Chuyên đề Sự vận dụng của luật đất đai và ảnh hưởng của nó tới kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Nam Bộ

Người miền Nam luôn chân tình, cởi mở và dễ hòa mình. Xét trên góc độ khoa học, đó là sự hội nhập giao lưu và hòa đồng giữa cộng đồng các dân tộc. Khi người Kinh đặt chân đến Nam Kỳ thì ở đây đã có người Khmer, người Hoa sinh sống. Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng tất cả như có một mẫu số chung là tinh thần nhân ái. Trong ngôn ngữ miền Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những tiếng có nguồn gốc Khmer và Hoa như: mình ên, cà tha, xiêm lo, xích xái, lì xì, thèo lèo, xí muội, thò lò Còn địa danh ở Nam Bộ có những tên đi vào lịch sử như: Sa Đéc, Sóc Trăng, Bãi Xáu, Chắc Cà Đao

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự vận dụng của luật đất đai và ảnh hưởng của nó tới kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớn là: nhiên liệu (dầu mỏ) 28,5%; thực phẩm 27,5%; dệt, may mặc 10,9%; hóa chất, phân bón, cao su 12,2%. Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện. Đông Nam Bộ trồng nhiều cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu (đứng đầu), cà phê (thứ 2), bông (thứ nhất), các loại cây công nghiệp khác như mía, lạc, đậu tương thuốc lá …Vùng cũng trồng nhiều cây ăn quả rau, chăn nuôi gia súc, thủy, hải sản… 2.3. Đời sống văn hóa Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử. Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc "thương nguời như thể thương thân" giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai cũng thuộc lòng "một miếng khi đói bằng cả gói khi no" trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chài đôi, chải ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình. Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động... nhưng mọi người kiên cường bám trụ "đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về". Bám rễ xanh cây không chỉ có nghĩa lao động sáng tạo ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-nghĩa-trí-dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, tham nhũng, xu nịnh, những kẻ "tham phú phụ bần". Nếu ai là người lương thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa "tứ hải giai huynh đệ", sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật "anh em như thể tay chân" hay là "Bầu ơi thương lắy bl cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang... của nông dân Nam bộ cơ bản là giống nhau. Nhưng nét riêng của miền Ðông, miền Tây và mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau. Không phâi ngẫu nhiên mà có câu ca "Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con". Trai đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có "đất quê ta mênh mông" hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là tình người nhân hậu thủy chung, "trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương" Hay như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về". Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến khách nên khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng "ngựa xe như nước áo quần như nêm" và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Ðêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền văn hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Chính vì phong cảnh hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử, thuyền quyên mà "đi không nỡ, ở cũng đành". Nói về hoạt động văn hóa, văn nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần như đều khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chị nông dân đi cấy cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ được. Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc sống nông dân có thể có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì người nông dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống nông dân. Ðồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông dân và làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm thủy chung, nghĩa tình mãi mãi rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách người Nam Bộ. Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực, mạnh mẽ , hào phóng và đôn hậu, người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực. Đặc biệt phụ nữ miền Nam rất đỗi vị tha, dịu dàng lại khéo tay, chiều chồng nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương, đất nước. Điều đó đã được minh chứng suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Nam Bộ. Miền Nam đã trải qua chiến tranh, bom đạn ác liệt nhưng miền Nam kiên cường, bất khuất và miền Nam xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc”. Dưới ánh sáng của nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đang phát huy nội lực nhằm làm dân giàu, nước mạnh, miền Nam sẽ cùng cả nước tiến lên tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. * Tính bộc trực Trong dân gian còn lưu truyền câu “Ăn mặn nói ngay” để nói lên tính cách người miền Nam. Lý giải cho câu thành ngữ này phải dựa trên cơ sở lịch sử và đời sống thực tế Nam Bộ. Như đã nói, họ là những lưu dân đến đây chủ yếu bằng đường biển, suốt hành trình lênh đênh giữa sóng to gió lớn để chống lại giá rét, chống lại những cơn cuồng nộ của biển cả… buộc họ phải tìm cách đảm bảo mạng sống và sinh tồn. Để lặn sâu dưới nước, thường người ta hay uống nước muối; giữ cá được lâu thì muối hoặc làm mắm… Dần dần mà khẩu vị của người đi biển trở nên mặn mà hơn so với người ở đất liền. Trong bữa ăn truyền thống của người miền Nam không bao giờ thiếu được món kho như: thịt kho, cá kho, mắm kho hoặc cá muối chiên hay khô mặn, ba khía… Đặc biệt bất kỳ nhà giàu có hay nghèo hèn, dù bữa ăn bình dân hay tiệc tùng lễ lạt giữa nhà hàng sang trọng đều có chén nước mắm trong mâm thức ăn dùng làm nước chấm. Tính mạnh mẽ Người miền Nam trong lịch sử khẩn hoang Nam Kỳ là những người luôn luôn đương đầu với nghịch cảnh, bởi thế họ không có thì giờ để con cà con kê, nếu cần diễn đạt thì nói một cách dứt khoát, ngắn gọn, trực tiếp và rõ ràng. Vì lênh đênh giữa biển, sóng vỗ ì ầm, trời nước mênh mông nên tiếng nói của con người bị át đi. Cho đến khi lên bờ khai khẩn thì đất rộng người thưa, cây cối um tùm, phương thức lao động không phải tập đoàn hay hợp quần mà thủ công – riêng lẻ, khi cần gọi nhau để trao đổi thì phải hét to hoặc dùng tiếng động lớn làm ám hiệu cho nhau, bởi vậy mà người miền Nam cho tới sau này vẫn còn ăn to nói lớn. Tính đôn hậu Người miền Nam luôn chân tình, cởi mở và dễ hòa mình. Xét trên góc độ khoa học, đó là sự hội nhập giao lưu và hòa đồng giữa cộng đồng các dân tộc. Khi người Kinh đặt chân đến Nam Kỳ thì ở đây đã có người Khmer, người Hoa sinh sống. Tuy phong tục mỗi dân tộc mỗi khác nhưng tất cả như có một mẫu số chung là tinh thần nhân ái. Trong ngôn ngữ miền Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những tiếng có nguồn gốc Khmer và Hoa như: mình ên, cà