Chuyên đề Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1986 - 2000

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I. Tính cấp thiết của đề tài 1

II. Phạm vi, giới hạn của đề tài 2

III. Tình hình nghiên cứu đề tài 3

IV. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu 3

V. Cấu trúc tiểu luận 4

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI 1991 – 1995 5

I. Hoàn cảnh của công cuộc đổi mới đất nước 1991 – 1995, Những nhân tố tác động đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam 5

1. Quốc tế 5

2. Trong nước 6

II. Đường lối của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng biến đổi cơ cấu kinh tế – xã hội 1991- 1995 7

III. Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội năm 1991 - 1995 12

1. Biến đổi cơ cấu kinh tế 12

3.1.1. Cơ cấu vốn đầu tư 12

3.1.2. Cơ cấu xuất- nhập khẩu 18

3.1.3. Cơ cấu thành phần kinh tế 21

3.1.4. Cơ cấu theo ngành kinh tế 24

3.1.5. Cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ 33

2. Biến đổi cơ cấu xã hội 1991 - 1995 35

3.2.1. Dân số và lao động xã hội 35

3.2.1.1. Dân số 35

3.2.1.2. Lực lượng lao động 38

3.2.2. Biến đổi giai cấp 1991 - 1995 43

KẾT LUẬN 57

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1986 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u và không có sự thay đổi lớn gì trong 5 năm này. Khu vực ngoài quốc doanh trong nước: Trước kia trong nhận thức chung của ta, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn bị coi là tàn dư của quan hệ sản xuất cũ, bị ép buộc phải cải tạo. Chính nhận thức này đã trở thành một lực cản, một nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của kinh tế nước nhà. Nhận thức được sai lầm này, khi bắt tay vào thực hiện Đổi mới toàn diện đất nước, ta chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho khu vực ngoài quốc doanh phát triển dưới sự lãnh đạo của nhà nước. Do vậy khu vực thành phần kinh tế này đã có những biến đổi lớn trong những năm 1991- 1995. 3.1.4. Cơ cấu theo ngành kinh tế Các ngành kinh tế có thể được phân thành 3 khu vực kinh tế: Nông- lâm- ngư, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu kinh tế kinh tế phân theo 3 khu vực này trong những năm 1991- 1995 cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế 1991- 1995 Đơn vị % 1991 1992 1993 1994 1995 Nông - lâm- ngư 40,49 33,94 29,87 27,43 27,2 Công nghiệp - xây dựng 23,73 27,26 28,9 28,87 28,3 Dịch vụ 35,72 38,8 41,23 43,7 42,5 Niên giám 1995 Khu vực nông- lâm- ngư nghiệp có tỷ trọng giảm từ 40,5% năm 1991 xuống còn 27,2% năm 1995 trong cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế. Ở đây có sự chuyển đổi lớn, từ vị trí số 1 khu vực này đã tụt xuống vị trí thấp nhất trong cơ cấu. Song điều này là phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, là một biểu hiện của sự phát triển và của một nền kinh tế xây dựng theo hướng hiện đại, hội nhập. Khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 7% tỷ trọng và từ vị trí cuối cùng trong cơ cấu đã vươn lên vị trí thứ hai sau dịch vụ. Khu vực dịch vụ gồm các ngành giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, tài chính- tín dụng, ngân hàng và bảo hiểm nhà nước, quản lý nhà nước, khoa học- giáo dục, y tế, thể thao nhà ở, du lịch khách sạn, sửa chữa... Trong 5 năm, dịch vụ đã có những bước tiến không ngừng, từ vị trí số hai sau nông nghiệp vào năm 1991, sang năm 1995, khu vực này đã vươn lên trở thành ngành đóng góp vào GDP nhiều nhất(42,5,%) Tốc độ tăng trưởng bình quân của từng khu vực khác nhau do vậy mà tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn nền kinh tế phân theo ngành không đồng nhất. Trong đó, tăng nhanh nhất thuộc về khu vực công nghiệp và xây dựng; kế tiếp là dịch vụ và thấp nhất là nông nghiệp. Tuy tỷ trọng có sự tăng giảm nhưng số liệu tuyệt đối của các ngành đóng góp vào GDP vẫn tăng làm tổng GDP tăng lên. Tổng GDP năm 1995 gấp gần 3 lần năm 1991. Trong