Chuyên đề Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Một số vấn đề lí luận 4

1.1. Một số vấn đề về HTX 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp: 5

1.1.2.1 Tự nguyện 5

1.1.2.2. Dân chủ, bình đẳng và công khai: 5

1.1.2.3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: 6

1.1.2.4. Hợp tác và phát triển cộng đồng: 6

1.1.3. Điều lệ HTX . 6

1.1.4. Các loại hình HTX 8

1.2. HTX nông nghiệp 9

1.2.1. Khái niệm 9

1.2.2. Vai trò của HTX nông nghiệp 10

1.2.3. Các đặc trưng của HTX nông nghiệp 11

1.2.4. Các hình thức của HTX nông nghiệp 12

1.3. Tính tất yếu khách quan của kinh tế HTX 13

1.3.1. Tính tất yếu khách quan 13

Chương 2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Thủy Nguyên (giai đoạn 2002- 2006). 15

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Thủy Nguyên 16

2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 16

2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 16

2.2. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn 21

2.2.1. Về số lượng 21

2.2.2. Về chất lượng 23

2.2.3. Kết quả thực hiện một số chính sách về hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp của địa phương. 34

2.2.4. Nhận xét, đánh giá kết quả kinh tế HTX 34

2.2.5. Nguyên nhân tồn tại 38

2.2.6. Tình hình đổi mới và phát triển của HTX Lập Lễ,xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên 41

Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2007- 2015 47

3.1. Phương hướng 47

3.1.1. Đối với các HTX nông nghiệp hiện có 47

3.1.2. Đối với HTX nông nghiệp thành lập mới 48

3.1.3. Giải quyết những tồn đọng của HTX 48

3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể 49

3.2.1 Quan điểm phát triển HTX nông nghiệp 49

3.2.2. Mục tiêu 50

3.2.3. Nhiệm vụ 50

3.3. Một số giải pháp chủ yếu 51

3.3.1. T ăng cường công tác thông tin tuyên truyền 51

3.3.2. Về nguồn lực 53

3.3.3. Cơ chế chính sách của địa phương 56

3.3.4. X ây d ựng m ô h ình và các chương trình, dự án phát tri ển 60

3.3.6. Giải pháp phát triển thành viên Liên minh HTX và thành lập liên hiệp HTX 61

3.3.7. B ản th ân các HTX nông nghi ệp 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

1. Kết luận 70

2. Kiến nghị 71

2.1. Đối với cấp huyện 71

2.2. Đối với cấp thành phố 71

2.3. Đ ối v ới trung ư ơng 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

docx74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp với cơ sở vật chất kĩ thuật( kênh mương, hệ thống điện) sẵn có, không tiến hành các họat động chế biến sản xuất theo phương thức công nghiệp nên không có các dự án đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị. Nhiều HTX đang tích cực mở rộng sang các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp ( nước sạch, vệ sinh môi trường…). Tuy nhiên, để thực hiện được, cần có sự quan tâm của lãnh đạo địa phuơng( một số xã giao HTX nông nghiệp quản lí, khai thác hệ thống nước sạch nhưng một số xã khác laị giao Ban quản lí nước sạch của xã quản lí, do đó còn nhiều khó khăn. Trên địa bàn đã xuất hiện một vài HTX hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế cao, có điều kiện thực hiện phân phối lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ và mức góp vốn cho xã viên, điển hình là HTX Lại Xuân: năm 2004, doanh thu đạt8,26 tỷ đồng, trích lập quỹ và phân phối lãi 448 triệu đồng; năm 2005, doanh thu đạt 14,6 tỷ đồng, trích lập quỹ và phân phối lãi 886 triệu đồng. Mặc dù công tác tài chính kế toán của HTX còn nhiều yếu kém, khấu hao chưa đảm bảo nhưng kết quả trên đã