tha, xiêm lo, xích xái, lì xì, thèo lèo, xí muội, thò lò… Còn địa danh ở Nam Bộ có những tên đi vào lịch sử như: Sa Đéc, Sóc Trăng, Bãi Xáu, Chắc Cà Đao… Thông thường mỗi khi giỗ chạp, Tết nhất hay mỗi khi bày cỗ cúng kiến, người miền Nam ngoài việc dọn cỗ trên bàn thờ ông bà, cha mẹ… còn có một mâm riêng được bày lên trước cửa nhà để cúng gọi là “mâm đất đai”. Mâm thức ăn này để cúng các bậc tiền hiền đã có công khai phá vùng đất hiện tại cùng những người khuất mặt khuất mày đã bỏ mạng nơi đây mà không nơi nương tựa. Trước khi khấn vái ở bàn thờ gia tiên thì gia chủ phải thành tâm trước “mâm đất đai”, xem như một thủ tục trình báo với “sở tại”. Điều này nói lên tấm lòng người miền Nam nhân ái, vị tha, giàu tình người mà bà con ta gói gọn trong hai tiếng “biết điều” * Những người dân hiếu khách Những cư dân Đàng Ngoài từ chỗ có làng xã, sinh hoạt lề thói nhiều đời đến nơi ở mới tứ cố vô thân lại thêm phong thổ khắc nghiệt… đã làm cho họ trở nên bản lĩnh và đặc biệt là rất hiếu khách. Hiếu khách có lẽ là nét đặc trưng, là cá tính độc đáo của người miền Nam, bởi họ rất cần người để tâm sự, để giãi bày những nỗi niềm sâu kín hoặc để uống với nhau ly rượu giải sầu – cái sầu ly hương – hay để hàn huyên chuyện xứ sở Đàng Ngoài, nơi quê cha đất tổ. Trong sinh hoạt láng giềng Nam Bộ hiện tại, ta thấy có nhiều tiệc tùng, nhậu nhẹt, đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia… mà người được mời ít khi từ chối, mặc dù hiểu rằng “ăn bữa giỗ lỗ bữa cày”. Họ đến đó không phải vì rượu thịt, vì miếng ngon vật lạ mà vì “phải quấy” – nói theo tiếng bà con miền Nam hay nói. Ai không đi, không dự được thì gởi bao thư, lễ vật và xin cáo lỗi; còn nếu như làm thinh, không có “phản hồi” gì hết là “có vấn đề”! Từ những bàn tiệc này mà đôi khi nảy sinh những quan hệ tình cảm mới như: kết nghĩa thông gia, kết nghĩa tri âm tri kỷ hoặc kết nghĩa anh em… 2.4. Vấn đề xã hội Nam Bộ Tình hình thực tế cũng như số liệu thống kê đều cho thấy mặc dù là vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn nhất Việt Nam, hơn hai mươi năm qua nông thôn Nam Bộ vẫn chưa được đầu tư phát triển một cách tương xứng. Các chỉ tiêu y tế, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng... ở đây đều thấp nhất so với toàn quốc, nếu tình hình này tiếp tục kéo dài sẽ có những ảnh hưởng vô cùng bất lợi tới việc nâng cao chất lượng sống của cư dân nông thôn. Xây dựng một phương thức sống phù hợp ở nông thôn Nam Bộ hiện nay đang gặp nhiều trở ngại vì một bộ phận lớn dân cư là dân nghèo. Nhiều nạn nhân của diện thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn khi tái sản xuất. Nhiều hộ đã trở thành tay trắng. Nhiều thiếu nữ nông thôn nhà nghèo ít học ở nông thôn Nam Bộ nhắm mắt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Nhiều người khác không xuất ngoại mà tới các đô thị làm đủ mọi nghề từ bán vé số tới gái mại dâm, một thực trạng rất đau lòng và cần có hướng khắc phục sớm nhất có thể. Tập tính kinh tế thiên về tiêu dùng hơn là tiết kiệm của con người Nam Bộ nói chung và nông dân Nam Bộ nói riêng đang chống lại họ trong bối cảnh xã hội tiêu thụ, điều này đã được chứng minh qua rất nhiều trường hợp nông dân nhận được tiền đền bù, giải tỏa đất đai... 3. Sự vận dụng và ảnh hưởng của luật đất đai tới kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Nam bộ 3.1. Ảnh hưởng đến văn hóa, phong tục tập quán và tính cố kết cộng đồng của nông thôn Nam Bộ Một số Điều, Khoản trong