khi nông nghiệp sụt giảm tỷ trọng nhưng nước ta từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực thì đến những năm này sản xuất nông nghiệp không nhữg đủ cung cấp nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực mà còn hướng ra xuất khẩu. Chính sự vững chắc của sản xuất lương thực đã tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá- hiện đại hoá, hội nhập với kinh tế thế giới. Tiếp nối giai đoạn trước, trong những năm này 3 nhóm ngành kinh tế đã có những thay đổi trong cơ cấu, mức đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân. Đây thực sự là một bước tiến thể hiện sự tiến bộ, tích cực và hiện đại. Tuy nhiên, ta vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong những năm sau. Sự chuyển dịch cơ cấu giữa 3 nhóm ngành lớn tuy đã đúng hướng nhưng nhìn chung diễn ra rất chậm chạp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế vẫn còn cao; về cơ bản nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển. Để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp thì còn cần có một thời gian dài nữa. Chúng ta chưa xác định được các sản phẩm mũi nhọn, chủ lực của đất nước; do vậy mà cũng chưa xác định và xây dựng được các ngành mũi nhọn. Nước ta bước vào đổi mới kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện có nhiều khó khăn, xuất phát điểm rất thấp nhưng ta lại có tư tưởng nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn nên sự biến đổi cơ cấu kinh tế nước ta những năm nàycòn có sự pha trộn, hỗn tạp. Chuyển đổi cơ cấu nội tại các ngành kinh tế chủ yếu: Không chỉ các ngành kinh tế mà trong bản thân nội tại mỗi ngành cũng có sự thay đổi. Nông nghiệp: Nông nghiệp luôn là ngành kinh tế quan trọng, được quan tâm phát triển. Trong kế hoạch năm năm lần này, Đảng ta đã xác định lương thực thực phẩm là một trong ba chương trình kinh tế của nước ta bởi vậy mà nông nghiệp được chú trọng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Mức đóng góp vào GDP của toàn ngành đã tăng lên gần …. lần. Nhưng tỷ trọng của ngành lại giảm đi. Ngành Nông- lâm nghiệp- thuỷ sản đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng nhóm nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành. Đến năm 1995, trong 27,18% của toàn ngành đóng góp vào GDP thì chỉ riêng nông nghiệp đã chiếm tới 23,03%; lâm nghiệp và thuỷ sản lần lượt là 1,24% và 2,91%. Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ các ngành cũng có sự thay đổi tương tự. Trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành, tỷ trọng của nông nghiệp đã giảm từ 83,19% xuống còn 82,65%; ngành lâm nghiệp giảm từ 7,99% xuống 4,41% Chỉ có ngành thuỷ sản tăng tỷ trọng từ 8,82% lên 10,94%. Trong điều kiện nông ngiệp vẫn tăng trưởng bình quân 4% năm về giá trị sản lượng mà tỷ trọng của nó lại có xu hướng giảm đi trong cơ cấu toàn ngành là xu hướng tích cực. Ngành thuỷ sản tuy có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhưng do có tỷ trọng quá nhỏ nên chưa tạo ra bước ngoặt về sự chuyển dịch. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp 1991-1995 Đơn vị: % 1991 1992 1993 1994 1995 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 83,19 84,15 84,39 83,06 82,65 Trồng trọt 65 65 65,33 64,2 63,87 + Lương thực 65,51 76,15 66,34 65,31 63,78 + Rau đậu 6,56 6,26 6,25 6,2 6,73 + Cây công nghiệp 16,62 15,44 16,37 17,92 19.66 + Cây ăn quả 8,4 8,14 8,07 7,83 7,5 Chăn nuôi 18,19 19,15 19,06 18,86 18,78 + Gia súc 61,98 62,09 62,86 64,44 64,01 + Gia cầm 19,14 18,98 19,38 17,59 17,37 + Sản phẩm không qua giết thịt 13,88 14,23 14,06 13,44 14,28 Lâm nghiệp 7,99 7,3 6,8 6,59 6,41 + Trồng và nuôi rừng 1,38 1,75 1,24 1,49 1,52 + Khai thác lâm sản 6,54 5,48 5,42 4,97 4,77 + Lâm nghiệp khác 0,07 0,07 0,14 0,13 O,12 Thuỷ sản 8,82 8,55 8,81 10,35 10,94 Nguồn Niên giám thống kê năm 1995 Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm hai bộ phận trồng trọt và chăn nuôi. Nông nghiệp có bước