biểu hiện sự phát triển của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Nhờ đó vốn quỹ, tài sản của HTX nông nghiệp cũng được củng cố, thu nhập của bà con xã viên cũng được cải thiện hơn so với trước kia. Các HTX nông nghiệp huyện Thủy Nguyên có được kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ trên, có rất nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương đối với HTX, nhất là việc xây dựng đơn giá dịch vụ sản xuất nông nghiệp ở các khâu đầu vào đảm bảo hơn so với các huyện khác trong thành phố; cộng với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội của các HTX trong huyện, nên nhiều HTX đã vươn ra sản xuất kinh doanh tổng hợp, nhất là sản xuất vật liệu xây dựng đá- vôi, dịch vụ điện năng, dịch vụ nước sạch hệ tập trung và dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng( thực hiện quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ … * Về liên doanh, liên kết: Các HTX nông nghiệp đã thực hiện liên kết với chi nhánh điện các huyện và các công ty khai thác công trình thủy lợi để phục vụ hộ nông dân và nhân dân trên địa bàn huyện, với tư cách là đối tác trung gian. Trong các hoạt động này, vai trò của các HTX là rất quan trọng. Các HTX mua điện nước từ các đơn vị này và bán lẻ cho các hộ. Các HTX nông nghiệp có đặc trưng là HTX do chính các xã viên làm chủ( những người trực tiếp hưởng thụ). Do đó khi HTX nông nghiệp phát huy tốt vai trò của mình thì người nông dân và nhân dân trên địa bàn huyện đều được hưởng lợi. Một số HTX nông nghiệp cũng có quan hệ với các doanh nghiệp khác trong ngành để từ đó hỗ trợ nông dân mua các loại vật tư nông nghiệp ( giống, phân bón). Số lượng các HTX có dịch vụ đầu ra tiêu thụ nông sản cũng đang tăng lên. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp còn liên kết với các tổ chức khác trong đó có các đơn vị nhà nước( các đơn vị sự nghiệp có thu, các cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành) như trung tâm khuyến nông, chi cục thú y, chi cục bảo vệ thực vật…Thông qua mối quan hệ này, các HTX nông nghiệp phục vụ được cho hộ nông dân các dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật…và giúp nông dân cập nhập kịp thời những giống cây, con mới có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, những mối quan hệ này lại không nhiều. Kết quả thực hiện dịch vụ Doanh thu và lợi nhuận của các HTX nông nghiệp huyện Thủy Nguyên không được ổn định cho lắm. Năm 2004, lãi từ các hoạt động dịch vụ là 2.698.941,9 nghìn đồng, năm 2005 là 4.062.041 nghìn đồng( tăng 1.5 lần so với năm 2004), năm 2006 là 3.541.418,834 nghìn đồng( tăng 31% so với năm 2004 nhưng lại giảm 13% so với năm 2005). Nguyên nhân là do 2 có 2 HTX làm ăn thua lỗ và các đa số các HTX đều có doanh thu và lợi nhuận giảm. Đây là vấn đề bức thiết mà chính quyền huyện và các xã cần có kế hoạch nghiên cứu và đưa ra giải pháp khắc phục nhanh chóng.( bi ểu) Biểu 2.6. Tổng hợp kết quả thực hiện dịch vụ của các HTX nông nghiệp huyện Thủy Nguyên(đơn vị: nghìn đồng) 2006 Lãi 1.549.866,62 1.145.388 597.488,402 248.675,807 3.541.418,834 Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Thủy Nguyên Chi 31.191.696,08 17.987.340 8.236.135,742 6.097.096,284 63.512.268,11 Thu 32.741.562,7 19.132.728 8.833.624,144 6.345.772,091 67.053.386,94 2005 Lãi 1.400.506 1.145.388 399.830 1.116.290 4.062.014 Chi 30.742.344 17.987.340 8.823.266 2.186.510 59.739.460 Thu 32.142.850 19.132.728 9.223.096 3.302.800 63.801.474 2004 Lãi 1.089.313,9 796.219,7 362.672,3 450.736 2.698.941,9 Chi 25.951.925 