Chuyên đề Tác động của Tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ 3

I. Khái niệm về tài chính vi mô 3

1. Đói nghèo và một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo 3

1.1. Một số khái niệm về đói nghèo 3

1.1.1. Nghèo 3

1.1.2. Các thước đo đói nghèo 4

1.1.2.1. Xác định các chỉ số phúc lợi 4

1.1.2.2. Lựa chọn và ước tính chuẩn nghèo 4

1.1.2.3. Các thước đo đói nghèo thông dụng 6

1.2. Một số quan điểm về dịch vụ tài chính cho người nghèo 6

1.2.1. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm cũ 6

1.2.2. Tín dụng cho người nghèo theo quan điểm mới 8

2. Một số vấn đề cơ bản về tài chính vi mô 8

2.1. Khái niệm tài chính vi mô 8

2.2. Đối tượng của tài chính vi mô 9

2.3. Hình thức và nội dung hoạt động của TCVM 10

2.4. Vai trò của tài chính vi mô 12

II. Quá trình phát triển của tài chính vi mô 13

1. Trên thế giới 13

2. Ở Việt Nam 14

III. Một số mô hình tài chính vi mô trên thế giới, kinh nghiệm cho Việt Nam 15

1. Mô hình ngân hàng Grameem 15

2. Mô hình ngân hàng làng 17

3. Nhóm đoàn kết 18

4. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) 19

5. Đặc điểm chung của các mô hình trên, trừ mô hình ngân hàng BRI 21

6. Bài học kinh nghiệm 22

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ TỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 23

II. Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua 27

1. Các đặc điểm riêng của tài chính vi mô tại Việt Nam 27

1.1. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào hoạt động tài chính vi mô 27

1.2.Tài chính vi mô tập trung ở nông thôn hơn là thành thị 29

1.3.Ngân hàng cho vay chính sách được nhà nước tài trợ 30

2. Những nhà cung cấp tài chính vi mô chính ở Việt Nam 31

2.1. Khu vực chính thức 32

2.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 32

2.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 34

2.1.3. Các quỹ tín dụng Nhân dân 35

2.1.4. Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam 36

2.2. Khu vực bán chính thức 36

2.2.1. 58 tổ chức phi chính phủ quốc tế 37

2.2.2. Các tổ chức tài chính vi mô được chính phủ công nhận 39

2.2.2.1. Quỹ Tình thương (TYM) 39

2.2.2.2. Quỹ Trợ Giúp Vốn Làm Ăn cho Người Nghèo (CEP) 40

2.2.2.3. Trung tâm phát triển vì Người nhèo (PPC). 41

2.2.2.4. Quỹ hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Uông Bí 42

2.3. Khu vực phi chính thức 44

2.3.1. Họ/hụi 44

2.3.2. Vay từ họ hàng, láng giềng, bạn bè 44

2.3.3. Người cho vay lãi 44

3. Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo 45

3.1. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo 46

3.2. Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, đồng thời giảm rủi ro nguy cơ bị thương tổn về kinh tế 54

3.3. Chương trình tài chính vi mô góp phần tạo bình đẳng giới, góp phần vào việc đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. 56

III. Đánh giá chung 62

1. Thuận lợi 62

1.1. Nhận thức và sự hỗ trợ của chính phủ đối với tài chính vi mô 62

1.2. Các tổ chức tài chính vi mô nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể và các NGO 66

2. Khó khăn, nguyên nhân 68

2.1. Thiếu các quy định quản lý TCVM một cách rõ ràng 68

2.2. Về cơ cấu tổ chức của các tổ chức tài chính vi mô 68

2.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay còn hạn chế 69

2.4. Tất cả các tổ chức TCVM đều thiếu sự hiểu biết về tài chính và tài chính vi mô. 69

2.5. Phần lớn các chương trình TCVM quá nhỏ và phân tán nên không tạo được tác động lớn và bền vững 69

2.6. Thiếu nguồn nhân lực tổng hợp về TCVM và đơn vị chuyên trách theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức TCVM 70

