Chuyên đề Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: CÁC LOẠI CHI PHÍ KINH DOANH NGÀNH XÂY DỰNG 3

I.Các loại chi phí kinh doanh ngành xây dựng. 3

1.Khái niệm chi phí kinh doanh. 3

2.Các loại chi phí kinh doanh. 5

2.1.Theo tính chất của các khoản mục chi phí: 5

2.2 Theo sự biến động của chi phí so với doanh thu. 6

2.2.1. Chi phí cố định. 6

2.2.2. Chi phí biến đổi. 7

II.Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chi phí. 9

1.Chỉ tiêu tổng mức phí kinh doanh. 10

2.Tỷ suất chi phí kinh doanh. 11

3.Mức độ tăng ( giảm ) tỷ suất chi phí kinh doanh. 12

4.Tốc độ tăng ( giảm ) tỷ suất kinh doanh. 13

5.Mức tiết kiệm hay lãng phí kinh doanh. 14

6.Hệ số sinh lợi của chi phí. 15

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. 15

1.Nhân tố khách quan. 16

1.1.Ảnh của nhân tố giá cả tới chi phí kinh doanh. 16

1.2.Ảnh hưởng của mức lưu chuyển hang hoá tới chi phí kinh doanh. 17

1.3.Ảnh hưởng của nhân tố khách quan khác tới chi phí kinh doanh. 17

2.Các nhân tố chủ quan. 20

2.1.Ảnh hưởng của các yếu tố con người và cơ sở vật chất kỹ thuật. 20

2.2.Ảnh hưởng của kết cấu mặt hang đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 21

2.3.Ảnh hưởng của nhân tố chủ quan khác. 21

Chương II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 23

I.Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội. 23

1.Quá trình hoạt đọng và đặc điểm kinh doanh của công ty. 23

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 23

1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. 24

1.3.Đối tượng và địa bàn kinh doanh. 25

1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 26

2.Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 26

2.1.Tình hình lao động. 26

2.2.Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh. 26

2.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006. 29

2.4.Tình hình tài chính của công ty. 31

II. Thực trạng và công tác quản lý chi phí kinh doanh 33

1.Tình hình phân cấp quản lý chi phí kinh doanh tại công ty. 33

2.Tình hình chi phí kinh doanh của công ty. 34

2.1.Căn cứ vào tính chất của các khoản chi phí phát sinh. 34

2.2.Căn cứ vào tính chất biến đổi của chi phí với doanh thu. 37

2.3. Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành. 39

3.Quản lý rủi ro về vấn đề chi phí. 42

4.Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh. 44

5.Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng chi phí. 45

5.1.Thành công. 45

5.2.Tồn tại và khó khăn. 45

Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. 47

I. Đánh giá về công tác quản lý chi phí kinh doanh và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. 47

1.Đánh giá tổng quan về công tác quản lý CPKD của công ty. 47

1.2.Thuận lợi. 49

1.3.Khó khăn. 49

2.Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. 50

II.Một số giải pháp nhằm hạ thấp CPKD của công ty. 51

1.1.Tăng cường bán ra, tìm kiếm các công trình. 51

1.2.Quản lý và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả. 52

1.3.Nâng cao năng suất lao động của nhân viên. 52

1.4.Nghiên cứu thị trường ( thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào ) và các đối thủ cạnh tranh. 53

