Chuyên đề Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY KHÁCH HÀNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 3

1.1. Đặc điểm kế toán Tài sản cố định của Công ty khách hàng ảnh hưởng đến kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 3

1.1.1. Đặc điểm tổng quát về Tài sản cố định 3

1.1.2. Đặc điểm kế toán Tài sản cố định 5

1.1.3. Các kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định của khách hàng 8

1.2. Mục tiêu và các rủi ro liên quan đến kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 11

1.2.1. Mục tiêu kiểm toán tài sản cố định 11

1.2.2. Rủi ro thường gặp khi kiểm toán Tài sản cố định 12

1.3. Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 16

1.3.1. Khái quát chung quy trình kiểm toán TSCĐ 16

1.3.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16

1.3.1.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 23

1.3.1.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 33

1.3.2. Chương trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 35

1.3.2.1. Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ 35

1.3.2.2. Kiểm tra khấu hao lũy kế TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ 37

1.3.2.3. Kiểm tra việc phân loại và trình bày 39

1.3.2.4. Kiểm tra nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có (Tài khoản ngoài bảng) 39

1.3.2.5. Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính 39

1.3.2.6. Kiểm tra nghiệp vụ với các bên liên quan 40

1.3.2.7. Kiểm tra việc đánh giá lại giá trị TSCĐ 40

1.3.2.8. Cung cấp các ý kiến tư vấn 41

1.3.2.9. Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận bằng ngoại tệ 42

1.3.2.10. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường 42

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 43

2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tài sản cố định 43

2.1.1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng 43

2.1.2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức kế toán 51

2.1.3. Tìm hiểu về dòng luân chuyển của nghiệp vụ làm phát sinh TSCĐ 53

2.1.4. Đánh giá mức trọng yếu 71

2.1.5 Lâp kế hoạch kiểm tra chi tiết 73

2.2. Thực hiện kiểm toán 76

2.2.1. Kiểm toán TSCĐ hữu hình 76

2.2.2. Kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình và các Tài sản khác 95

2.2.3. Kết thúc kiểm toán 102

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 105

3.1. Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 105

3.1.1. Ưu điểm 105

3.1.2. Những tồn tại trong quy trình kiểm toán TSCĐ 106

3.1.2.1. Sử dụng thủ tục phân tích 107

3.1.2.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát 107

3.1.2.3. Đánh giá mức trọng yếu 108

3.1.2.4. Sử dụng ý kiến chuyên gia 108

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 109

3.2.1. Hoàn thiện thủ tục phân tích 109

3.2.2. Hoàn thiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 111

3.2.3. Hoàn thiện đánh giá mức trọng yếu 111

3.2.4. Phát triển sử dụng ý kiến chuyên gia 112

KẾT LUẬN 113

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8095 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau: - Kiểm tra việc hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ có theo chế độ quy định và việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết chi phí tương ứng. - Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng TSCĐ tại đơn vị đã hợp lý chưa? Chú ý những TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi hay mục đích hành chính sự nghiệp không dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không được trích khẩu hao. Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận TSCĐ ban đầu Mục tiêu của việc kiểm tra này nhằm xác định các khoản chi phí nào sẽ được vốn hóa (ghi tăng nguyên giá TSCĐ) hoặc phí hóa (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ). KTV tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chi phí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng TSCĐ đó không? Nếu phát hiện các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện này thì phải ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ. Đối với chi phí sữa chữa lớn phát sinh cần xem xét đến hai loại hình sau: - Sửa chữa lớn nhằm cải tạo, nâng cấp kéo dài tuổi thọ của TSCĐ. Chi phí phát sinh phải được vốn hóa (ghi tăng nguyên giá TSCĐ) - Sửa chữa lớn nhằm phục hồi năng lực hoạt động của TSCĐ bao gồm sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Chi phí phát sinh được tính vào chi phí hoạt động SXKD trong kỳ. KTV tiến hành xem xét việc quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo chế độ quy đinh, kiểm tra việc hạch toán chi phí sữa chữa lớn thuần và chi phí sửa chữa lớn nâng cấp TSCĐ. Cuối cùng, KTV lập ra một bảng phân tích chi phí phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh năm trước và giải thích các chênh lệch trọng yếu. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán. Sau khi thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp phục vụ cho kết luận kiểm toán với các khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán có được trong quá trình thực hiện với từng phần hành. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 - “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC”, KTV phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán đối với BCTC được kiểm toán. Các sự kiện này có ảnh hưởng đến BCTC trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký Báo cáo kiểm toán và những sự kiện phát hiện sau ngày ký Báo cáo kiểm toán. Đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần xem xét các sự kiện như: TSCĐ trong kho bị mất không rõ nguyên nhân, giá trị thực tế trong kho nhỏ hơn giá trị ghi sổ; TSCĐ bị trưng dụng hay bị phá hủy do các nguyên nhân khách quan (lũ lụt, hỏa hoạn…); nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán hoặc chuyển nhượng TSCĐ với giá thực tế thấp hơn giá trị hiện đang ghi sổ kế toán … KTV cần xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những sự kiến này đến số liệu BCTC tại thời điểm cuối kỳ. Nhằm thực hiện những mục đích trên, KTV tiến hành các thủ tục sau: - Thẩm vấn Hội đồng quản trị hoặc Ban Giám đốc đơn vị - Xem xét các báo cáo nội bộ lập sau ngày lập BCTC - Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC - Xem xét các sổ sách kế toán TSCĐ và các tài khoản có liên quan sau ngày lập BCTC. -… b) Đánh giá kết quả kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – “Báo cáo kiểm toán về BCTC”, KTV và công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giá những kết luận rút ra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này làm cơ sở cho ý kiến của mình về BCTC của đơn vị. Do đó, trước khi lập Báo cáo kiểm toán, KTV cần đánh giá tổng hợp các sai sót trọng yếu cần lập bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về các khoản mục trên BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng. Đồng thời, KTVV phải đảm bảo các giải trình kèm theo với khoản mục TSCĐ về: phương pháp khấu hao đã sử dụng, thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao, tổng giá trị TSCĐ và khấu hao lũy kế… Lập và công bố Báo cáo kiểm toán Trên cơ sở tổng hợp kết luận về các phần hành cụ thể, KTV và công ty kiểm toán phải thảo luận với khách hàng về các phát