3. Thách thức trong thời gian tới 70

3.1. Tình hình kinh tế không ổn định 70

3.2. Các nhà tài trợ đưa ra các chuẩn mực ưu tiên cấp vốn 71

3.3. Lãi suất trong nước có nhiều biến động 71

3.4. Nhiều kênh dịch vụ tài chính, cạnh tranh hơn 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ 73

I. Phương hướng hoạt động của tài chính vi mô trong thời gian tới 73

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô hiện nay 73

1. Đối với chính phủ 73

1.1. Xây dựng chiến lược quốc gia về TCVM 74

1.2. Xây dựng hệ thống giám sát kiểm tra cho hoạt động tài chính vi mô 75

1.3. Chính phủ và ngân hàng Chính sách xã hội nên tập trung đầu tư có trọng điểm vào những khu vực thực sự khó khăn 75

2. Đối với các tổ chức TCVM 76

2.1. Tăng cường đầu tư phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). 76

2.2. Đào tạo nhân lực có chuyên môn về tài chính ngân hàng, quản lý tài chính, chuyên nghiệp hóa cán bộ. 77

2.3. Nâng cao khả năng quản lý vốn và điều hành tổ chức 78

2.4. Tối ưu hóa việc sử dụng thông tin và hệ thống thông tin quản lý, quản lý rủi ro 78

2.5. Mở rộng các hoạt động quảng bá sản phẩm tín dụng 79

KẾT LUẬN 80

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của Tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số xã trong cả nước. Vốn tín dụng đã góp phần giúp 773.139 hộ vay vốn thoát ngưỡng nghèo, thu hút 1.062.764 người lao động có việc làm, xây dựng hơn 100.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Số hộ nghèo và đối tượng chính sách đang có quan hệ vay vốn là 4.125.264 khách hàng tăng 1.365.158 khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao (2002). Theo Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, chỉ riêng trong hai năm 2006 – 2007, đã có 2,86 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, do NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bản thân cán bộ ngân hàng cũng không có động cơ phát triển hoạt động này, và các chính sách lãi suất cũng như marketing của ngân hàng đối với các hoạt động này cũng không hấp dẫn. Do đó, vẫn có rất nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với NHCSXH. Điều này được lý giải một phần do chi phí giao dịch cao đối với khách hàng, gây khó khăn trong việc tiếp cận với đối tượng là khách hàng nằm dưới ngưỡng nghèo. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam NHNo được thiết lập năm 1988. Trước đó ngân hàng này chỉ là một bộ phận của Ngân hàng Nhà Nước. Từ năm 2003, ngân hàng đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho NHCS, mặc dù họ vẫn đang thực hiện tín dụng do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cùng với các chương trình tín dụng khác do chính phủ chỉ đạo. Vốn vay của NHNo chủ yếu cung cấp cho những người nông dân ở khu vực nông thôn. Mức vốn cho vay dưới 10 triệu đồng không đòi hỏi thế chấp nếu như được các đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân... bảo lãnh, mức vốn trên 10 triệu đồng cần phải có thế chấp. Ngân hàng ít có đại diện xuống đến mức làng nhưng thường có văn phòng ở cấp quận. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. Trong số các TCTCVM, chỉ NHNo có hoạt động thanh toán tương đối phát triển. Hiện nay NHNo là TCTCVM lớn nhất liên kết với mạng chuyển tiền quốc tế Western Union, thực hiện chuyển tiền trong nước, phát hành và quản lý thẻ ATM với hơn 400 máy ATM trên toàn quốc. Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nông dân vay tiền, số tín dụng vi mô do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do trung ương kiểm soát nhưng không được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo và thứ hai, chính ngân hàng không khuyến khích phát triển tín dụng vi mô – vì hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp tín dụng thương mại cho giới không nghèo. Các quỹ tín dụng Nhân dân Quỹ TDND Trung ương được thành lập lần đầu tiên vào năm 1993. Mô hình này dựa trên hệ thống Caisse Populaire của Quebec, Canada. Quỹ TDND là tổ chức tín dụng nông thôn thành lập tại xã để cung cấp dịch vụ tài chính cho các hộ nông dân tại địa phương. Đến nay, hệ thống Quĩ TDND có 1.018 quĩ ở các cấp cơ sở, vùng và trung ương, tổng nguồn vốn hoạt động 6.352 tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2007; vốn điều lệ đạt 612,5 tỷ đồng; tổng số các quỹ tích lũy từ lợi nhuận ròng là 111 tỷ đồng, tăng 18%. Số dư nguồn vốn huy động đạt 3.985,4 tỷ đồng, chiếm 62,7% tổng nguồn vốn. Dư nợ cho vay trong hệ thống 2.238 tỷ đồng… Riêng năm 2008, quỹ đạt lợi nhuận 160 triệu đồng. QTD Long Vân (Thanh Hóa) đã cho 1.369 hộ vay khoảng 18 tỷ đồng, trong đó có khoảng 60% hộ vay đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, 40% đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ. QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã. do đặc điểm là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động của QTDND chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên của quỹ. Hiện nay, chỉ mới có 2 quỹ được phép tiến hành thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền, trong khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở nông thôn đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đẩy vị thế hoạt động của các quỹ ngày càng eo hẹp. Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam Công ty dịch vụ TKBĐ (VPSC) được thành lập vào năm 1999 và hoạt động dưới quyền của Tổng cục Bưu chính viễn thông Việt Nam. Là một mạng những hợp tác xã tài chính hoạt động độc lập vừa nhận tiền tiết kiệm của dân vừa phát hành tín dụng vi mô cho bộ phận dân cư Việt Nam chưa được phục vụ đầy đủ. Theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VPSC được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (TKBĐ) để chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển – đây là Quỹ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, hiện nay đã được chuyển đổi thành ngân hàng Phát triển Viển Nam (VDC); ngoài ra VPSC không được phép cung cấp dịch vụ gì khác. Đến nay tổng số vốn Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã lên tới 8.500 tỷ đồng.Vốn điều lệ của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cấp hiện nay là 163 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đã có 803 chi nhánh hoạt động trên 63 tỉnh thành. Khu vực bán chính thức Các tổ chức bán chính thức không hoạt động theo các qui định về tài chính giống như các chương trình của chính phủ, bao gồm các chương trình do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các quỹ hoạt động chuyên lãnh vực tài chính vi mô liên quan đến các tổ chức đoàn thể (như Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…). Những tổ chức tài chính vi mô này được coi là khuyến khích người nghèo hơn và hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính sâu rộng hơn và thích hợp hơn so với khu vực tài chính chính thức. Theo thống kê không đầy đủ, hiện nay, có khoảng 58 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, có 4 tổ chức tài chính vi mô lớn nhất được Chính phủ công nhận. Tuy vậy, thị phần của hoạt động tài chính vi mô bán chính thức hiện mới chỉ chiếm 5-6% tổng giá trị từ các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô cung cấp cho người nghèo.  58 tổ chức phi chính phủ quốc tế Chương trình tài chính vi mô tại Việt Nam lâu nay chủ yếu hoạt động từ các nguồn viện trợ của các Tổ chức quốc tế thông qua các Quỹ hoạt động trên lĩnh vực này ở Việt Nam, có khoảng 58 NGO quốc tế đã hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô, mà kênh chủ yếu là thông qua các tổ chức đoàn thể. Họ dẫn những nguồn tài trợ nhận được từ các nguồn bên ngoài thông qua các dự án và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và kiến thức của các thông lệ tốt nhất về tài chính vi mô quốc tế cho các đối tác địa phương. