Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 2

1. Khái quát chung và cơ sở khoa học trong việc lập quy hoạch sử dụng đất 3

1.1. Khái niệm 3

1.1.1. Đất đai 3

1.1.2. Quy hoạch sử dụng đất đai 5

1.2. Các cấp độ quy hoạch 8

1.2.1. Cấp độ quốc gia 8

1.2.2. Cấp độ Tỉnh 9

1.2.3. Cấp độ địa phương (Huyện/Xã) 9

1.3. Sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển kinh tế xã hội 12

1.4. Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 13

1.5. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất 14

1.6. Nội dung quy hoạch sử dụng đất. 14

1.7. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác 15

2. Tổng quan chung về quy hoạch đất cấp địa phương 16

2.1. Vai trò của cấp địa phương trong hệ thống quản lý đẩt nhà nước 16

2.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương 17

2.2.1. Tính lịch sử xã hội 17

2.2.2. Tính tổng hợp 18

2.2.3. Tính trung và dài hạn 18

2.2.4. Tính chiến lược 19

2.2.5. Tính chính sách 19

2.2.6. Tính khả biến 19

2.3. Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương ( xã ). 20

2.4. Nhiệm vụ của quy hoạch đất cấp địa phương 21

2.5. Nguyên tắc lập và phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng 21

2.5.1. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất 21

2.5.2. Nguyên tắc phân bổ đất đai cho các mục sử dụng 22

2.6. Cơ sơ định mức sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã. 22

2.7. Các bước thực hiện trong công tác quy hoạch đất cấp địa phương 27

CHƯƠNG 2: CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÍ DỤ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNH BẢNG HUYỆN TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 34

1. Giới thiệu chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 34

1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 34

1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 34

1.1.2. Địa hình 35

1.1.3. Đặc điểm khí hậu 35

1.1.4. Thổ nhưỡng 36

1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các địa danh nổi tiếng của xã. 36

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 37

1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 38

1.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội 40

1.2.3. Đánh giá chung 43

2. Thực trạng quản lý đất đai của xã trong thời gian qua 44

2.1. Hiện trạng sử dụng đất và biến động đất đai của xã 44

2.1.1. Hiện trạng các loại đất 44

2.1.2. Mức độ thích nghi của từng loại đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 47

2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua 48

2.1.4. Tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng 49

2.2. Biến động sử dụng đất của xã 50

2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất xã Đình Bảng 54

2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã 55

2.4.1. Tiềm năng đất nông nghiệp 55

2.4.2. Tiềm năng đất phi nông nghiệp 56

2.4.3. Tiềm năng đất chưa sử dụng 57

3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai kỳ trước. 57

4. Các phương án quy hoạch sử dụng 58

4.1. Căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất 58

4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2015. 58

4.2.1. Mục tiêu tổng quát 58

4.2.2. Mục tiêu cụ thể 59

4.3.Quan điểm xây dựng quy hoạch 62

4.3.1. Quan điểm chung 62

4.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 62

4.3.3. Quan điểm sử dụngđất công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng 62

4.3.4. Quan điểm sử dụng đất ở nông thôn 63

4.3.5. Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường 63

4.4.Dự báo những biến đổi về nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn tới 63