luật đất đai sửa đổi năm 2003 đã kéo theo sự biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế, xã hội thông qua đó làm biến đổi cả trên phương diện văn hóa.Tại Mục 4 của luật đất đai ban hành năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 quy đinh rõ cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 tại các điều 38,39,40 của luật này.Chính sách thu hồi đất nông nghiệp, sự hạn điền và thời hạn giao đất trước hết làm biến đổi về cơ bản mặt bằng dân cư của nông thôn nói chung và nông thôn Nam Bộ nói riêng, mang lại rất nhiều những bất cập. Theo thống kê hiện nay của BNN&PTNT, trung bình mỗi hec-ta đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp, tính riêng vùng Đông Nam Bộ: khoảng 108.000 hộ.Người nông dân xưa nay bám đất bám làng sinh sống nay bị mất tư liệu sản xuất của mình tạo nên một làn sóng lớn di dân từ nông thôn ra các đô thị lớn kiếm việc làm, điều này đã gây ra bao hệ lụy đối với đô thị và ảnh hưởng to lớn đối với văn hóa nông thôn, tính kết cấu làng xã bị phá vỡ do làn sóng ly hương ngày một ồ ạt, sự du nhập của văn hóa đô thị cùng với cái gọi là đô thị hóa hiện đại hóa và lối văn hóa du nhập lai căng của những người gốc nông dân “ nửa tỉnh nửa quê” giờ đây đã phá vỡ sự tĩnh lặng của một làng quê Nam Bộ truyền thống, nhiều làng nghề đã bị thất truyền, bị mai một, nét văn hóa cổ truyền đặc trưng vùng cũng rơi vào quên lãng. Khi có trong tay một khoản tiền lớn từ các dự án đền bù, người nông dân xưa nay quen bán mặt cho đất bán lưng cho trời bỗng nhiên đổi đời, do nhận thức còn hạn chế, người nông dân thi nhau xây nhà lầu, tậu xe, ăn chơi mua sắm và đầu tư không hiệu quả nguồn tiền đền bù,tất cả những điều này đã làm đảo lộn các thói quen, tập quán sinh hoạt bao đời của người nông dân, làm mai một bản sắc văn hóa nông dân. Khí các chính sách về đất ở hạn chế do mỗi hộ gia đình chỉ được sử dụng không vượt quá 200m2. Kết cấu gia đình thuẩn Việt đã và đang dần bị xé lẻ,quy mô gia đình tam, tứ đại đồng truyền thống đường hiện nay là rất hiếm. Điều này dẫn tới các mối quan hệ trong gia đình có phần lỏng lẻo hơn trước đây, sự gắn kết gia đình xã hội không còn được bền chặt như trước thêm vào đó ngay trong quan hệ huyết thống thân tộc cũng xảy ra nhiều tranh chấp mâu thuẫn nặng nề do tranh giành quyền sử dụng đất có liên quan tới tiền đền bù, mối quan hệ huyết thống thân tình từ đó đã bị rạn rứt một cách rõ rệt rõ rệt. Theo mục 4, điều 42 quy định về việc bồi thường,tái định cư cho người có đất bị thu hồi vấn đề còn nhiều nan giải chưa được giải quyết được, hằng năm có hàng ngàn đơn thư khiếu nại của người dân về vấn đề giải tỏa đền bù, điều này không chỉ khiến cho mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước và nhân dân trở nên căng thẳng bức xúc mà ngay trong nội bộ làng xã, khi tấc đất trở thành tấc vàng đã phá vỡ mối quan hệ thân tình từ ngàn đời nay “ hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” của người nông dân, phá vỡ cái gọi là văn hóa “ tình làng nghĩa xóm”, mối quan hệ tình cảm( thứ cấp) được thay thế bằng mối quan hệ sơ cấp và được đong đếm trên cơ sở tiền bạc. Các lễ hội truyền thống đã và đang bị mai một, mất dần bản sắc, trước kia vùng Nam Bộ nổi tiếng với các lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa vùng sông nước với nhiều dấu ấn đẹp thì nay do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa,sự tràn lan của văn hóa truyền thông, các phương tiện nghe nhìn