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và Hội Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện chương trình tài chính vi mô trên 2900 (29%) các xã phường ở Việt Nam trong 36 tỉnh (57% số tỉnh trên toàn quốc). Sau đây chỉ xin được liệt kê một số tổ chức phi chính phủ nổi trội trong hoạt động tài chính vi mô như ActionAID, Save the Children, Plan International. Tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ tại Việt Nam  – Save the Children US: thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 2001; hỗ trợ 3.3 tỷ VND (168.000 USD); giúp hơn 10.000 phụ nữ tỉnh Thanh Hoá, một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, có vốn để khởi sự kinh doanh qui mô nhỏ. Chương trình đã tiếp cận bình quân 67% số hộ trong các thôn xã có chương trình, tính từ các hộ nghèo nhất trở lên. Ngoài việc hỗ trợ vốn cho các gia đình đầu tư vào sản xuất, tập  huấn cho họ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, dự án ở các xã còn đào tạo cho các bà mẹ kiến thứuc và kỹ năng nuôi dưỡng con cái. Việc này đã góp phần hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi ở các xã có dự án từ 35,2% năm 1998 xuống 23,1% vào năm 2002. Các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ lệ hộ có hố xí, giếng nước hợp vệ sinh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình...ở các xã có dự án đều thay đổi rõ rệt hơn các xã không có dự án Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam (World Vision Vietnam) là một tổ chức nhân đạo Cơ đốc giáo phi lợi nhuận, tận tâm vì người nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhằm thúc đẩy sự phát triển con người. Thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 1960, với mục đích ban đầu là hỗ trợ cho trẻ mồ côi và các trại trẻ mồ côi. Hiện nay, Tầm nhìn Thế giới đang thực hiện 33 Chương trình phát triển vùng nhằm giúp trẻ em dễ bị tổn thương, gia đình và cộng đồng các em thoát khỏi đói nghèo và nâng cao cuộc sống cũng như đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người nghèo như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tiếp cận với các sáng kiến kinh tế giúp họ cải thiện thu nhập. Tổ chức đã thành lập Ban tài chính vi mô và đã phục vụ hơn 5000 khách hàng với tổng số vốn vay lên đến 550.000 USD. Các khoản vay được cung cấp với mục đích chính là góp phần tăng thu nhập ở nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ. ActionAid Việt Nam (AAV), một tổ chức vi mô của Vương Quốc Anh, hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, là một trong số 58 tổ chức NGO quốc tế hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô, đây là đơn vị tiên phong gây dựng chương trình tiết kiệm cho đồng bào các dân tộc miền núi và ven biển. Gần 27.000 người đã tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức NGO này trong vòng 10 năm từ 1993-2003. Bảy nhóm đã được hình thành trong mạng lưới M7 nhằm xúc tiến hợp tác, nâng cao năng lực, và tham gia vào tài chính vi mô rộng rãi hơn ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của AAV, năm nhóm đã chuyển thành các tổ chức tài chính vi mô và các quỹ xã hội. Hiện nay, ActionAid cũng đang hỗ trợ triển khai dự án tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính vi mô đối phó với những ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, hỗ trợ các tổ chức ở Mai Sơn, Đông Triều và Can Lộc mở rộng địa bàn hoạt động và tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên. Dự án được thực hiện trong 2 năm, từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2009, với tổng kinh phí 136.500 euro. Plan International Theo phương thức Phát triển Cộng đồng Tập trung vào trẻ em, các can thiệp về phát triển kinh tế tại các tỉnh mà Plan hỗ trợ ở Việt Nam không chỉ có mục tiêu là các gia đình được bảo trợ mà là