Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2

1 Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế 2

1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế 2

1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế 3

2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

2.1. Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 5

2.2.1. Do nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH 5

2.2.2. Sự biến động đáng kể của khoa học và công nghệ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH. 6

2.2.3. Triển vọng thị trường trong nước và xu thế chung của nền kinh tế 6

2.2.4. Do thế mạnh của vùng về kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển nội tại của vùng 7

2.3. Các phương thức chủ yếu để đấy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

2.3.1 Phương thức khai thác lợi thế so sánh 9

2.3.2 Phương thức khai thác hợp lý quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện mở 10

2.3.3 Phương thức thúc đẩy phát triển chuyên môn hoá để tham gia vào phân công lao động khu vực và thế giới. 10

2.4. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 11

2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan 11

2.4.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 11

2.4.1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài 14

2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 14

3. Các tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế 15

3.1 Tiêu thức phản ánh cơ cấu ngành kinh tế 15

3.1.1 Tỷ trọng từng ngành so với tổng thể nền kinh tế 15

3.1.2 Vị trí và sự tác động qua lại giữa các ngành KT 16

3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 16

4. Xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17

4.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17

4.2 Xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 21

1 Tình hình chung nền kinh tế của vùng ĐBSH trong những năm vừa qua 21

1.1 Giới thiệu về vùng ĐBSH 21

1.2 Tình hình kinh tế của vùng ĐBSH 22

1.2.1 Về quy mô GDP: 22

1.2.2 Về thu ngân sách: 23

1.2.3 Về đầu tư của vùng ĐBSH: 23

1.2.4 Về năng suất lao động: 24

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 25

2.1 Xét theo cơ cấu GDP 25

2.2 Theo cơ cấu lao động 28

3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành 30

3.1 Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp 30

3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản 33

3.3 Khối ngành dịch vụ 35

4. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tác động của nó tới sự phát triển của vùng ĐBSH 38

 

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐBSH 42

1 Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH trong giai đoạn 2011-2020 42