phát tiến tương đối ổn định, tốc độ phát triển năm sau luôn cao hơn năm trước. Cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động, góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng hiện đại. Kết cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp diễn ra theo xu thế giảm dần tỷ trọng của trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi; và đã bắt đầu phát triển theo hướng nền nông nghiệp hàng hoá, hướng vào xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng thay đổi để có những sản phẩm chất lượng, năng suất cao. Việc giải quyết tốt vấn đề lương thực là điều kiện để chăn nuôi phát triển, đưa lên thành ngành sản xuất chính, cân đối hơn với trồng trọt, tăng dần tỷ trọng. Trong 5 năm qua, chăn nuôi từ 20,5 % đã tăng lên 27% trong kết cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Ngược lại, trồng trọt giảm từ 74,95% xuống còn 73%. Bản thân trồng trọt và chăn nuôi cũng có sự thay đổi về quy mô, cơ cấu: + Trồng trọt có 4 bộ phận: lương thực, rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Trong đó cây lương thực có tỷ trọng cao nhất với 65%, kế tiếp là cây công nghiệp (18%), cây ăn quả (8%), cây rau đậu (7%). Những năm sau về cơ bản, tỷ lệ này thay đổi không nhiều, mà chủ yếu thay đổi trong cơ cấu cây trồng, mùa vụ. Sản xuất lương thực đã đạt được những thành tựu quan trọng. Sản lượng lương thực không ngừng tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu tấn; năm 1995, sản lượng lương thực đạt 27,5 triệu tấn. Trong lương thực, sản xuất lúa tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất. Cơ cấu mùa vụ và cây trồng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân, lúa hè thu; giảm diện tích lúa mùa có năng suất thấp và không ổn định, tạo điều kiện để thâm canh tăng vụ, tăng năng suất. Kết quả là từ một nước thiếu lương thực, đến nay Việt Nam trở thành nước sản xuất lúa gạo phát triển nhanh và ổn định nhất so với các nước trong khu vực và là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới. Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực là điều kiện tiên quyết để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tù chỗ độc canh cây lúa, cây lúa là cây trồng chủ đạo, nông nghiệp nước ta đã có sự chuyển mạnh sang đa dạng hoá cây trồng theo phương châm “ đất nào, cây ấy”. Những cây có giá trị kinh tế cao đều phát triển nhanh; như cây cà phê năm 1995 đạt 218 nghìn tấn, cà phê nhân tăng hơn 2 lần so với năm 1991 và trở thành mặt hàng nông sản quan trọng nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu + Nét nổi bật nhất của chăn nuôi trong những năm đó là tốc độ tăng trưởng cao hơn trồng trọt; Năm 1992, tốc độ này của trồng trọt và chăn nuôi lần lượt là 7,15 và 12,8%; sang năm 1995, con số này là 7,1% và 4,5%. Chăn nuôi có 3 bộ phận là: gia súc, gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt. Trong đó đàn gia súc có tỷ lệ gần 70% trong cơ cấu ngành, hai bộ phận còn lại có tỷ trọng gần bằng nhau trong những năm 1991- 1995. Nguyên nhân làm cho chăn nuôi phát triển trong những năm đó là do lương thực tăng nhanh, thức ăn chăn nuôi tăng cả về số lượng và chất lượng; giá cả ổn định, giống gia súc và gia cầm phong phú nhất là giống lợn. Trong khi nhu cầu và giá thực phẩm tăng càng khuyến khích, tạo điều kịên tốt nhất cho người sản xuất. Cả yếu tố đầu vào, đầu ra đều diễn ra theo xu hướng tăng lợi ích vật chất cho người chăn nuôi, thúc đẩy họ mở rộng sản xuất theo hướng thị trường với quy mô lớn dần. Do đó, đến nay cả nước đã có 25213 hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại thay thế dần cho kiểu chăn nuôi tự cấp tự túc, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt như trước. Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp thời kỳ này gặp nhiều khó khăn: thiếu vốn, đóng cửa rừng để tu bổ, dẫn đến lao đông thừa, việc làm thiếu, thu nhập thấp; cơ cấu của nội bộ ngành lâm nghiệp nhìn chung chưa có nhiều thay đổi, có sự sụt giảm về quy mô, tỷ trọng trong cơ cấu toàn ngành. Tuy nhiên, ta cũng đạt một số thành tựu nhất định trong lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâmnghiệp từ 1416 tỷ đồng năm 1991 lên 1449 tỷ đồng năm 1995. Diện tích rừng trồng trong 5 năm đạt trên 700 nghìn ha. Chương trình “ 327” được thực hiện bắt đầu từ năm 1993, trong 3 năm 1993- 1995, đã góp phần quan trọng vào phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mở rộng diện tích rừng trồng. Trong 5 năm cả nước đã trồng trên 2 tỷ cây các loại, bình quân 400 triệu cây một năm. Đảng và nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá lâm nghiệp, giao đất giao rừng cho nhân dân. Các lâm nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển mới. Mô hình trang trại, vườn rừng, kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp đã hình thành và phát triển với quy mô ngày càng lớn. Thuỷ sản: Các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất của ngành đã tăng từ 1562 năm 1991 lên 2175 tỷ đồng trong năm 1995, tăng 39,2%. Sản lượng thuỷ sản các loại tăng 4,44%; từ 969 nghìn tấn lên 1,4 triệu tấn. Vị trí của ngành thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế ngày càng tăng từ 7,5% năm 1991 lên 8,9% năm 1995. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm qua. Bên cạnh những tiến bộ, thành tựu bước đầu, sự chuyển đổi kết cấu nông nghiệp nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình đưa nông nghiệp nước ta đi lên công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Cơ cấu ngành còn có nhiều bất hợp lý, thể hiện ở một số điểm sau: Cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng nhìn chung còn chuyển biến chậm chạp. Hết năm 1995 vẫn còn khoảng 85% hộ nông dân dựa vào nguồn sống chính là nông nghiệp, chưa có nghề phụ. Tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. Hầu hết các vùng nông thôn vẫn duy trì nền nông nghiệp theo hướng truyền thống tự túc tự cấp là chính, sản xuất hàng hoá chậm phát triển. Cơ cấu nội bộ các ngành chưa thoát khỏi thế độc canh. Nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng quá cao trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản. Ngành thuỷ sản tuy đã có chiều hướng gia tăng tốc độ, sản lượng nhưng vẫn còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Riêng trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển chậm, trồng trọt thuần nông vẫn là phổ biến. Các ngành nông- lâm- ngư vẫn chưa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế thống nhất. Ngành công nghiệp: Công nghiệp Việt Nam những năm 1991- 1995 vừa phải sắp xếp lại toàn ngành sao cho phù hợp với tình hình mới, vừa phải phát triển vươn lên xứng đáng với vai trò, vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vậy, công nghiệp đã có sự thay đổi về cơ cấu, sản lượng; sự tăng giảm giữa mỗi ngành, mỗi khu vực không đồng nhất. Song đây vẫn là thời kỳ mà công ngghiệp tăng cao và ổn định nhất so với các thời kỳ trước; tạo có sở thuận lợi cho sự phát triển của ngành những năm kế tiếp. Trong 18 ngành công nghiệp chủ yếu, tổng giá trị sản lượng tính đến năm 1995 tăng tương đối đều, gấp khoảng 2 lần so với năm 1991. Tỷ trọng của toàn ngành trong cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế tăng từ 23,8% lên 30,1% và đứng vị trí thứ 2 sau dịch vụ. Nhịp độ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định; bình quân của toàn ngành trong 5 năm là 13,5%. Ngành thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (khoảng 4 lần) nhưng tổng giá trị sản phẩm không cao. Doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sắp xếp lại đã giảm từ 2782 doanh nghiệp năm 1990 còn 2010 doanh nghiệp năm 1995 và được cơ cấu trong 28 tổng công ty; số lượng lao động giảm từ 74,4 vạn xuống 64 vạn nhưng số vốn lại được bổ sung, tăng từ 17,2 ngàn tỷ lên gần 46 ngàn tỷ năm 1995. Hợp tác xã và tổ sản xuất giảm từ 13086 cơ sở xuống còn 