toàn thể cộng đồng nhằm nâng cao thu nhập hộ gia đình thông qua các hoạt động nông nghiệp và các nghề phụ cho cá nhân các hộ gia đình và cộng đồng. Các tổ chức tài chính vi mô được chính phủ công nhận Quỹ Tình thương (TYM) Hội Liên Hiệp Phụ Nữ là một tổ chức vững mạnh có cơ sở khắp 63 tỉnh trên toàn quốc và có hội viên thuộc đủ tầng lớp phụ nữ. Năm 1993, Hội với sự tài trợ của Quỹ Phát Triển Cộng Đồng Nhật Bản, lần đầu tiên tại Việt Nam đã áp dụng mô hình Grameen Bank để thiết lập Quỹ Tình Thương nhằm giúp đỡ phụ nữ nghèo. Khoản vay được cấp cho thành viên từ 300.000 đồng cho đến 20 triệu được cấp cho mỗi người trong một nhóm thường là 5 người và phải được hoàn trả theo những định kỳ khác nhau tùy món nợ. Lãi xuất và gốc được hoàn trả dần theo tuần. Thành viên thường được huấn luyện trong vòng hai ngày về cách làm ăn và những cơ hội kiếm thêm lợi tức. Năm 2008, tổng số thành viên của Quỹ tăng lên là 33430 thành viên, tăng 6662 thành viên so với 2007. Đồng thời mở thêm 5 chi nhánh, tăng lên thành 28 chi nhánh ở 18 huyện, 9 tỉnh.. Để giúp thành viên xây dựng vốn tự có và tạo thói quen tiết kiệm, tất cả các thành viên của Quỹ TYM đều tham gia tiết kiệm định kì hàng tuần là 3.000d và trích phần trăm khi vay vốn, với mức trích lại tùy theo từng loại vốn vay. Khi thành viên không may qua đời món nợ được triệt tiêu và thêm vào đó gia đình được lãnh một số tiền là 3.000.000 đồng. Một bài phân tích trường hợp Quỹ Tình Thương do cơ quan CGAP (Consultative Group to Assist the Poorest) thực hiện đã nêu ra một số nhược điểm của chương trình bảo hiểm này và khuyến cáo như sau: 1- Quỹ cần chú trọng vào việc duy trì số vốn để tồn tại lâu dài, 2- Nhân viên của quỹ cần được huấn luyện thoả đáng và 3- tiền đóng bảo hiểm và tiền trợ cấp cần phải được tính tùy theo mức độ rủi ro. Quỹ Trợ Giúp Vốn Làm Ăn cho Người Nghèo (CEP - Capital Aid Funds for the Employment of the Poor) Được thiết lập bởi Liên Đoàn Lao Động TP Hổ Chí Minh vào tháng 11 năm 1991 nhằm mục đích giúp những người nghèo - đa số là phụ nữ - tạo việc làm cho chính họ và làm giảm bớt số người thất nghiệp. Khoản tín dụng thay đổi từ 700,000 đồng cho tới 3 triệu đồng - tức từ khoảng $47 đến $203 - và thời gian cho vay là 40 tuần lễ với lãi xuất hàng tháng là 1%. Người được cung cấp tín dụng phải trả nợ hàng tuần và đồng thời phải gửi vào quĩ mỗi tuần một số tiền tiết kiệm nhất định để tập có thói quen tiết kiệm. Khi có nhu cầu cấp thiết, người này có thể xin vay lại cho tới 2/3 số tiền mình đã để dành được. Phần lớn những phụ nữ nghèo vay tiền từ quĩ này để buôn bán, nuôi heo nuôi gà vịt hay để làm những công việc thủ công kiếm thêm lợi tức. Đến thời điểm 6/2007, nguồn vốn chính của CEP là vốn chủ sở hữu chiếm 52% tổng nguồn vốn, trong đó lợi nhuận giữ lại và quỹ dự trữ chiếm 38% vốn chủ sở hữu và các khoản tài trợ lũy kế chiếm 62%. Phần vốn còn lại là tiền gửi tiết kiệm (chiếm 30% tổng nguồn vốn), trong đó 85% là tiết kiệm bắt buộc; và nợ phải trả (18% tổng nguồn vốn) bao gồm các khoản vay chủ yếu từ LĐLĐ TP, Ngân hàng Thế giới, và Quỹ Đầu tư và Phát triển Tp. HCM. Tính đến tháng 12/2008, CEP có 255 nhân viên, 22 chi nhánh đang hoạt động và lượng khách hàng tăng đạt 118,955 (trong năm 1992 CEP phục vụ 873 khách hàng), trong đó 107,867 khách hàng đang vay có tổng dư nợ là 22,831,498 USD, tổng số dư tiết kiệm đạt 6,366,236 USD. Hiện tại, CEP có 22 chi nhánh đặt tại quận 1, 2, 6, 8, 9, 10, 12, Bình Chánh, Bình Tân, Bình Thạnh, Cần Giờ, Củ Chi, Gò Vấp, Hóc Môn, Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Bình và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An. Qua 15 năm hoạt động, CEP đã phát vay trên 2.000 tỷ đồng phục vụ  trên 600.000 luợt hộ nghèo và có trên 30% hộ vay vốn có cơ hội giảm nghèo và thoát nghèo; Mô hình hoạt động của CEP hiện đang được nhân rộng taị 5 tỉnh vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cưủ Long. Trung tâm phát triển vì Người nhèo (PPC). PPC được thành lập ngày 09/8/2004 theo quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Tiền thân của PPC là chương trình phát triển nông thôn tổng hợp của tổ chức Hành động viên trợ Anh (Action Aid Việt Nam: AAV) hoạt động tại Hà Tĩnh từ năm 1995 đến 2004. Sự dày công tạo lập và phát triển của tổ chức Action Aid Việt Nam (AAV) trước đây, và nay là Trung tâm phát triển vì người nghèo (PPC), tài chính vi mô ở Can Lộc - Hà Tĩnh đã góp phần không nhỏ thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng ở nơi đây. Trung tâm là một thành viên của mạng lưới M7 (đây là mạng lưới tài chính vi mô Việt Nam gồm có 7 thành viên là các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức. Tính đến tháng 6/2008, các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam thuộc mạng lưới này đã cho gần 25.000 người nghèo vay vốn với tổng dư nợ đạt gần 50 tỷ đồng). Hiện tại, Trung tâm có 5 loại vốn cho vay là vốn chung, vốn thời vụ, vốn đa mục đích, vốn trung hạn và vốn đặc biệt. Mức vay thấp nhất là 500.000. Hiện Trung tâm hoạt động trên 8 xã với 4.742 thành viên. Tính đến 6/2008, trung tâm có số dư tiết kiệm là 5.824.975.000, tổng dư nợ là 9.759.174.000, tỷ lệ chậm trả là 1%. Quỹ hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Uông Bí Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã Uông Bí (FWP) được thành lập vào tháng 8/2004, tiền thân của Quỹ là chương trình Tiết kiệm - Tín dụng, một dự án của tổ chức Actionaid Việt Nam được triển khai tại thị xã Uông Bí từ tháng 8/1995. Quỹ là một thành viên của mạng lưới M7. Hiện nay Quỹ đã triển khai hoạt động tại 10/11 xã phường trong địa bàn thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Với mục đích chính là Khuyến khích các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo tích cực tham gia các hoạt động tạo ra của cải, giảm nghèo và làm giàu cho gia đình thông qua việc thực hành tiết kiệm và vay vốn của Quỹ, đồng thời Trợ giúp những trường hợp đặc biệt như người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam nhằm góp phần làm giảm đi nỗi đau cho những người mẹ. Tính đến 6/2008, Quỹ có: - Tổng tài sản: 9.555.483.631 VNĐ - Số thành viên: 7.417 - Số TV đang có dư nợ: 3.409 - Dư nợ vốn: 9.459.554.600 VNĐ - Dư tiết kiệm: 5.040.371.500 VNĐ Tóm lại: Hiện nay, mặc dù chính sách của NHCSXH là tập trung cho vay hộ nghèo, nhưng do nhiều nguyên nhân, giá trị khoản vay trung bình của ngân hàng này đã tăng lên trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ không phải người nghèo nào cũng được vay tại NHCSXH, hay NHNo. Trong khi đó các TCTCVM bán chính thức có độ tiếp cận sâu nhất đối với khách hàng là những hộ gia đình có mức thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo. Sơ đồ 3: Sơ đồ biểu hiện thị phần của các tổ chức cho vay ở 60 xã có hoạt động của các tổ chức TCVM Lấy số liệu từ 60 xã vùng núi và khó khăn thì thấy, số hộ nghèo vay vốn từ khu vực bán chính thức chiếm 43% so với 30% từ Ngân hàng Nông nghiệp và 27% từ Ngân hàng Chính sách. Theo sơ đồ trên, mặc dù có hai tổ chức tài chính chính thức (NHNo và NHCS) đang cung cấp dịch vụ tài chính trên 60 xã này, song nhu cầu về các dịch vụ tài chính vi mô tại các địa phương vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, đấy là lý do vì sao các tổ chức tài chính vi mô vẫn chiếm một thị phần lớn trong thị trường cung cấp tín dụng cho người nghèo (43%). Khu vực phi chính thức Họ/hụi Họ/ hụi là hình thức phổ biến của các hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng tại Việt Nam, đã tồn tại qua nhiều thế hệ nhưng chưa bao giờ được công nhận một cách chính thức. Họ/ hụi là các nhóm tiết kiệm và tín dụng gồm 5 đến 20 thành viên, được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân tham gia. Mỗi nhóm huy