được trang bị đầy đủ và phong phú, các tụ điểm ăn chơi, các tiệm internet mọc lên như nâm cùng với sự hấp dẫn của các trò chơi online trực tuyến thì vạn đại đa số các bạn trẻ đã quá thờ ơ với các trò chơi trong lễ hội truyền thống,các làn điệu quan họ, ca trù cải lương, đờn ca tài tử truyền thống cũng được thay thế bằng âm nhạc điện tử hiện đại. Miền Nam Bộ nổi tiếng cả nước với nền văn hóa đa màu sắc, là phức hợp của nhiều nét đặc sắc của các dân tộc anh em như Kinh, Hoa, Chăm, Stiêng…Nơi đây cũng mang đậm màu sắc văn hóa sông nước hơn bất kỳ nơi nào trên đất nước ta. Chính vì thế không ở đâu có nhiều từ ngữ để chỉ các loại hình và hoạt động sông nước như ở vùng này: sông, lạch, kinh, vũng, trũng, gành, xáng, vịnh, bàu...; nước lớn, nước ròng, nước đứng, nước xiết, nước xoáy, nước ngược, nước xuôi... Sông nước đã trở thành một yếu tố cấu thành đặc trưng của văn hoá nơi đây…Chất Nam Bộ thể hiện trong những câu hò mượt mà, trong những nếp nhà lá hòa mình trong thiên nhiên, trong cả cách ăn uống ở cái xứ sở phì nhiêu tôm cá “Ăn cơm mắm, thấm về lâu”. Chất Nam Bộ còn thể hiện trong tính cách mộc mạc, phóng khoáng của mỗi người, không quy tắc và gò bó, phụ thuộc Nho Giáo nhiều như ở nông thôn Bắc Bộ. Nam Bộ cũng là nơi tiếp xúc với Tây học từ sớm nên có tư tưởng mở, rộng rãi trong tiếp nhận. Tình làng nghĩa xóm là rường cột, khác với sự ràng buộc mang tính họ hàng, bao bọc bởi lũy tre, cổng làng với hệ thống luật tục chặt chẽ như ở nông thôn miền Bắc. Chính vì Nam Bộ là cộng đồng mở nên họ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các giá trị mới, nhất là trong thời điểm biến động hiện nay. Có thể thấy Luật đất đai 2003 đã tạo ra khá nhiều điều kiện góp phần làm cho nông thôn Nam Bộ có những biến đổi mạnh về văn hóa. Thứ nhất là tính gắn kết cộng đồng giảm dần. Khả năng chuyển nhượng, cho thuê đất được quy định rõ ràng trong thời buổi nhu cầu về đất ngày một gia tăng đã khiến nhiều người nông dân trong một đêm trở thành triệu phú. Khoảng cách xã hội bắt đầu xuất hiện giữa những người trước đây là hàng xóm thân thiết. Vị trí kinh tế mới nảy sinh những nhu cầu xã hội, văn hóa mới, thậm chí là những cạnh tranh, ganh ghét. Người ta bắt đầu sống theo kiểu hưởng thụ, chạy theo những giá trị mới. Lối sống “đèn nhà ai nấy rạng” dần thay thế cho giá trị “ tối lửa tắt đèn có nhau”. Vì vậy đã có không ít những vụ án dân sự, hình sự diễn ra như đã phân tích ở trên. Thứ hai, một số giá trị mới được bổ sung thay thế những giá trị cũ. Tình trạng lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, sức mạnh của vật chất, đồng tiền đã lôi kéo không ít những thiếu nữ thôn quê xa rời mảnh ruộng, góc vườn. Cũng không ít những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong câu chuyện về làm đất, bón phân, nhổ cỏ của người nông dân chân lấm tay bùn xuất hiện hình ảnh của giá đất, giá trị của một người được đo bằng việc họ đã bán được bao nhiêu hecta đất, họ đã hưởng thụ những gì… Những giá trị cũ về tình yêu thương san sẻ dần bị thay thế bằng những giá trị mang tính thực dụng hơn. Không ít trong một bộ phận giới trẻ tiếp thu với những giá trị văn hóa nước ngoài không phù hợp, đánh mất bản sắc mà cha ông họ đã gầy dựng hơn 300 năm. Tính tự quản cộng đồng xưa nay là một đặc trưng của nông thôn, nó tồn tại song song và chịu sự quản lý của Nhà Nước, giúp cho cộng đồng có thể quản lý tốt hơn hoạt động của mình, nâng cao tinh thần tự giác, tự quản lý của người