Chuyên đề Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 2

LỜI CAM KẾT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG 6

1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG. 6

1.1.1.Tín dụng ngân hàng 6

1.1.2. Rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng. 8

1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng 18

1.2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro 23

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG. KINH NGHIỆM QTRR TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NHTM VIỆT NAM 24

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng. 24

1.3.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới 25

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO& PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 31

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 31

2.1.1. Sự hình thành và phát triển. 31

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. 32

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT BẮC HÀ NỘI 35

2.2.1. Nghiên cứu xác định các loại rủi ro tín dụng. 35

2.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch QTRR tín dụng 37

2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng. 42

2.2.4. Kết quả hoạt động QTRR của chi nhánh Bắc Hà Nội 55

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. 59

2.3.1. Về tổ chức điều hành QTRR tín dụng 59

2.3.2. Về tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng 61

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 67

3.1.DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BẮC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI. 67

3.1.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Bắc Hà Nội trong thời gian tới. 67

3.1.2. Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng Bắc Hà Nội trong những năm tới. 72

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HIOATJ ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT BẮC HÀ NỘI. 74

3.2.1. Giải pháp về tổ chức và điều hành QTRR 74

3.2.2. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng 79

3.2.3. Các giải pháp về con người 87

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NO&PTNT BẮC HÀ NỘI. 89

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 89

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 91

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. 91

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 94

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững đánh mất cơ hội mà lại còn để cơ hội đó rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Xét điều này tại ngân hàng Bắc Hà Nội, thực tế là cán bộ tín dụng ngân hàng cũng chỉ quan tâm và tính toán được bao nhiêu khoản vay được đánh giá là tốt nhưng sau đó lại gặp vấn đề mà chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu khách hàng tốt mình đã bỏ qua. Đối với ngân hàng việc tiếp cận khách hàng có thể thực hiện qua hai kênh chủ yếu: Khách hàng đã có: những khách hàng đã và đang vay vốn, những khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhưng chưa vay vốn. Khách hàng mới Bởi vì đối với ngân hàng giữ được một khách hàng cũ có ý nghĩa hơn nhiều với việc tìm được một khách hàng mới nên các ngân hàng quan tâm đến kênh tiếp cận thứ nhất hơn cả. Điều này đặc biệt đúng với ngân hàng Bắc Hà Nội. Những khách hàng quen thuộc có độ rủi ro thấp hơn nhiều nên ngân hàng Bắc Hà Nội rất quan tâm giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó bằng nhiều ưu đãi trong đó có ưu đãi là cho vay tín chấp. Tuy vậy điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nếu ngân hàng quá chủ quan, quá tin tưởng vào khách hàng để cho vay không bảo đảm thì nguy cơ tiềm ẩn rất lớn , nếu rủi ro xảy ra thì hậu quả sẽ khôn lường. Đối tượng khách hàng chính của ngân hàng Bắc Hà Nội phân theo ngành nghề kinh doanh là khách hàng sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ, theo thành phần sở hữu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên theo xu hướng chung thì hiện nay tỷ trọng cho vay khu vực Nhà nước đang có xu hương giảm đi trong khi đó tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. Về mặt địa bàn thì ngân hàng Bắc Hà Nội chủ yếu phục vụ các khách hàng trên địa bàn Hà Nội và một phần khách hàng ở các khu vực lân cận. Tuy nhiên tính đến tháng 11 năm 2007 theo sự chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt nam thì ngân hàng Bắc Hà Nội không được phép cho vay các doanh nghiệp ngoài địa bàn Hà Nội nữa. Như vậy các khách hàng co đăng ký kinh doanh ngoài khu vực Hà Nội và các khách hàng trong khu vực nhưng không thỏa mãn 5 điều kiện vay vốn thi ngân hàng sẽ từ chối cho vay. 2.2.3.2. Ra quyết định và kiểm soát khoản vay a) Ra quyết định cho vay: Sau khi đã sàng lọc và lựa chọn được khách hàng thì ngân hàng đã hoàn tất 3 khâu đầu tiên của quy trình cấp tín dụng là tiếp cận khách hàng, thông tin khách hàng và phân tích khách hàng. Lúc này ngân hàng đã có kết quả thẩm định khách hàng và thẩm định dự án. Công việc lúc này là sử dụng các kết quả tài chính đã phân tích để xem xét xem khách hàng có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định hay không. Năm điều kiện vay vốn khách hàng buộc phải thỏa mãn là: Đủ tư cách pháp lý. Vốn vay được sử dụng hợp pháp Khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn cam kết. Khách hàng có phương án, dự án khả thi và hiệu quả Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định. Trong số các điều kiện trên thì điều kiện quan trọng nhất là điều kiện 3 và điều kiện 4 nhưng trong hành xử thực tế thì áp dụng khá phức tạp vì để xác định tính “lành mạnh” và “khả thi” không hề đơn giản. Mặt khác, có nhiều lúc rõ ràng trên phương diện tài chính khách hàng không thỏa mãn nhưng ngân hàng vẫn muốn cho vay. Cách giải quyết lúc ấy là sử dụng điều kiện 5 làm điều kiện quyết định. Chỉ cần khách hàng đưa ra tài sản đảm bảo chấp nhận được là ngân hàng đồng ý cho vay. Điều bất cập này không phải chỉ tồn tại ở ngân hàng Bắc Hà Nội mà rất nhiều ngân hàng có cách hành xử như vậy. Khi ngân hàng ra quyết định thì phải đảm bảo hai nguyên tắc: tách biệt giữa khâu thẩm định và ra quyết định cho vay (bản chất là tính “tái thẩm định trước khi ra quyết định) và phân biệt rõ trách nhiệm khác nhau giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng. Nội dung của quyết định cho vay quyết định mức cho vay, thời hạn, phương thức và lãi suất cho vay. Căn cứ ra quyết định là dựa vào các yếu tố thuộc khách hàng cũng như các yếu tố thuộc khả năng của ngân hàng. Trong khâu này có thể tiểm ẩn một rủi ro là các nội dung trên được quyết định không chính xác. Do những nhầm lẫn từ khâu phân tích trước khi ra quyết định dẫn đến việc tính toán giá trị từng chỉ tiêu trong hợp đồng không chính xác và nguy cơ rủi ro trong tương lai là rất cao. Xét một ví dụ, theo tính toán của ngân hàng thì ngân hàng quyết định thời