Chuyên đề Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần Bắc á - Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1 Những vấn đề cơ bản về NHTM 1

1.1.1 Khái niệm NHTM 1

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM 1

1.1.3 Đặc trưng hoạt động của NHTM 2

1.2 Rủi ro tín dụng NHTM 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng 3

1.2.3 Nguyên nhân gây ra RRTD 4

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng NHTM 6

1.3.1 Khái niệm 6

1.3.2 Mục tiêu quản lý RRTD NHTM 7

1.3.3 Nội dung quản lý RRTD NHTM 7

1.3.3.1. Nhận biết và đánh giá rủi ro tín dụng 7

1.3.3.2 Phân tích đo lường RRTD 9

1.3.3.3 Kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD 14

1.3.3.4 Giải quyết rủi ro tín dụng 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI (NASB HÀ NỘI) 19

1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển NASB Hà Nội 19

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NASB và NASB Hà Nội 19

1.2 Cơ cấu tổ chức NASB Hà Nội 21

 

1.2.1 Mô hình tổ chức của NASB Hà Nội hiện nay như sau: 21

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban, bộ phận : 22

1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NASB Hà Nội 24

2. Thực trạng RRTD và quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 28

2.1 Thực trạng về RRTD tại NASB Hà Nội 28

2.2 Thực trạng về quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 32

2.2.1. Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro của NASB Hà Nội 32

2.2.2 Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá RRTD 33

2.2.3 Thực trạng về công tác phân tích đo lường RRTD 35

2.2.4 Thực trạng về công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD 36

2.2.5 Thực trạng về công tác giải quyết RRTD 40

3. Đánh giá về thực trạng Quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 42

3.1 Những mặt đạt được 42

3.2 Những mặt hạn chế 43

3.3 Nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NASB HÀ NỘI 45

1. Định hướng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng 45

1.1 Mục tiêu tổng quát 45

1.2 Các mục tiêu cụ thể 46

2. Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của NASB Hà Nội 46

2.1 Các biện pháp hành chính 46

2.1.1 Áp dụng các nguyên tắc Basel vào hoạt động của NH 46

2.1.2 Nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của các cán bộ tín dụng 48

2.2 Các biện pháp nghiệp vụ 49

2.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin 49

2.2.2 Chú trọng công tác nhận biết rủi ro và đánh giá các khoản vay 51

2.2.3 Chú trọng công tác phân loại nợ và dự phòng rủi ro tín dụng 52

 

2.2.4 Nâng cao công tác xử lý nợ 52

3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực Quản lý RRTD của NASB Hà Nội 53

