Chuyên đề Phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2006-2010

KCN ở Việt Nam ra đời cùng với đường lối mở cửa nền kinh tế do Đảng và Nhà nước ta đề xướng tại Đaị hội VI năm 1986. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kì khoá VII năm 1994 đã đưa ra yêu cầu phải: “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, các vùng kinh tế đặc biệt, KCN tập trung”. Trong Nghị quyết tại Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 cũng có đề cập đến việc quy hoạch các KCN: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX, KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới”.

 Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp vào trong các KCN hoạt động là một chủ trương mà Nhà nước ta đề ra nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch, và phân bố công nghiệp. Kể từ khi KCN đầu tiên đi vào hoạt động, quy hoạch tổng thể phát triển KCN và kết cấu hạ tầng thời kì 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/TTg ngày 6/8/1996 trong đó công bố 33 KCN ưu tiên thành lập đến giai đoạn năm 2000 và Quyết định 713/TTg ngày 30/8/1997 với 50 KCN.

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Đồng Nai: 17 khu với diện tích đất tự nhiên là 4264 ha - Bình Dương: 15 KCN với diện tích là 3051 ha - Bà Rịa-Vũng Tàu: 7 KCN với diện tích là 3347 ha Miền Trung và Tây Nguyên: có 30 KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Đà Nẵng: có 4 KCN với diện tích là 1133 ha - Quảng Ngãi, Quảng Bình: mỗi tỉnh có 2 KCN Miền Bắc: có 27 KCN tập trung chủ yếu ở các tỉnh - Hà Nội: có 6 KCN với diện tích là 974 ha - Hải Dương: 4 KCN với diện tích là 522 ha - Hải Phòng: 3 KCN với diện tích là 467 ha - Bắc Ninh, Hưng Yên: mỗi tỉnh có 2 KCN. Sự phân bố không đều các KCN ở các vùng miền trên cả nước như thể hiện trong bảng số liệu (Bảng 2) có thể nói là một hiện tượng khách quan, bởi những vùng kinh tế trọng điểm là những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển các KCN. 1.3/ Quy mô, diện tích các KCN Tính đến hết năm 2005, nước ta đã có 130 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên là 26.157 ha và diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 18.085 ha (không kể KCN Dung Quất đã được chuyển đổi thành Khu kinh tế Dung Quất với diện tích 10.300 ha). Như vậy diện tích đất bình quân của mỗi KCN là 201ha/KCN, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê bình quân là 139ha/KCN. Khu công nghiệp có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước là KCN Phú Mĩ I với diện tích là 954 ha nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoài ra tỉnh này còn một khu công nghiệp lớn thứ 2 so với cả nước đó là KCN Cái Mép với diện tích là 670 ha. Năm 2004, trước thành công của KCN Phú Mĩ I, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã xin phép Chính phủ thành lập thêm KCN Phú Mĩ II với diện tích 572 ha. Như vậy trong số các KCN có diện tích lớn nhất cả nước thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 3 khu. Ngoài ra một điều đặc biệt nữa mà ta có thể thấy đó là hầu hết các KCN lớn đều nằm ở Miền Nam. KCN có diện tích nhỏ nhất là KCN Bình Đường ở tỉnh Bình Dương có diện tích là 17 ha. Điều này cho thấy các KCN ở miền Nam rất phát triển cả về số lượng, quy mô đồng thời có sự đa dạng trong việc phát triển các KCN ở vùng này. Bảng 3: Các KCN lớn nhất cả nước STT Tên KCN Diện tích đất tự nhiên(ha) Tỉnh 1 KCN Phú Mĩ I 954 Bà Rịa-Vũng Tàu 2 KCN Cái Mép 670 Bà Rịa-Vũng Tàu 3 KCN Phú Mĩ II 572 Bà Rịa-Vũng Tàu 4 KCN Hoà Khánh 572 Đà Nẵng 5 KCN Tân Phú Trung 543 TP.HCM 6 KCN Nhơn Trạch II 533 Đồng Nai 7 KCN Long Thành 510 Đồng Nai 8 KCN Việt-Sing 500 Bình Dương Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.4/ Tỷ lệ lấp đầy KCN Tỷ lệ lấp đầy KCN là một chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN. Từ số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, qua sự phân tích, ta có thể thấy tình hình lấp đầy KCN chung của cả nước tính đến hết năm 2005 được thể hiện qua (Bảng 4) Theo đánh giá của các chuyên gia, một KCN được xem là hoạt động có hiệu quả nếu tỷ lệ lấp đầy KCN đạt trên 80%. Qua bảng số liệu (Bảng 4) ta thấy, các KCN được xem là hoạt động có hiệu quả chỉ chiếm 33,8%. Điều này cho thấy số KCN hoạt động thực sự có hiệu quả (chỉ xét ở chỉ tiêu tỷ lệ lấp đầy KCN) của cả nước còn ít. Trong số các KCN hoạt động có hiệu quả, phải kể đến sự thành công của các KCN như: KCN Biên Hoà II, KCN Hố Nai, KCN Tam Phước, KCN Nhơn Trạch II, KCN Tân Bình, KCN Tân Thới Hiệp, KCN Vĩnh Lộc, KCN Cát Lái II, KCN Sài Đồng B, KCN Thăng Long, KCN Quang Minh, KCN Đồng Văn, KCN Trà Nóc I đã lấp đầy hoàn toàn. Thậm chí, có một số KCN đã cho thuê vượt cả khả năng hiện tại như: KCN Việt Hương (103,7%), KCN Tân Đông Hiệp A (116%), KCN Thuận Đạo-Bến Lức (115,8%), KCN Linh Trung 1 (100,6%), KCN Bình Chiểu (126,7%), KCN Nguyễn Đức Cảnh (117,5%)… Bảng 4: Tình hình lấp đầy KCN tính đến hết tháng 12/2005 STT Tiêu thức Số KCN Tỷ lệ (%) 1 Đã lấp đầy > 80% 44 33,8 2 Lấp đầy từ 50 – 80% 34 26,2 3 Lấp đầy từ 30 – 50% 12 9,2 4 Lấp đầy từ 10 – 30% 12 9,2 5 Lấp đầy < 10% 4 3,1 6 Chưa cho thuê 24 18,5 Tổng 130 100 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong tình hình số KCN trên cả nước hoạt động có hiệu quả chưa thực sự nhiều như vậy, số KCN chưa cho thuê chiếm đến 18,5% (24 khu) và số KCN có tỷ lệ lấp đầy dưới 50% là 40 khu (chiếm 30,8%). Như vậy số KCN hoạt động hiệu quả và số KCN hoạt động chưa hiệu quả là tương đương nhau. Có thể lí giải điều này là do một số KCN được quyết định thành lập trong thời gian gần đây đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên tỷ lệ lấp đầy chưa cao. Tuy nhiên, điều này không thể giải thích được nguyên nhân tại sao có những KCN được thành lập từ rất lâu nhưng lại “trì trệ” trong việc lấp đầy, có thể kể đến đó là KCN Đài Tư (Hà Nội) được thành lập năm 1995, sau 10 năm hoạt động tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 10%. Ngược lại, có những KCN chỉ vừa mới được quyết định thành lập nhưng lại đã lấp đầy hoàn toàn (KCN Nguyễn Đức Cảnh-Thái Bình thành lập năm 2005 đã lấp đầy 117,5%). Do đó, trách nhiệm của Nhà nước đóng vai trò nhất định đối với việc nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN. Nếu xem xét sự phát triển của KCN theo một chuỗi thời gian. Theo số liệu thống kê gần đây thì hoạt động của các KCN trong việc lấp đầy diện tích đã có những diễn biến tích cực, những KCN hoạt động hiệu quả (lấp đầy >80%) đã tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nếu năm 2003 số KCN hoạt động hiệu quả là 20 khu trên tổng số 99 KCN (chiếm 20,2%). Đến năm 2004 số KCN hoạt động hiệu quả là 25 khu chiếm tỷ lệ gần 22% (trong tổng số 114 KCN). Như vậy, năm 2005 đã chứng kiến sự biến đổi rất mạnh mẽ khi số KCN hoạt động có hiệu quả đã chiếm tỷ lệ 30,8%. Tuy nhiên, như đã nhận xét, số lượng cũng như tỷ lệ này là vẫn còn thấp, Nhà nước cần phải có những cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện vai trò của mình trong thời gian tới để nâng cao số lượng và tỷ lệ KCN hoạt động có hiệu quả hơn. 2/ Đánh giá tác động của KCN đến nền kinh tế 2.1/ Những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua 2.1.1/ Thu hút vốn đầu tư Nếu như đến năm 1995, các KCN trên cả nước chỉ thu hút được khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đăng kí 1550 triệu USD và 190 tỷ đồng thì đến cuối năm 2005 các KCN đã thu hút được trên 4.400 dự án đầu tư bao gồm 2.170 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí gần 17,3 tỷ USD và 2418 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí là trên 100 ngàn tỷ đồng (chưa tính 1.059 triệu USD và 31,3 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các KCN), trong đó khoảng 2.