14.280.976,6 8.102.037,3 1.053.104,4 49.348.079,3 Thu 27.041.238,9 15.077.196,3 8.464.745,6 1.503.840,4 52.087.024,2 Năm Chỉ tiêu Điện Ngành nghề Thủy nông Vật tư & giống khác Tổng hợp 2.2.3. Kết quả thực hiện một số chính sách về hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX nông nghiệp của địa phương. Trong khi chờ các Bộ, Ngành thể chế một số cơ chế, chính sách phát triển HTX , Hải Phòng và cụ thể là Thủy Nguyên đã xây dựng được một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế HTX nông nghiệp song còn ở mức độ khiêm tốn như: chính sách hỗ trợ tài chính cho các HTX nông nghiệp làm công tác khuyến nông: hàng năm Uỷ ban nhân dân xã trích 50% nguồn thu trên quỹ đất công ích chuyển cho HTX làm công tác khuyến nông. Chính quyền xã hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp bình quân hàng năm là 30 triệu đồng đối với các HTX có quy mô toàn xã, xấp xỉ 10 triệu đồng đ ối với HTX quy mô thôn. Hỗ trợ 100% lãi suất tín dụng cho công ty vật tư nông nghiệp thành phố để ứng trước phân bón cho các HTX nông nghiệp làm dịch vụ với các hộ nông dân theo phương thức thanh toán trả chậm( giao phân bón từ đầu vụ đến cuối vụ thu hoạch mới thu tiền của nông dân). Chương trình kiên cố hóa kênh mương sau trạm bơm: hầu hết các HTX được giao tổ chức thực hiện công trình kiên cố hóa kênh mương sau trạm bơm, các hộ nông dân đóng góp 30%, công trình hoàn thành được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, nhiều HTX còn trích quỹ để đầu thêm cho công trình kênh mương. Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho các cán bộ chủ chốt các HTX ( chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát) tham gia học các lớp tập huấn ngắn ngày về các văn bản pháp luật về HTX và các lớp nâng cao năng lực quản lí HTX . 2.2.4. Nhận xét, đánh giá kết quả kinh tế HTX 2.2.4.1. Thuận lợi Sau khi thực hiện Luật HTX , bộ máy quản lí HTX nông nghiệp tinh giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX theo chức năng nhiệm vụ mới. HTX đã dần đáp ứng được yêu cầu sản xuất và tiêu thụ nông sản của xã viên và các nông hộ. Nhiều HTX từ hoạt động dịch vụ ở một số khâu đầu vào của quá trình sản xuất đã vươn ra dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp, đồng thời thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, làm cầu nối đến nông dân, thực hiện quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. HTX đã bước đầu thể hiện vai trò quan trọng trong tiếp thu, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành nghề nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, giữ gìn trật tự an ninh và đẩy nhanh tiến độ thực hiện CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn; kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX đã khắc phục một bươc quan trọng tình trạng thua lỗ kéo dài trước đây, một số HTX có lãi cao thực hiện phân phối theo cổ phần và có tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất; cùng với chính quyền xã xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống điện, thủy lợi, giao thông nông thôn, quyền lợi của đội ngũ cán bộ được gắn với kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của HTX. Một số chính sách của địa phương trong thời gian qua đã góp phần giảm bớt khó khăn, thúc đẩy HTX trên địa bàn huyện và thành phố phát triển. 