4.4.1. Cơ sở dự báo 63

4.4.2. Dự báo thay đổi diện tích sử dụng đất của xã 64

4.4.3. Dự báo các nhu cầu sử dụng đất từng lĩnh vực 65

4.4.3.1.Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp 65

4.4.3.2.Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp 65

4.4.3.4.Đất chưa sử dụng 68

4.5.Các phương án quy hoạch sử dụng đất của xã 68

4.5.1 Phương án mục tiêu cao 69

4.5.2 Phương án mục tiêu trung bình 70

4.5.3 Phương án mục tiêu thấp. 70

4.5.4 Lựa chọn phương án tối ưu. 71

5. Phương án quy hoạch sử dụng đất cụ thể của xã tới năm 2015 72

5.5. Quy hoạch địa giới hành chính 72

5.6. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 72

5.7. Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 75

5.6.1. Quy hoạch sử dụng đất ở 75

5.6.2.Quy hoạch đất chuyên dùng 76

5.7. Quy hoạch đất chưa sử dụng 85

6. Dự kiến kế hoạch sử dụng đất 85

6.6. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010 85

6.6.1. Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 85

6.6.2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất từng năm 88

6.6.3. Kế hoạch thu hồi đất và sử dụng đất chưa sử dụng 89

6.7. Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 89

7.Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất 89

7.1. Biện pháp thực hiện quy hoạch 89

7.2. Giải pháp thực hiện 90

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP ĐỊA PHƯƠNG NÓI CHUNG 92

1. Nhận xét chung về chất lượng của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương. 92

2. Giải pháp cho công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương 95

2.1. Giải pháp về nhận thức và phổ biến quy hoạch sử dụng đất 95

2.2. Các giải pháp về quản lý hành chính 96

2.3. Các giải pháp về kinh tế 97

2.4. Các giải pháp về kỹ thuật 98

KẾT LUẬN 99

PHỤ LỤC 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông nghiệp 483.03 57.15 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 413.31 48.90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 386.7 45.75 1.1.1.1 Đất trồng lúa 385.41 45.60 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 1.29 0.15 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 26.61 3.15 1.2 Đất lâm nghiệp 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 69.72 8.25 1.4 Đất nông nghiệp khác 0.00 2 Đất phi nông nghiệp 360.53 42.66 2.1 Đất ở 87.35 10.33 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 87.35 10.33 2.1.2 Đất ở tại đô thị 0.00 2.2 Đất chuyên dùng 258.43 30.58 2.2.1 Đất TSCQ, công trình sự nghiệp 29.21 3.46 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 0.96 0.11 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 51.44 6.09 2.2.3.1 Đất khu công nghiệp 10.53 1.25 2.2.3.2 Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh 23.72 2.81 2.2.3.3 Đất SXVLXD, gốm sứ 17.19 2.03 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 176.82 20.92 2.2.4.1 Đất giao thông 92.14 10.90 2.2.4.2 Đất thủy lợi 34.27 4.05 2.2.4.3 Đất để chuyển dẫn NL, TT 0.02 0.00 2.2.4.4 Đất cơ sở văn hóa 10.72 1.27 2.2.4.5 Đất cơ sở y tế 0.48 0.06 2.2.4.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 34.43 4.07 2.2.4.7 Đất cơ sở thể dục - thể thao 1.22 0.14 2.2.4.8 Đất chợ 0.99 0.12 2.2.4.9 Đất có di tích, danh thắng 2.55 0.30 2.2.4.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 0.00 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1.31 0.15 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9.02 1.07 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 3.17 0.38 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1.25 0.15 3 Đất chưa sử dụng 1.64 0.19 (số liệu tổng hợp báo cáo sử dụng đất xã Đình Bảng đầu năm 2007) Từ bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất ta có thể thấy diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất trong tổng đất tự nhiên của xã trong những năm qua chiếm 57.15% như vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo và được ưu tiên phát triển của nền kinh tế xã. Trong