hạn cho vay đối với khách hàng là đến ngày 1/07/N nhưng trên thực tế phải đến ngày 1/9/N khách hàng mới thu hồi được tiền để trả nợ. Giả định việc thực hiện dự án diễn ra suôn sẻ, khách hàng sẵn lòng trả tiền nhưng do ngân hàng tính toán sai vận động của luồng tiền nên đến hạn vay trong hợp đồng rõ ràng khách hàng không có khả năng hoản trả và ngân hàng phải đối phó với một khoản nợ xấu lẽ ra không đáng có. Tại ngân hàng Bắc Hà Nội, trước đây có bộ phận thẩm định riêng tiến hành thẩm định song song với bộ phận tín dụng với các nội dung là thẩm định tài chính khách hàng, thẩm định dự án sử dụng vốn và cả đánh giá TSCĐ (tại các ngân hàng lớn thì có riêng bộ phận đánh giá tài sản). Tuy nhiên bộ phận thẩm định này chỉ tiến hành thẩm định đối với các hồ sơ vay không có TSĐB và các hồ sơ vay vượt mức phán quyết (>180 tỷ). Thế nhưng hiện nay chức năng thẩm định đã gộp luôn cho phòng tín dụng. Có nghĩa là phòng tín dụng sẽ phụ trách toàn bộ khâu thẩm định và đánh giá TSĐB. Đây chính là điều bất cập rất lớn vì như vậy hồ sơ vay chỉ qua thẩm định một lần nên tính chính xác chưa thực sự đảm bảo. Sau khi thẩm định, ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay dựa trên giá trị đánh giá của TSĐB cụ thể như sau: Bảng số 04: Tỷ lệ cho vay so với giá trị TSĐB của chi nhánh Bắc Hà Nội 1) TỔNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Đất đai, nhà xưởng của doanh nghiệp 60% - 75% (Nhà xưởng công nghiệp có tỷ lệ thấp, trong khi nhà ở, cửa hàng, khách sạn và các toà nhà văn phòng có nhu cầu cao thường được áp tỷ lệ cao). Cụ thể: Nhà xưởng đi thuê ngắn hạn 0% (Thời hạn thuê thường ngắn hơn 21 năm với điều khoản xem xét lại thường xuyên) Máy móc 10% - 30% Thiết bị văn phòng 10% - 20% (Tỷ lệ này được áp dụng với những máy móc có thể tháo rời và vận chuyển khỏi nhà xưởng. Nếu không, giá trị của những máy móc này sẽ là bằng không do chi phí lớn hơn giá bán) Phương tiện vận tải 25% - 50% (Thường thì các phương tiện vận tải được bán với giá gần với giá trị sổ sách, nhưng những phương tiện chuyên dụng thường có giá trị thấp hơn). 2) TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Nguyên vật liệu trong kho 20% - 50% Sản phẩm dở dang 0% - 20% Thành phẩm 10% - 50% (Các tỷ lệ được áp dụng tuỳ thuộc vào nhu cầu và tính khả mại của tài sản lưu động) Các khoản phải thu 50% - 75% (Loại trừ cá khoản phải thu khó đòi hoặc quá hạn trên 6 tháng) 3) TÀI SẢN VÔ HÌNH Bằng sáng chế, thương hiệu 0% Bí quyết, công nghệ 0% (Nguồn: Phòng tín dụng Chi nhánh Bắc Hà Nội) b) Kiểm soát khoản vay: Quyết định cho vay được đưa ra là lúc ngân hàng đã sẵn sàng đối phó với mọi rủi ro có thể xảy ra. Để kiểm soát được những rủi ro đó thì khoản vay cần phải được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Mục đích chính của công việc này là theo dõi khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không và dự án sử dụng vốn có diễn ra như dự tính hay không. Ngân hàng luôn muốn đảm bảo đồng tiền của mình thực sự được an toàn trong suốt quá trình khách hàng sử dụng. Bởi lẽ đó ngân hàng tham gia kiểm soát dòng vận động của đồng vốn vay bằng các biện pháp sau: Một là, kiểm soát việc giải ngân: đây là nghiệp vụ ngân hàng cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Nguyên tắc chung của nghiệp vụ này là vận động của tín dụng gắn liền với vận động của hàng hóa. Đối với ngân hàng đây là lúc rủi ro bắt đầu xảy ra vì tiền đã thực sự ra khỏi két của ngân hàng để chảy vào dự