2.2.4.2. Một số tồn tại, khó khăn - Năng lực quản lí kinh tế, điều hành dịch vụ, sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường. Do tỷ lệ cán bộ qua đào tạo quá thấp, không những thế, cán bộ quản lí HTX không an tâm công tác, những cán bộ có năng lực đều muốn sang công tác khối xã vì công tác HTX tiền công thấp, chính sách của nhà nước về HTX còn đang bất cập. Do vậy, trong thời gian qua, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chủ chốt HTX tăng lên không đáng kể. - Tiền công và BHXH bắt buộc của cán bộ quản lí gặp khó khăn: Doanh thu hàng năm của các HTX thấp nên tiền công tiền công của cán bộ quản lí HTX cũng thấp tương ứng. Qua kiểm tra, nhiều chủ nhiệm HTX quy mô toàn xã tiền công chỉ đạt 350.000 đến 700.000 đồng/ tháng, nhiều HTX quy mô thôn tiền công là 250.000 đến 300.000 đồng/ tháng. Do kết quả doanh thu thấp nên vốn quỹ của HTX nhỏ, một trong những nguyên nhân bởi đơn giá dịch vụ thấp, không tính đúng, tính đủ giá thành, đồng thời do tình hình giá cả thị trường biến động qua nhiều giai đoạn mà bao nhiêu năm nay đơn giá dịch vụ không được điều chỉnh lại; nhiều HTX nếu đóng BHXH cho cán bộ và người lao động 17% mức tiền công hàng tháng tùy theo từng đối tượng, hạch toán vào giá thành thì không chịu nổi (bị thua lỗ). Việc thực hiện Nghị định số 01/2003/ NĐ- CP ngày 9/1/2003 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều thuộc Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/2005 của chính phủ; Thông tư số 07/2003/TT- BLĐTBXH 12/3/2003 và công văn số 2799/ BLĐTBXH- BHXH về việc thu BHXH đối với xã viên và người lao động trong HTX; Liên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và BHXH thành phố Hải Phòng đã có công văn liên ngành số 605/ CV-LN ngày 22/11/2005 về việc hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc đối với xã viên và người lao động trong HTX nông nghiệp. Song đến nay, chỉ có vài HTX tham gia đóng BHXH. Xã viên và người lao động thuộc HTX có mức tiền công thấp, khi tham gia đóng BHXH bắt buộc, phải áp mức lương tối thiểu tại thời điểm này là 350.000 đồng/ tháng để tính mức thu BHXH). Đây cũng là khó khăn khiến những HTX nông nghiệp có doanh thu thấp chưa thực hiện được chế độ đóng BHXH bắt buộc cho xã viên và người lao động làm việc thường xuyên trong HTX . - Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX chậm thể chế hóa Tháng 4 năm 1996 Quốc hội thông qua và chủ tịch nước đã k ý sắc lệnh ban hành Luật HTX; năm 1997, chính phủ đã ban hành hàng loạt Nghị định về HTX trong đó: Nghị định số 15/CP ngày 21/02/1997 của chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển HTX. Đến tháng 12 năm 2003, Luật HTX được sửa đổi, bổ sung, được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước đã kí sắc lệnh ban hành Luật HTX 2003, đồng thời Chính phủ ban hành nhiều Nghị định về HTX, trong đó có Nghị định số 88/2005/ NĐ- CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Cả hai Nghị định về chính sách qua hai giai đoạn nêu trên, đến nay các Bộ, Ngành có liên quan vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, nên trải qua hơn 10 năm từ khi có Luật HTX, tuy chính sách nhưng thực chất các HTX vẫn chưa được hưởng ưu đãi của nhà nước. Thực hiện Luật đất đai( năm 1993) và Nghị định số 64/ CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Năm 1994, các HTX nông nghiệp phối hợp với UBND xã, đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và đất công ích giành cho chính quyền xã; song nhiều nơi trên địa bàn, chính quyền xã thu hồi cả đất trụ sở, nhà kho, sân phơi của HTX mà không đền bù cho HTX. Qũy đất công ích qua dồn điền, đổi thửa đã quy vùng tập trung song nhiều xã chưa ưu tiên cho HTX nhận khoán để sản xuất thóc giống phục vụ nhân dân địa phương mà thuê, thầu