hiện của cuộc kiểm toán, thống nhất các bút toán điều chỉnh và kết luận kiểm toán. Sau đó, KTV lập Báo cáo kiểm toán và đưa ra ý kiến cuối cùng về tính trung thực hợp lý của BCTC nói chung và của khoản mục TSCĐ nói riêng. Kèm theo báo cáo kiểm toán là danh mục các bút toán điều chỉnh, bút toán phân loại lại đối với những khoản mục KTV phát hiện có sai phạm trong kỳ và các phụ lục, giải trình thể hiện chi tiết các sai phạm kèm theo bảng tính số liệu của KTV. Đối với sai phạm của khoản mục TSCĐ ví du như có sự chênh lệch lớn giữa số khấu hao đơn vị đã trích và số khấu hao KTV đã ước tính hoặc tính lại thì báo cáo kiểm toán phải có bảng tính số liệu chi tiết của KTV kèm theo và những giải thích cụ thể cho sự chênh lệch… KTV có thể đưa ra các kiến nghị đóng góp mang tính xây dựng nhằm cải thiện hoạt động SXKD của khách hàng qua Thư quản lý. Thư quản lý không mang tính bắt buộc nhưng nó là giá trị gia tăng mà Deloitte mang lại cho khách hàng với mong muốn giúp khách hàng quản trị, điều hành hoạt động hiệu quả hơn. Với khoản mục TSCĐ, ý kiến đóng góp trong Thư quản lý có thể là các yếu tố, quy trình của hệ thống KSNB với TSCĐ, vấn đề bảo toàn và sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ cho đơn vị… Trên đây là quy trình của cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế KTV không nhất thiết phải tuân thủ các trình tự trên mà tùy thuộc vào từng loại hình khách hàng với các đặc điểm cụ thể và kinh nghiệm của mình mà KTV áp dụng linh hoạt các bước kiểm toán để vẫn đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán mà tiết kiệm thời gian và chi phí không cần thiết. Chương trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Deloitte thực hiện cũng tuân theo trình tự chung. Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán được tiến hành tại Deloitte được thiết kế theo chương trình kiểm toán riêng mà phần mềm AS/2 đem lại. Đây chính là nét đặc trưng mang tính chuyên nghiệp tạo nên giá trị của Deloitte toàn cầu nói chung và Deloitte Việt Nam nói riêng. Trong AS/2 hướng dẫn rất đầy đủ và chi tiết việc áp dụng các thủ tục kiểm toán cần thiết với từng khoản mục nhất định. Với khoản mục TSCĐ, chương trình kiểm toán cụ thể được thể hiện trong chỉ mục kiểm toán 5600 – TSCĐ hữu hình và 5700- TSCĐ vô hình và các tài sản khác. Chương trình kiểm toán được trình bày dưới đây bao gồm các câu hỏi và các phương án để KTV trả lời và thực hiện các thủ tục kiểm toán tương ứng được thiết kế để thực hiện kiểm tra chi tiết tài khoản TSCĐ: 1.3.2.1 Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ Mục tiêu: Tính hiện hữu, đầy đủ, tính giá và đúng kỳ Câu hỏi: KTV sẽ kiểm tra số dư của TSCĐ bằng các thủ tục phân tích, kiểm tra chi tiết hay kết hợp cả hai? Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết: A. Thu thập Bảng tổng hợp TSCĐ thể hiện số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ trên các chỉ tiêu nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của từng nhóm TSCĐ. Đồng thời, thu thập bảng tổng hợp các khoản lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý TSCĐ (nếu có). Đối chiếu số liệu theo từng nhóm với bảng kê chi tiết TSCĐ, khẳng định rằng số liệu tổng hợp phù hợp với số liệu chi tiết theo từng nhóm TSCĐ. Kiểm tra việc tính toán trên Bảng tổng hợp Đối chiếu tổng nguyên giá, khấu hao lũy kế với sổ cái, sổ chi tiết theo dõi TSCĐ. Đối chiếu các khoản lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ với số liệu ghi sổ kế toán. Kiểm tra các khoản chênh lệch lớn (nếu có) tới các chứng từ liên quan. B. Từ bảng kê chi tiết TSCĐ, chọn mẫu một số TSCĐ dư đầu kỳ và tăng trong kỳ. Đối