1.5.Áp dụng chính sách giảm giá, chiết khấu, phần trăm hoa hồng. 53

1.6.Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại. 53

1.7.Tăng cường tiết kiệm chi phí quản lý chặt chẽquá trình tiết kiệm chi phí. 54

Kết luận 55

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý chi phí kinh doanh và một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội. 1.Quá trình hoạt đọng và đặc điểm kinh doanh của công ty. 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội được hình thành từ năm 2003 với tên gọi là Xí nghiệp Xây lắp và thương mại số 1 thuộc công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà nội. Sau đổi thành Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà Nội. Công ty là một đơn vị kinh tế, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nông Nghiệp và ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội với hình thức hạch toán theo quy định của pháp luật. Công ty được thành lập theo quyết định 1986/ QĐ – TCT ngày 27/12/2005 của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội. Công ty có trụ sở đặt tại số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Trên thực tế Công ty đã có quá trình hoạt động gần 5 năm và trải qua các thời kỳ sau: + Từ năm 2003 – 2005 Xí nghiệp Xây lắp và thương mại số 1 là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Xí nghiệp có thế mạnh là đầu tư xây dựng và kinh doanh thương mại ( xăng dầu và gas ). + Ngày 07/07/2005 theo quyết định số 97/2005/ QĐ – UB của UBND Thành phố Hà Nội hợp nhất Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà nội với Văn phòng Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội. + Ngày 27/12/2005 Tổng công ty Đầu tư và phát triển Nhà Hà Nội ra quýet định số 1986/ QĐ – TCT thành lập Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà Nội.Trụ sở tại số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.Công ty chủ yếu đầu tư xây dựng nhà và kinh doanh thương mại. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tên công ty: CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI. Tên giao dịch đối ngoại: TRADICO. Trụ sở chính: số 91 I7, Phố Lương Định Của, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.5764270 – 04.5764291 Fax: 04.5764270 Tài khoản: 211.10.000.125885 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội – Phòng giao dịch số 2. * Chức năng: Trong quá trình hoạt động công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà Nội có các chức năng chính như sau: + Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng các công trình phát triển nhà, khu đô thị, khu dân cư, công nghiệp, dân dụng, giao thông và văn hóa xã hội. + Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đô thị ( cấp nước, thoát nước, chiếu sáng ), hạ tầng kỹ thuật đô thị, thể dục thể thao, vui chơi giải trí. + Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn. + Thi công, lắp hệ thống cấp nước, thoát nước, đường dây và chạm biến áp 35 KVA. + Kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa vật tư, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ chuyên ngành xây dựng, sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng ( nung và không nung ). + Kinh doanh nhà, khách sạn, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí, kinh doanh vận tải đường bộ. + Xây lắp các trạm bồn chứa, đường ống và thiết bị gas, xăng dầu. Đại lý xăng dầu theo quy định của pháp luật. + Kinh doanh thương mại và dịch vụ tổng hợp, tổ chức hội chợ triển lãm. Đại lý bán hàng, giới thiệu sản phẩm thuốc lá nội, bia, rượu, đường sữa và bánh kẹo. * Nhiệm vụ: Bên cạnh những chức năng trên, công ty luôn đặt ra những nhiệm vụ làm mục tiêu phấn đấu như thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương chính sách của Nhà nước, của cấp trên và các pháp lệnh thống kê kế toán Nhà nước, hoàn chỉnh nghĩa vụ với liên hiệp. Phấn đấu làm cho sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, từng bước đổi mới trang thiết bị kỹ thuật trong công tác kinh doanh và đưa sáng kiến công nghệ mới vào áp dụng cải thiện nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội của công ty. Một nhiệm vụ quan trọng mà công ty luôn hướng tới là làm sao hiểu và nắm bắt kịp nhu cầu của khách hàng để có kế hoạch thích hợp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ.Từ đó tạo ra lợi nhuận và uy tín cho công ty để công ty tiếp tục phát triển. 