cho cá nhân, tổ chức khác. - Hành lang, môi trường hoạt động của HTX chưa được quan tâm. Số HTX vươn ra hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa nhiều mà phần đông các HTX còn dịch vụ ở một vài khâu đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ thủy lợi, dịch vụ khoa học- kĩ thuật, dịch vụ vật tư nông nghiệp. Một số nơi HTX đang dịch vụ điện năng có hiệu quả thì chính quyền cơ sở chỉ đạo HTX phải bàn giao dịch vụ điện năng cho cá nhân và tổ chức khác mà không đền bù tài sản cho HTX. Sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các chương trình dự án quốc gia và các chương trình dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ chưa được ưu tiên cho khu vực kinh tế hợp tác và HTX; hiện có 30% chính quyền xã chưa thực hiện tốt hướng dẫn số 174 liên Sở( Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc giành 50% nguồn thu trên quỹ đất công ích chuyển cho HTX nông nghiệp làm công tác khuyến nông; chương trình cứng hóa kênh mương ở một số xã còn giao khoán cho tổ chức cá nhân khác… - HTX thiếu vốn hoạt động, thu nợ gặp khó khăn Hầu hết các HTX trên địa bàn huyện có vốn, quỹ ít. HTX đến nay vẫn chưa vay được vốn ngân hàng nên thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển ngành nghề mới. Tuy nhà nước đã có chính sách cho HTX vay vốn tại các ngân hàng thương mại từ năm 1997, song HTX chưa được vay vì phải thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay( thế chấp tài sản), khiến nhiều chủ nhiệm đã phải mang tài sản gia đình đi thế chấp để vay vốn cho HTX. Tư tưởng chây ỳ công nợ của xã viên và các nông hộ về thanh toán thủy lợi phí, chi phí thủy lợi nội đồng đang có hiện tượng gia tăng ở nhiều HTX , nhất là ở những nơi chính quyền địa phương ít quan tâm đến HTX. 2.2.5. Nguyên nhân tồn tại 2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan - Một số tồn tại do lịch sử để lại như: tình trạng quản lý quá yếu kém của các HTX và tập đoàn sản xuất cũ đã làm cho nhiều người rất ấn tượng với tổ chức HTX. Một số vấn đề đến nay chưa được giải quyết dứt điểm như: tài sản chung của HTX với việc phục vụ cả cộng đồng; công nợ của các HTX với các đối tượng và nợ của xã viên đối với HTX chưa được dứt điểm đã làm cản trở quá trình đổi mới và phát triển HTX. - Sản xuất ở nhiều nơi còn mang tính tự cung tự cấp; phân công lao động và sản xuất hàng hóa chưa phát triển, dẫn đến nhu cầu hợp tác chưa cao; đất đai nông nghiệp manh mún, chưa được tập trung; lao động thiếu việc làm và chất lượng thấp; cơ sở vật chất kĩ thuật nghèo nàn và xuống cấp; khoa học- kĩ thuật chưa phát triển. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hiện nay……… Thực hiện Luật đất đai, Nghị định 64 của Chính phủ về việc giao diện tích đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài để sản xuất từ năm 1994 đến nay cho thấy: bình quân diện tích trên đầu người thấp( 400m2/ người), mặc dù đã thực hiện dồn điền, đổi thửa và thực hiện 5 quyền của Luật đất đai là quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền chuyển nhượng, quyền thế chấp và quyền sử dụng nhưng số thửa của mỗi hộ còn cao và diện tích thửa còn nhỏ; kinh tế trang trại chưa phát triển mạnh, sản xuất nông nghiệp của các hộ còn mang tính tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo động lực cho kinh tế hợp tác phát triển. Vùng sản xuất nguyên liệu, hàng hóa phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thấp kém, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa được mở rộng. - Lĩnh vực nông nghiệp kém sức hút do lợi