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và trên 700 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Qua bảng số liệu (Bảng 5), ta thấy trong những năm đầu phát triển các KCN chủ yếu thu hút các dự án đầu tư từ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước là rất ít (năm 1995 số dự án ĐTTN chỉ bằng 1/3 so với dự án ĐTNN). Những năm sau đó, sự gia tăng số dự án ĐTTN rất chậm chạm trong khi số dự án ĐTNN liên tục gia tăng với tốc độ cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm 2003 ĐTTN nước tăng lên đáng kể và gần bằng với các dự án đầu tư nước ngoài cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang có xu hướng chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh vào các KCN. Nguyên nhân đó là do trong giai đoạn đầu, Nhà nước cho xây dựng các KCN với mục đích chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, nguồn vốn đầu tư trong nước còn rất hạn chế do đó không được chú ý khai thác. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong các năm sau chủ yếu dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó ĐTNN tăng mạnh trong khi các doanh nghiệp trong nước vẫn chủ yếu sản xuất kinh doanh ngoài KCN. Đến năm 2003, nhận thức được vai trò của nguồn vốn ĐTTN, Nhà nước đã quan tâm hơn đến nguồn vốn này do đó nguồn vốn ĐTTN vào các KCN tăng mạnh. Bảng 5: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN đến năm 2005 Năm Đầu tư nước ngoài Đầu tư trong nước Số Dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Số dự án Vốn đăng kí (tỷ đồng) 1995 155 1550 45 190 1996 210 3500 63 250 1997 325 4422 85 440 1998 465 5747 132 553 1999 558 6207 244 12977 2000 743 8763 472 36434 2001 953 10024 671 50611 2002 1244 11314 942 59606 2003 1496 12904 1295 85792 2004 1865 15462 1839 88939 2005 2170 17283 2418 100700 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Riêng trong năm 2005, các KCN cả nước thu hút mới được 305 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí là 1.821 triệu USD, chiếm khoảng 45% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng kí mới của cả nước. Đặc biệt trong tháng 11 có sự gia tăng mạnh về vốn đầu tư cấp mới nhờ một số dự án có vốn đầu tư lớn được cấp phép như: dự án Thép không gỉ Qian Ding với tổng vốn đăng ký 700 triệu tại KCN Mỹ Xuân A, với dự án này tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trở thành tỉnh dẫn đầu trong cả nước về số vốn đầu tư nước ngoài trong năm. Cũng trong năm 2005, các KCN thu hút được 350 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí trên 10.000 tỷ đồng. 2.1.2/ Tạo việc làm cho người lao động Trong những năm đầu phát triển, số lượng việc làm mà các KCN tạo ra còn khá khiêm tốn do số KCN và số dự án hoạt động trong KCN không nhiều. Cho đến 1995, số lao động trực tiếp làm việc trong các KCN chỉ khoảng 5 vạn lao động. Trong quá trình hoạt động phát triển số lao động làm việc trong các KCN ngày càng nhiều. Tính đến hết năm 2005, số lao động trực tiếp làm trong các doanh nghiệp KCN lên đến 74 vạn người tăng gấp hơn 10 lần, riêng năm 2005 chỉ tính đến số việc làm trực tiếp mà các KCN đã tạo ra là 6 vạn lao động. Ngoài ra còn có thêm khoảng 2 triệu lao động gián tiếp có liên quan đến hoạt động KCN. Đây là lực lượng quan trọng hỗ trợ sản xuất của doanh nghiệp KCN như lao động của các cơ sở sản xuất cung ứng nguyên vật liệu, các hoạt động dịch vụ vận tải, thu gom xử lý chất thải rắn và nhiều hoạt động dịch vụ về đời sống phục vụ công nhân trong KCN (cho thuê nhà ở, các cửa hàng ăn uống, các dịch vụ khác…). Qua việc thu hút lao động vào làm việc trong các KCN bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hợp lý, tạo việc làm cho lao động tại chỗ, thu nhập và đời sống người lao động từng bước ổn định. Theo số liệu điều tra thu nhập bình quân của một người lao