1648 cơ sở; trong khi đó doanh nghiệp tư nhân lại tăng từ 770 lên 4909 doanh nghiệp. Hộ cá thể từ 37,7 vạn lên 49,3 vạn. Cùng với sự chuyển dịch trong cơ cầu thành phần kinh tế nói chung thì trong công nghiệp, ta cũng thấy có xu thế tăng dần số lượng, vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, công ty xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trong khi đó hợp tác xã lại giảm đi, mất dần vị thế trong nền kinh tế; doanh nghiệp nhà nước tuy giảm đi về số lượng nhưng vẫn giữ vị thế chủ chốt và nắm giữ những ngành công nghiệp trọng điểm. Trong cơ cấu ngành công nghiệp những năm này, bên cạnh các ngành nhỏ đang được phục hồi, nhiều ngành mới được hình thành và trở thành ngành có vị trí quan trọng như dầu khí, điện tử, hoá chất… Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch theo định hướng phát triển công nghiệp. Đại hội Đảng VII đề ra: “ tăng nhanh sản lượng khai thác dầu khí, phát triển điện lực,… phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử- tin học...” Do đó, tỷ trọng công nghiệp nhiên liệu năng lượng tăng từ 18,6% (năm 1991) lên 23,2% (năm 1995), công nghiệp luyện kim tăng từ 1,6% lên 2,1%, ngành hoá chất từ 6,6% lên 8,7%, sản xuất vật liệu xây dựng từ 7,1 lên 8,1%. Như vậy, có thể thấy rằng cơ cấu công nghiệp những năm này đã có sự chuyển đổi mạnh từ chủ yếu phát triển với sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật của các nước xã hội chủ nghĩa sang phát triển các ngành có lợi thế về nguồn lực trong nước như khai thác tài nguyên, nhiên liệu…. Tốc độ tăng trưởng của các ngành không đồng đều. Những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân đều tăng trưởng nhanh như: nhiên nguyên liệu tăng bình quân 20,4% năm, hoá chất tăng 20,1% năm, vật liệu xây dựng 16,4% năm, luyện kim đen tăng 25,8% năm…nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cũng gia tăng từ 12% đến 24% năm. Nhờ vậy, ta đã giải quyết được cơ bản sự mất cân đối giữa cung, cầu đã kéo dài trong hàng chục năm như: xi măng, phân lân… và thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghiệp của toàn xã hội. Sự phân bố công nghiệp theo lãnh thổ đang diễn ra theo xu thế ngày càng tập trung vào các trung tâm công nghiệp lớn, hình thành nên các trung tâm công nghiệp lớn, các vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của cả nước. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước tới 43,38% tổng sản lượng; riêng khu công nghiệp dầu khí Vũng Tàu đã chiếm tới 33% công nghiệp của vùng và 15,8% cả nước. Đồng bằng sông Hồng đã bước tiến quan trọng khi vươn lên vị trí thứ 2 với 14% tổng sản lượng so với năm 1991 đứng ở vị trí thứ 3; trung tâm Hà Nội đóng góp 48,5% công nghiệp cả vùng, Hải Phòng chiếm 15%... Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 3, đóng góp 12%; trong đó Cần Thơ chiếm 1,8%, Minh Hải 2,6%, Kiên Giang 1,9%. Các vùng khác chủ yếu là công nghiệp của các thủ công cá thể, ít có các doan nghiệp lớn bởi vậy tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp cả nước rất nhỏ, như: vùng miền núi và trung du phía Bắc chiếm 6,5%, vùng Khu IV cũ 4,2%, vùng Duyên hải miền Trung 5,4%, Tây Nguyên 1,2%. Tính theo địa bàn tỉnh thì thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh có tỷ trọng giá trị công nghiệp lớn nhất cả nước với 28,37%, gấp gần 4 lần Hà Nội, 11 lần Hải Phòng; kế tiếp đến Bà Rịa- vũng Tàu. Các tỉnh có tỷ trọng thấp chủ yếu tập trung ở vùng rừng núi phía, Tây Nguyên, Khu IV cũ. Trong đó, Hà Giang có tỷ trọng thấp nhất cả nước (chỉ có 0,04%). Kết cấu công nghiệp theo lãnh thổ trong những năm 1991- 1995 tuy có sự tăng giảm tỷ trọng nhất định nhưng về cơ bản vẫn không có nhiều thay đổi lớn, Những vùng, tỉnh có điều kiện thuận lợi luôn chiếm vị trí cao, đóng góp nhiều trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Cơ cấu công nghiệp Việt Nam theo lãnh thổ đã được hình thành hợp lý hơn trên cơ sở phân tích các yếu