nhuận thấp, rủi ro nhiều… nên sản xuất nông nghiệp nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng không thu hút được nhiều đối tượng tham gia. - Do chuyển hoạt động của HTX từ cơ chế quản lí bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường với nội dung hoạt động dịch vụ nên một bộ phận cán bộ còn lúng túng, bỡ ngỡ, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. - Do một thời gian dài nhà nước không quan tâm đầy đủ đến đào tạo cán bộ cho HTX, không có các chính sách phù hợp…và các chính sách đãi ngộ khác nên rất nhiều người không muốn tham gia công tác HTX. Một số cán bộ có năng lực lại muốn vào hoạt động ở xã nên không thiết tha với HTX. 2.2.5.2. Nguyên nhân chủ quan - Hệ thống cơ chế, chính sách nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế HTX ban hành chưa đồng bộ; nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết thành ủy 8 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đến nay, các cấp, các ngành chậm thể chế hóa cơ chế chính sách ưu đãi cho HTX về: tín dụng, tài chính, đất đai cho HTX nông nghiệp làm trụ sở- cơ sở chế biến- dịch vụ, chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền công cho cán bộ chủ chốt của HTX. - Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ xã viên chưa đúng đắn, thống nhất về đặc trưng, nguyên tắc, vai trò và nội dung hoạt động của HTX nông nghiệp, lầm lẫn với loại hình doanh nghiệp khác. Cũng từ đó, đã dẫn đến đánh giá quá trình phát triển, thực trạng HTX không thống nhất, cán bộ HTX điều hành lúng túng, thụ động. Một số cấp ủy,chính quyền can thiệp sâu, không đúng chức năng, nhiệm vụ vào tổ chức và hoạt động của HTX. Cán bộ trực tiếp quản lí HTX do nhận thức chưa đầy đủ, thu nhập thấp lại bị chi phối can thiệp, không yên tâm, muốn kiêm nghiệm chức danh ở thôn xã, không hăng hái khi được cử đi đào tạo và đem hết khả năng phục vụ HTX. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được thường xuyên và tích cực; có nơi buông lõng quản lí nhà nước về HTX nhiều năm không triển khai hội họp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc. Tình trạng dây dưa phí dịch vụ của các nông hộ với HTX ở mức cao. Có tới 25% chính quyền xã chưa thực hiện tốt hướng dẫn số 174 Liên sở về việc giành 50% nguồn thu trên quỹ đất công ích làm công tác khuyến nông, nên HTX chưa có điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động. Việc tổng kết và nhân rộng các điển hình, mô hình tốt còn chậm. Công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức quản lí, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lí HTX chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Trong chỉ đạo, một số nơi còn chậm xử lí những vướng mắc, tồn tại, thậm chí xử lí không đúng với tinh thần của Luật, tính chất của HTX, đã làm giảm năng lực của tổ chức kinh tế HTX như vấn đề xử lí tài sản, công nợ khi chuyển đổi HTX. - Qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của HTX cho thấy: hiện nay, hầu hết các HTX nông nghiệp hoạt động mang tính công ích vì dịch vụ thiết yếu- nguồn thu chủ yếu của HTX hiện nay là dịch vụ về tưới tiêu nước, thủy lợi nội đồng, bảo vêj cây trồng trên các xứ đồng và khoa học kĩ thuật, mà đơn giá này hơn chục năm nay vẫn chưa được thay đổi, mặc dù giá cả thị trường những năm qua biến động. Có nơi cấp ủy chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo cho HTX điều chỉnh đơn giá nhưng rất khó khăn, chưa thực hiện được, vì tư tưởng của các nông hộ chỉ muốn đơn giá dịch vụ giảm đi còn tăng một chút cũng không chấp nhận. Với