắng sử dụng do phân tử và hợp chất do gây ô nhiễm môi trường, tiến tới công nghệ tẩy trắng hoàn toàn không sử dụng Clo, khép kín chu kỳ tẩy, giảm thiểu nước thải. Phát triển công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy loại, nâng cao chất lượng bột giấy, tăng tỉ trọng thành phần và mặt hàng sản phẩm sản xuất từ giấy loại, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuẩt các mặt hàng sản xuất mới, các loại giấy đặc biệt phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thay thế các mặt hàng nhập khẩu như các loại giấy lọc, giảm cảm nhiệt, giấy cách điện, giấy sinh hoạt cao cấp, các loại giấy in đặc biệt dùng trong ngân hàng, tài chính… Ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học bảo quản nguyên liệu, sản xuất bột giấy va xử lý nước thải nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Phát triển công nghệ sử dụng chất độn, chất phụ gia, tiết kiệm vật tư năng lượng, nâng cao chất lượng và sản lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu chất thải. Ứng dụng công nghệ xeo hiện đại, gia tăng tốc độ và sản lượng độ đồng đều kết cấu sơ sợi và chất lượng, nâng cao hiệu suất sử dụng vật tư thiết bị, sản xuất nhiều sản phẩm mới. Ứng dụng và phát triển công nghệ xử lý chất thải, thiết kế các giải pháp khoa học, giảm thiểu chất thải, loại trừ ô nhiễm môi trường sinh thái, tiến tới kiểm soát và quản lý được ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Ứng dụng công nghệ tin học tiên tiến, tự động hoá quá trình công nghệ và vận hành thiết bị, kiểm soát chất lượng và môi trường điều hành và quản lý quá trình sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ triển khai và thích nghi hoá công nghệ nhập, xây dựng đội ngũ chuyên gia trong từng lĩnh vực khoa học chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạo, ứng dụng công nghệ mới và tư vấn đầu tư phát triển. Định hướng phát triển nguồn nhân lực. Mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động Phát triển nguồn nhân lực sẽ là cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển tổng công ty. Do vậy, mục tiêu tổng quát phát triển lực lượng lao động tổng công ty giấy Việt Nam trong giai đoạn tới là: Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, quản lý điều hành vững vàng, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra của định hướng phát triển tổng công ty. Phát huy kinh nghiệm và tiềm năng sẵn có, phát triển nguồn nhân lực thoả mãn nhu cầu đầu tư phát triển về trình độ, quy mô số lượng cơ cấu ngành nghề lao động. Tập trung nguồn lực, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, tạo tiền đề tiên quyết bảo đảm tính khả thi của các dự án đầu tư, nâng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21440.doc
Tài liệu liên quan