Chuyên đề Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 2

I. Khái quát chung về hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO 2

1. Lịch sử hình thành hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO 2

2. Nội dung 4

2.1. Hiệp ước MFA 4

2.2.Hiệp ước ATC 6

II. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua. 11

1. Kim ngạch xuất khẩu. 11

2. Thị trường xuất khẩu. 13

3. Những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 15

3.1. Thuận lợi 15

3.2. Khó khăn 16

III. Tác động của việc chấm dứt hiệu lực hiệp định dệt may đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 17

1. Tác động của việc chấm dứt hiệu lực của hiệp định dệt may đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2005 17

2. Những biện pháp ứng phó của ngành dệt may trước những tác động trên. 19

2.1. Cổ phần hóa các doanh nghiệp 19

2.2. Phân bổ lại hạn ngạch 20

2.4. Xây dựng dự án trung tâm nguyên phụ liệu dệt may. 21

3. Dự báo cơ hội và thách thức của Dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới. 22

3.1. Cơ hội 22

3.2.Thách thức 23

4. Những biện pháp nhằm tận dụng những cơ hội, vượt qua thách thức trong thời “hậu hạn ngạch” 25

4.1.Đầu tư công nghệ để tăng cường sức cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất lao động 25

4.2. Khai thác chuỗi giá trị nhằm nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam 26

4.3. Đa dạng hóa sản phẩm 27

4.4. Chuyển chướng thị trường 27

Chương 2: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng 29

1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 29

1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 29

1.2.Cơ cấu tổ chức 30

1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30

1.2.2.Chức năng của các phòng ban 30

1.2.2.3. Phòng kĩ thuật 31

1.2.2.4.Phòng Vật tư. 32

1.2.2.5.Phòng xuất nhập khẩu 32

1.2.2.6. Kho 32

2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ của công ty 33

2.1.Ngành nghề kinh doanh 33

2.1.1. Nhập Khẩu 33

2.1.2. Xuất khẩu 33

2.2. Chức năng 34

2.3. Nhiệm vụ. 34

II. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty 34

1.Kim ngạch nhập khẩu và thị trường nhập khẩu 34

1.1. Kim ngạch nhập khẩu 34

1.2. Thị trường Nhập khẩu 36

2. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thị trường nhập khẩu 38

2.1. Kim ngạch nhập khẩu. 38

2.2. Thị trường xuất khẩu. 44

3. Những ưu điểm và hạn chế 47

3.1.Những uu điểm 47

3.2.Những hạn chế 48

4.Thuận lợi và khó khăn 50

4.1.Thuận lợi 50

4.2. Khó khăn 50

III. Tác động của việc chấm dứt hiệu lực hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với môi trường và hoạt động kinh doanh của công ty 51