1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 42

1.2. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng 42

1.2.1. Định hướng 42

1.2.2. Mục tiêu 49

1.2.2.1 Mục tiêu tổng quát 49

1.2.2.2 Mục tiêu cụ thể của ngành 50

2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 57

2.1 Giải pháp thực hiện trong năm 2010 57

2.2 Giải pháp thực thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH đến năm 2020 61

2.2.1 Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ 61

2.2.2 Giải pháp thị trường 64

2.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực 65

2.2.4 Giải pháp thu hút đầu tư 65

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 điểm phần trăm. Đến năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng lên là 44.11% và đến 2008 là 44.45%, so với cả nước( 38.01% năm 2005 và 38.28% năm 2008) lượng tăng của vùng cao hơn 0.07 điểm phần trăm. Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP Vùng ĐBSH Cả nước Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành vùng ĐBSH theo xu hướng chung của cả nước đó là giảm tỷ trọng ngành nông , lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch khác nhau. Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ĐBSH Năm 2004 so 2003 2005 so 2004 2006 so 2005 2007 so 2006 2008 so 2007 cosθ 0,99310 0,99942 0,99982 0,99979 0,9978 n 2,36 2,16 1,21 1,36 1,32 ĐBSCL cosθ 0,99981 0,99976 0,99850 0,99771 0,9976 n 1,24 1,39 3,49 4,31 4,41 Cả nước cosθ 0,99985 0,99984 0,99982 0,99996 0,99988 n 1,10 1,14 1,21 0,56 0,99 Nguồn: Tự tính theo công thức tính tốc độ chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ chuyển dich cơ cấu ngành vùng ĐBSH thấp hơn vùng ĐBSL nhưng lại cao hơn so với cả nước. Tốc độ chuyển dịch của vùng ĐBSH năm 2004 so với 2003 là 2.36 nhưng tốc độ chuyển dịch đã có xu hướng giảm dần, năm 2008 so với 2007 còn 1.32. Như vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH còn chậm. 2.2 Theo cơ cấu lao động Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung cũng như của vùng ĐBSH nói riêng, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bởi ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động do tính chất đơn giản của ngành, ngành công nghiệp và dịch vụ khó thay thế hơn do tính chất phức tạp của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới. Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH năm N-L-TS Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 2000 6533 1195,1 1155,0 2005 5257,3 2052,3 1560,5 2006 5058,6 2128,6 1797,0 2007 4958 2299,9 1798,0 2008 4857,1 2481,4 2178,0 Nguồn: Tư liệu 63 tỉnh thành trong cả nước Qua bảng số liêu trên, ta thấy lượng lao động làm việc trong ngành nông- lâm-thủy sản nhiều gấp khoảng 5 lần lượng lao động trong ngành công nghiêp- xây dựng và dịch vụ năm 2000, nhưng đến năm 2008 lượng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm đã có xu hướng giảm từ 6533(2000) còn 4857( 2008) và chỉ còn gấp khoảng 2 lần ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tương ứng là tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng. Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%) Năm N-L-TS Công nghiệp xây dựng Dịch vụ 2000 73,54 13,45 13,00 2005 59,27 23,14 17,59 2006 56,31 23,69 20,00 2007 53,68 24,90 21,42 2008 51,04 26,07 22,89 Nguồn: Tư liệu kinh tế 63 tỉnh thành trong cả nước Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH Tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH vẫn còn cao chiếm 53.68% (2007), 51.04% ( 2008), giảm 2.64 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24.90%(2007), tăng lên 26.07%(2008), tăng 1.17 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành dịch vụ vùng ĐBSH tăng từ 21.42% lên 22.89% (2008), tăng 1.47 điểm phần trăm. Như vậy, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhưng vẫn ít.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH từ năm 2000 - 2008 chậm. Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH năm 2006 so 2005 2007 so 2006 2008 so2007 cosθ 0,998601 0,99894 0,998839 n 3,37 2,93 3,07 Qua bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP. 3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành 3.1 Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp Sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH có truyền thống lâu đời. Đây là nơi phát nguồn văn minh lúa nước, là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới. Vùng ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước và là vùng có trình độ thâm canh cây lúa nước cao nhất. Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Ngoài lúa gạo là cây trồng lương thực chủ yếu, nông dân vùng ĐBSH còn trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, rau đậu, cây ăn quả, chăn nuôi… với trình độ thâm canh cao. Bảng 10: Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm(%) Năm Cả nước ĐBSH 2000 4,6 4,6 2001 3,0 4,0 2002 4,2 5,5 2003 3,6 3,2 2004 4,4 5,2 2005 4,0 4,7 2006 3,4 4,1 2007 3,8 4,5 2008 4,1 4,8 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 Biểu đồ 5 :Tốc độ tăng VA nông nghiệp phân theo khu vực Nhìn chung, khối ngành nông lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn bình quân chung toàn quốc. Tuy nhiên mức độ dao động trên cho thấy là rất cao, phản ánh mức độ bấp bênh về sản lượng do phụ thuộc vào thời tiết và có thể do giá cả của nông sản. Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH (%) Chỉ tiêu Vùng ĐBSH 2000 2004 2005 2006 2007 2008 Nông nghiêp 91,39 89,02 88,38 87,81 87,12 87,02 Lâm nghiệp 1,47 1,11 1,15 1,15 1,13 1,10 Thủy sản 7,15 9,87 10,47 11,04 11,75 11,88 Nguồn: Niên giám thống kê 2008 Trong nội bộ khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ trọng của nông nghiệp rất cao và chậm chuyển đổi, chiếm tới 87.02% (2008) giảm 5.02% trong 9 năm. Mức giảm chậm của tỷ trọng ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH so với cả nước chủ yếu là do nhóm ngành thủy sản có mức tăng chậm hơn cả nước một cách tương ứng. Vị thế của ngành lâm nghiệp nhìn chung có chiều hướng giảm trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm 4/5 tổng GDP và mức thay đổi cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi ở vùng ĐBSH là chậm hơn so với mức bình quân chung cả nước. Đối với lao động, trong khi cả nước bình quân một lao động nông nghiệp có khoảng 0.25 ha và một nhân khẩu có khoảng 867m2, thì vùng ĐBSH chỉ là 400m2. Quy mô đất canh tác hộ gia đình vùng ĐBSH chỉ khoảng từ 0.20-0.25ha tương tự như khu vực Bắc Trung Bộ và thấp hơn nhiều so với quy mô trung bình 1.3-1.4ha/hộ vùng ĐBSCL. Số hộ ở vùng ĐBSH có quy mô từ 0.4 - 1 ha chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng hộ nông dân vùng. Hơn 85% số hộ có quy mô diện tích nông nghiệp dưới 0.5 ha. Diện tích đất thấp song quá manh mún và phân tán Mức độ thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSH không cao. Trong khi tỷ lệ thương phẩm hóa nông phẩm của cả nước ( năm 2008) là khoảng 70%, thì vùng ĐBSH chỉ chiếm khoảng 61%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 84%, 85% tổng sản lượng nông nghiệp được bán ra vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL. Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng tốc độ phát triển của kinh tế trang trại ngày càng phát triển. Năm 2000 ĐBSH mới có 2214 trang trại thì năm 2004, số trang trại của vùng tăng lên 9350, tăng 4.2 lần, năm 2008 tăng lên là 17318 chiếm 14.39% so với cả nước, vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 3.67%, vùng ĐBSCL chiếm 47.62%. Trong đó trang trại trổng cây hàng năm là 343, trang trại trồng cây lâu năm là 773, trang trại chăn nuôi là 8103, trang trại nuôi trồng thủy sản là 4427. Sự chuyển đổi hình thức kinh doanh nông nghiệp ở vùng ĐBSH có phần chậm hơn so với một số vùng khác. Nguyên nhân có thể có nhiều: Thiếu quy hoạch, khó khăn về vốn, về cơ chế chính sách, về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về áp dụng khoa học công nghệ, về mức độ rủi ro cao của kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn. Vùng ĐBSH đã xây dựng các khu nông nghiệp, công nghiêp cao ở Hà Nội và Hải Phòng, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Như vậy,trong khối ngành nông nghiệp vùng ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành thủy sản có xu hướng ngày càng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên sự chuyển đổi này còn chậm so với các vùng khác. 3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp Bắc Bộ và của cả nước. Trong thời gian gần đây tốc độ tăng GDP công nghiêp- xây dựng hàng năm của vùng Bảng 13: Tốc độ tăng GDP công nghiệp- xây dựng hàng năm (%) Năm Cả nước ĐBSH 2000 10,1 18,5 2001 10,4 12,7 2002 9,5 15,3 2003 10,5 17,3 2004 10,2 15,1 2005 10,6 16,6 2006 10,4 12,6 2007 10,2 18,3 2008 6,1 12,1 Nguồn: Niên giám thông kê năm 2008 Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực Theo như số liệu, ta thấy tốc độ tăng ngàng công nghiệp vùng ĐBSH cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước. Năm 2000, tốc độ tăng ngành công nghiệp của cả nước là 10.1% trong khi đó vùng ĐBSH là 18.5%, cao hơn so với cả nước 8.4 điểm phần trăm. Tuy nhiên tốc độ tăng ngành công nghiệp của vùng có xu hướng giảm dần. Năm 2008 chỉ còn 12.1% giảm 6.4 điểm phần trăm, nhưng vẫn cao hơn so với cả nước(6.1%). Có sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, giá trị sản xuất của các ngành tăng lên nhưng với lượng nhỏ, do đó tốc độ tăng trưởng giảm. Trong nội bộ ngành công nghiệp- xây dựng: Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Một số dự án, công trình lớn đã và đang triển khai tạo đà chuyển biến cho ngành công nghiệp của vùng ĐBSH một cách đáng kể. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến có xu hướng tăng mà chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí chế tạo. Ngành cơ khí đã phục vụ đắc lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn trong vùng, Các doanh nghiệp cơ khí thuộc bộ công nghiệp tập trung vào các hoạt động tăng cường đầu tư sản xuất máy móc thiết bị thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thay thế thiết bị nhập khẩu, hình thành các trung tâm thương mại, phục vụ canh tác và chế biến nông sản, thủy hải sản. Ngành dệt may của vùng ngày càng đóng góp tỷ rọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Do ĐBSH là vùng có dân số đông, mà dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, vì thế giải quyết được việc làm cho người lao động. Măt khác, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của vùng tăng dần, đóng góp và giá trị xuát khẩu của vùng. Tỷ trọng sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ thì ngành than của vùng ĐBSH đang được quan tâm. Do bể than vùng ĐBSH trải rộng trên diện tích 3500 km2 thuộc các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Trữ lượng 210 tỷ tấn gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Để phát triển bể than này, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ 11 dự án quan trọng về khảo sát thăm dò địa chất, xây dựng hạ tầng dịch vụ, nghiên cứu triển khai công nghệ. Như vậy, ngành khai thác than của vùng ĐBSH đang được quan tâm và phát triển. 3.3 Khối ngành dịch vụ Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994 Năm Cả nước ĐBSH 2000 5,3 11,4 2001 6,1 10,4 2002 6,5 10,3 2003 6,5 10,2 2004 7,3 10,7 2005 8,5 9,9 2006 8,3 9,7 2007 8,9 10,3 2008 7,2 8,6 Biểu đồ 7: Tốc độ tăng VA dịch vụ phân theo khu vực Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSH có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn tố độ tăng trưởng ngành dịch vụ của cả nước.Năm 2008 tăng trưởng ngành dich vụ của cả nước là 7.2%, trong khi đó tốc độ tăng ngành dịch vụ vùng ĐBSH là 8.6%, hơn 1.4 điểm phần trăm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ vùng có xu hướng giảm dần. Từ 11.4% năm 2000 giảm xuống còn 8.6% năm 2008, giảm 2.8 điểm phần trăm. Trong nội bộ ngành dịch vụ: tỷ trọng du lịch có xu hướng tăng nhanh hơn các ngành xuất nhập khẩu, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.Cụ thể như sau: Về du lịch: ĐBSH là địa bàn giàu tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên: biển, núi, hang động, sông, hồ, nước khoáng,…tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật, kho cổ, kiến trúc, các lễ hội làng và văn hóa dân gian.