sản xuất nông nghiệp diện tích đất trồng cây hàng năm vẫn chiếm vị trí chủ đạo 48.9%. diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 42.66% và đất chưa sử dụng là 0.29% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này phù hợp với cơ cấu kinh tế hiện tại của xã 52% nông nghiệp và 48% phi nông nghiệp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội như hiện nay xong cơ cấu này chưa thực sự phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng đất của xã trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới, khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch với tốc độ mạnh thì cơ cấu sử dụng đất như hiện nay sẽ không còn phù hợp với mục tiêu phát triển mới của nền kinh tê – xã hội do đó trong những năm tới đây việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển kinh tế xã hội là vô cùng cần thiết của xã. Mức độ thích nghi của từng loại đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo những đánh giá và tính toán về hiện trạng sử dụng đất trong thời gian qua ta thấy toàn bộ quỹ đất đai của xã đã được sử dụng cho các mục tiêu khác nhau chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp chiếm 57.15% diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 42.66% diện tích đất tự nhiên chỉ còn lại 0.19% diện tích đất chưa đưa vào sử dụng. Nhìn chung các vùng đất đã đưa vào sử dụng như đất ở, đất giao thông… đều thích hợp với sự mục tiêu phát triển xong việc sử dụng đất đai còn nhiều điểm chưa hợp lý, vấn đề thiếu hụt đất đai dành cho cây xanh, khu vui chơi giải trí và các công trình phúc lợi công công, văn hóa thể thao… cần được mở rộng và bổ xung hơn nữa trong tương lai. Các khu vực đầm trũng, hồ ao còn chưa được quy hoạch và khai thác đúng với chức năng của nó. Tình trạng chiến dụng đất công đặc biệt là đất di tích, đất ao hồ còn xảy ra, các khu vực nghĩa địa trong khu dân cư chưa được di rời, cải tạo ảnh hưởng tới mỹ quan khu dân cư. Việc xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng hệ thống giao thông khu dân cư và quy hoạch các điểm dân cư mới đang là những vấn đề cần sớm được thực hiện để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của xã và huyện. Hiệu quả sử dụng đất trong thời gian qua Nhìn chung đất nông nghiệp cuả xã ngày càng được khai thác một cách có hiệu quả nhưng do sức ép về nhu cầu sử dụng đất đai theo các mục đích sử dụng khác nhau đang diễn ra trên địa bàn xã. Đặt biệt là xu thế công nghiệp hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm đi rõ dệt. Thực tế sản xuất nông nghiệp những năm qua cho thấy việc khai thác và sử dụng đất trồng cây hàng năm đã hợp lý hơn. Hệ số sử dụng đất, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng so với những năm trước đây góp phần không nhỏ vào nâng cao đời sống của những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Đất ở trong thời gian gần đây tương đối thiếu do nhu cầu lớn xong giá đất của xã lại tăng rất nhanh do sự đầu tư nhanh và mạnh của các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài nước do đó diện tích đất phục vụ cho mục tiêu đất ở còn rất hạn chế và hầu như chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người đân, nhiều hộ gia đình mấy thế hệ cùng sống trong một căn nhà diện tích nhỏ và điều kiện sống còn khá khó khăn. Diện tích đất giao thông 92,14ha chiếm 35,65% diện tích đất chuyên dùng và 10,9% diện tích đất tự nhiên. Các công trình giao thông trên địa bàn gồm có: đường quốc lộ, đường sắt, cảng nội địa, đường khu dân cư và đường nội đồng. hầu hết các con đường của xã trong những năm gần đây được tu bổ và làm lại rất nhiều. Hiệu quả sử dụng tốt phục vụ tốt cho vấn đề đi lại của người dân thu hút được rất nhiều khách du lịch hàng ngày tới các di tích lịch sử của làng. Mặc dù được tu sửa hàng năm xong một số con đường chất lượng không cao. Những con đường nhỏ, mặt đường xấu, mức độ luân chuyển không cao hiệu quả sử dụng thấp. như đường liên thôn giữa các làng thuộc khu vực đồng sau: Long khu ao