1.3.Đối tượng và địa bàn kinh doanh. Mặc dù trải qua thời gian kinh doanh chưa lâu nhưng những gì mà Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội đã làm và xây dựng được không phải là nhỏ. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của công ty đã được mở rộng hơn nhiều tại các địa bàn khác nhau trong thành phố. Hiện nay, công ty có hai xí nghiệp là xí nghiệp 1 và xí nghiệp 2, hai đội xây dựng là đội số 6 và đội số 8 hoạt động về mảng xây dựng, ba cửa hàng xăng dầu là cửa hàng Thanh Xuân, cửa hàng Phú Thụy, cửa hàng Yên Viên làm nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhân dân và một số nhà máy ở các vùng như Công ty gạch ốp lát Hà Nội, Công ty sữa Việt Nam, Công ty sứ vệ sinh Inax, Công ty TNHH Điện Stanley, … 1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do tính chất ngành hàng kinh doanh của công ty đòi hỏi công ty phải nhanh nhạy với sự phát triển của xã hội mà cụ thể là nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của xã hội liên tục biến đổi không ngừng và ngày càng phức tạp. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu làm thỏa mãn khách hàng thì công ty phải có các phương án kinh doanh phù hợp với thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà nội đã áp dụng hai hình thức kinh doanh sau: - Hình thức bán buôn: Gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. - Hình thức bán lẻ : Bán hàng thu tiền trực tiếp. 2.Tình hình lao động và tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp. 2.1.Tình hình lao động. Hiện nay, Công ty đã đi vào ổn định cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty gồm 40 người lao động dài hạn, 55 người lao động ngắn hạn. Tuổi đời bình quân của người lao động là 35. Hầu hết các cán bộ công nhân viên đều có trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ ngất định, có tinh thần trách nhiệm và tận tình trong công việc. Đây là một bộ phận quan trọng quyết định các hoạt động của công ty và mang lại cho công ty hiệu quả kinh tế cao.Không những thế, lao động trong công ty còn là các yếu tố sáng tạo ra giá trị mới. Do đó, quy mô lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất lớn vào việc quản trị lao động. Để tận dụng và phát huy được khả năng của người lao động, Công ty luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, mở rộng mạng lưới kinh doanh, giải quyết thêm việc làm cho người lao động và cho người lao động hưởng các chế độ ưu đãi nhất định. 2.2.Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh. Đứng đầu công ty là Ban giam đốc, bao gồm Giám đốc công ty và một phó giám đốc phụ trách về mảng thương mại và một phó giám đốc phụ trách mảng xây lắp. Các phòng nghiệp vụ bao gồm: Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch đầu tư. Bộ phận sản xuất kinh doanh bao gồm: hai xí nghiệp, hai đội xây dựng, ba cửa hàng xăng dầu. Sơ đồ 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY Giám đốc công ty Phó GĐ phụ trách xây lắp Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phó GĐ phụ trách kinh doanh 2 đội xây dựng (đội số 6,số 8) 2 xí nghiệp (XN1, XN2) Phòng kế hoạch kỹ thuật 3 cửa hàng xăng dầu Phòng kinh doanh Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành lãnh đạo sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc chỉ đạo chung toàn công ty qua các phòng, ban, đội kho sản xuất. Tìm tòi các hợp đồng kinh tế tạo việc làm cho cán bộ công nhân viên, là chủ tài khoản, ký duyệt giấy tờ, công văn, chứng từ, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật. Hai phó giám đốc: Giúp giám đốc phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc. Ngoài chức năng nhiệm vụ chính được phân công, mỗi phó giám đốc còn được giao nhiệm vụ đột xuất, cấp bách tùy tình hình cụ thể. Phòng kế toán tài vụ: Gồm có 5 người, gồm trưởng phòng, phó phòng, kế toán xây lắp, kế toán kinh doanh, kế toán tổng hợp, có quan hệ với tất cả các phòng ban, các đội, xí nghiệp, chi nhánh trong công ty và còn nhiều nhiệm vụ khác. Phòng kế hoạch kỹ thuật: Gồm 8 người: trưởng phòng, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và lên kế hoạch công việc. Nhiệm vụ của phòng là lập dự toán cho các công trình xây dựng, dự thảo hợp đồng xây dựng, vẽ thiết kế hoàn tất thủ tục giấy tờ để công trình xây dựng được tiến hành, giám sát công trình xây dựng từ khi khởi công đến khi hoàn tất, bàn giao và đưa vào sử dụng. Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh như mua bán sản phẩm hàng hóa, tìm bạn hàng đối tác kinh doanh, quản lý hàng hóa, tiếp thị chào hàng, chuyên chở hàng hóa đồng thời hoàn tất thủ tục ký hợp đồng kinh doanh. Phòng gồm 10 người trong đó phó giám đốc kinh doanh kiêm trưởng phòng kinh doanh. Phòng tổ chức hành chính: là cơ quan nghiệp vụ giúp giám đốc quản lý toàn diện, đồng thời là bộ phận giúp giám đốc công ty quản lý tốt cán bộ công nhân viên theo chinh sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong toàn công ty theo quy định và phân cấp quản lý. Lam nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên. Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh dịch vụ sản xuất xây dựng, kế hoạch lao động tiền lương cho từng công việc. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ. Các cửa hàng: chịu sự quản lý trực tiếp của công ty… Các đội xây dựng: Mỗi đội có một đội trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm giám sát đôn đốc tiến độ thi công, quản lý về cung ứng vật liệu. 2.3.Kết qủa hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sau một năm kinh doanh.Nó phản ánh tình hình hoật động kinh doanh, công tác tổ chức kinh doanh, nó nói lên tình hình doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp. Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có những đánh giá đúng đắn về thực tại tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có chính sách xây dựng kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm 2005 và 2006. BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Đvt : VNĐ CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 CHÊNH LỆCH SỐ TIỀN TỶ LỆ 1,Tổng doanh thu 52.655.009.667 44.685.087.422 -7.979.922.245 -15,15 – Các khoản giảm trừ 710.829 0 -710.829 0 – Doanh thu tuần 52.654.298.838 44.675.087.422 -7.979.211.416 -15,15 2,Giá vốn hàng bán 49.683.931.300 42.841.294.750 -5.842.636.550 -11,75 3,Chi phí kinh doanh 2.271.849.676 1.599.953.134 -671.896.542 -29,57 1.Chi phí tài chính 691.386.099 100.604.094 -590.751.801 -85,44 2.Chi phí bán hàng 1.329.971.158 676.998.642 -652.975.516 -49,09 3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 250.522.419 821.603.298 571.080.879 127,95 4.Chi phí khác 747.100 747.100 4,Lợi nhuận 698.517.862 -233.839.538 -932.357.400 -133,46 5,Thu nhập BQ/người/năm 15.547.584 13.703.018 -1.844.566 -11,86 (Nguồn : Phòng kế toán tài vụ) Qua bảng kết quả trên ta thấy, doanh thu của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 tương ưng tỷ lệ 15,15%. Doanh thu của công ty giảm 15,15% cùng với chi phí kinh doanh giảm 29,57% nhưng lợi nhuận của công ty vẫn giảm 133,46%. Điều này chứng tỏ công ty chưa quản lý và sử dụng chi phí một cách có hiệu quả, công ty chưa thích nghi được với sự cạnh tranh gay gắt giũa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Kết quả này thể hiện khả năng quản lý của ban lãnh đạo công ty là chưa tốt, điều đó kéo theo đời sống của người lao động cũng bị ảnh hưởng. Lợi nhuận giảm kéo theo thu nhập bình quân của người lao động giảm tương ứng 11,86%. Tổng chi phí của công ty năm 2006 cũng giảm với tỷ lệ là 29,57%, sự giảm sút này do chi phí tài chính giảm với tỷ lệ là 85,44%, chi phí bán hàng giảm với tỷ lệ 49,09%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2006 lại tăng đột biến chiếm tỷ lệ 127,95%. Nguyên nhân là do sang năm 2006 Công ty thương mại và đầu tư xây dựng Hà Nội ra đời, cần bổ sung thêm các tài sản cố định, đồ dùng văn phòng như máy vi tính, điều hòa,… tăng quy mô về lao động, tìm thị trường, tìm công trình. Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu là 15,15% so với tốc độ tăng của chi phí là 29,57% thì tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó chứng tỏ sự tăng lên của chi phí là chưa hiệu quả. Qua đó ta thấy trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của Công ty là chưa hiệu quả, chưa thực sự tạo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và cũng chưa thu được lợi nhuận cho công ty. 2.4.Tình hình tài chính của công ty. Để khảo sát tình hình tài chính của công ty, chúng ta cần xem xét các chỉ tiêu về nguồn vốn,về chi phí kinh doanh trong 2 năm 2005, 2006. BẢNG 2 : TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 1.Vốn kinh doanh bình quân trong năm 2.869.529.659đ 1.542.281.280đ 2.Tổng doanh thu thực hiện trong năm(Theo gía vốn) 52.655.099.667đ 44.675.087.422đ 3.Vòng quay vốn kinh doanh = (2)/(1) 18,35 (lần) 28,97 (lần) 4.Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 18,34 (lần) 28,97 (lần) 5.Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh 0,2434 (lần) -0,1516 (lần) ( Nguồn : Phòng kế toán tài vụ) Trong đó: Vòng quay vốn kinh doanh = Tổng doanh thu thực hiện trong năm ( theo giá vốn ) / Vốn kinh doanh bình quân trong năm. Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh = Tổng doanh thu / Tổng vốn kinh doanh bình quân. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện / Vốn kinh doanh bình quân. Như vậy so với năm 2005 thì trong năm 2006 do doanh thu giảm đồng thời vốn kinh doanh bình quân của công ty giảm nên làm tăng vòng quay của vốn. Cụ thể là một đồng vốn trong năm 2005 có thể quay vòng 18,35 lần, sang năm 2006 một đồng vốn quay được 28,97 lần, điều này chứng tỏ công ty sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh thể hiện năm 2005 với số vòng quay vốn là 18,35 lần thì một đồng vốn kinh doanh đem lại 18,34 đồng doanh thu,trong năm 2006 một đồng vốn kinh doanh đem lại 28,97 đồng doanh thu. Chứng tỏ công ty đã có phương pháp sử dụng vốn hiệu quả. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh : Chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2005 cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân công ty sẽ thu được 24,34 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2006 con số này giảm đi,công ty lỗ 15,16 đồng. Điều này đánh giá sự giảm sút trong kinh doanh của công ty. II. Thực trạng và công tác quản lý chi phí kinh doanh. 1.Tình hình phân cấp quản lý chi phí kinh doanh tại công ty. Chi phi kinh doanh luôn là vấn đề muôn thủa đối với các doanh nghiệp thương mại. Khoảng cách giữa giá và chi phí là lợi nhuận. Khi mức giá bán đã được ấn định thì một đồng chi phí tăng thêm là một đồng lợi nhuận giảm xuống. Nhu cầu vốn và chi phí cho sản xuất kinh doanh của công ty luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất. Để quản lý tốt chi phí kinh doanh mỗi doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi phí tức là dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi chi phí cho hoạt động kinh doanh của kỳ kinh doanh sắp tới. Việc lập kế hoạch chi phí kinh doanh là xác định mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến quản lý kinh doanh thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh. Nhiệm vụ chủ yếu của việc lập kế hoạch chi phí kinh doanh là phát hiện và động viên mọi khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp để không ngừng giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu tái đầu tư, cải thiện đời sống của công nhân viên trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ này yêu cầu người quản lý tài chính doanh nghiệp phải tính đúng,tính đủ chi phí kinh doanh để xác định chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời theo dõi động viên từng bộ phận trong doanh nghiệp phấn đấu thực hiện. Việc phấn đấu thực hiện tiết kiệm chi phí kinh doanh một cách có hệ thống,toàn bộ quy mô có tính chất quyết định việc tăng tốc độ và quy mô phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ máy tài chính doanh nghiệp là theo dõi quản lý tình hình chấp hành dự toán kinh doanh, thường xuyên phân tích ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau và phát hiện các khả năng tiềm tàng để tiết kiệm chi phí kinh doanh. Ngoài ra việc kiểm tra tình hình chấp hành dự toán chi phí, việc thường xuyên nghiên cứu sự biến động của chi phí trong từng thời gian cũng được doanh nghiệp quan tâm. Để giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp quản lý chi phí kinh doanh, bộ máy tài chính của doanh nghiệp còn có nhiệm vụ phản ánh một cách kịp thời, chính xác sự biến động của chi phí qua từng thời kỳ, sự biến động của thực tế so với kế hoạch, phân tích các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động đó. Qua đó đảm bảo tiết kiệm chi phí tối