án đầu tư của khách hàng. Trường hợp đơn giản là khách hàng vay vốn tiêu dùng hoặc phức tạp hơn là doanh nghiệp vay vốn đầu tư thì đặc điểm chung là đồng vốn đều được sử dụng trước hết để mua một cái gì đó. Xét trường hợp của doanh nghiệp là mua máy móc hoặc nguyên vật liệu thì vốn vay chuyển hóa giá trị thành hàng hóa. Việc của ngân hàng là phải kiểm soát việc chuyển hình thái này diễn ra đúng cam kết để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro trước hết nằm ở việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích. Bởi lẽ ngân hàng chỉ thẩm định phương án sử dụng vốn khách hàng cam kết và tính toán các rủi ro ở phương án này, nếu khách hàng sử dụng vào mục đích khác chưa được ngân hàng tính toán thì tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro rằng đồng vốn đó liệu có thể hoàn giá trị để trả ngân hàng. Do đó để kiểm soát rủi ro này ngân hàng phải xử lý tốt bắt đầu từ khâu giải ngân. Biện pháp đầu tiên là giải ngân theo từng lần. Ngân hàng tính toán sự vận động của dòng tiền và hàng hóa để xác định khách hàng thực sư cần tiền ở những thời điểm nào trong quá trình thực hiện dự án và mỗi lần cần bao nhiêu tiền. Không phải toàn bộ tiền được giải ngân ngay tư đầu mà cứ mỗi thời điểm khách hàng cần thì ngân hàng mới giải ngân từng bộ phận . Điều này để tránh việc khách hàng giữ tiền nhàn rỗi và không gì bảo đảm trong thời gian đó anh ta sẽ không mang tiền sử dụng vào mục đích nào đó. Một biện pháp nữa cũng được ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro là sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản thay vì đưa tiền mặt cho khách hàng. Bằng cách này ngân hàng biết được chính xác khách hàng sử dụng tiền thanh toán những khoản gì ( Ví dụ khách hàng dùng tiền mua nguyên vật liệu thì ngân hàng sẽ chuyển tiền thẳng đến nhà cung cấp). Hai là, kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện dự án: đây là việc theo dõi dự án đưa vào vận hành trong thực tế có suôn sẻ và thuận lợi hay không. Trước khi ký hợp đồng cho vay ngân hàng đã thẩm định nó nhưng chỉ ở trên giấy tờ, mọi tính toán chỉ mang tính dự báo và lúc đó ngân hàng chưa thực sự bỏ tiền ra. Còn sau khi đã cho vay dự án đã điễn ra trong thực tế, chịu nhiều biến cố và ngân hàng đã bỏ tiền ra rồi nên thẩm định sau cho vay khó khăn hơn nhiều thẩm định trước cho vay. Mọi rủi ro xảy ra với dự án đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nợ trong tương lai của ngân hàng. Bởi lẽ, rủi ro nếu xảy ra thì sẽ xảy ra với khách hàng trước rồi mới đến ngân hàng. Nếu ngân hàng không theo dõi phát hiện trước thì hậu quả trong tương lai sẽ nặng nề hơn. Việc theo dõi kiểm tra và phát hiện sớm có thể giúp ngân hàng đưa ra những tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho khách hàng để giảm bớt khó khăn cũng như tổn thất trong tương lai. Việc kiểm soát, thẩm định dự án saucho vay có nhiều ý nghĩa như vậy nhưng thực tế hoạt động tại ngân hàng Bắc Hà Nội việc này chủ yếu được kiểm soát qua chứng từ hồ sơ khách hàng cung cấp. Lý do khách quan là công việc này rất khó khăn bởi chính đặc điểm của nó như đã phân tích ở trên, mặt khác đối với cán bộ ngân hàng vốn chưa từng thực hiện một dự án đầu tư nào lại phải thực hiện công việc thẩm định quả thật là rất khó khăn. Lý do chủ quan cũng là thói quen , tâm lý làm việc tồn tại đã lâu. Rằng chỉ cần thẩm định trước cho vay là cơ bản hoàn thành, còn việc thực hiện dự án ra sao là việc của nhà đầu tư. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì đây là giai đoạn nhiều rủi ro nhất, mặc dù rủi ro xảy ra với khách hàng nhưng điều đó liên quan đến khả năng thanh toán trong tương lai cho ngân hàng. Ba là, kiểm soát khách hàng: bản chất của công việc này là theo dõi sự tiếp tục thỏa mãn các điều kiện vay vốn của khách hàng sau cho vay. Thông thường các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc xem xét các điều kiện vay vốn của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng còn việc khách hàng đó có còn thỏa mãn sau khi cho vay nữa hay không thì còn bị xem nhẹ. Tuy vậy, việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay có tầm quan trọng không kém. Vì lúc này khách hàng đang thực sự sử dụng đồng tiền của ngân hàng rồi nên ngân hàng nhất quyết phải kiểm soát được đồng tiền đó có được sử dụng đúng và an toàn hay không. Hơn nữa, việc kiểm tra khách hàng cũng sẽ giúp ngân hàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết và hỗ trợ khách hàng. Nội dung của viêc kiểm tra bao gồm: kiểm trả mục đích sử dụng vốn có đúng cam kết không, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, theo dõi việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận /cá nhân có liên quan tại ngân hàng. 2.2.3.3. Xử lý các tín dụng có vấn đề Các khoản nợ có vấn đề (None Performance Loans - NPLs) là một mối đe dọa cho ngân hàng bởi chúng nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể trở thành khoản nợ gây mất vốn cho ngân hàng trong tương lai. Như đã trình bày ở phần lập kế hoạch quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng đã phân loại các khoản nợ thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau và lên phương án xử lý khác nhau với các khoản nợ đó. Trên nguyên tắc khi các khoản nợ nhảy sang nhóm 3 thì ngân hàng đã phải quản trị ngay vì nợ lúc đó có thể coi là nợ xấu và có độ rủi ro rất cao. Vấn đề ở ngân hàng Bắc Hà Nội là các khoản nợ xấu được phát hiện và xử lý quá muộn. Các khoản nợ khi nhảy sang nhóm 5 tức là nợ đã quá xấu (có khả năng mất vốn) mới được tổ chức xử lý. Điều này thể hiện tâm lý chủ quan của ngân hàng. Mặc dù các kết quả tín dụng trong thời gian qua cho thấy nợ xấu được quản lý tương đối tốt, các khoản nợ xấu đã được xử lý chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng, nhưng điều đó không có nghĩa trong tương lai rủi ro sẽ không xảy ra. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để xử lý nợ xấu là: - Nhóm các biện pháp khai thác như gia hạn, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn, cho vay thêm hoặc các hỗ trợ tư vấn khác. Những biện pháp này được áp dụng đối với các khoản nợ xấu do nguyên nhân khách quan hoặc nếu chủ quan thì do lỗi không cố ý và khoản nợ phải có triển vọng khôi phục trong tương lai. - Nhóm các biện pháp thanh lý như thu hồi nợ bằng tài sản đảm bảo, nhờ sự can thiệp của pháp luật… áp dụng cho các khoản vay có nguyên nhân chủ quan do lỗi cố ý và khoản nợ không có khả năng khôi phục trong tương lai. Như vậy việc xác định biện pháp áp dụng chủ yếu dựa vào tính “có thể khôi phục trong tương lai” của khoản vay. Đây chính là chỗ để người ta lợi dụng, bởi vậy ở giai đoạn này rủi ro về đạo đức dễ xảy ra nhất. Thứ nhất là khách hàng tìm cách đưa ra các bằng chứng chứng minh triển vọng khôi phục khoản vay trong tương lai để được tiếp tục vay vốn. Thứ hai là chính cán bộ ngân hàng muốn che dấu tính nghiêm trọng của khoản nợ bằng cách thông