sen, trầm…đường quốc lộ đoạn qua xã… Diện tích đất thủy lợi là 34,27ha bình quân cứ khoảng 1ha đất nông nghiệp có 0.06ha đất thủy lợi và 1ha đất trồng lúa có 0.08ha đất kênh mương. Mạng lưới kênh mương thủy lợi phân bố khá đồng đều, phát huy được hiệu quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do ít được tu sửa hàng năm, tốc độ đô thị hóa cao làm phá vỡ một phần hệ thống kênh mương nội đồng nên trong những năm gần đây hiệu quả sử dụng đất cho thủy lợi thấp. Tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng Những tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng đất phần lớn do đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp đặc biệt là chuyển sang đất nhà ở và đất sản xuất kinh doanh và đất cho mục đích công cộng. Nhiều nhà máy, khu dân cư mới mọc lên: khu phố mới đình bảng, các cụm công nghiệp, khu đô thị mới giáp với đường quốc lộ 1A… tại các khu cánh đồng trước làm phá vỡ sinh thái gây một số những vấn đề môi trường tất yếu như tiến ồn, bụi, nguồn nước, chất thải và rác thải của các cơ sở sản xuất, … cùng với đó là vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc trừ sâu và việc cơ giới hóa trong nông nghiệp tiến hành một cách chưa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp phần nào ảnh hưởng đến kết cấu tầng đất mặt và vấn đề bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây môi trường đất của xã đặt ra rất nhiều vấn đề cần chú ý cho vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sao cho hợp lý phát huy được hết chức năng của đất đồng thời cũng đảm bảo môi trường trong sạch phục vụ mục đích phát triển bển vững của xã là nhiệm vụ của một bản quy hoạch hợp lý hiệu quả. Vì thế cần có các chính sách đầu tư quay trở lại làm môi trường và nguồn tài nguyên đất ngày càng sử dụng hiệu quả và bền vững. Biến động sử dụng đất của xã Do số liệu thống kê, kiểm kê năm 1995 không chính xác và có nhiều thiếu sót kết quả đo đạc giữa hai lần đo 1994 và 2004 có sự khác nhau, đồng thời do sự chuyển đổi mã sử dụng đất theo nghị định 181/2004/ ND–CP ngày 29/20/2004 của chính phủ. Vì vậy biến động đất đai năm 1995 -2006 chỉ đề cập tới phần chuyển mục đích sử dụng giữa các nhóm đất, loại đất giai đoạn 1995-2000 một các cụ thể và chi tiết như sau: Biến động đất đai 2000 – 2007 diện tích đất tự nhiên của xã tính đến 2007 là 845,2ha giảm 6,92ha so với năm 2000 (852,12ha) diện tích này giảm là do thống kê kiểm tra năm 2000 còn thiếu sót, thiếu độ chính xác và kết quả đo đạc đất thổ canh năm 2004 trong đó đất chuyển sang trồng lúa nước tăng 4,72ha, đất giao thông giảm 5,9ha đất thủy lợi giảm 5,76ha. Nhóm đất nông nghiệp Mặc dù đát chuyên trồng lúa nước trong nước trong những năm gần đây giảm rất lớn khoảng 135,57ha để chuyển sang xây dựng các công trình công cộng, các cụm công nghiệp, các khu công nghiệp thương mại – dịch vụ xong nhờ tận dụng triệt để những khu vực có khả năng sản xuất nông nghiệp kết hợp với việc chuyển đổi mô hình sản xuất trong nông nghiệp đã phần nào bù đắp được phần diện tích nông nghiệp mất đi cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã. Tính đến đầu năm 2008 diện tích đất nông nghiệp của xã là 483,03ha giảm 53,01ha so với năm 2000(536,04ha) trong đó: 107,58ha chuyển sang chủ yếu thực hiện các dự án: xây dựng trụ sở các cơ quan các đơn vị, tổ chức, đất ở cho cán bôj, đất công nhân viên và nhân dân trên địa bàn. Cụ thể: chuyển sang đất ở nông thôn 24,42ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 18,52ha, đất an ninh quốc phòng 0,96ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,64ha, đất có mục đích sử dụng công cộng 35,23ha, đất nghĩa trang, nghĩa địa là 4,56ha, đất phi nông nghiệp khác là 1,25ha. Diện tích đất tăng là 54,57ha do: cải tạo, khai thác đất đưa đất mặt nước vào chuyên dung sản xuất nông nghiệp 49,85ha (trồng lúa nước 39,85ha, nuôi trồng thủy sản 10ha) chênh lệch do số liệu thống kê kiểm kê 4,72ha. Chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp là 67,84ha trong