ĐBSH là một trong những địa bàn có doanh thu từ du lịch lơn, đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ. Bàng 14:Tỷ trọng doanh thu du lịch (%) Năm Vùng 2000 2004 2005 2006 2007 2008 ĐBSH 21,14 22,04 22,22 22,95 23,00 22,9 Miền núi phí bắc 4,50 5,17 5,16 5,00 5,09 4,85 BTB và duyên hải miền Trung 16,08 15,94 15,98 16,01 16,06 15,60 Tây Nguyên 3,45 3,24 3,62 3,64 3,74 3,73 Đông Nam Bộ 5,10 34,45 32,72 32,88 32,71 33,93 ĐBSCL 19,74 19,15 20,30 19,52 19,40 18,94 Tỷ trọng doanh thu từ du lịch của vùng tăng dần, từ 22.22%(2005) lên 22.95% (2008),so với các vùng khác như ĐBSCL, ĐNB thì tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ tỷ trọng du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng tăng. Mặt khác ngành du lịch của vùng cũng tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong vùng. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch trên dịa bàn vùng cũng tăng lên. Năm 2000 toàn vùng có khoảng 40000 lao động trong ngành du lịch, năm 2005 là 75500 người, đến năm 2008 khoảng 120500 người. So với cả nước tỷ lệ chiếm khoảng 30 - 31%.Trong thời gian gần đây, các khu du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí bắt đầu phát triển ở vùng ĐBSH, tập trung ở các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhiều khu đang đang bước đầu phát huy tác dụng kinh doanh tốt như khu du lịch cuối tuần hồ Đại Lải, khu du lịch nghỉ mát Tam Đảo ( Vĩnh Phúc); khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Ngà…Tuy nhiên cũng như xu thế chung của cả nước, du lịch các tỉnh ĐBSH phát triển chưa từng xứng tầm với tiềm năng. Về dịch vụ bưu chính viễn thông: Vùng có hệ thống Bưu chính viễn thông tương đối phát triển, có mạng bưu cục rộng khắp với số điểm phục vụ nhiều nhất trong cả nước. Trong những năm gần đây, mạng lưới bưu chính viễn thông của vùng cũng được chú trọng đầu tư mở rộng và xây dựng mới. Dịch vụ điện thoại, internet được đưa vào sử dụng tại tất cả các địa phương trong vùng, nhưng phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sử dụng internet giữa các tỉnh trong vùng. Doanh thu bưu chính viễn thông của vùng tăng trưởng đáng kể, đặc biệt lĩnh vực viễn thông và dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất vài năm trở lại đây. Tổng doanh thu bưu chính - viễn thông trong vùng tăng trưởng bình quân 21.2 trong giai đoạn 2005-2008, trong đó doanh thu bưu chính tăng 12.3%, doanh thu viễn thông tăng 21.6% và doanh thu phát hành bóa chí tăng 16.8%. Bảng 15: Doanh thu bưu chính viễn thông vùng ĐBSH ( tỷ đồng) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 Doanh thu bưu chính viễn thông 2492,2 5440,9 5863,4 7263,3 8683,3 Tốc độ tăng doanh thu 7,77 23,88 19,55 Nguồn: Doanh thu cộng dần từ các tỉnh trong vùng ĐBSH theo tư liệu 63 tỉnh thành Như vậy, doanh thu từ bưu chính viễn thông vẫn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đã có xu hướng giảm dần. Năm 2007 tốc độ tăng là 23.88%, đến năm 2008 giảm xuống còn 19.55%. Theo xu hướng này thì tỷ trọng ngành bưu chính viễn thông sẽ giảm dần trong khối ngành dịch vụ Về dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Hiện nay, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng có xu hướng gia tăng. Các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội là trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của cả nước. Hà Nội là nơi tập trung các hội sở chính của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam và ngân hàng chính sách, cùng mạng lưới rộng lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng 150 tổ chức tín dụng đa hình thức sở hữu, thực hiện kinh doanh đa năng với mạng lưới 95 chi nhánh trực thuộc, 196 phòng giao dịch và 187 quỹ tiết kiệm. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngành bảo hiểm cũng phát triển và đem lại nhiều giá trị cho ngành dịch vụ. Về xuất nhập khẩu: Trong những năm gần đây xuất khẩu vùng ĐBSH tăng dần. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu là 1187735(nghìn USD), năm 2005 tăng lên là 2688759(nghìn USD), tăng 1501024(nghìn USD), kim ngạch năm 2006 là 3645299(nghìn USD), 2007 là 4423445 ( nghìn USD), năm 2008 là 5201591(nghìn USD). Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Năm 2006 tốc độ tăng là 36.6%, năm 2007 là 21.3%, giảm xuống 17.6% năm 2008. Tương ứng với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhanh. Năm 2005 là 2584011 ( nghìn USD), 2006 là 3179375 ( nghìn USD) , 4410525 (nghìn USD) (2007), 2008 là 5735195 ( nghìn USD). Tuy nhiên tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu. Năm 2006 nhập khẩu tăng 23.0%, năm 2007 tăng 38.7% cao hơn so với xuất khẩu là 17.4 điểm phần trăm, năm 2008 tốc độ này giảm xuống là 30.0%, vẫn cao hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu 12.4 điểm phần trăm. Do tốc độ tăng của xuất, nhập khẩu không đồng đều nên giá trị kim ngạch xuất- nhập khẩu của vùng có xu hướng tăng, giảm liên tục. Năm 2005 là 104748 ( nghìn USD), năm 2006 giá trị này tăng lên là 465924 ( nghìn USD), tuy nhiên đến năm 2007 giá trị xuất nhập khẩu giảm xuống còn 12920 ( nghìn USD), giảm 453004, giảm nhiều so với 2006. Như vậy trong khối ngành dịch vụ: Vùng ĐBSH đều có lợi thế để phát triển, tuy nhiên ngành du lịch vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao. 4. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tác động của nó tới sự phát triển của vùng ĐBSH Qua thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH, ta thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xậy dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 21.79%(2001) xuống 15.64% (2005) và 12.67% ( 2008), ngành công nghiêp tăng dần tỷ trọng từ 34.47% (2001) lên 40.25% (2005), và 42.25% ( 2008), ngành dịch vụ tăng từ 43.74% ( 2001) lên 44.1% ( 2005) và tăng lên 44.45%(2008). Tốc độ tăng VA của ngành nông nghiêp ít hơn tốc độ tăng VA của ngành công nghiệp- xây dựng, và dịch vụ. Điều đó cho thấy khả năng phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên cơ cấu giữa 3 nhóm ngành chuyển dịch còn chậm, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH còn chậm so với ĐBSCL. Tốc độ chuyển dịch năm 2007 so với 2006 vùng ĐBSH là 1.36%, năm 2008 so với 2007 là 1.32%, tốc độ này có xu hướng giảm xuống, trong khi vùng ĐBSCL tốc độ chuyển dịch lại tăng dần.Tương tứng với ĐBSH thì ĐBSCL là 4.31% và 4.41%. Trong nội bộ các ngành vùng ĐBSH sự chuyển dịch vẫn còn chậm: Ngành nông nghiệp của vùng vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao (87.02%) năm 2008, trong khi đó ngành thủy sản chỉ chiếm có 11.88%. Sự chuyển dịch chậm này ảnh hưởng đến giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản của vùng, mặt khác ảnh hưởng đến ngành công nghiêp chế biến của vùng. Vì ngành thủy sản là đầu vào cho ngành xuất khẩu thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, tạo ra giá tri gia tăng cho vùng.Trong ngành nông nghiệp thì chăn nuôi lơn rất phổ biến và thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hang ngày của nhân dân. Đàn lợn của vùng ĐBSH chỉ đứng sau vùng núi và trung du Bắc Bộ về số lượng với gần 5.3 triệu con, chiếm 27.8% đàn lợn toàn quốc, vi thế tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng ngày càng tăng. Đối với khối ngành công nghiệp –xây dựng, Vùng ĐBSH đã tận dụng được thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến có giá trị cao, đồng thời thu hút được lao động nông nghiệp, giải quyết được lao động cho vùng, từng bước tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng. Tuy nhiên để phát triển các sản phẩm công nghiệp, vùng ĐBSH hình thành các cụm công nghiêp, khu công nghiệp tập trung vào vùng trung tâm như Hà Nội, Hải Phòng. Chính vì vậy ô nhiễm môi trường gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng. Các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất phân tán lẫn trong khu vực cư dân, công nghệ lạc hậu. Phần lớn các cơ sở sản xuất cũ không có thiết bị xử lý nước thải. Đồng thời, các khu công nghiệp đa ngành nghề, chưa có ngành nghề chủ đạo, liên kết giữa các khu công nghiệp còn lỏng lẻo. Trong thời gian vừa qua, các địa phương trong vùng mới chú trọng đến mục tiêu thu hút nhiều vốn đầu tư chưa thực sự chú ý đến chất lượng đầu tư. Một số khu công nghiệp của các tỉnh bố trí liền kề nhau tạo sự canh tranh không cần thiết như các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài của Hà Nội liền kề với KCN Quang Minh ( Vĩnh Phúc)… Ngoài ra việc phát triển các khu công nghiệp chưa gắn kết với phát triển các khu đô thị mới, khu nhà ở và các