với những TSCĐ vẫn còn tồn tại trên sổ tại thời điểm cuối kỳ, KTV thực hiện các bước sau: Kiểm kê (nếu có thể) hoặc bằng các phương pháp khác để khẳng định rằng TSCĐ được chọn thuộc quyền sở hữu của khách hàng và vẫn đang được sử dụng. Đồng thời, xem xét để khẳng định giá trị còn lại của TSCĐ đó được phản ánh phù hợp với tình trạng hiện tại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản. Kiểm tra hồ sơ TSCĐ: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định mua sắm, xây dựng TSCĐ trong kỳ the các quy định hiện hành về quản lý đầu tư (kế hoạch đầu tư mua sắm; quyết định phê duyệt, đấu thầu, chào hàng; hợp đồng kinh tế…) và phản ánh hợp lý tình hình TSCĐ tăng trong kỳ. Kiểm tra các hóa đơn, chứng từ phản ánh giá trị mua hàng và các chi phí phát sinh liên quan đến hình thành TSCĐ, chú ý đối với các trường hợp: + TSCĐ được mua sắm theo hợp đồng trả góp + TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay + TSCĐ tăng do điều chuyển nội bộ + TSCĐ được mua sắm bằng ngoại tệ Kiểm tra để khẳng định trong nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ không bao gồm các khoản lẽ ra được hạch toán vào chi phí SXKD, chi phí trả trước hoặc công cụ, dụng cụ theo quy định hiện hành. Nếu có TSCĐ tăng là do thay thế tài sản cũ, cần kiểm tra xem tài sản cũ đã được thanh lý chưa, nếu có kiểm tra việc phản ánh nghiệp vụ thanh lý TSCĐ đó. Nếu tài sản đó chưa được thanh lý cần phân loại sang nhóm TSCĐ chờ thanh lý. Kiểm tra các biên bản bàn giao đưa tài sản vào sử dụng. Đối chiếu thời điểm bàn giao trên biên bản với thời điểm ghi tăng nguyên giá TSCĐ trên sổ xem có phù hợp không để làm căn cứ ước tính khấu hao TSCĐ. C. Nếu trong các TSCĐ đã chọn ở mục B có cả những tài sản đã điều chuyển nội bộ và thanh lý nhượng bán trong kỳ thì: Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc điều chuyển nội bộ và thanh lý TSCĐ. Kiểm tra các chứng từ thu tiền từ hoạt động thanh lý, nhượng bán liên quan. Tính toán các khoản lãi, lỗ từ hoạt động thanh lý, nhượng bán. E. Soát xét những thay đổi lớn với các nhóm TSCĐ trong kỳ và đánh giá tính hợp lý của những biến động này thông qua việc tìm hiểu và so sánh hoạt động SXKD của đơn vị trong các năm trước và năm nay như đầu tư đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, thay đổi kế hoạch sản xuất. F. Thu thập các thông tin cần thiết cho việc kiểm toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. G. Xác định các TSCĐ không sử dụng hoặc có thể sẽ không được sử dụng trong năm tới do sự thay đổi công nghệ sản xuất. H. Kiểm tra các khoản chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, khẳng định không có khoản chi phí nào mang tính chất nâng cấp thay thế cần hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ. I. Đánh giá kết quả sau kiểm tra Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích: Thực hiện như ở trên D. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra số dư TSCĐ Xây dựng số ước tính kiểm toán dựa trên nguồn dữ liệu độc lập và phương pháp tính toán tin cậy Tính toán giá trị ngưỡng chênh lệch chấp nhận được (Threshold) So sánh số ước tính của kiểm toán với số ghi nhận của đơn vị trên sổ sách và báo cáo kế toán. Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn giá trị Threshold thì phải tìm ra giải thích hợp lý cho số chênh lệch thông qua kiểm tra các chứng từ liên quan. E. Thực hiện như ở trên F. Thực hiện như ở trên G. Thực hiện như ở trên H. Thực hiện như ở trên I. Thực hiện như ở trên Trường hợp sử dụng kết hợp cả hai thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết: Trong trường hợp này, KTV sẽ thực hiện lần lượt tất cả các bước công việc theo thứ tự A, B, C, D, E, F, G, H, I như đã trình bày ở trên. 1.3.2.2 Kiểm tra khấu hao lũy kế TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ Mục tiêu: Tính giá, hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và đúng kỳ Câu hỏi: Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết, thủ tục phân tích hay kết hợp cả hai? Trường hợp sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết: A. Kiểm tra các chính sách kế toán và thủ tục áp dụng trong việc tính toán, phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ là phù hợp, áp dụng nhất quán và tuân theo các quy định hiện hành (Xem xét việc khấu hao đối với các TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng) C. Chọn mẫu một số tài sản trong bảng kê chi tiết TSCĐ để kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao Tính toán lại tổng số khấu hao lũy kế trong năm và đối chiếu với ghi nhận của đơn vị Kiểm tra và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kế trên bảng tổng hợp TSCĐ với sổ cái tài khoản. Phỏng vấn khách hàng về những nghiệp vụ ghi nhận bất thường của tài khoản khấu hao D. Xác định rằng không có sự kiện nào xảy ra dẫn đến việc giảm khấu hao trong kỳ, đặc biệt dẫn tới ghi giảm tổng thể TSCĐ E. Xem xét các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ trong năm và xác định xem có khoản chi phí nào đủ điều kiện vốn hóa (ghi tăng nguyên giá) hay không F. Đánh giá kết quả kiểm tra Trường hợp sử dụng thủ tục phân tích: Thực hiện như ở trên Thực hiện các thủ tục phân tích sau để kiểm tra số khấu hao TSCĐ Kiểm tra nguồn dữ liệu được sử dụng để xây dựng mô hình ước tính chi phí khấu hao là phù hợp (số TSCĐ tăng giảm trong năm, số khấu hao trích năm trước, thời gian và tỷ lệ trích khấu hao được áp dụng đúng theo các quy định hiện hành…) Nếu cần thiết, thực hiện phân tách các số liệu để xây dựng mô hình ước tính và số ước tính kiểm toán đạt độ tin cậy mong muốn. Tính toán ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) So sánh số chênh lệch thực tế giữa số liệu ước tính của KTV và số ghi nhận của khách hàng với Threshold. Nếu chênh lệch thực tế lớn hơn cần tìm nguyên nhân để giải thích hợp lý D. Đánh giá kết quả sau kiểm tra Trường hợp sử dụng kết hợp cả thủ tục kiểm tra chi tiết và thủ tục phân tích: Trong trường hợp này, KTV sẽ thực hiện lần lượt tất cả các bước công việc theo thứ tự A, B, C, D như đã trình bày ở trên. Kiểm tra việc phân loại và trình bày Mục tiêu: Tính phân loại và trình bày KTV xem xét tính đầy đủ và hợp lý của việc hạch toán, phân loại và trình bày các vấn đề sau trên các BCTC được kiểm toán: Phân loại TSCĐ theo các nhóm, theo nguồn hình thành hay theo tình trạng của TSCĐ Thuyết minh về phương pháp khấu hao và tỷ lệ khấu hao với các nhóm TSCĐ chính Tổng số chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ Các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ với các bên liên quan TSCĐ đem thế chấp hoặc đảm bảo cho các khoản vay nợ Các cam kết mua TSCĐ trong kỳ Kiểm tra nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có (Tài khoản ngoài bảng) A.Thu thập bảng tổng hợp nguồn vốn khấu hao cơ bản phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ chi tiết theo từng nguồn hình thành TSCĐ. B. Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu số dư nguồn vốn khấu hao trên sổ cái và báo cáo Kiểm tra số ghi tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung, đối chiếu với chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ và giải thích nguyên nhân các chênh lệch (nếu có) Kiểm tra và phân loại số ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản theo từng nội dung Kiểm tra các tài liệu liên quan đến việc tăng, giảm nguồn vốn khấu hao (tăng tài sản, điều động nội bộ…) Đánh giá kết quả sau kiểm tra 1.3.2.5 Kiểm tra TSCĐ thuê tài chính Mục tiêu: Tính hợp lý, đầy đủ, ghi sổ, đúng kỳ và tính giá Câu hỏi: Đơn vị có TSCĐ thuê tài chính không? Nếu câu trả lời là có thì KTV cần tiến hành các thủ tục sau: A. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ thuê tài chính phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh tăng giảm và số dư cuối kỳ B. Chọn mẫu một số TSCĐ tăng trong năm từ Bảng kê chi tiết TSCĐ. Với những tài sản vẫn còn trên sổ tại thời điểm cuối kỳ thì KTV thực hiện các bước sau: Kiểm kê hoặc bằng các phương pháp khác xác định tính hiện hữu của các tài sản đang được khách hàng sử dụng Kiểm tra các khoản thanh toán tiền thuê tài sản trong kỳ Tính lại số tiền lãi phải trả được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Tính toán lại chi phí khấu hao với TSCĐ thuê tài chính C.Đối với các tài sản đã lựa chọn ở bước B mà không còn là TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm cuối năm, KTV cần xem xét các biên bản thanh lý hợp đồng để đảm bảo việc hạch toán là hợp lý. D. Đánh giá kết quả sau kiểm tra 1.3.2.6 Kiểm tra nghiệp vụ với các bên liên quan Mục tiêu: Tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và trình bày Câu hỏi: Đơn vị có phát sinh giao dịch với các bên liên quan không? Nếu câu trả lời là có, KTV thực hiện các thủ tục sau: Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ với các bên liên quan, thực hiện các công việc sau: Xem xét sự hợp lý trong mức giá của các TSCĐ mua và bán trong kỳ Xác định rằng mỗi giao dịch với các bên liên quan đã được trình bày đầy đủ, phù hợp với: bản chất mối quan hệ, nội dung nghiệp vụ, tổng giá trị giao dịch, giá trị công nợ phải thu, phải trả . Đánh giá kết quả kiểm tra B. Nếu cần thiết, KTV thực hiện gửi thư xác nhận để chứng thực một số giao dịch trọng yếu với các bên liên quan 1.3.2.7 Kiểm tra việc đánh giá lại giá trị TSCĐ Mục tiêu: Tính giá Câu hỏi: Khách hàng có thực hiện đánh giá lại TSCĐ trong kỳ không? Nếu câu trả lời là có, KTV thực hiện các thủ tục sau: A.Thu thập bảng tổng hợp các TSCĐ được đánh giá lại trong kỳ và thực hiện kiểm tra các tài sản được đánh giá lại có giá trị lớn mang tính trọng yếu Chứng minh khả năng thực hiện và tính độc lập của đơn vị trong việc thực hiện đánh giá lại TSCĐ Thu thập biên bản đánh giá lại tài sản, quyết định phê duyệt giá trị đảnh giá lại của cấp có thẩm quyền, đảm bảo ý kiến được trình bày trong biên bản phù hợp với giá trị được đánh giá lại Đối chiếu phần giá trị tăng thêm hoặc giảm đi trên bản đánh giá lại với bản báo cáo tổng hợp đánh giá lại TSCĐ trong kỳ Kiểm tra phản ánh xử lý đánh giá lại trên sổ sách kế toán 1.3.2.8 Cung cấp các ý kiến tư vấn Câu hỏi: KTV có dự định cung cấp thêm các ý kiến tư vấn cho khách hàng liên quan đến quản lsy TSCĐ trong chương trình kiểm toán không? KTV xem xét các vấn đề sau để có thể đưa ra được ý kiến tư vân cho khách hàng: Kiểm soát giá Sử dụng dự toán, kiểm tra đối với những số phát sinh có chênh lệch lớn so với dự toán Tính toán kỳ phải thực hiện thanh tóan với những TSCĐ có giá trị lớn Thu thập các báo giá để lựa chọn nhà cung cấp trước khi mua TSCĐ có giá trị lớn Lưu chuyển tiền tệ Xem xét các khoản vay luân chuyển để mua sắm TSCĐ Thanh lý các TSCĐ hiện không sử dụng và khôgn có kế hoạch sử dụng trong tương lai Hạn chế các khoản lỗ và mất mát Kiểm kê thường xuyên và làm tốt công tác bảo vệ với những TSCĐ có giá trị lớn, dễ bị mất cắp Kiểm soát sự đảm bảo hợp lý giữa giá trị ghi sổ với giá trị thị trường của TSCĐ D.Chi phí sửa chữa lớn Chi phí sửa chữa lớn phát sinh phải phù hợp với kế hoach sửa chữa bảo dưỡng thiết bị để giảm thiểu chi phí và thiệt hại do khả năng gián đoạn trong SXKD Quản lý việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ để có thể xác định những tài sản quá cũ, lạc hậu không sử dụng được E. Hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ các TSCĐ tại đơn vị 1.3.2.9 Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận bằng ngoại tệ Mục tiêu: Tính giá Câu hỏi: Có giao dịch ngoại tệ nào trọng yếu phát sinh trong kỳ không? A. Nếu có, KTV cần kiểm tra tỷ giá quy đổi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ xem đã hợp lý chưa. 1.3.2.10 Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường Mục tiêu: Tính hiện hữu và ghi chép Câu hỏi: Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh bất thường liên quan đến TSCĐ không? Nếu có, KTV cần tiến hành các thủ tục sau: A. Kiểm tra các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này B. Xác định xem việc phản ánh các nghiệp vụ trên trong sổ sách kế toán có hợp lý và các nghiệp vụ có thực sự phát sinh và được phê duyệt không? C. Đánh giá kết quả sau kiểm tra CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát và lập kế hoạch kiểm toán chi tiết Tài sản cố định 2.1.1. Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng Đây là bước công việc đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng quyết định toàn bộ quy trình kiểm toán sau này. Sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng giúp các KTV xác định và hiểu rõ các sự kiện, nghiệp vụ thực tế mà theo phán đoán của KTV có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Những thông tin cần thu thập về khách hàng gồm có hoạt động kinh doanh, cơ cấu vốn, bộ máy tổ chức, môi trường hoạt động… Tất cả các thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán ở chỉ mục 1410- Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng (Understand the Entity and Its Environment). Tùy từng khách hàng mà việc tiến hành thu thập thông tin diễn ra khác nhau. Với khách hàng thường kỳ của công ty, KTV có thể căn cứ vào các thông tin thu thập được từ các năm trước đồng thời xem xét các sự kiện mới phát sinh có thể ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của doanh nghiệp. Với các khách hàng lần đầu kiểm toán, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức để thu thập các thông tin cần thiết từ đầu. Với khách hàng ABC Tìm hiểu các nhân tố bên trong tác động đến doanh nghiệp và môi trường hoạt động của doanh nghiệp Về hình thức sở hữu vốn và cơ cấu quản lý Công ty TNHH ABC là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm theo Giấy phép Đầu tư số 68/GP-KCN-HP ngày 01 tháng 3 năm 2006 do Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất Hải Phòng (HEPIZA) cấp. Chủ sở hữu của Công ty là Công ty Nippon Thompson, là công ty được thành lập ở Nhật Bản. (Website: www.ikont.co.jp Văn phòng và nhà máy đặt tại KCN Nomura - Huyện An Dương, Hải Phòng, Việt Nam.Tổng số nhân viên của Công ty tại ngày 31/12/ 2009 là 91 (31 tháng 12 năm 2008: 118). Thành phần ban giám đốc của công ty ABC gồm có: Mr. Shin Hayashi : Giám đốc Mr. Vu Thu Duong : Kế toán trưởng Mr. Yuuji Mori : Phó Giám đốc Mr. Kouhei Sueda : Phó giám đốc Về hoạt động kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của Công ty là sản xuất và gia công các thiết bị máy.Hoạt động chính của Công ty là sản xuất, gia công và lắp ráp các loại ổ đỡ chi tiết máy, ổ bi và các phụ kiện khác cho các loại máy móc thiết bị. Tất cả thành phẩm đều được xuất khẩu. Từ tháng 3 đến