đó: đất trồng lúa nước chuyển sang trồng cây hàng năm còn lại 1,29ha, đất trồng cây lâu năm 23,66ha, đất luôi trồng thủy sản 42,89ha. Như vậy, trong những năm gần đây bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm 8,92ha do chuyển sang các mục đích khác chủ yếu là phục vụ đất ở và đất sản xuất kinh doanh các hoạt động phi nông nghiệp khác.Cùng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay của xã dự báo đất nông nghiệp phảo chuyển đổi sang các hoạt động khác trong những năm tới là rất lớn. vì vậy trong những năm tới cần áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp với việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo mục tiêu của xã. Nhóm đất phi nông nghiệp Tính đến năm 2007 đất phi nông nghiệp của xã là 360,53ha biến động tăng 58,11ha so với năm 2000(312,81ha) thực tăng là 46,47ha(do số liệu thống kê kiểm kê kết quả đo đạc bản đề địa chính giảm 11,64ha) trong đó chủ yếu tăng đất ở nông thôn và đất chuyên dung. Đất ở: diện tích đất ở của xã năm 2007 là 87,35ha so với năm 2000 (60,99ha) do thực hiện các dự án đất ở dãn dân, dân cư đô thị và dịch vụ của huyện và của xã từ khi tái thành lập huyện. trong đó: tăng từ đất chuyên trồng luá nước 24,42ha, đất giao thông 1,09ha, đất thủy lợi 0,85ha. Bình quân đất ở mỗi năm tăng 3,76ha. Đất chuyên dùng: năm 2007 đất chuyên dùng của xã là 258,43ha biến động tăng 78,09ha so với năm 2000(191,98ha) tăng tuyệt đối 66,45ha ( do số liệu kiểm kê các năm trước kết quả đo đạc bản đồ địa chính giảm 11,64ha) trong đó: Diện tích đất chuyên dùng từ năm 2000 đến nay tăng 96,37ha( do chuyển từ đất chuyên trồng lúa nước sang 77,35ha, đất tôn giáo tín ngưỡng sang là1,05ha, đất chưa sử dụng sang là 1,63ha, chuyển đổi nội bộ đất chuyên dùng là 16,34ha). Diện tích đất chuyên dùng này được sử dụng cho các mục đích khác nhau làm thay đổi cơ cấu thành phần sử dụng đất của xã như sau: đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 18,89ha do xây dựng trụ sở các cơ quan tổ chức của huyện, đất an ninh quốc phòng tăng 0,96ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 34,25ha do thực hiện các dự án giao, thuê đất đối với các cụm doanh nghiệp công nghiệp như Mả ông, Lỗ Xung và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ). Đất có mục đích công cộng tăng 42,27ha. Diện tích đất chuyên dùng năm 2000 đến nay giảm 18,28ha do chuyển sang đất ở nông thôn 1,94ha, chuyển đổi trong nội bộ đất chuyên dùng 16,34ha. Đất tôn giáo tín ngưỡng: diện tich đất tôn giáo tín ngưỡng năm 2007 là 1,31ha giảm 1.05ha so với năm 2000(2,36ha) do chuyển sang đất có mục đích công cộng. Một số đình chùa chùa của xã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa trong những năm qua. Hoạt động tu bổ và sửa chữa mở rộng cũng được quan tâm xong một số lại được quy hoạch lại nhìn chung trong những năm qua đất tôn giáo tín ngưỡng tuy thu hẹp lại xong vẫn đảm bảo được quy mô và sức thu hút đối với khách thập phương tới thăm qua và thờ cúng lượng khách du lịch mỗi năm ngày một tăng đây cũng là một yếu tố quan trọng trong công tác quy hoạch sử dụng đất nhằm phục hồi lại những di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: năm 2007 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 9,02ha biến động tăng 4,56ha so với năm 2000 (4,46ha) do nhu cầu mở rộng nghĩa trang nhân dân của các thôn trong xã những năm qua và được chuyển từ đất trông lúa nước sang 4,46ha Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: năm 2007 là 3,17ha biến động giảm 49,85ha do chuyển sang đất nông nghiệp, sở dĩ có sự biến động giảm mạnh như vậy là do HTX nông nghiệp và nhân dân trong xã đã tận dụng những khu vực mặt nước thấp, trũng có khả năng đưa vào sử dụng sản xuất nông nghiệp 39,85ha và nuôi trồng thủy sản 10ha. Đất phi nông nghiệp khác: biến động tăng 1,25ha. Đây là đất của phần diện tích được tổng hợp từ đất xây dựng công trình lán trại khi chuyển đổi mô hình sản xuất trong nông nghiệp, từ chuyên trồng lúa nước sang nôi trồng thuỷ sản, chăn luôi gia súc gia cầm. Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng năm 2000 của xã là 3,27ha đến năm 2007 chỉ còn là 1,64 ha như vậy biến động giảm là 1,63ha do khả năng khai thác tận dụng và đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau các nguồn đất chưa sử dụng: đất khu công nghiệp 0.16ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,15ha, đất giao thông 0,32ha. Diện tích đất chưa sử dụng trong những năm quy hoạch tới đây sẽ là một nguồn đất quan trọng phát triển kinh tế của xã do nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau cho các hoạt động kinh tế xã hội là rất lớn trong khi các nguồn qũy đất là có hạn mà khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề khó khăn vì thế diện tích này sẽ có xu hướng này càng giảm trong thời gian tới. Bảng 4. Bảng biến động đất đai theo mục đích sử dụng đất thời kỳ 2000 – 2007 Tứ tự Chỉ tiêu năm 2000 năm 2007 biến động tăng giảm Diện tích (ha) Cơ cấu (%) diện tích (ha) Cơ cấu (%) diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 852.12 100.00 845.20 100.00 -6.92 0.00 1.0 Đất nông nghiệp 536.04 62.91 483.03 57.15 -53.01 -5.76 2.0 Đất phi nông nghiệp 312.81 36.71 360.53 42.66 47.72 5.95 2.1 Đất ở 60.99 7.16 87.35 10.33 26.36 3.18 2.2 Đất chuyên dùng 191.98 22.53 258.43 30.58 66.45 8.05 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.36 0.28 1.31 0.15 -1.05 -0.12 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4.46 0.52 9.02 1.07 4.56 0.54 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 53.02 6.22 3.17 0.38 -49.85 -5.85 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0.00 0.00 1.25 0.15 1.25 0.15 3.0 Đất chưa sử dụng 3.27 0.38 1.64 0.19 -1.63 -0.19 (số liệu tự thu thập và thống kê) Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất xã Đình Bảng Như vậy trong những năm gần đây diện tích đất và nhu cầu sử dụng đất trong xã có rất nhiều biến động trên mọi mặt: đất nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Xong nhìn chung các biến động này đáp ứng đúng xu hướng biến đổi đất hiện nay. Đặc biệt là đối với một xã mà tiềm năng phát triển kinh tế xã hội là rất lớn, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, lượng vốn đâu tư ngày càng nhiều. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm đi rõ rệt trong khi diện tích đất phi nông nghiệp tăng nên do nhu cầu nhà ở và nhu cầu sản xuất của các ngành phi nông nghiệp ngày càng cao. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao đi cùng với nó là quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa với tốc độ lớn làm cho diện tích sử dụng đất của các ngành phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội cũng thay đổi. Với nội bộ diện tích đất sử dụng cho ngành nông nghiệp cũng có xu hướng chuyển dần sang cho chăn nuôi và thủy sản giảm đi lượng đất trồng trọt phản ánh quá trình chuyển dịch diện tích sử dụng đất theo đúng hướng phát triển của xã hội. Với đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp diện tích đất cho nhà ở và đất cho các ngành sản xuất tăng lên đặc biệt cao nhất là diện tích đất cho sản xuất các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công ty sản xuất ….(78,09ha) đây cũng là biến động tăng cao nhất đối với các loại biết động diện tích sử dụng đất trong xã. Thể hiện sự phát triển của xã trong những năm gần đây và dự báo sự phát triển vượt bậc cả về mặt kinh tế xã hội trong những năm tới. trong khi đó phần đất sông suối và mặt nước, đất chưa sử dụng lại giảm đáng kể chuyển sang phục vụ cho các mục đích phát triển của xã. Đánh giá tiềm năng đất đai của xã Đất đai là một nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Mỗi loại đất thích nghi với các mục đích phát triển khác nhau, nếu tận dụng được triệt để những ưu thế của từng loại đất thì đây sẽ là những cơ sở vô cùng quan trọng cho quan trọng cho mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững cho từng thời kì phát triển. đối với Đình Bảng một xã nông thôn Việt Nam nguồn