dân, san sẻ gánh nặng với chính quyền. Xã hội tự quản là một hình thức hướng tới của các xã hội. Dù rằng miền Nam với đặc thù hay di chuyển có tính tự quản không chặt chẽ như ở Bắc Bộ nhưng tính tự quản ở đây ở một phương diện nào đó giúp bình ổn xã hội, đảm bảo cho xã hội vận hành trong một trật tự nhất định. Tuy nhiên hiện nay tính tự quản của cộng đồng đang giảm dần do tác động của cơ chế thị trường. Lợi nhuận trước mắt do đất đai mang lại đã khiến cho không ít người trong đội ngũ chính quyền làm dân mất lòng tin. Tình trạng khiếu kiện về đất đai ngày càng tăng, nạn tham nhũng, cướp đất của dân ở khu vực Nam Bộ từ lâu đã trở thành đề tài nóng ở khu vực này. Bên cạnh đó tình trạng di cư cũng là một nguyên nhân khiến cho việc gắn kết cộng đồng và tính tự quản cộng đồng giảm đi khi một bộ phận lớn người dân di cư lên thành phố, tỉnh có người xuất cư cao nhất là An Giang và Long An. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những đóng góp mà Luật đất đai đã mang lại cho vùng. Luật đất đai đã góp phần nâng cao sức sản xuất, tạo điều kiện cho người dân có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình, góp phần chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận không nhỏ người dân. Từ những tiền đề kinh tế thuận lợi đã giúp người nông dân có cơ hội tiếp thu những nguồn thông tin mới, làm giàu thêm nhận thức, tri thức cũng như năng động hơn, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm mới. Từ đó những tư tưởng cũ như: chế độ đa thê, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó… dần được thay thế. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số chính sách đất đai tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển về văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần: cấp đất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng đền, chùa, đình, miếu, các cơ sở tôn giáo… phục vụ cho việc tín ngưỡng, thờ phụng của người dân. Đây là một điều rất có ích đồi với con người Nam Bộ nơi đây bởi miền đất này là nơi tụ họp nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau, chính vì thế những chính sách xây dựng cơ sở văn hóa phục vụ tín ngưỡng rất có ý nghĩa. Chính sách đất đai cũng phù hợp, thuận lợi cho việc xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử, cơ sở văn hóa phát triển mạnh. . Về đời sống xã hội * Tương tác xã hội Luật đất đai quy định mỗi hộ được sử dụng tối đa 3ha đất nên tình trạng chia hộ trong gia đình diễn ra để đảm bảo quyền sử dụng trong gia đình. Vấn đề này sẽ dẫn đến chuyện rạn nứt trong mối quan hệ gia đình do những tranh chấp trong việc phân chia tài sản. Sự xuất hiện các dự án treo khi mà đất thu hồi lại để hoang trong khi đó nông dân lại không có tư liệu sản xuất hoặc hiện tượng bùng phát gần đây là những dự việc cán bộ chia chác đất công gây sự bức xúc lớn trong xã hội. Gần đây vấn đề xây dựng sân gofl cũng gây nhiều tranh cãi vì sẽ thu hẹp lại diện tích đất nông nghiệp tác động trực tiếp đến tư liệu sản xuất và cơ cấu việc làm của nông dân. Những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra ở nông thôn Nam Bộ đã gây ra những rạn nứt trong quan hệ xóm giềng. Nông thôn Nam Bộ nổi tiếng với những hình ảnh người nông dân ngay thẳng, cương trực, phóng khoáng nhưng cũng rất giàu tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp vì cái lợi trước mắt mà tranh chấp, kiện tụng thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới không ít những