3.1 Kiến nghi đến Chính Phủ 53

3.2 Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà Nước 54

3.3 Kiến nghị đến NASB Hà Nội 55

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại cổ phần Bắc á - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng trong nước và thế giới liên tục có những biến cố và đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2007 nhưng Ngân hàng TMCP Bắc Á vẫn giữ được sự phát triển ổn định và tạo được lòng tin cho các cổ đông. Năm 2009 vượt qua mọi khó khăn, thử thách - một năm chịu nhiều ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, NH Bắc Á vẫn vững tay chèo, linh hoạt điều chỉnh các chính sách kinh doanh, theo sát biến động của thị trường và đã đạt được những kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2009, lợi nhuận kinh doanh của Bac A Bank tăng 44%, tổng nguồn vốn huy động tăng 88%, vốn điều lệ tăng thêm 800 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động được mở rộng với hơn 50 điểm giao dịch trên toàn quốc... Bên cạnh đó, Ngân hàng Bắc Á đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu và hiện đại hoá Ngân hàng. Năm 2010 Ngân hàng đã đưa vào thực hiện hệ thống Ngân hàng điện tử Core Banking góp phần hoàn thiện công tác hoạt động của Ngân hàng. Năm 2009 đánh dấu là một năm khá thành công với NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội( NASB Hà Nội) khi đã thực hiện được hầu hết chỉ tiêu kế hoạch đề ra . Phát triển thêm hoạt động cung cấp các dịch vụ ngoại hối, qua đó có thể cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường nước ngoài.Bên cạnh đó NASB Hà Nội tiếp tục chú trọng đổi mới tư duy kinh doanh, hướng vào khách hàng để từng bước cải thiện hệ thống, nâng cao năng lực hoạt động , năng lực quản lý rủi ro, điều hành kế hoạch năm 2010. Năm 2009 tổng tài sản NASB Hà Nội đạt 592 tỷ đồng tăng 12,52% so với đầu năm. Nguồn vốn chủ sở hữu là 23,798 tỷ đồng, nguồn vốn điều lệ đạt hơn 29 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản được điều chỉnh hợp lý, tài sản có sinh lời chiếm tỷ trọng trên 80% và cao hơn so với năm trước. Một số hoạt động chủ yếu trong những năm gần đây của NASB Hà Nội : Công tác huy động vốn Trong những năm gần đây, do chú trọng tới công tác huy động vốn nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của NASB Hà Nội khá cao và tăng đều qua các năm: Năm 2008 tăng 18,56% so với năm 2007; năm 2009 tăng 17,63% so với năm 2008. Ngân hàng chú trọng đến việc đa dạng hóa cơ cấu các kỳ hạn tiền gửi đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng,qua đó thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Các kỳ hạn tiền gửi hết sức đa dạng từ các tiền gửi không kỳ hạn,đến các kỳ hạn ngắn như 1, 2, 3, 6, 9 tháng và các kỳ hạn dài như 12, 18, 24, 36 tháng... Về chính sách lãi suất huy động cũng rất linh hoạt phù hợp với các kỳ hạn gửi, luôn có sự tham khảo và dự báo tình hình của các NHTM khác để có mức lãi suất hấp dẫn hơn.Đây cũng là yếu tố quan trọng lôi kéo khách hàng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích tài chính của họ. Dù còn có những khó khăn, nhưng trong thời gian qua NASB Hà Nội đã tạo lập được nguồn huy động vốn ổn đinh và ngày càng mở rộng, đáp ứng kịp thời về nguồn cho hoạt động tín dụng trực tiếp và nhu cầu vốn điều chuyển trong hệ thống. BẢNG 1.1 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI NASB HÀ NỘI Đơn vị: Tỷ đồng Ngoại tệ quy đổi VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Số tiền 08/07 (+/-%) Số tiền 09/08 (+/-%) Nguồn vốn huy động 1.098,44 1.302,31 18,56 1.531,90 17.63 1. Theo phương thức huy động Tiền gửi TK dân cư 857,44 979,17 14,20 1.094,51 11,78 Tỷ trọng(%) 78,06 75,79 72,64 Tiền gửi của các TCKT 101,06 195,99 93,94 245,30 25,16 Tỷ trọng(%) 9,20 15,17 16,28 Tiển gửi của TCTD 139,94 116,79 -16,54 166,95 42,95 Tỷ trọng(%) 12,74 9,04 11,08 2. Theo thời gian huy động Loại ngắn hạn 945,54 1.032,91 9,24 1.170,15 13,29 Tỷ trọng(%) 86,08 79,95 77,66 Loại trung, dài hạn 152,90 218,08 42,63 272,87 25,13 Tỷ trọng(%) 13,92 16,88 18,11 3. Theo loại tiền huy động Tiền gửi VND 905,66 1.032,90 12,72 1.225,75 20,07 Tỷ trọng(%) 82,45 79,02 81,35 Tiền gửi ngoại tệ 192,78 271,05 40,60 281,01 3,67 Tỷ trọng(%) 17,55 20,98 