tài nguyên đất vô cùng phong phú để thấy được tiềm năng của từng loại đất cụ thể ta có thể thấy như sau: Tiềm năng đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp của xã hiện có 483,03ha, bình quân mỗi nhân khẩu của xã có 316,39m2 đất nông nghiệp. trong đó đất dành cho trồng lúa 385,41ha, đất dành cho trồng cây hàng năm còn lại là 1,29ha, đất trồng cây lâu năm 26,61ha, diện tích luôi trồng thủy sản 69,72ha. Với diện tích sử dụng cho đất nông nghiệp lớn như vậy cùng với chất lượng đất tốt năng suất lúa và các sản phẩm nông nghiệp hàng năm lớn khoảng…./năm, ta có thể thấy tiềm năng đất nông nghiệp đặc biệt rất lớn đối với các loại cây trồng chủ đạo của ngành nông nghiệp, ngoài ra còn có tiêm năng trong chăn nuôi gia súc gia cần các cây công nghiệp ngắn ngày như ngô, đậu tương các loại ra củ quả khác. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau những khảo sát đất đai chất đất của xã còn cho thấy rất phù hợp với cây đào hoa một loại cây cho thu nhập cao cho người dân nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Nguồn đất này là nguồn đất đảm bảo đời sống cho hầu hết người dân trong xã, tiềm năng của đất nông nghiệp là rất lớn độ phì nhiêu màu mỡ của đất có thể bị giảm đi theo thời gian sử dụng vì thế cần có những quy hoạch và sử dụng đất một các có hiệu quả có những chính sách đầu tư quay trở lại đất nhằm khai thác tiềm năng đất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn nữa, mang lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho xã. Tiềm năng đất phi nông nghiệp Sự hình thành và phát triển của đất phi nông nghiệp phụ thuộc và rất nhiều yếu tố: định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và xã, vị trí địa lý ; cơ sở hạ tầng; nguồn nguyên liệu; điều kiện tự nhiên và địa hình; hiện trạng sử dụng đất; tốc độ tăng trưởng kinh tế… Với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thiên nhiên, kinh tế xã hội, phương hướng và đường lối phát triển của xã. Là một trong những đầu mối giao thông của Hà Nội với các tỉnh thành phía bắc đất nước, Đình Bảng có tiềm năng đất đai cho các ngành phi nông nghiệp là rất lớn, các ngành có ưu thế mạnh như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ… đặc biệt là tiềm năng cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Trong những năm gần đây cùng với sự đầu tư ngày càng ra tăng của nhà nước và chính phủ cho xã phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng cho phát triển đất phi công nghiệp tăng lên với diện tích lớn, đất cho các ngân hàng thương mại, cho kho bạc nhà nước, cho các cơ quan trung ương đây cũng là tiềm năng lớn cho sự phát triển góp phần giải quyết việc làm , đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung của huyện Từ Sơn. Quê hương của những vị vua đầu tiên nhà lý, thừa hưởng một quần thể di tích phong phú có giá trị cộng đồng lớn lao, những lễ hội truyền thống và sinh hoạt văn hóa dân gian hàng năm nổi tiếng: đền đô, đình đình bảng, chùa đài, chùa dận( nơi khai sinh ra vị vua đầu tiên của Việt Nam Lý Công Uẩn), các năng tẩm của các vi vua… đây là một cơ sở quan trọng đề giúp Đình Bảng phát triển tiềm năng du lịch văn hóa truyền thống mang đặc thù riêng của địa phương vùng văn hóa Kinh Bắc. Tiềm năng đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 1,64ha theo điều tra chủ yếu nằm xen kẽ với các khu sản xuất nông nghiệp nằm ở đồng sau của xã, vì vậy diện tích này có tiềm năng lớn cho nông nghiệp, có thể cải tạo và chuyển làm đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc đưa vào các mục tiêu khác nhau tùy theo vị trí của đất. trong thời gian tới diện tích đất này cần có biện pháp đầu tư và cải tạo một cách hợp lý hơn nữa nhằm sử dụng triệt để quỹ đất của xã trong kỳ quy hoạch. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai kỳ trước. Quy hoạch sử dụng đất của xã trong năm 2000 – 2010 tới nay tuy chưa đi hết kỳ kế hoạch xong tới nay do có những sự thay đổi rất lớn về kinh tế xã hội nhu cầu sử dụng đất thay đổi. đòi hỏi cấp thiết cần có một bản quy hoạch mới đáp ứng đúng và sát với nhu cầu thực tế. qua 8 năm thực hiện nhìn chung các chỉ tiêu sử dụng đất có độ sai lệch lớn. một phần là do sự đo đạc thiếu chính xác, phần vì yêu cầu sử dụng thay đổi do đó những đánh giá chỉ mang tính chất khái quá với độ chính xác không cao: Đất nông nghiệp phê duyệt là 471,17ha thực hiện là 483,03 ha. Không theo kế hoạch là 11,86ha. Đất phi nông nghiệp được phê duyệt là 380,08ha kết quả thực hiện là 360,53ha đạt 94,86% thiếu so với quy hoạch là 19,55%. Đất chưa sử dụng được duyệt là 0.87ha kết quả thực hiện là 1,64ha tăng không theo quy hoạch là 0.77ha Như vậy hầu hết các chỉ tiêu sử dụng đất đều không theo quy hoạch. Trong những năm 2000- 2008 diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp vẫn chưa chuyển dịch hết sang đất phi công nghiệp xong nhìn chung quá trình phát triển cũng khá bám sát với các chỉ tiêu quy hoạch thể hiện được hướng chuyển dịch trong sử dụng đất của địa phương trong thời gian qua. Từ đó đưa ra những thuận lợi và cũng là khó khăn cần phát huy và khắc phục trong việc đưa ra phương án quy hoạch phù hợp hơn trên địa bàn xã cho phát triển kinh tế. Các phương án quy hoạch sử dụng Căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015 căn cứ vào các văn bản pháp lý và cơ sở lý luận sau: Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Đình Bảng năm 2006 định hướng 2007 và năm 2007 định hướng 2008. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010 của xã Đình Bảng , của huyện Từ Sơn và Tỉnh Bắc Ninh. Quy hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn tới năm 2010. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh thời kỳ đến 2010, tầm nhìn đến 2020 Công văn số 5763/BTNMT – ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 bộ tài nguyên môi trường. Quy định định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 – 2015. 4.2.1. Mục tiêu tổng quát Trong thời gian tới Đình Bảng trở thành phường phường với những lợi thế trên tất cả các mặt đời sống và kinh tế, theo đó tốc độ tăng trưởng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch ngành sẽ diễn ra rất mạnh. Tốc độ tăng trưởng đầu tư gấp nhiều lần và chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của phường. Bước sang giai đoạn mới tình hình an ninh chính trị trong xã ngày càng được cải thiện và ổn định, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng tốt, áp dung các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo phục vụ tốt cho đời sống nhân dân trong xã. Tiếp tục khai thác tối đa các nguồn lực đẩy mạnh tiến bộ tăng trưởng phát triển kinh tế văn hóa đi đôi với công bằng xã hội. Tích cực thực hiện công nghiệp hóa nông thôn. Phát huy lợi thế cận thị, tiếp tục quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành trong xã đảm bảo kinh tế chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng công nghiệp hóa. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện các công trình thiết yếu đồng thời có những biện pháp tốt nhất bảo vệ môi trường sinh tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho xã. 4.2.2. Mục tiêu cụ thể a/ Về phát triển kinh tế: trong giai đoạn 2008 – 2015 được dự báo là một giai đoạn mà nền kinh tế có nhiều thay đổi, cùng với sự biến động của huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Xã Đình Bảng với vị thế đặc biệt thuận lợi của mình dự báo sẽ có rất nhiều biến đổi tích cực về mọi mặt: - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2008 - 2010 là 13%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 14%/năm - Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: thủ công nghiệp và công nghiệp chiếm 68 % năm 2010, 69,2% năm 2015; nông nghiệp thủy sản chiếm 6,2% năm 2010, 4,8% năm 2015 và thương mại dịch vụ chiếm 25,8% năm 2010 tới năm 2015là 26%/ năm. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiêpk đảm bảo Năng suất lúa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33036.doc
Tài liệu liên quan