động tiết kiệm từ chính các thành viên trong nhóm và chỉ dùng để cung cấp vốn cho các thành viên trong nhóm. Thành viên có thể đóng góp bằng tiền mặt từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng hàng tháng hoặc bằng hiện vật (bằng thóc nếu thành viên là nông dân). Các quyết định về lãi suất, thành viên và mức vốn cho vay có thể do tất cả các thành viên cùng thỏa thuận, hoặc bằng cách bỏ thăm hay bỏ thầu, hoặc chỉ do người chủ họ/ hụi quy định. Vay từ họ hàng, láng giềng, bạn bè Các khoản vay từ bạn bè, họ hàng, người thân có hình thức linh hoạt, và thường không có lãi, thường phụ thuộc vào quan hệ các nhân giữa người vay và người cho vay, hoặc nguồn thu nhập của người vay. Người cho vay lãi Có 3 hình thức cho vay tư nhân Kiểu cho vay truyền thống: gồm việc cho vay trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau, sử dụng các thủ tục đơn giản mà không hề có bất kì một hợp đồng vay vốn bằng văn bản nào. Loại hình này thường là cho vay ngắn hạn bằng tiền mặt, đôi khi chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, theo thống kê, trung bình mỗi làng đều có hai ba người cho vay tiền chuyên nghiệp và với mức lãi suất cho vay cao căt cổ từ 7 -10%/tháng. Khi cần tiền và không thể nào tiếp cận được với các hình thức tín dụng chính thức, những người nghèo vẫn phải tới vay những người cho vay này. Khi không thể trả nổi lãi, họ lâm vào tình trạng bi đát và bị siết nợ bởi chính tài sản của mình như đất, nhà, vườn, gia súc... Kiểu thứ hai là cho vay thông qua các hiệu cầm đồ, loại hình cho vay này cũng tương tự kiểu thứ nhất, nhưng người cho vay thường yêu cầu người vay phải có tài sản cầm cố. Kiểu thứ ba là hình thức cho vay của các tiểu thương, các nhà cung cấp vật tư, các đại lý tiếp thị ở địa phương. Hình thức này có đặc điểm là đa dạng và linh hoạt, ngày càng trở nên thông dụng và có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc hàng hóa. Các khoản vay của họ thường nhỏ và ngắn hạn. Lãi xuất cho vay thường dao động từ 4 – 10%/tháng. Tác động của tài chính vi mô tới công tác xóa đói giảm nghèo Trong hơn 15 năm qua, các tổ chức tài chính vi mô đã trở thành một công cụ đắc lực góp phần giảm đói nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tiết kiệm và các khoản vay nhỏ cho người dân ở các vùng còn nghèo của Việt Nam phát triển sản xuất. Do đó, “tác động” của tài chính vi mô được đánh giá ở hai cấp độ: thứ nhất liên quan đến tính hiệu quả của các tổ chức TCVM trong việc cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo (hiệu quả hoạt động của các tổ chức TCVM), và thứ hai là tác động kinh tế - xã hội của tài chính vi mô đối với khách hàng, hộ gia đình và cộng đồng. "Ở Việt Nam, phần lớn người nghèo rất giỏi xoay xở. Họ cần những dịch vụ chuyên nghiệp, họ không cần tiền từ thiện. Khi được cung cấp những khoản vay, người nghèo sẽ phải tìm cách trả nợ. Bằng cách đó, chúng ta sẽ kích thích nền kinh tế địa phương phát triển nhiều hơn là cấp những khoản tiền một cách dễ dàng". Đó là ý kiến của bà Femke Bos, Giám đốc Ngân hàng Triodos (Hà Lan) tại Diễn dàn Tài chính vi mô châu Á 2008. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo Như đã phân tích và đưa ra số liệu ở phần II.2. “Những nhà cung cấp tài chính vi mô ở Việt Nam”, ta đã thấy được hiệu quả hoạt động của một số tổ chức tài chinh vi mô trong khu vực chính thức và bán chính thức. Những phân tích sau đây, chỉ có tính chất tổng hợp lại hoạt động của các tổ chức này nhằm nổi bật lên khả năng cung ứng dịch vụ tín dụng cho người nghèo, từ đó sẽ thấy được người nghèo đã được tiếp cận tín dụng vi mô đến đâu. Một số chỉ tiêu được dùng để đánh giá như số lượng và mức độ tăng trưởng của khách hàng, của dư nợ tín dụng và tiết kiệm. Số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng càng lớn, mức độ tăng trưởng qua các năm hoặc một thời kỳ càng tăng