18,65 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NASB Hà Nội 2007 - 2009) Về hoạt động sử dụng vốn: Gần 15 năm tồn tại và phát triển, hoạt động tín dụng và đầu tư của NASB Hà Nội đã không ngừng được đổi mới, phát triển, hoàn thiện và nâng cao cả về số lượng lẫn về chất lượng . Những năm đầu tuy với số lượng khách hàng còn ít ỏi, dư nợ tín dụng ở mức thấp, chất lượng tín dụng còn nhiều hạn chế nhưng với nỗ lực không mệt mỏi của mình, NASB Hà Nội đã không ngừng vươn lên, phát triển được hệ thống khách hàng đa dạng về ngành nghề thuộc nhiều thành phần kinh tế. Những năm đầu thành lập, nguồn vốn huy động được chủ yếu chuyển về Hội sở. Nhưng từ năm 2001, với chủ trương phát triển mở rộng hoạt động, xây dựng Chi nhánh thành một Ngân hàng bán lẻ phát triển, NASB Hà Nội đã mạnh dạn sư dụng nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh daonh của mình . Hệ số sử dụng vốn bình quân cho đầu tư trực tiếp tại NASB Hà Nội không ngừng tăng trưởng qua các năm, góp phần xây dựng uy tín hoạt động của NASB Hà Nội trên thị trường ngày càng cao. Với sự năng động của mình và được hoạt động trong thị trường đầy tiềm năng thì trong những năm qua NASB Hà Nội đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả công tác điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NASB, hoàn thành tốt kế hoạch đã được giao. Để hiểu rõ hơn về hoạt động sử dụng vốn tại NASB Hà Nội, ta xem xét bảng 1.2 dưới đây. BẢNG 1.2: HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NASB HÀ NỘI Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 08/07 (+/-%) Số tiền 09/08 (+/-%) 1. Cho vay 412,97 659,42 59,68 867,16 31,50 Tỷ trọng(%) 40,71 52,29 28,44 58,94 12,72 2. Tiền gửi tại NASB 497,28 485,39 -2,39 503,90 3,81 Tỷ trọng(%) 49,02 38,49 34,25 3. Tiển gửi tại NHNN & TG khác 90,15 103,37 14,66 78,43 -24,13 Tỷ trọng(%) 8,89 8,20 5,33 4. Đầu tư 14,02 12,91 -7,92 21,76 68,55 Tỷ trọng(%) 1,38 1,02 1,48 Tổng cộng 1.014,42 1.261,09 24,32 1.471,25 16,66 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NASB Hà Nội năm 2007-2009) Qua bảng số liệu ta thấy, hoạt động cho vay tại NASB Hà Nội qua các năm tăng lên rõ rệt. Dư nợ cho vay liên tục tăng trưởng qua các năm và bên cạnh đó thì lượng tiền gửi cũng được tăng nhanh về quy mô. Điều này chứng tỏ việc điều chuyển vốn trong hệ thống vẫn diễn ra liên tục và ổn định. Hoạt động đầu tư thì có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng (từ 14.02 tỷ năm 2007 lên 21.76 tỷ năm 2009). Các hoạt động đầu tư luôn có độ rủi ro cao nhưng lại thu được lợi nhuận cao cho Ngân hàng.Chính vì thế mà càng phải quan tâm đến công tác quản trị rủi ro trong việc đầu tư của Ngân hàng. Và để cụ thể hóa hơn về hoạt động cho vay tại NASB Hà Nội, chúng ta có thể nghiên cứu bảng sau: BẢNG 1.3: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NASB HÀ NỘI Đơn vị: Tỷ đồng Ngoại tệ quy đổi VNĐ Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền 08/07 (+/-%) Số tiền 09/08 (+/-%) Tổng dư nợ 412,97 659,42 59,68 867,16 31,50 1. Cho vay ngắn hạn 332,65 509,67 53,21 629,56 23,52 Tỷ trọng(%) 80,55 77,29 72,60 Doanh số cho vay 731,83 1.223,20 67,14 1.636,84 33,82 Dư nợ VNĐ 259,47 379,04 46,08 453,85 19,74 Tỷ lệ(%) 78,00 74,37 72,09 Dư nợ ngoại tệ 73,18 130,63 78,50 175,71 34,51 Tỷ lệ(%) 22,00 25,63 27,91 2. Cho vay trung,dài hạn 80,32 149,75 86,44 237,60 58,66 Tỷ trọng(%) 19,45 22,71 27,40 Doanh số cho vay 43,37 89,85 107,16 178,20 98,32 Dư nợ VNĐ 67,76 122,12 80,23 190,01 55,59 Tỷ lệ(%) 84,36 81,55 79,97 Dư nợ ngoại tệ 12,56 27,63 119,94 47,59 72,25 Tỷ lệ(%) 15,64 18,45 20,03 412,97 659,42 59,68 867,16 31,50 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NASB Hà Nội năm 2007-2009) Những năm gần đây thì cơ cấu cho vay của NASB Hà Nội đã có những thay đổi rõ rệt. Trước đây thì khách hàng vay vốn chủ yếu và hoạt động cho vay của ngân hàng tập trung vào cho vay cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, nhưng hiện nay, khách hàng vay vốn của Chi nhánh đã đa dạng hơn rất nhiều, có cả cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty CP và Doanh nghiệp Nhà nước.. . Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng mở rộng nhiều phương thức cho vay mới : cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thấu chi, với các thể loại như vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra thì đồng thời với phương thức cho vay trực tiếp, NASB Hà Nội còn cùng hợp vốn với các TCTD khác theo phương thức cho vay đồng tại trọ và ủy thác đầu tư… Hiện nay, ở NASB Hà Nội quá trình hướng dẫn thủ tục vay và thẩm định hồ sơ vay vốn cũng đã có bước cải thiện đáng kể và ngày càng hoàn thiện. Nhìn chung, vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng luôn phát huy được hiệu quả cao, không chỉ giúp cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hoá, khả năng cạnh tranh trên thị trường mà còn tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong thời gian vừa qua. Thực trạng RRTD và quản lý RRTD tại NASB Hà Nội 2.1 Thực trạng về RRTD tại NASB Hà Nội Những năm gần đây, kinh tế Thủ đô luôn tăng trưởng cao, đồng hành với đó là nhu cầu vốn của người dân và các tổ chức tăng cao, nguồn vốn tín dụng trở thành mặt hàng có nhu cầu rất lớn.. Chủ trương mở rộng tín dụng với phương châm “an toàn, hiệu quả”, công tác tín dụng của NASB Hà Nội trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Qua bảng 1.3 ta thấy, cho vay ngắn hạn của NASB Hà Nội chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với cơ cấu nguồn huy động của Chi nhánh, năm 2007 là 80,55%, năm 2008 là 77,29%, năm 2009 là 72,60%; về quy mô cho vay cũng tăng mạnh qua các năm. Song hành cùng với sự tăng trưởng đó là những rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng thường xảy ra trong NASB Hà Nội chính ra rủi ro tín dụng mất vốn, đó là sự gia tăng của các khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi, gây thất thoát nguồn lực,giảm lợi nhuận. Những năm vừa qua mặc dù đã quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng do chú trọng vào sự tăng trưởng , đảm bảo lợi nhuận cho Ngân hàng thì rủi ro trong tín dụng vẫn là vấn đề vô cùng quan trọng được chú tâm của NASB Hà Nội. Để đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng rủi ro tín dụng ta có thể xem xét đến tính hiệu quả tín dụng tại NASB Hà Nội qua chỉ tiêu định lượng trong bảng số liệu sau: BẢNG 2.1: HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NASB HÀ NỘI Năm Chỉ tiêu 2007 2008 08/07 (+/-%) 2009 09/08 (+/-%) Tổng dư nợ (Tỷ đồng) 412,97 649,42 57,25 877,16 33,50 Doanh số cho vay 731,83 1.223,20 67,14 1.636,84 33,82 Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 11,03 13.12 19.01% 14,31 9,03 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ(%) 2,67 1.99 -25.47  1,65 -17.08  Nợ có khả năng mất vốn (Tỷ đồng) 2,57 2.44 -5.06 1,03 -57,79 Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ(%) 0.62 0.37 -40.32 0.11 -70.27 Tỷ lệ quỹ dự phòng RR(%) 0.36 0.3 -16.67 0.25 -16.67 Dư nợ vay / Tổng tài sản (%) 35,1 32,2 -8.26 30.7 -4.6 ROA(%) 0.55   0.63 14.54 0.68 7.93 (Nguồn báo cáo NASB Hà Nội năm 2007 – 2009) Qua bảng số liệu tổng hợp về hiệu quả tín dụng tại NASB Hà Nội năm 2007-2009 trên ta nhận thấy rằng: Về tổng dư nợ: Tổng dư nợ NASB Hà Nội tăng trưởng mạnh qua các năm. Từ 412.97 tỷ đồng năm 2007 đến năm 2008 đã phát triển lên 649,42 tỷ đồng (tức là tăng 57,25% so với năm 2007) và lên tới 877,16 năm 2009 (tăng 35.03% so với năm 2008). Như vậy, xem xét một cách tổng quát ta có thể thấy quy mô tín dụng của NASB Hà Nội tăng đều qua các năm, điều này chứng tỏ phần nào sự tăng trưởng đầu tư cho tín dụng và công tác tín dụng được chú trọng phát triển hơn qua các năm. Về nợ quá hạn; nợ có khả năng mất vốn: BIỂU ĐỒ 2.1 Tổng dư nợ và Nợ quá hạn tại NASB hà nội 412.97 11.03 659.42 13.12 867.16 14.31 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm Tổng dư nợ Nợ quá hạn (Nguồn báo cáo tổng kết NASB Hà Nội năm 2007 – 2009) Còn về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NASB Hà Nội thì đã có sự giảm dần qua các năm . Mặc dù vậy thì vẫn ở mức cao so với các ngân hàng thương mại, cụ thể là từ 2.67% năm 2007 xuống còn 1.65% năm 2009, điều này cho thấy ngân hàng ngày càng chú tâm vào kiểm soát rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả quản lý nợ quá hạn.Tuy nhiên thì NASB Hà Nội vẫn cần quan tâm hơn nữa vào công tác quản lý nợ và quản lý rủi ro của mình. BIỂU ĐỒ 2.2 Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ 2.67% 1.99% 1.65% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2007 2008 2009 N¨m Tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ (Nguồn báo cáo tổng kết NASB Hà Nội năm 2007 - 2009) Thông qua các bảng biểu trên,chúng ta có thể thấy NASB Hà Nội không chỉ chú trọng tới việc mở rộng hoạt động tín dụng mà còn có sự quan tâm đầy đủ tới công tác nâng cao chất lượng tín dụng.Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đã giảm dần qua các năm. Đặc biệt số dư và tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng giảm qua các năm. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Đặc biệt, năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế thế với nhiều biến động tiêu cực, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, mất khả năng trả nợ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống Ngân hàngthì việc NASB Hà Nội duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như trên là một điều đáng khích lệ. Ngoài ra dư nợ cho vay trên tổng tài sản của NASB Hà Nội vẫn ở mức chấp nhận được và giảm dần qua các năm, từ 35.15% năm 2007 còn khoảng 30.7% năm 2009. Hệ số rủi ro tín dụng của NH càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng của NH càng lớn, NASB Hà nội có hệ số rủi ro tín dụng tương đối thấp chứng tỏ khả năng quản lý tín dụng của NASB Hà Nội là khá tốt. Bảng 2.2 Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay của NASB Hà Nội Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Nợ quá hạn 11,03 100 13,12 100 14,31 100 Nợ ngắn hạn 6,22 56,39 7,52 57,31 8,76 61,22 Nợ trung và dài hạn 4, 81 43,61 5,60 42,69 5,55 38,78 (Nguồn : Báo cáo tổng kết NASB Hà Nội năm 2007 – 2009) Qua bảng trên ta có thể thấy nợ quá hạn của NASB Hà Nội tập trung vào nợ ngắn hạn và vẫn còn ở xu hướng tăng. Năm 2007 là 56,39% đến năm 2009 là 61,22 % .Điều đáng mừng là ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay trung và dài hạn nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn có xu hướng giảm. Chứng tỏ ngân hàng đã chú ý đến quản trị rủi ro trong các khoản cho vay lớn. Rủi ro tín dụng của NASB Hà Nội vẫn tập trung vào các khoản vay ngắn hạn , chất lượng các khoản vay ngắn hạn đang có vấn đề và Ngân hàng cần tập trung chú ý vào các khoản vay này. Thực trạng về quản lý RRTD tại NASB Hà Nội Nắm rõ tầm quan trọng của tín dụng cũng như vai trò của quản lý rủi ro tín dụng, các nhà quản lý của NASB Hà Nội nói riêng cũng như của NASB nói chung luôn chú trọng quan tâm vào công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực này. Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro của NASB Hà Nội Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, NASB tổ chức thành ba cấp: Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD). HĐTD NASB bao gồm thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành. HĐTD là nơi quyết định việc cấp tín dụng, bảo lãnh, quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên sau khi xét duyệt. Trong quá trình thẩm định thì các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp sẽ được xếp hạng. Và sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, NASB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban Chính sách và Quản lý tín dụng năm 2004 là nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng. Ban Tín dụng - Chi nhánh Hà Nội là cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ quản trị rủi ro tín dụng của NASB Hà Nội; có chức năng, nhiệm vụ chính như sau: Xem xét, đánh giá, quyết định việc cho vay, bảo lãnh, mở L/C đối với khách hàng; Xem xét, đưa ra ý kiến làm cơ sở để chi nhánh Hà Nội quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng đối với các khoản tín dụng phát sinh và thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh Hà Nội ; Xem xét, quyết định việc gia hạn nợ, thu hồi nợ, miễn giảm nợ lãi, nợ phí…theo qui định của NASB. 2.2.2 Thực trạng về công tác nhận biết và đánh giá RRTD Với NASB Hà Nội việc đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xử lý những khoản vay có vấn đề chính là nhận biết vấn đề. Là công tác đầu tiên khi đánh giá một khoản vay. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽ giúp Ngân hàng có thể giảm được tổn thất đến mức thấp nhất. NASB Hà Nội luôn phối hợp cùng ban giám sát tài chính Ngân hàng để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trong công tác nhận biết đánh giá RRTD. Công tác nhận biết các dấu hiệu về khoản vay có vấn đề ở NASB Hà Nội được thực hiện thông qua ban tín dụng, thông qua việc xử lý thông tin các hồ sơ tín dụng đưa ra các quyết định tín dụng. Những năm vừa qua do chú trọng vào lợi nhuận mà công tác nhận biết đánh giá chưa được đặt ở một vị trí đúng mức làm nảy sinh các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Và cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ những năm vừa qua còn ở mức khá cao so với các ngân hàng TMCP khác cụ thể là năm 2007 là 2.87% năm 2008 là 2.75 % và năm 2009 là 2.24 %. Tuy tỷ lệ còn cao nhưng đã giảm dần qua các năm, chứng tỏ công tác đánh giá các khoản vay của NASB Hà Nội đang dần được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Việc nhận biết và xác định rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ vừa phải có trình độ chuyên môn, cùng với tinh thần trách nhiệm và ngoài ra một điều quan trọng là cần có kinh nghiệm và sự thận trọng cần thiết để tập hợp được tất cả các loại rủi ro có thể xảy ra và có thể phân biệt chúng theo từng tiêu thức khác nhau. Đó là năng lực nhận biết và xác định rủi ro của cán bộ tín dụng và là một điều kiện tiên quyết trong quy trình quản lý rủi ro của Ngân hàng. Để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc thì NASB chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng nhân viên vào ban tin dụng. Các nhân viên được tuyển chọn đều là những người có trình độ đại học trở lên và được đào tạo ở các trường đại học uy tín. Đảm bảo khả năng nhận thức và nắm bắt công việc thực tế của Ngân hàng. Các cán bộ tín dụng cấp cao giữ vai trò kiểm soát đều là những người có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm. Thời gian qua mối quan tâm hàng đầu của NASB vẫn là danh mục cho vay được có tài sản đảm bảo, các khoản vay có thế chấp. Mặc dù xem các khoản bảo đảm như là sự bảo hiểm cho hoạt động cho vay, nhưng phải biết rằng các khoản thế chấp bị ảnh hưởng rất lớn bới các biến động kinh tế. Nó không đóng vai trò tất cả trong việc ra quyết định cho vay. Một khoản tín dụng có thế chấp giúp ngân hàng quyết định tiếp tục cho vay vì có khả năng thu hồi nợ trong chừng mực nào đó nhưng không có nghĩa là hoàn toàn được bảo đảm. Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các cán bộ tín dụng thực hiện các khoản vay sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong quy trình tín dụng . Từ tiếp nhận hồ sơ cho đến giải ngân và kết thúc khoản vay. Do đó mà các cán bộ tín dụng cần thường xuyên thu thập thông tin về khách hàng, có những kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể nhận biết và xác định được các rủi ro có thể có. Hiện tại, các cán bộ tín dụng tại NASB Hà Nội vẫn tiến hành thu thập thông tin về khách hàng chủ yếu thông qua công tác phỏng vấn khách hàng, tiến hành phân tích định kỳ tình hình tài chính kinh doanh của khách hàng qua các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và điều tra, ngoài ra thì các nhân viên tín dụng còn sử dụng thông tin cơ bản từ các ngân hàng đã có quan hệ với khách hàng, các khách hàng khác có liên quan đến khách hàng hay thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Để nhận dạng được rủi ro tín dụng, các cán bộ tín dụng tại NASB Hà Nội thường đánh giá khoản vay thông qua các dấu hiệu tài chính sau của khách hàng : Khả năng thanh khoản ,khả năng sinh lời ROA, ROE , hiệu quả quản lý vốn và bên cạnh đó thì các cán bộ tín dụng còn thu thập các thông tin liên quan đến các dấu hiệu phi tài chính như : số năm hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp, số năm có quan hệ và giao dịch với ngân hàng… 2.2.3 Thực trạng về công tác phân tích đo lường RRTD Công tác phân tích đo lường RRTD ở NASB Hà Nội tuy đã có được những thành tựu đáng kể trong việc định lượng cũng như định tính các rủi ro tín dụng, nhưng việc đánh giá đó vẫn còn gặp nhiều hạn chế, công cụ đo lường rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập, các mô hình về lượng hoá rủi ro tín dụng vẫn chưa được vận dụng một cách hiệu quả nhất.Việc định