tố khách quan gắn liền với chiến lược phát triển ngành và của cả nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu công nghiệp trong những năm 1991- 1995 thay đổi khá nhanh, nhất là ở phương diện sở hữu sản xuất. Thế mạnh của các thành phần kinh tế được phát huy, tạo nên sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Cùng với nông nghiệp, sự biến đổi kinh tế đã diễn ra sâu sắc ở cả công nghiệp trong những năm này- là bước phát triển kế tiếp những giai đoạn trước, trong hoàn cảnh mới. Tính hiệu quả kinh tế chính là động lực cho công nghiệp phát triển, biến đổi theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Công nghiệp đã trở thành động lực và là đầu tàu tăng trưởng, vừa đóng góp lớn vào sự tăng trưởng chung, vừa tác động tới các ngành kinh tế khác, nhất là nông nghiệp để nâng cao tốc độ tăng trưởng chung. 3.1.5. Cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ Năm 1995 nước ta có 53 tỉnh thành phố được phân thành 7 vùng kinh tế: Đồng bằng sông Hồng, Miền núi và trung du phía Bắc, Khu IV cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Trong kế hoạch 5 năm lần này, Đảng ta chủ trương xây dựng, phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà. + Vùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. + Vùng Đà Nẵng, Huế, Dung Quất (Quảng Ngãi). Đây là 3 khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhất nước ta. Ba khu vực này phát triển sẽ giữ vai trò như đầu tàu kéo kinh tế cả nước phát triển. Ba vùng trọng điểm này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP; riêng 60 khu công nghiệp tập trung ở vùng đã đóng góp 10% giá trị toàn ngành công nghiệp, 10% giá trị xuất khẩu và thu hút trên 100.000 lao động vào làm việc. Những vùng còn lại đều có sự phát triển nhất định theo hướng phát huy cao nhất hiệu quả nguồn lực, tiềm năng của mình. Với việc phân bố địa lý các vùng kinh tế trọng điểm, cơ cấu kinh tế nước ta đã có sự chuyển biến tích cực, khai thác phát huy được thế mạnh của các vùng nhất là những vùng có lợi thế để phát triển kinh tế quốc dân. Trong những năm 1991- 1995, kinh tế nước ta đã có những thay đổi lớn lao, đó thực sự là thành tựu to lớn mà ta đạt được. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cao và ổn định; cơ cấu ngành, thành phần, xuất nhập khẩu, và vốn đầu tư… đều có sự chuyển đổi theo hướng tích cực, hiện đại, công nghiệp hoá- hiện đại hoá dưới sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái và đã vượt qua giai đoạn suy giảm tăng trưởng, đạt mức tăng trưởng cao; chất lượng, hiệu quả va sức cạnh tranh của số sản phẩm, lĩnh vực có sự chuyển biến tích cực. Có thể nói sau một thời gian dài kinh tế tăng trưởng bấp bênh, những năm này kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định nhất so với những năm trước đó; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng hội nhập, công nghiệp hoá- hiện đại hóa. Bên cạnh nhưng thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển dịch kết cấu kinh tế ở nước ta cũng còn nhiều hạn chế, cần được khắc phục trong những năm kế tiếp. Sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế quốc dân theo hướng nêu trên còn diễn ra rất chậm, cả về tỷ trọng và chất lượng. Xét một cách tương đối, mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta lúc đó chỉ tương đương với các nước ASEAN vào khoảng trước những năm 1980. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá cao trong kết cấu kinh tế; tốc độ và tỷ trọng của ngành dịch vụ còn thấp, không tương xứng với vị thế của ngành này trong nền kinh tế đổi mới, hướng ngoại và hội nhập. Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành còn chưa làm thay đổi căn bản về chất của cơ cấu ngành, chưa tạo ra được sự nhảy vọt trong cơ cấu; chưa tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngành công- nông nghiệp và dịch vụ, giữa các phân ngành, phân nhóm ngành nội bộ các ngành đó. Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu nghiêng về hướng nội, chưa triệt để tuân theo chiến lược hướng vào xuất khẩu. Cơ cấu ngành nước ta những năm này nhìn chung khai thác nguồn lực kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh kinh tế thấp. 2. Biến đổi cơ cấu xã hội 1991 - 1995 Đất nước đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội cũng đang trong quá trình vận động và biến đổi mạnh mẽ, không ngừng dưới tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan. Cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc, toàn diện hơn so với các thời kỳ trước. Bởi cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội có mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau. Quá trình tồn tại, biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp luôn gắn liền với quá trình vận động và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế. Ở nước ta, từ khi bắt đầu đổi mới, Đảng ta xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Như vậy nền kinh tế nhiều thành phần được thực nhận như một thực tế khách quan. Qua đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hiện có thông qua phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác, phát huy cao nhất mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng kết cấu kinh tế hợp lý. Cơ cấu kinh tế như vậy tất yếu sẽ đưa lại một cơ cấu xã hội phức tạp, đa dạng. Bản thân nội tại từng ngành kinh tế cũng có sự thay đổi nhất định làm cơ cấu xã hội cũng thay đổi theo. Tóm lại, bên cạnh nhiều yếu tố, chính sự biến đổi của kinh tế đã làm cho cơ cấu xã hội nước ta những năm 1991 - 1995 cũng có sự chuyển biến lớn, phù hợp với định hướng của Đảng và nhà nước. 3.2.1. Dân số và lao động xã hội 3.2.1.1. Dân số Năm 1995, cả nước có 53 tỉnh thành phố được phân thành 7 vùng kinh tế: vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng khu IV cũ, vùng Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cả nước có 100 thị xã, thành phố thuộc tỉnh 474 huyện; 1301 thị trấn, phường và 8781 xã. Dân số và lực lượng phân theo các vùng, tỉnh thành này có những biến đổi sâu sắc, vừa là kết quả tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa là sự phát triển tất yếu của xã hội. Cơ cấu dân số phân theo vùng 1991- 1995 Đơn vị % 1991 1992 1993 1994 1995 Cả nước 100 100 100 100 100 Đồng bằng Sông Hồng 22,67 22,62 22,57 22,5 22,41 Đông bắc 11,68 11,67 11,67 11,66 11,67 Tây Bắc 2,8 2,83 2,84 2,85 2,86 Bắc trung bộ 13,5 13,46 13,41 13,36 13,32 Duyên hải Nam trung bộ 8,68 8,7 8,65 8,64 8,62 Tây Nguyên 4,16 4,27 4,2 4,53 4,7 Đông nam bộ 14,08 14,52 14,63 14,72 14,85 Đồng bằng sông Cửu Long 22,1 21,96 21,84 21,71 21,57 Niên giám Thống kê 1995 Năm 1991, diện tích cả nước rộng khoảng 331900 km2 với tổng dân số cả nước là 67242,4 nghìn người, mật độ dân số đạt 204 người/km2. Dân số nước ta tăng khá nhanh và liên tục trong những năm 1991 - 1995 dù tỷ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần từ 1,86% năm 1991 xuống còn 1,65% năm 1995. Đến năm 1995, dân số cả nước đã lên tới 73.959 nghìn người, tăng hơn 6,75 triệu người so với năm 1991. Tốc độ gia tăng tự nhiên luôn ở mức cao (cả 5 năm đều trên 1,6%). Đây là tỷ lệ rất cao so với nhiều nước trên thế giới. Mật độ dân số do đó cũng tăng lên không ngừng; năm 1995 đã lên 219 người/km2 (trong khi đó mật độ dân số thế giới vào khoảng 40 người/km2, châu Á là 100 người/km2). Song dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng, các địa phương. Dân số tập trung đông ở các vùng đồng bằng khu đô thị trong khi đó tập trung thưa thớt ở vùng miền núi, hải đảo. Trong 5 năm 1991 - 1995, dân số phân theo các vùng này cơ bản không có sự chuyển hướng lớn, tỷ lệ gia tăng dân số ở vùng đô thị, đồng bằng vẫn cao hơn vùng núi,vùng sâu xa. Điều này mang tính tất yếu trong điều kiện nước ta lúc đó và gây khó khăn cho sự nghiệp xây dựng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (88).DOC
Tài liệu liên quan