vụ án dân sự, hình sự như báo chí phản ánh. Một bộ phận nông dân nghèo bị thu hồi đất nhưng không được đền bù thỏa đáng rơi vào tình trạng trắng tay. Một số người chuyển đổi cả phương thức sản xuất, một số khác nông dân bị thu hồi đất không tìm được công việc mới, quay lại làm nghề nông và đối mặt với nỗi lo không có đất để cấy cày, rơi vào cảnh thất nghiệp. Một bộ phận chọn cách đi làm thuê, làm mướn. Không có tư liệu sản xuất cơ bản mà cũng là cuối cùng này, toàn bộ kinh nghiệm hoạt động kinh tế trước đó của họ cũng trở thành vô nghĩa, đồng thời toàn bộ quan hệ xã hội phục vụ hoạt động kinh tế vốn có của họ cũng trở thành thừa thãi. Bị vô sản hóa về mặt tư liệu sản xuất, họ cũng đồng thời bị cô lập hóa về mặt quan hệ xã hội. Hiện tượng lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc nở rộ trong thời gian gần đây ở các vùng quê Nam Bộ mà một nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ kinh tế. Không những vậy, việc thu hồi đất tùy tiện tại một số tỉnh Nam Bộ mà điển hình là ở Tây Ninh, Long An.. đã làm cho người dân bị mất lòng tin vào chính sách và pháp luật của Nhà Nước. Trước lợi nhuận từ chuyển nhượng đất đai mang lại thì không ít nông dân sẵn sàng đem ruộng đất chuyển nhượng mà không có những dự tính lâu dài. Do đó mà có khá nhiều trường hợp người dân Nam Bộ sử dụng tiền bán đất hay tiền đền bù sai mục đích và rồi lâm vào cảnh làm thuê, làm mướn cho những người có đất khác. Ở nông thôn ĐBSCL hiện nay, hầu hết số người đem hết đất đai đi cầm cố để đổi nghề nhưng thất bại, trở về quê, chủ yếu sống bằng nghề làm thuê làm mướn, vì vậy cuộc sống của họ rất khó khăn. Mặt khác, tập tính kinh tế thiên về tiêu dùng hơn là tiết kiệm của con người Nam Bộ nói chung và nông dân Nam Bộ nói riêng đang chống lại họ trong bối cảnh xã hội tiêu thụ, Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều trường hợp nông dân nhận được tiền đền bù, giải tỏa đất đai... Vốn có tập tính tiêu xài rộng rãi, phóng khoáng, một số người dân Nam Bộ ít học, không nhìn thấy trược được vấn đề. Khi nhận được một số lượng lớn tiền đền bù giải tỏa họ lao vào những cuộc hưởng thụ, tiêu xài hoang phí. Tiền cạn, đất mất, việc làm chưa ổn định, bỗng chốc họ lại rơi vào cảnh khốn đốn. * Phân tầng xã hội Vấn đề về phân tầng xã hội đã và đang xảy ra mạnh mẽ ở Việt Nam khi sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng giãn cách. Không chỉ chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn mà ngay chính trong nông thôn. Nông thôn Nam Bộ sự giãn cách này có sự chênh lệch lớn hơn, nhất là từ khi công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa và sau khi Luật đất đai ra đời, sự chuyển nhượng đất đai trở nên phổ biến và dễ dàng hơn. Trong thời gian qua, Nam Bộ nóng lên các vấn đề mua bán đất, sự xuất hiện của các cò đất, chuyện những người giàu lên nhờ đền bù giải tỏa hoặc nhờ chuyển giao quyền sử dụng đất. Sự phân hóa ở nông thôn bắt đầu cũng có những giãn cách khi mà vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến, sự tập trung đất đai trong tay 1 số người giàu ở nông thôn. Vấn đề sở hữu đất đai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự cố kết trong mối quan hệ gia đình, làng xóm khi người dân ở đây nhận thấy được lợi ích kinh tế khi thực hiện quyền chuyển quyền sở hữu hoặc ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docẢnh hưởng của luật đất đai đến kinh tế - văn hóa - xã hội nông thôn nam bộ.doc
Tài liệu liên quan