đồng với khách hàng đưa ra bằng chứng đó. Cả hai trường hợp trên dẫn đến hậu quả là ngân hàng xác định sai tính nghiêm trọng của khoản nợ xấu và thay vì việc có biện pháp xử lý kịp thời thì lại để khoản nợ ngày một xấu hơn, đến khi muốn xử lý thì đã quá muộn. Bảng số 05: Kết quả xử lý nợ quá hạn Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Số món tỷ đồng Số món tỷ đồng Số món tỷ đồng Số món tỷ đồng Nợ quá hạn được xử lý 21 4,237 27 4,968 132 50,1 78 36,1 Nợ quá hạn ko đòi được 0 0 0 0 0 0 0 0 Nợ xấu kết chuyển năm sau 8 1,747 10 1,868 71 34,8 54 23,6 (Nguồn: Phòng tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội) Nhìn vào kết quả trên ta thấy rằng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng Bắc Hà Nội có xu hướng ngày càng tăng và rõ rệt nhất là từ năm 2006 (tăng 105 món tương đương 0,739 tỷ đồng so với năm 2005. Tuy nhiên ngân hàng đã tích cực xử lý những khoản nợ quá hạn này và kết quả là chưa để xảy ra món nợ nào không thể thu hồi. Mặc dù vậy những khoản nợ xấu sau khi xử lý vẫn còn là mối đe dọa cho ngân hàng. Bảng số 06: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2004 – 2007 tại ngân hàng Bắc Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) Dư nợ 1.027,6 +20,8 1.163,6 +13 1.491 +28 2052 +37,6  Nợ xấu 1,747 0,17 -  1,868 0,16 +6,9 34,8 2,3 +176,3 23,6 1,15 -32 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc Hà Nội 04 năm 2004 - 2007) Biểu đồ 2: Tốc độ tăng nợ xấu tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 -2007 Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy các khoản nợ xấu của ngân hàng tăng đáng kể trong hai năm trở đây. Giai đoạn 2004 – 2005 nợ xấu chỉ chiếm dưới 0,2% Dư nợ với giá trị chưa đến 2 tỷ . Nhưng đến năm 2006 con số này tăng đột biến các khoản nợ xấu chiếm 2,3 % với giá trị 34,8 tỷ đồng (tăng 176,3% so với 2005). Năm 2007 các con số này có giảm nhưng vẫn ở mức cao 23,6 tỷ. Tất nhiên cùng với nó là tốc độ tăng dư nợ cũng khá cao. Như vậy, cùng với việc tốc độ tăng nhanh tín dụng thì ngân hàng cũng phải đối mặt với vấn đề các khoản nợ xấu ngày một nhiều hơn. Tức là nguy cơ rủi ro tín dụng cũng cao hơn. Tiếp theo hãy xem xét tình hình quỹ dự phòng rủi ro ở ngân hàng để làm rõ hơn rủi ro tín dụng đã gây tác động đến ngân hàng như thế nào: Bảng số 07: Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro giai đoạn 2004 – 2007 tại ngân hàng Bắc Hà Nội. Đơn vị: tỷ đồng CHỈ TIÊU 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) ST CƠ CẤU(%) SO VỚI NT(%) Dư nợ 1.027,6 -  +20,8 1.163,6 -  +13 1.491   - +28 2052 -  +37,6 Trích dự phòng rủi ro -5 0,5 - 8  0,7 +60  26,356 1,7  +229,45  57,526 2,8  +118,3 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc Hà Nội 04 năm 2004 - 2007) Biểu đồ 3: Tốc độ tăng quỹ dự phòng rủi ro tại Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 -2007 0 10 20 30 40 50 60 2004 2005 2006 2007 Nhìn vào bảng tình hình rủi ro cho thấy rủi ro tín dụng đã thực sự ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Bắc Hà Nội. Dự phòng rủi ro giai đoạn 2004 – 2005 là 5 và 8 tỷ đồng ( dưới 10 tỷ) nhưng đến 2006 tăng đến 229,45% (đạt 26,356 tỷ) và năm 2007 con số dự phòng rủi ro là 57,526 tỷ đồng ( tăng 118,3% so với 2006). Như vậy do nguy cơ rủi ro tín dụng tăng lên thể hiện ở mức độ rủi ro của các khoản nợ vay mà ngân hàng phải dự phòng phòng nhiều hơn. Tuy vậy có một vấn đề còn tồn tại là ngân hàng thường tập trung coi trọng dự phòng chung hơn là dự phòng cụ thể. Điều này vô hình chung đã làm bình quân hóa rủi ro các khoản nợ vốn có mức độ rủi ro khác nhau. Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng Bắc Hà Nội đã có biểu hiện bị đe dọa của rủi ro tín dụng. 2.2.4. Kết quả hoạt động QTRR của chi nhánh Bắc Hà Nội Mặc dù hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng Bắc Hà Nội mới ở giai đoạn sơ khai và chưa thực sự hoàn chỉnh về cả tổ chức lẫn cách thức tiến hành tuy nhiên trong thời gian qua việc điều hành và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng khá tốt, số lượng và chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo, đóng góp rất lớn vào kết quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng.Có thể thấy điều này qua các kết quả sau: Bảng số 08: Kết quả huy động vốn của chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng CChỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) Tiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) TTổng nguồn vốn 3.421 100 +15,7 4.046 100 +18,24 4.558 100 +12,7 5.409 100 +18,6 KKhông kỳ hạn 859 25 +54,8 1.121 27,7 +30,5 1.426 31,28 +27,2 2.252 41,6 +58 CCó kỳ hạn dưới 12 tháng 1.785 52 +11,1 1.856 45,9 +3,9 1.311 28,74 -29,4 669 12,4 - 40,8 CCó kỳ hạn trên 12 tháng 777 23 +7,4 1.069 26,44 +37,6 1821 39,98 +70,3 2.488 46 + 36,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bắc Hà Nội 04 năm 2004- 2007) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 4 : tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 -2007 Bảng số 09: Kết quả dư nợ của Chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) tTiền c Cơ cấu(%) SSo với NT(%) Tổng dư nợ 1.027,6 100 +20,8 1.163,6 100 +13 1.491 100 28 2052 100 +37,6 Phân theo thời gian Ngắn hạn 554,5 54 +28.5 647 55 +16,7 923 62 +57,3 1.150 46 +24,6 Trung, dài hạn 473,1 46 +12,6 516,6 45 +9,19 568 38 +10 902 44 +58,8 Phân theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước 406 +39,5 +36 317,5 27,29 -21,7 359 24 +13 348 16,9 - 3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 502 49 +82 712,1 61,19 +41,8 867 58 +21,6 1475 71,9 +70 Hộ sản xuất cá thể 72,6 11,5 +102 134 11,52 +84,6 265 18 +98 229 11,2 +13,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh Bắc Hà Nội 04 năm 2004 - 2007) 0 500 1000 1500 2000 2500 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2004 - 2007 Các số liệu trên cho thấy, kết quả huy động vốn và kết quả dư nợ của ngân hàng đang tăng trưởng với tốc độ ngày càng lớn hơn. Có được những kết quả ấy là do ban lãnh đạo cũng hư các cán bộ ngân hàng đã nỗ lực làm tốt công tác quản trị tín dụng. Riêng công tác quản trị rủi ro tín dụng cũng thu được các thành tựu là nợ quá hạn luôn được kiểm soát, nợ xấu cho dù có lực tăng rất cao nhưng vẫn dược khống chế dưới mức cho phép, đến nay chưa có khoản nợ xấu nào rơi vào tình trạng không thể thu hồi. 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QTRR TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI. 2.3.1. Về tổ chức điều hành QTRR tín dụng 2.3.1.2. Điểm mạnh Ngân hàng đã có sự chỉ đạo đến các cán bộ tín dụng – những người trực tiếp tham gia thụ lý các hồ sơ vay vốn về việc phải tính toán và quản lý các rủi ro đối với mỗi hồ sơ xin vay. Có sự phối hợp giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi đánh giá khách hàng. Các thông tin về khách hàng được lưu trữ và quản lý một cách tổng hợp. Ngân hàng cũng có một phòng tin học chuyên quản lý các dữ liệu của toàn hệ thống hỗ trợ cho các bộ phận nghiệp vụ truy cập thông tin nhanh và thuận tiện nhất. 2.3.1.2. Điểm yếu Với cơ cấu tổ chức và sơ đồ tổ chức đã trình bày ở phần trên thì ta sẽ đặt câu hỏi “vậy quản trị rủi ro của ngân hàng nằm ở đâu?” và “họ thực hiện nghiệp vụ đó như thế nào?”