tình hình này, nếu không được các cấp, các ngành quan tâm xem xét thì tình hình vốn quỹ HTX ngày càng cạn kiệt, việc phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một khó khăn hơn. - Sản xuất kinh doanh còn dừng lại ở một vài khâu đầu vào của sản xuất nông nghiệp, chưa vươn ra dịch vụ tổng hợp, doanh thu thấp, lãi thấp nên việc trích lãi lập quỹ phát triển sản xuất hàng năm của HTX không đáng kể, việc thực hiện tái sản xuất mở rộng, xây dựng, đổi mới máy móc, trang thiết bị rất hạn chế. - Độ tín nhiệm của các HTX không cao đối với các tổ chức tín dụng. Trước khi có Luật HTX, nhiều HTX có vay nợ hệ thống tín dụng, nhưng trong quá trình hoạt động, do thua lỗ, phần lớn nợ đọng của HTX đối với ngân hàng đã được khoanh nợ và được xóa theo Quy định 146/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, các tổ chức tín dụng còn ngần ngại khi cho HTX vay vốn. Công tác quản lí tài chính của HTX nông nghiệp còn nhiều yếu kém, chưa gây được tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng. 2.2.6. Tình hình đổi mới và phát triển của HTX Lập Lễ,xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên 2.2.6.1. Một số tình hình cơ bản của HTX - HTX Lập Lễ nằm ở địa bàn xã Lập Lễ- Huyện Thủy Nguyên, một xã nằm gần cửa biển Nam Triệu. Được thành lập 28/12/1997, là HTX được chuyển đổi theo Luật HTX cũ với quy mô toàn xã. HTX theo mô hình đại diện mỗi hộ nông nghiệp có đại diện một người là xã viên. Tuy nhiên, không phải tất cả hộ nông dân trên địa bàn đều có người tham gia HTX. Hiện HTX có 270 xã viên trong tổng số 2500 hộ. Cơ sở hạ tầng của HTX chưa được nâng cấp nhiều, ban quản lí HTX chưa có cơ sở làm việc chính thức, thường phải thay đổi nơi làm việc theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân xã (vì mượn đất của xã), điều này gây khó khăn cho HTX trong hoạt động của ban quản lí HTX và tiếp xúc xã viên. Thành phần của HTX gồm 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, 1 kế toán và 1 kiểm soát. Đội bảo vệ thực vật của HTX gồm 6 người, phân ra 6 khu của xã để hoạt động. Ngành nghề HTX đăng kí kinh doanh gồm có: dịch vụ thủy nông, dịch vụ điện, dịch vụ bảo vệ thực vật và dịch vụ vật tư nông nghiệp. HTX thực hiện chế độ hạch toán theo ngành, quyết toán chung. Tài sản của HTX hiện tại là 1,8 tỷ, bao gồm trong đó các tài sản cố định hữu hình như: trạm bơm, trạm biến thế… Về vốn thanh toán: năm 2006, nợ phải thu và tạm ứng của HTX là 387,249 triệu đồng( nợ của HTX cũ là 100 triệu đồng. Nợ phải trả là 2.839 triệu đồng. Về vốn lưu động: Năm 2004, vốn lưu động của HTX là 23,606 triệu đồng, năm 2005 là 75,403 triệu đồng( tăng 51,797 triệu đồng so với năm 2004), năm 2006 là 64,996 triệu đồng( tăng 41,39 triệu đồng so với năm 2004, giảm 10,407 triệu đồng so với năm 2005). Nợ phải trả năm 2004 là 128,5 triệu đồng, năm 2005 là 88,5 triệu đồng, năm 2006 là 2,839 triệu đồng. Theo đó, ta thấy nợ phải trả của HTX giảm dần , thể hiện việc HTX đã hoạt động tốt hơn trong thời gian gần đây. Tài sản cố định của HTX năm 2006 có cao hơn so với các năm trước, do HTX đầu tư mở rộng quy mô hoạt động( năm 2006, tài sản cố định là 1.879.079 nghìn đồng, trong khi của năm 2004 là 1.589.390 nghìn đồng, năm 2005 là 1.417.798 nghìn đồng).