chứng tỏ dịch vụ của TCTCVM đa dạng. Tương tự, nếu số lượng khách hàng tăng cả về con số tuyệt đối và tương đối (mức độ tăng trưởng), TCTCVM đó đã đạt được mức tiếp cận rộng hơn đối với khách hàng. Các giá trị tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của dư nợ tín dụng và tiết kiệm cũng cho kết luận tương tự về độ rộng trong tiếp cận của TCTCVM. Năm 1995, tổng số vốn của các tổ chức, dự án mới chỉ là 2,1 triệu USD và cung cấp dịch vụ cho 67.000 người. Đến năm 2001, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tiến hành khảo sát 84 tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động ở Việt nam, bao gồm cả các tổ chức ở khu vực chính thức và bán chính thức. Tổng giá trị các khoản vay của 84 tổ chức này là 367 triệu USD, cho vay tới 1,7 triệu hộ nghèo. Theo kết quả tổng hợp chưa đầy đủ, đến 31/12/2004, đã có 36 tỉnh thành (57%), 132 huyện (23%) và 2900 xã (27%) trên toàn quốc đang có hoạt động TCVM với số thành viên 351.298 người. Tổng tài sản của các tổ chức là 396,9 tỷ đồng, dư nợ đạt 369, 3 tỷ đồng, với số dư tiết kiệm là 120,2 tỷ đồng. Theo đánh giá của WB, vào năm 2007 đã có khoảng 70 - 80% số dân nghèo tại Việt Nam đã tiếp cận được các dịch vụ TCVM, ít nhất là ở mức độ sử dụng dịch vụ tín dụng và tiền gửi do các định chế chính thức cung cấp như NHNo, NHCSXH và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, nhưng đa số là nằm ở trong khu vực chính thức. Số liệu khái quát trên cho thấy hoạt động tài chính này đã và đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam cả về quy mô lẫn định chế tài chính. Như vậy, tài chính vi mô đã tiếp cận được với người nghèo, được họ tin tưởng và hưởng ứng tham gia, bởi thực tế đã chứng minh, nhu cầu về tài chính của người nghèo là rất lớn và đa dạng. Họ rất cần phương pháp dễ dàng tiếp cận vốn vay, được gửi tiết kiệm thuận tiện và được cung cấp dịch vụ hoàn trả và các công cụ phòng ngừa rủi ro. Với cái nhìn tổng quan ở trên, ta đã thấy được phần nào sự đóng góp của các tổ chức tài chính vi mô tới việc nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cảu người nghèo trong nhiều năm qua. Bảng 3 dưới đây, liệt kê tổng dư nợ vốn của một số tổ chức tài chính vi mô bao gồm cả khu vực chính thức và bán chính thức từ năm 2001 đến năm 2007. Qua đó sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về quy mô cho vay hộ nghèo của các tổ chức này. Bảng 3: Tổng dư nợ vốn của các tổ chức TCVM (đơn vị: Tỷ VND) Tổ chức TCVM 2001 2003 2004 2005 2006 2007 Tăng trưởng (%) NHNo: cho vay hộ nghèo 35.432 70.320 91.713 93.000 122.411 134.377 25,97 NHCSXH 6.194 20.034 13.484 17.305 24.140 34.940 47,47 NHCSXH: cho vay hộ nghèo 6.194 6.832 10.349 11.609 14.891 19.196 25,53 QTDND 3.288 5.591 7.109 8.959 11.381 10.832 27,24 Quỹ CEP 41 80 105 145 160 163 31,48 Quỹ TYM 17 34 39 51 53 55 26,86 Các tổ chức TCVM khác - 157 - - 256 - Nguồn: Bản tin TCVM số 11 năm 2008 Theo bảng 3, ta thấy, hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô có sự tăng trưởng khá cao đều trên 25%, trong đó, ấn tượng nhất là sự tăng trưởng của NHCSXH, với tỷ lệ trung bình 47,74%/năm, chứng tỏ, những sản phẩm tín dụng vi mô rất thích hợp với người nghèo, đáp ứng được nhu cầu của họ. Nếu xét về cơ cấu, mặc dù, ngân hàng NN&PTNT đang thay đổi chính sách phục vụ người nghèo ít hơn, và các dịch vụ không hoàn toàn hướng tới người nghèo nhưng khoảng 45% khách hàng của họ là người nghèo (chỉ thấp hơn một chút so với ngân hàng CSXH, 49% (số liệu năm 2007, nguồn, NHNN) còn lại là các tổ chức TCVM khác. Tuy nhiên, tại những khu vực đặc biệt khó khăn, nhất là ở các vùng xa, vùng sâu và vùng cao, và nơi các dân tộc ít người thì các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức lại là những người tiếp cận nhiều hơn tới người nghèo. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21442.doc
Tài liệu liên quan