đa, làm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện làm tăng nguồn vốn, mở rộng quy mô kinh doanh. Quá trình tiến hành tổ chức quản lý chi phí kinh doanh và tổ chức công tác kế hoạch hóa chi phí kinh doanh, kiểm tra, đánh giá, phân tích xem có thực hiện hợp lý hay không. Từ đó phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu là hoạt động mà Công ty Thương mại và Đầu tư xây dựng Hà nội quan tâm thường xuyên. Nhận thức được tầm quan trọng công tác quản lý chi phí kinh doanh và quán triệt chế độ hạch toán kinh doanh Công ty đặc biệt chú ý đến công tác quản lý chi phí kinh doanh, công ty xác định quản lý chi phí kinh doanh là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận. Để công tác quản lý chi phí mang lại hiệu quả tốt nhất, một mặt công ty căn cứ trên cơ sở các tiêu thức chuẩn mực của chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ từ đó xác định các khoản được phép hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. Mặt khác công ty còn căn cứ vào đặc điểm tính chất hoạt động kinh doanh của mình như : Công ty có các của hàng trực thuộc, các đội xây dựng, các xí nghiệp. Do đó việc quản lý chi phí công ty quản lý trực tiếp từ khối văn phòng đến các đơn vị. Như vậy, hoạt động quản lý chi phí là một phàn của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh nhằm không những cắt giảm chi phí mà còn tạo ra các ưu thế cạnh tranh rõ rệt trên thị trường. Để hoàn thành mục tiêu này công ty sử dụng bốn phương pháp tiếp cận bao gồm việc sử dụng các mục tiêu tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, mục tiêu cắt giảm chi phí phù hợp, cắt giảm chi phí lựa chọn và năng lực cải thiện tổ chức. 2.Tình hình chi phí kinh doanh của công ty. 2.1.Căn cứ vào tính chất của các khoản chi phí phát sinh. BẢNG 3 : TÌNH HÌNH CHI PHÍ KINH DOANH CHI TIẾT THEO TỪNG KHOẢN CHI PHÍ PHÁT SINH Đvt : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức lãng phí (TK) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tỷ suất phí (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1.Chi phí tiền lương,tiền công trả người lao động 625.520.499 1,18 663.422.328 1,48 37.901.826 6 0,3 134.025.262 2.Chi phí dụng cụ, đồ dùng 49.813.333 0,09 16.994.268 0,03 -32.819.065 -65 -0,06 -26.805.052 3.Chi phí lãi vay 691.356.099 1,31 100.604.094 0,22 -590.752.005 -85 -1,09 -486.958.452 4.Chi phí khâu hao TSCĐ 256.241.302 0,48 236.603.072 0,52 -19.638.230 -7 0,4 178.700.349 5.Chi phí dịch vụ mua ngoài 572.593.047 1,08 163.916.430 0,36 -408.676.617 -71 -0,72 -321.660.629 6.Chi phí bằng tiền khác 76.225.396 0,14 329.101.745 0,73 252.876.439 331 0,59 263.583.015 Tổng cộng 2.271.849.676 4,31 1.599.953.134 3,58 -671.896.542 -29,57 -0,55 -245.712.980 Doanh thu thuần 52.654.298.838 44.675.087.422 -7.979.211.416 (Nguồn : Phòng kế toán tài vụ) Trong đó: Tỷ suất phí = ( số tiền )/DTT* 100( %) Mức lãng phí ( TK ) = (8)*DTT2006/100 Qua bảng trên nhìn chung chi phí kinh doanh của năm 2006 giảm so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ 29,57%, cùng với tỷ suất chi phí kinh doanh giảm 0,55%, tiết kiệm được 245.712.325đ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng chi phí tương đối tốt.Cụ thể được thể hiện qua các khoản chi phí sau: Chi phí tiền lương chiếm khá cao trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Năm 2005 là 625.520.499đ, sang năm 2006 là 663.422.325đ, số liệu này chứng tỏ công ty đã chú trọng nâng cao đời sống của người lao động, đồng thời nó cũng thể hiện hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Chi phí tiền lương và tỷ suất phí cùng tăng, chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt chi phí tiền lương, gây lãng phí 134.025.262đ. công ty cần xem xét điều chỉnh trong kỳ sau để khoản phí này hợp lý hơn. Chi phí dụng cụ, đồ dùng giảm 32.819.065đ tương ứng tỷ lệ 65%, cùng với sự giảm thiểu của tỷ suất phí 0,06%, tiết kiệm 26.805.052đ. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt các dụng cụ từ năm trước. Chi phí lãi vay cũng giảm đáng kể 590.752.005đ tương ứng tỷ lệ 85%, với tỷ suất phí giảm 1,09%, tiết kiệm 486.958.452đ. Chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 19.638.230đ tương ứng tỷ lệ 7%, nhưng tỷ suất phí lại tăng 0,4%, gây lãng phí 178.700.394đ. Chứng tỏ công ty đã đầu tư nhiều vào TSCĐ. Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty cũng giảm 408.676.617đ, với tỷ suất phí 0,72%, tiết kiệm được 321.660.629đ. Chi phí khác tăng 252.876.349đ, với tỷ suất phí 0,59%, gây lãng phí 263.583.015đ. Tóm lại, thông qua bảng phân tích về chi phí theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh cho thấy công ty đã sử dụng tương đối tốt chi phí trong quá trình kinh doanh. Song ban quản lý cần chú ý các khoản mục chi phí tăng lên như chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác, cần tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng lên này để có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn trong kỳ tới. 2.2.Căn cứ vào tính chất biến đổi của chi phí với doanh thu. Theo căn cứ này thì chi phí kinh doanh được chia thành ba khoản mục lớn là: chi phí bất biến, chi phí khả biến, chi phí hỗn hợp. BẢNG 4: TÌNH HÌNH CPKD CHI TIẾT THEO TÍNH CHẤT BIẾN ĐỔI CỦA CHI PHÍ VỚI DOANH THU. Đvt : VN Đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức lãng phí (TK) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tỷ suất phí (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1.Chi phí bất biến 1.573.117.900 2,98 1.000.629.491 2,23 -572.488.409 -36 -0,57 -254.647.998 2. Chi phí khả biến 622.406.380 1,18 180.910.696 0,4 -441.491.684 -70 -0,78 -348.465.681 3. Chi phí hỗn hợp 76.225.396 0.14 329.101.745 0,73 252.876.349 331 0,59 263.583.015 Tổng cộng 2.271.849.676 4,31 1.599.953.134 3,58 -671.896.542 -29,57 -0,55 -245.712.980 Doanh thu thuần 52.654.298.838 44.675.087.422 -7.979.211.416 -15,15 (Nguồn : Phòng kế toán tài vụ) Trong đó: Tỷ suất phí = (số tiền)/DTT*100(%) Mức lãng phí (TK) = (8)*DTT2006/100 Qua bảng phân tích trên thì doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm được chi phí và được thể hiện chi tiết qua từng khoản mục như sau: Chi phí bất biến: là những khoản chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị… Đây là những khoản chi phí biến đổi không đáng kể khi mức lưu chuyển hàng hóa thay đổi. Năm 2006 khoản chi phí này giảm 572.488.409đ tương ứng tỷ lệ 36,3%, với tỷ suất giảm 0,57%, tiết kiệm được 254.647.998đ. Công ty đã sử dụng tương đối các tài sản trong doanh nghiệp. Chi phí biến đổi: là những khoản chi phí biến đổi theo mức biến đổi của mức lưu chuyển hàng hóa. Do vậy, khi doanh thu của doanh nghiệp giảm thì chi phí biến đổi giảm là điều tất yếu. Chi phí biến đổt năm 2006 giảm 441.491.684đ tương ứng với tỷ lệ 70% lớn hơn so với tỷ lệ giảm của doanh thu, làm cho tỷ suất phí của khoản mục này giảm 0,78%. Đây là kết qủa của sự cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Từ khoản mục chi phí này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 348.465.681đ. Chi phí hỗn hợp của doanh nghiệp năm 2006 tăng 252.876.349đ với tỷ suất phí là 0,59%. Với sự giảm về doanh thu thì doanh nghiệp gây lãng phí 263.583.681đ. Công ty cần xem xét tiếp tục duy trì, tận dụng những khoản phí có thể tiết kiệm, tránh sử dụng và quản lý chặt chẽ hơn những khoản gây lãng phí. Cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có sự lãng phí như vậy. Như vậy, qua bảng phân tích này thì người xem mới chỉ thấy được tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp ở mức độ khái quát. Mặc dù các khoản mục chi phí tương đối là tiết kiệm nhưng thực chất vẫn có những khoản mục chi phí bị lãng phí. Do đó, nhà quản trị doanh nghiệp phải xem xét và phân tích trên nhiều bộ phận khác nhau, để thấy rõ hơn quá trình sử dụng chi phí thì nhà quản trị cũng nên phân tích chi phí theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. 2.3. Căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành. BẢNG 5: TÌNH HÌNH CPKD CĂN CỨ VÀO CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH. Đvt: Ngđ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Mức lãng phí (TK) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ suất phí (%) Số tiền Tỷ lệ(%) Tỷ suất phí (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1. Chi phí tài chính 691.356.099 1,31 100.604.094 0,22 -590.752.005 -85 -1,09 -486.958.452 2. Chi phí bán hàng 757.736.079 1,43 425.576.079 0,95 -322.160.000 -43 -0,48 -214.440.419 3. Chi phí quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL60.doc
Tài liệu liên quan