lượng cũng như xác định các yếu tố rủi ro còn hạn chế khiến NASB Hà Nội vẫn gặp phải nhiều khoản vay khó đòi, tỷ lệ nợ xấu cao, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của chính Ngân hàng. Những năm vừa qua thì công tác phân tích tín dụng theo 6 yếu tố tín dụng đã được NASB Hà Nội thực hiện khá thành công trong việc đánh giá phân tích rủi ro, ngoài ra cùng với đó là hệ thống tính điểm tín dụng và các mô hình định lượng rủi ro tín dụng cũng được NASB Hà Nội chú trọng quan tâm và đưa vào sử dụng. Hiện tại , NASB Hà Nội tiến hành phân loại nợ vay và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNNVN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 .Theo đó thì nợ vay được phân thành 5 nhóm theo thời gian trả nợ. Nợ xấu là các loại nợ nhóm 3, 4 ,5 và tương ứng với mỗi nhóm nợ đó là một tỷ lệ dự phòng rủi ro nhất định : nhóm 1 là 0% , nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 cần trích lập 100%. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số phản anh một cách thực tế và trung thực nhất hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hàng tháng, các khoản nợ được các nhân viên tín dụng NASB tổng kết và lập báo cáo nộp NHNN và song hành với đó là trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Thông qua công tác trên đã giúp NASB chủ động trong công tác đo lường rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình. Đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng và phân loại được các khoản vay một cách toàn diện và sát với bản chất hơn. Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng. Theo báo cáo thường niên hàng năm thì tỷ lệ nợ xấu của NASB Hà Nội ở mức 2,8 đến 3,2% là con số có thể chấp nhận được.Tuy nhiên vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tín dụng để giảm thiểu rủi ro khi cho vay để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ttrong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường, NASB Hà Nội đang nỗ lực hoàn thiện công tác lượng hoá rủi ro của mình, tìm hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng đã và đang được áp dụng trên thế giới , đó là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng đúng đắn, từng bước ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại đảm bảo đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp, nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao. 2.2.4 Thực trạng về công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là trong hoạt động tín dụng thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Vậy việc chúng ta cần làm ở đây là phải đối mặt với rủi ro, tìm ra các phương pháp để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận.Công tác kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế RRTD là công tác được các NASB Hà Nội cũng như NASB hết sức quan tâm. Để giảm thiểu rủi ro, việc đầu tiên có thể nghĩ đến đó là phân tán rủi ro có thể có. Khi xây dựng kế hoạch và phát triển các chiến lược kinh doanh Ngân hàng cần xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của các thị trường, tạo ra các phân khúc khách hàng và từ đó đưa ra các loại sản phẩm, dịch vụ tín dụng và xem xét khả năng cung cấp tín dụng cũng như đầu tư. Vì các món vay với thời hạn và tính chất và quy mô khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau nên việc đa dạng hóa danh mục cho vay là việc làm cần thiết của tất cả các Ngân hàng . Đa dạng hóa danh mục đầu tư là giải pháp để phân tán rủi ro hữu hiệu nhất trong quản trị rủi ro tín dụng. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư trong quản lý rủi ro tín dụng ,NASB Hà Nội ngày càng mở rông các hình thức cho vay : cho vay theo hạn mức, cho vay theo nhóm , cho vay dồng tài trợ, cho vay trả góp, ủy thác, cho vay theo dự án …từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro theo các danh mục này. Và từ đó cũng góp phần đa dạng hóa danh mục khách hàng của mình. Ngoài ra thì NASB còn đa dạng hóa trong các sản phẩm tín dụng như các gói dịch vu đối với dân cư : cho vay mua nhà ở, mua ô tô, mua sắm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt…Gói sản phẩm cho doanh nghiệp : cho vay ngắn hạn để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26900.doc
Tài liệu liên quan