( biểu) Biểu 2.7. Tổng hợp vốn lưu động, tài sản cố định của HTX Đơn vị: 1000 đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Vốn lưu động 23.606 75.043,4 64.996 Nợ phải thu+ tạm ứng 412.900 361.677,2 387.249 Nợ phải trả 128.500 88.500 2.839 TSCĐ 1.589.390 1.417.798 1.879.079 Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Thủy Nguyên Lưong chủ nhiệm HTX là 850.000 đồng/ tháng; lương phó chủ nhiệm, kế toán, kiểm soát từ 70- 80% lương chủ nhiệm. Mức lương này so với lương của chủ nhiệm của các HTX khác trong huyện là tương đối cao. Đó cũng là do HTX tính lương theo doanh thu, mà doanh thu của HTX là tương đối cao. * Tình hình thực hiện dịch vụ của HTX - Dịch vụ thủy nông: là dịch vụ chung của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện, là dịch vụ rất được coi trọng do vai trò của nước đối với quá trình sản xuất và sinh hoạt của xã viên và nhân dân trong địa bàn. Việc thực hiện dịch vụ còn gặp khó khăn do nhu cầu của người dân khác nhau, mương máng xuống cấp. ý thức của một số người dân chưa cao…Tuy nhiên, HTX cũng đã thu được lợi nhuận từ dịch vụ. Năm 2004, lãi từ dịch vụ là 6.906,5 nghìn đồng, năm 2005 là 2.718 nghìn đồng, năm 2006 là 11.582 nghìn đồng. - Dịch vụ vật tư và giống khác: Đây là dịch vụ quan trọng, góp phần cung ứng kịp thời vật tư cho nông dân, làm bình ổn giá cả vật tư trên địa bàn xã theo hướng có lợi cho người nông dân, chủ yếu là vật tư xây dựng… dịch vụ cũng góp phần tăng thu nhập cho HTX, tuy nhiên không đáng kể: năm 2004, lãi từ họat động này là 1.500 nghìn đồng, năm 2005 là 4.700 nghìn đồng và năm 2006 là 6.790 nghìn đồng. - Dịch vụ điện: đây là dịch vụ quan trọng, mang tính sinh tồn của HTX. Nếu không gắn điện với HTX thì HTX sẽ không thể tồn tại được. HTX thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở tổ quản lí điện thực hiện đúng quy chế sử dụng điện, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gây thất thoát điện. Lãi thu được từ hoạt động này năm 2004 là 73.791,1 nghìn đồng, năm 2005 là 93.464 nghìn đồng( tăng 26,7% so 2004), năm 2006 là 147.183 nghìn đồng( tăng 99,45% so 2004 và tăng 57,5% so với năm 2005). Tính toàn doanh thu năm 2004 đạt 1.616.589,7 nghìn đồng, năm 2005 đạt 1.877.226 nghìn đồng, năm 2006 là 2.227.233 nghìn đồng. Lợi nhuận năm 2004 là 82.197,06 nghìn đồng, năm 2005 là 100.882 nghìn đồng, tăng.22,7% so năm 2004, năm 2006 là 165.550 nghìn đồng, tăng 64,1% so với năm 2005 và .tăng gấp đôi so với năm 2004). Lợi nhuận tăng chủ yếu do lợi nhuận về dịch vụ điện tăng, do HTX chú trọng đầu tư thêm vốn và mở rộng quy mô các dịch vụ( biểu). Biểu2.8. Tổng hợp tình hình thực hiện dịch vụ của HTX (đơn vị: 1000 đồng) 2006 Lãi 147.183 11.582 6790 165.555 Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Thủy Nguyên Chi 1.583.417 478.261 0 2.061.678 Thu 1.730.600 489.843 6790 2.227.233 2005 Lãi 93.464 2.718 4700 100.882 Chi 1.389.140 387.206 0 1.776.344 Thu 1.482.602 389.924 4700 1.877.226 2004 Lãi 73.791,1 6.096.5 1500 82.197,6 Chi 1.146.755,9 387.636,2 0 1.534.392,1 Thu 1.220.547 394.542,7 1500 1.616.589,7 Năm Chỉ tiêu Điện Thủy nông Vật tư & giống khác Tổng hợp Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển HTX nông nghiệp huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2007- 2015 3.1. Phương hướng Phát triển các tổ kinh tế hợp tác, bao gồm từ tổ vần công, đổi công, hợp tác lao động…tổ chức lỏng đến tổ hợp tác có tổ chức chặt chẽ, có tài sản, vốn quỹ dùng chung làm ở tất cả các vùng và ở những nơi có HTX đang hoạt động để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển của kinh tế hộ. Khuyến khích, hỗ trợ tổ hợp tác mở rộng quy mô hợp tác, quy mô góp vốn, mở rộng phạm vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển Hợp tác xã nông nghiệp huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2007- 2015.docx
Tài liệu liên quan