động trong các KCN từ 600.000 đ - 700.000 đ/tháng (tiền lương + tiền thưởng), trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 800.000 đ - 1.000.000 đ/tháng. Thu nhập này nhìn chung cao hơn mức thu nhập của người nông dân và có tính ổn định hơn. Hình 1: Sự gia tăng số lượng lao động trực tiếp ở các KCN trong cả nước Đơn vị: nghìn người Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.3/ Đóng góp của KCN đối với việc nâng cao trình độ công nghệ Đối với việc thay đổi trình độ công nghệ, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Hiện nay, có khoảng trên 40 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN ở Việt Nam. Trong thời gian đầu hoạt động, đây là đối tượng chính để thu hút đầu tư vào KCN nhằm tận dụng thành tựu công nghệ ở những nước này. Tuy nhiên, đến nay có thể nói những kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Trong số các nhà đầu tư nước đầu tư vào Việt Nam, chiếm đa số là đến từ các nước ở trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á (chiếm khoảng trên 80% số dự án và 85% tổng số vốn ĐTNN). Trong khi đó, những nhà đầu tư đến từ các nước Hoa Kì, EU còn rất ít, mà đây là những nước có những thành tựu đáng kể về khoa học công nghệ. Do đó có thể nói hàm lượng công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn. Không những vậy, trong số các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN, chủ yếu tập trung ở các ngành, lĩnh vực công nghiệp nhẹ, những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt, may, sản xuất giày dép, lắp ráp gia công hàng điện tử…(chiếm trên 50% tổng số dự án), các ngành sử dụng công nghệ cao còn rất ít. Đối với các doanh nghiệp trong nước, đến hết năm 2005 số dự án các doanh nghiệp trong nước tạo ra là 2214 dự án với tổng vốn đầu tư là trên 100 tỷ đồng. Nếu xét quy mô vốn đầu tư các doanh nghiệp trong nước có quy mô vốn không kém so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng do trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế nên đóng góp của các doanh nghiệp này đối với đổi mới công nghệ nhìn chung không đáng kể. Thực tế này đã khiến cho việc phát triển các KCN ở Việt Nam giai đoạn vừa qua chỉ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá chứ chưa phải là thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá. Hiện nay, ở một số KCN đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến như: Honda, Yamaha, Canon (chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhật Bản tại KCN Thăng Long-Hà Nội) tuy nhiên số lượng các doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn. Để tăng cường khả năng đổi mới công nghệ trong nước, chúng ta đã xây dựng hai khu công nghệ cao ở Hà Nội và TP.HCM nhưng cho đến nay các KCNC này vẫn chưa thực sự đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, ngày 28/2/2006 với sự kiện tập đoàn Intel đầu tư tới 605 triệu USD vào KCNC Thành phố Hồ Chí Minh rất có thể là bước nhấn quan trọng giúp KCN thu hút thêm nhiều doanh nghiệp mà hạt nhân là các nhà đầu tư Mỹ vào KCN ở Việt Nam. 2.4/ Đóng góp của KCN đối với việc tạo ra giá trị sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Qua bảng số liệu (Bảng 5) ta nhận thấy KCN đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Trong những năm đầu phát triển, do số lượng dự án hoạt động trong các KCN chưa nhiều nên đóng góp là không đáng kể, năm 1995 giá trị sản xuất được tạo ra ở trong các KCN chỉ đạt 625 triệu USD, nộp Ngân sách Nhà nước 20 triệu USD và xuất khẩu chỉ đạt 315 triệu USD. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau, cùng với sự gia tăng số dự án hoạt động trong các KCN, đặc biệt là trong giai đoạn 2000-2005 đóng góp của các KCN ngày càng lớn. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2004, vượt xa tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước (17,2%), chiếm gần 28% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Trong giai đoạn 2001-2005 hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN diễn ra mạnh nhất, điều này cho thấy sản phẩm làm ra từ KCN đang có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu từ các KCN đạt 6 tỷ USD gấp đôi so với năm 2001 và gấp 20 lần so với năm 1995, chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp KCN (gồm cả các công ty phát triển hạ tầng KCN) đạt xấp xỉ 650 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2004. Bảng 5: Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN Năm GTSXCN Xuất khẩu Nộp NSNN triệu USD Tốc độ tăng trưởng năm (%) triệu USD Tốc độ tăng trưởng năm (%) triệu USD Tốc độ tăng trưởng năm (%) 1995 625 - 315 - 20 - 1996 953 152,5 424 134,6 35 175 1997 1170 122,8 848 200 40 114,3 1998 1870 159,8 1300 153,3 65 162,5 1999 2000 107 1450 111,5 80 123 2000 3550 177,5 2170 149,7 110 137,5 2001 4500 126,8 3050 140,6 180 163,6 2002 5600 124,4 3200 104,9 230 127,8 2003 9685 172,9 3939 123,1 473 205,7 2004 11187 115,5 4949 125,6 527 111,4 2005 14000 125,1 6137 124 650 123,3 Nguồn: Vụ quản lí KCN-KCX (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 2.2/ Đánh giá những tác động tiêu cực 2.2.1/ Ảnh hưởng đến vấn đề xã hội - Hiện nay, ở các địa phương có KCN trên cả nước, một vấn đề xã hội nảy sinh, đó là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động sau khi họ bị thu hồi đất nông nghiệp sử dụng vào việc phát triển các KCN. Theo quy định của Luật đất đai,các hộ dân có đất bị thu hồi xây dựng KCN được Nhà nước bố trí tái định canh, định cư, được hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đối ngành nghề và bố trí việc làm mới. Theo chủ trương chung, các địa phương khi xây dựng KCN khuyến khích các nhà đầu tư là sử dụng lao động địa phương, tuy nhiên trên thực tế không thể thu hút hết số lao động thất nghiệp này do trình độ của những người nông dân còn thấp, lại chưa được qua đào tạo. Mặc khác, vẫn còn tồn tại việc một số hộ dân không dùng tiền đền bù để đầu tư vào các ngành nghề mới mà lại đem đi để mua sắm xe máy, các đồ dùng điện tử, xây nhà… dẫn đến sau khi hết tiền trở thành những người “nghèo” gây ra vấn đề xã hội bức xúc tại các địa phương. - Trong thời gian qua, chúng ta rất chậm đồng bộ hoá giữa phát triển KCN với phát triển các công trình xã hội (nhà ở, các công trình giáo dục, y tế…) phục vụ đời sống người lao động và gia đình họ làm việc trong các KCN. Cụ thể là nhu cầu về nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN đến những địa phương khác. Đây đang là một vấn đề búc xúc đặt ra một bài toán khó cho các địa phương có KCN, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ. Ở những địa phương này số lượng các KCN được thành lập rất nhiều, thu hút một số lượng lớn lao động làm việc tại đây trong đó chủ yếu lại lao động từ các địa phương khác đến. Chẳng hạn như tỉnh Bình Dương, có trên 10 vạn lao động làm việc tại các KCN nhưng lao động của tỉnh Binh Dương chỉ khoảng 9.326 người (tính đến đầu tháng 8 năm 2005), chiếm 9,2% trên tổng số lao động. Hiện nay, ở các tỉnh này, việc đảm bảo nhu cầu nhà ở cho lao động có nhu cầu nhà ở còn rất hạn chế. Bình Dương mới chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động, Đồng Nai là 6,5%, T.p Hồ Chí Minh đạt kết quả thấp hơn nhiều với 4%. Do đó, phần lớn số lao động phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ của các hộ dân xung quanh, điều kiện sống không đảm bảo, ẩm thấp nóng bức, thiếu ánh sáng… ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động đồng thời là môi trường cho các tệ nạn nảy sinh và phát triển. 