. Câu trả lời là, trên thực tế ngân hàng Bắc Hà Nội cũng như hầu hết các chi nhánh cấp 1, 2, 3 của NHNo&PTNT Việt Nam thì không có phòng quản lý rủi ro độc lập như tại hội sở chính (tại đây có trung tâm quản lý rủi ro tách riêng với các phòng ban khác). Toàn bộ nội dung quản lý rủi ro được giao cho các phòng nghiệp vụ và được quy định tại chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban này. Mỗi phòng ban thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và độc lập, rủi ro của bộ phận nào bộ phận ấy tự xử lý.Như vậy dẫn đến một hệ quả là quản trị rủi ro nằm rải rác và phân tán ở các phòng nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống. Thực ra ở đây chưa có “quản trị” rủi ro đúng nghĩa mà chỉ là các biện pháp rời rạc nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trên thực tế, việc dự đoán và tính toán mức độ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro chỉ được biết đến khi nó đã xảy ra và gây hậu quả, sau đấy cán bộ ngân hàng mới họp bàn nhằm tìm biện pháp xử lý thích hợp. Về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng thì cơ bản cũng có kiểu tổ chức tương tự như trên.Việc quản lý rủi ro được quy định trong quy chế của phòng nhưng bản thân trong phòng cũng không có cán bộ nào được giao nhiệm vụ chuyên trách về rủi ro cả. Rủi ro ở đây được xem xét theo từng giao dịch, từng khách hàng, từng dự án cụ thể. Thực tế mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một hồ sơ vay vốn nào đó thì cũng chịu trách nhiệm với rủi ro của chính hồ sơ đó. Cán bộ tín dụng kiêm luôn công tác thẩm định và chịu trách nhiệm với những rủi ro trong khoản cho vay mình phụ trách. Chính vì cách tổ chức quản trị rủi ro như trên nên trong kinh doanh không tính được rủi ro dự kiến ở các nghiệp vụ là bao nhiêu, cũng không xác định được rủi ro là giảm bao nhiêu lợi nhuận qua các năm, chỉ thấy được những biểu hiện của rủi ro hoặc những tổn thất khi mà rủi ro đã xảy ra rồi. Nguyên nhân của những mặt trên có thể chỉ ra là: Một là, quản trị rủi ro tuy đã được nhắc đến từ lâu nhưng việc triển khai nó như thế nào thì các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh. Đối với các ngân hàng lớn thì việc tổ chức cũng còn nhiều lúng túng huống chi một chi nhánh cấp 1 như chi nhánh Bắc Hà Nội. Hai là, ngân hàng Bắc Hà Nội chưa có đội ngũ cán bộ nào được đào tạo chuyên môn về quản trị rủi ro. Trong những tháng đầu năm 2008 vừa qua thì NHNo&PTNT Việt Nam mới tổ chức một số buổi nói chuyện chuyên môn về quản trị rủi ro và ngân hàng Bắc Hà Nội cũng có gửi một số cán bộ đi nghe. Như vậy là các cán bộ tín dụng cũng mới được phổ biến những kiến thức chung nhất về quản trị rủi ro gần đây nên rõ ràng ngân hàng chưa có được nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn để thực hiện công việc này. Ba là, bản thân ngân hàng Bắc Hà Nội tuy đã nhận thức được vai trò của QTRR tín dụng nhưng mới chỉ là những kêu gọi hình thức chứ chưa chủ động và sáng tạo xây dựng một chiến lược hành động riêng cho mình. Việc quản lý vẫn còn rời rạc, thực hiện theo kinh nghiệm, theo thói q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20590.doc
Tài liệu liên quan