tháng 7/2006 công ty bắt đầu tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Đến tháng 12/2006, công ty đưa máy móc thiết bị vào chạy thử và đến tháng 2/2007, công ty chính thức hoạt động đầy đủ. Tổng số công nhân sản xuất ổn định hàng năm là 300. Dưới đây là quy trình sản xuất sản phẩm của công ty: Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm tại khách hàng ABC Về vấn đề tài chính Tổng số vốn điều lệ là 8.000.000 USD. Vốn pháp định là 8.000.000 USD và khoản lỗ kinh doanh lũy kế đến ngày 31/12/2009 là -748,111 USD Về quản lý tiền, tiền được gửi tại Ngân hàng Tokyo, Ngân hàng Mizuho và ngân hàng Inodovina bank DANH SACH NGÂN HÀNG Ngân hàng Địa chỉ Số tài khoản Người liên hệ 1. The Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd - Hanoi Branch 56 Ly Thai To Str., Hanoi Tel : 84-4-824-4855 Fax: 84-4-826 6981 USD: 081418_USD USD: 238805_USD VND: 143650_VND Ms. Lam Ngoc Thanh; Tel : 84-4-824-4855 #112 / mobile: 091 259 1099; lam_ngoc_thanh@vn.mufg.jp MIZUHO CORPORATE BANK,LTD – Hanoi Branch 63 Ly Thai To Str., Hanoi Tel : 84-4-8266 553 Fax: 84-4-8266 665 USD: F15-795-002821_USD JPY: 1100021302_JPY VND: 1100021305_VND Ms. Thu Ha; Tel : 84-4-9363 153 INDOVINA BANK, Hai Phong Branch No.30 Tran Phu , Hai Phong Tel : 84-31-7921330 USD: 310561-001_USD VND: 310561-002_VND Tìm hiểu các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng và môi trường hoạt động của khách hàng Những vấn đề trong ngành và xu hướng phát triển Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo các bộ phận cho máy móc thiết bị.Do nhu cầu thế giới về máy móc thiết bị phát triển mạnh mẽ nên sản phẩm đầu ra của Công ty đang ngày càng mở rộng. Không có vấn đề ngành công nghiệp có liên quan Về môi trường kinh doanh chung năm 2009 là năm đầy thử thách đối với kinh tế - tài chính Việt Nam. Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ khó có thể tăng trưởng cao khi các nguồn vốn trong và ngoài nước không dồi dào và chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới. Cụ thể, năm 2009 Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn: Nguy cơ thất nghiệp gia tăng, sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và kim ngạch xuất nhập khẩu được dự báo là có thể giảm mạnh. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty ABC, thể hiện bởi sự sụt giảm trong doanh thu của ABC trong 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2009 cũng là năm Việt Nam ban hành nhiều thông tư, nghị định mới về thuế nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kinh doanh của ABC vẫn là luật thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà thầu. Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế xuất nhập khẩu, hiện Công ty vẫn đang trong diện được miến thuế theo giấy phép đầu tư và hưởng ưu đãi từ khu chế xuất. Về môi trường luật lệ Các bộ luật và các chính sách hiện hành ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty ABC bao gồm: Pháp luật về đầu tư tại Việt Nam số 59/2005/QH ngày 29/11/2005 và các luật thuế hiện hành như quy định về thuế TNDN, thuế nhập khẩu. Có một số luật thuế mới của pháp luật 2009 (thuế TNDN, TNCN, thuế GTGT, FWCT). Chúng tôi xem xét cấp giấy phép đầu tư và thấy rằng thuế TNCN (tròn 160 trường hợp ngoại lệ 50% thuế TNCN đối với tiền thưởng trong năm 2009 và mức lương 13) và FWCT có thể ảnh hưởng đến IKO. Đối với thuế TNDN và thuế GTGT đó không ảnh hưởng đến IKO theo Giấy phép đầu tư số 022 043 0000 ngày 27 13/5/2008 Với khách hàng DEF Tìm hiểu các nhân tố bên trong tác động đến doanh nghiệp và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112552.doc
Tài liệu liên quan