2.2/ Ảnh hưởng đến môi trường - Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề bức xúc tồn tại ở xung quanh KCN. Đến thời điểm đầu năm 2005, trong số 114 KCN được cấp phép hoạt động thì chỉ có 19 KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung chiếm 16,7%, một số khác đang xây dựng còn lại không có. - Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hầu hết các KCN đều được quy hoạch và xây dựng gần các sông, kênh, rạch dẫn tới nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Ở Đồng Nai, lượng nước xả ở các KCN ước khoảng trên 50000 m3 trong một ngày đêm, nhưng chỉ có 3 KCN có hệ thống xử lí chất thải tập trung (Amata, Loteco, Biên hoà 2), Bình Dương có 4/11 KCN có hệ thống xử lí nước thải tập trung, Bà Rịa-Vũng Tàu thậm chí không có KCN nào có hệ thống xử lí nước thải. - Ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lượng rác thải công nghiệp do các KCN ở vùng này tạo ra chiếm khoảng 15% trong tổng lượng rác thải công nghiệp của cả nước. Trong đó các KCN ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có số lượng rác thải nhiều nhất, đây là nơi tập trung các nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa…lượng chất thải chủ yếu là nhựa, hoá chất rắn, chất dẻo, cao su… là những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất. Ô nhiễm nước thải công nghiệp trong các KCN ngày càng trở nên nghiêm trọng, với quy mô mỗi KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc từ dưới 100 đến gần 400 ha, lượng nước thải công nghiệp của các KCN thải ra từ 3.000-10.000 m3/ngày đêm, ước tính tổng lượng nước thải của các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bình quân khoảng 100.000-130.000 m3/ngày đêm. Trong số các KCN đã được vận hành, có rất ít KCN xây dựng hệ thống nước thải tập trung. Theo số liệu thống kê, trong số 23 KCN thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, chỉ có 4 KCN đã xây dựng công trình xử lí nước thải tập trung, 5 KCN đang xây dựng, số còn lại chưa có. Ngoài ra, trong các KCN ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn có một loại ô nhiễm khó kiểm soát, đó là ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn. Kết quả quan trắc nồng độ chất SO2, CO, NO2 trong KCN và các đô thị lân cận đều đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần. Nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng… trong KCN nồng độ bụi và khí độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí xung quanh đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. - Các KCN tỉnh miền Trung: Có 18 KCN nhưng chỉ có 2 khu là có trạm xử lí nước thải (KCN Suối Dầu và Hoà hiệp). II/ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KCN 1/ Công tác quy hoạch phát triển các KCN KCN ở Việt Nam ra đời cùng với đường lối mở cửa nền kinh tế do Đảng và Nhà nước ta đề xướng tại Đaị hội VI năm 1986. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kì khoá VII năm 1994 đã đưa ra yêu cầu phải: “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, các vùng kinh tế đặc biệt, KCN tập trung”. Trong Nghị quyết tại Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 cũng có đề cập đến việc quy hoạch các KCN: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX, KCNC), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới”. Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp vào trong các KCN hoạt động là một chủ trương mà Nhà nước ta đề ra nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch, và phân bố công nghiệp. Kể từ khi KCN đầu tiên đi vào hoạt động, quy hoạch tổng thể phát triển KCN và kết cấu hạ tầng thời kì 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/TTg ngày 6/8/1996 trong đó công bố 33 KCN ưu tiên thành lập đến giai đoạn năm 2000 và Quyết định 713/TTg ngày 30/8/1997 với 50 KCN. Nếu so sánh giữa bản quy hoạch với tình hình phát triển thực tế của các KCN trên cả nước có thể nhận thấy một hạn chế của Nhà nước trong việc quy hoạch các KCN đó là việc quy hoạch chỉ mang tính hình thức, không mang tính định hướng thể hiện ở việc quy hoạch luôn đi sau thực tiễn. Năm 2000 số KCN thực tế đã được thành lập là 65 khu. Trước những diễn biến mạnh mẽ trong sự phát triển của các KCN, Nhà nước liên tục có sự thay đổi tuy nhiên nó vẫn không thể theo kịp so với thực tế. Quy hoạch phát triển các KCN năm 2004 cũng như vậy, theo đó tổng số KCN đến năm 2010 sẽ là 125 khu, nhưng đến cuối năm 2005 số KCN đã là 130 khu. Và theo Báo cáo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010 của các địa phương dự kiến đến năm 2010 số KCN được thành lập lên đến 443 khu. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương điều chỉnh quy hoạch phát triển KCN giai đoạn 2005-2020, hiện đề án này đang được Thủ tướng chính phủ xem xét và phê duyệt. Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam hiện nay còn gặp phải một hạn chế, đó là chưa gắn kết với điều kiện, tình hình kinh tế của địa phương, khả năng dự báo trong công tác quy hoạch còn thấp. Điều này thể hiển ở việc hiện nay, một số tỉnh có hiện tượng khan hiếm lao động để cung ứng cho các KCN đóng trên địa bàn, nhất là các tỉnh ở miền Đông Nam Bộ. Theo số liệu điều tra, ở Tp.Hồ Chí Minh, nhu cầu lao động cho các KCN năm 2004 là hơn 20.000 người nhưng việc cung ứng lao động chỉ mới dừng lại ở con số khoảng 10.000 người đạt 50%. Quy hoạch phát triển KCN cũng chưa gắn với việc phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Do thiếu sự quan tâm chỉ đạo và tính toán một cách đầy đủ từ giai đoạn lập quy hoạch, vấn đề cơ sở hạ tầng xã hội chưa được quan tâm một cách đúng mức. Quy hoạch phát triển KCN hiện nay còn diễn ra một cách hết sức “tuỳ tiện”. Không có sự nhất quán giữa việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Giữa các địa phương có hiện tượng “ganh đua” nhau trong việc phát triển KCN do khi thấy địa phương bên cạnh có KCN thì cũng tìm mọi cách xin được thành lập KCN, nếu không xin được thì thành lập “chui” sau đó yêu cầu Thủ tướng công nhận đưa vào danh sách các KCN do Thủ tướng phê chuẩn. Do đó, việc quy hoạch mang tính cục bộ rất cao, giữa các KCN không có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, thiếu sự cân đối. Ngoài ra, việc quy hoạch chi tiết đối với từng KCN cũng không được đảm bảo. Trong thiết kế quy hoạch KCN được các địa phương trình lên Thủ tướng Chính phủ, đã đưa đầy đủ các yếu tố: xây dựng các nhà máy nước thải tập trung, vị trí trong KCN… Tuy nhiên nó chỉ mang tính hình thức để Thủ tướng cấp phép phê duyệt thành lập. Sau khi được cấp phép thì các thiết kế này không được đảm bảo, nhà máy nước thải không được xây dựng do thiếu vốn, việc xây dựng các nhà máy lại do các chủ đầu tư quyết định, dẫn đến sự rời rạc, không liên kết được với nhau trong hoạt động sản xuất. 2/ Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi về kinh tế Hiện nay, chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào KCN thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp quy về công tác quản lí KCN như: Nghị định số 36/CP-1997, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/6/2000 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư tại Việt Nam: Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000; Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP; Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998; Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 03/1998/QH 10… Thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004. Trong các chính sách ưu đãi nói trên có những chính sách áp dụng chung cho các đối tượng không phân biệt đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, không phân biệt địa bàn đầu tư, ngành nghề đầu tư như ưu đãi về mức thuế nhập khẩu đối với việc hình thành tài sản cố định. Bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi có phân biệt đối tượng áp dụng, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28225.doc
Tài liệu liên quan