trung tâm dịch vụ. Do đó cần có công tác quy hoạch cho phù hợp để phát triển các khu công nghiệp cho hợp lý tạo điều kiện để sản xuất và phân bố hợp lý các sản phẩm công nghiệp. Trong ngành dịch vụ, ngân hàng, tài chính, bảo hiếm và bưu chính viễn thông đang có xu hướng phát triển mạnh và phù hợp với kinh tế của vùng. Tuy nhiên đối với ngành du lịch của vùng, sự phát triển của vùng vẫn chưa xứng với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân là do: Do chất lượng các sản phẩm du lịch tại một số địa phương còn chưa cao do sản phẩm không đặc trưng, độc đáo và chưa phù hợp với từng loại đối tượng du khách. Các sản phẩm du lịch lại thường trùng lặp hay xảy ra hiện tượng một nơi nào đó đang thu huýt khách thì nơi khác lạo nhái nay ý tưởng kinh doanh, gây nên sự nhàm chán với khách du lịch và cạnh tranh không lành mạnh, làm phân tán khách. Ngoài ra, lực lượng kinh doanh lữ hành của nhiều tỉnh trong vùng còn qua ít về số lượng, nhỏ về quy mô, yếu về nghiệp vụ nên không thể chủ động trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng, không đủ khả năng thu hút khách trực tiếp đến địa phương. Các doanh nghiệp địa phương này chủ yếu khai thác khách nôi địa hoặc làm đại lý thực hiện một phần chương trình du lịch trên địa bàn hay một vài dịch vụ, công đoạn nhỏ trong các tua du lịch củ các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch nước ngoài. Mặt khác do công tác quảng bá xúc tiến du lịch của vùng ĐBSH hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do đó trong thồi gian tới vùng ĐBSH phải có những giải pháp để phát triển ngành du lịch của vùng cho xứng với tiềm năng. Cơ cấu lao động của vùng chuyển dịch theo đúng xu hướng giảm dần lao động làm trong ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiêp - xây dựng, và dịch vụ. Lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản vẫn cao, chiếm tỷ trọng lớn (51.03%) nhưng lại tạo ra giá trị giá tăng ít (12.67%) còn ngành dịch vụ lao động chỉ chiếm 22.89% nhưng giá trị gia tăng lớn chiếm 44.45% , vì thế ảnh hưởng đến tốc độ tăng GDP của vùng. Nguyên nhân là do: Phân bố lao động qua đào tạo giữa các nhóm ngành còn bất hợp lý, tập trung chủ yếu trong nhóm ngành công nghiêp - xây dựng và dịch vụ; hiện tại, cơ cấu theo trình độ qua đào tạo trong hai nhóm ngành nói trên nối chung là phù hợp. Nhóm ngành nông - lâm -thủy sản chiếm 51.04% tổng lao dộng đang làm việc nhưng chỉ chiếm 10.63% tổng lao động qua đào tạo. Do đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo của lực lượng lao động của nhóm ngành này chỉ chiếm 6.18% trong khi tỉ lệ lao động qua đào tạo của nhóm ngành CN-XD rất cao (71.52%) và ỏ nhóm ngành dich vụ tỷ lệ nói trên là 53.25%.Tỷ lệ lao động qua đào tạo của nhóm ngành CN - XD chủ yếu là trình độ CNKT(59.27%), số có trình độ trung cấp và CĐ, ĐH trở lên không nhiều ( 5.87% và 6.38%). Ngược lại, ở nhóm ngành dịch vụ, tỷ lệ lao động qua đào tạo chủ yếu là trình độ trung cấp chuyên nghiệp (13.61%) và CĐ, ĐH trở lên (22.1%). Mặt khác, ở nông thôn, lao dộng chủ yếu đã tốt nghiệp ở bậc tiểu học (19.8%), THCS (55.3%), tỷ lệ tốt nghiêp THPT chỉ đạt 19.6%. Mà ngành nông - lâm - thủy sản chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn tăng hàng năm, đặc biệt tình hình tai nạn lao động trong khu vực nông nghiệp chưa được kiểm soát, nguy cơ rủi ro và quyền lợi của người lao dộng không được đảm bảo khá lớn. Đó là do trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất của DN lạc hậu, thiếu đầu tư cải thiện điều kiện làm việc. Do đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐBSH 1 Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH trong giai đoạn 2011-2020 1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH - Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng…để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững - Phát triển ngành kinh tế trong vùng trong sự hợp tác chặt chẽ với các vùng khác, tạo sự liên kết về kinh tế - Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng với công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất, đời số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25703.doc
Tài liệu liên quan