1. Những khó khăn của công ty sau khi chấm dứt hiệu lực hiệp định dệt may 51

2. Hoạt động của công ty nhằm giảm thiểu những khó khăn nâng cao kim ngạch xuất khẩu 53

2.1.Cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất 53

2.2.Khai thác nguồn nguyên liệu giá rẻ, chất lượng cao 54

2.3.Đa dạng hóa sản phẩm 54

2.4.Chuyển hướng thị trường 55

Chương 3: Một số kinh nghiệm 57

I. Định hướng chiến lược của công ty trong thời gian tới 57

1. Mục tiêu 57

2. Phương hướng phát triển. 57

II. Các giải pháp của doanh nghiệp 58

1. Xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm của công ty. 58

2. Tăng cường nghiên cứu thị trường 61

3. Tích cực đổi mới sản phẩm 62

4. Liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước 62

5. Chuẩn bị các hoạt động nhằm hỗ trợ cho việc hội nhập kinh tế. 63

6. Đẩy mạnh việc xuất khẩu bằng hình thức FOB 63

7. Khai thác và tận dụng các thị trường không hạn ngạch 64

8. Tích lũy vốn để trở thành chủ sở hữu các xưởng may gia công. 65

9. Mở rộng thị trường nội địa. 65

III. Một số kiến nghị đối với chính phủ. 66

Kết Luận 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của việc chấm dứt của hiệp định dệt may trong khuôn khổ WTO đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
may Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường nói với nhau: “khó nhất cây bông, khó nhì làm vải”. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho hàng hóa Trung Quốc vừa đa dạng về chủng loại, mẫu mã vừa có giá rẻ nhất thế giới. Thứ ba: Điều thách thức lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay đó là chưa thể có được một giá cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. So với các mặt hàng cùng loại, đơn giá của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cao hơn từ 20-30% so với Trung Quốc, Ấn Độ. Ví dụ như một bộ complet, Trung Quốc bán tại Việt Nam với giá 70,000 VND, áo sơ mi chỉ có giá 15,000 rẻ hơn sản phẩm cùng loại, xuất xưởng của Việt Nam đến 50%. Thậm chí hiện nay cũng có rất nhiều nước cũng đang sản xuất nhiều mặt hàng có giá cạnh tranh như: Bangladesh, Paskistan... Đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong thời kì hậu hạn ngạch, làm thế nào để giá cạnh tranh trong khi hầu hết các nguyên phụ liệu phải nhập khẩu với giá cao, trong khi một số chi phí khác cũng có xu hướng ngày càng đắt đỏ hơn như: phí thuê văn phòng, vận chuyển, điện… Thứ 4: Ảnh hưởng của thời “hậu hạn ngạch” hiện đã và đang diễn ra với khá nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên chưa có những đơn hàng thật sự lớn. Một số doanh nghiệp lớn vẫn có đơn hàng nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết phải giảm đơn giá so với năm trước (2004) để có thể giữ chân khách hàng trước sự cạnh tranh về giá khá mạnh. Trong khi đó mối lo ngại về “cơn sóng thần” Trung Quốc cũng không ngừng gia tăng. Với lợi thế của mình, Trung Quốc đã tung hoành về khả năng đáp ứng bất kì đơn hàng nào, bất kỳ qui mô nào trong thời gian rất ngắn. Vì vậy việc mất khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới là vấn đề khó khăn và thách thức lớn trong thời kì “hậu hạn ngạch” Thứ năm: Khi bỏ chế độ hạn ngạch, bản đồ xuất khẩu dệt may sẽ thay đổi. Dòng thương mại sẽ chuyển sang các thị trường có sức cạnh tranh cao hơn, đến với các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng tốt hơn về số lượng, chất lượng, giá bán, thời gian giao hàng, chi phí giao dịch khi nhập khảu thấp hơn…Trong điều kiện này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sức cạnh tranh cao, bị động trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường, thiếu sự đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển thị trường. 4. Những biện pháp nhằm tận dụng những cơ hội, vượt qua thách thức trong thời “hậu hạn ngạch” 4.1.Đầu tư công nghệ để tăng cường sức cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất lao động Hiện nay đa số các thiết bị dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp dệt may đều lạc hậu lỗi thời, năng suất thấp do đó sản phẩm làm ra thường kém chất lượng, năng lực cạnh tranh thấp. Vì vậy điều đặt ra với cho các doanh nghiệp là cần phải đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động. Nhưng điều đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam đó là vốn để đầu tư công nghệ. Ở Việt Nam hiện nay ngoài các doanh nghiệp lớn như: Vinatex, Việt Tiến…là có đủ khả năng để đầu tư vốn nâng cao công nghệ cho dây chuyền sản xuất và các thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc tìm kiếm và thu hút khách hàng. Tuy nhiên những doanh nghiệp lớn như vậy chỉ đếm trên đầu ngón tay so với phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này vốn ít nên việc đầu tư công nghệ sẽ là việc vô cùng khó khăn. Vậy các doanh nghiệp nên: + Vay vốn từ ngân hàng hoặc từ các quĩ tín dụng + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài + Liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hỗ trợ nhau phát triển + Tiến hành chuyển giao công nghệ Nhằm có vốn để đầu tư vào sản xuất và phát triển thị trường. 4.2. Khai thác chuỗi giá trị nhằm nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam Chuỗi giá trị chia ra làm 4 phân khúc gồm thiết kế - xây dựng thương hiệu, nguồn lực để tạo ra sản phẩm, tổ chức sản xuất và phân phối Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác hóa và chuyên môn hóa trong chuỗi liên kết giá trị. Cố gắng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng cao. Sử dụng nhũng nguồn nguyên phụ liệu trong nước để nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời quyết liệt đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có đủ năng lực. Cũng không nên lơi lỏng việc hợp tác và đẩy mạnh chuỗi liên kết giá trị, xâm nhập và khẳng định vị trí trong hệ thống phân phối quốc tế. Nó quan trọng chẳng kém việc phát triển mạng lưới bán lẻ trong nước Mặt khác chúng ta cũng phải chú trọng đến khâu thiết kế nên có một khâu thiết kế riêng trong doanh nghiệp (đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn) để các sản phẩm làm ra luôn luôn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng cả về mầu sắc và kiểu dáng. 4.3. Đa dạng hóa sản phẩm Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc cả về chủng loại hàng hóa và giá cả, các doanh nghiệp Việt Nam nên có những chiến lược về sản phẩm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh. Chiến lược 1: Chuyển sang sản xuất những mặt hàng chất lượng cao không bị áp đặt hạn ngạch như: Vetston. Tuy nhiên đây cũng là mặt hàng mà các doanh nghiệp không dễ gì đầu tư được vì yêu cầu rất cao về tiềm lực, trình độ tay nghề công nhân, được khách hàng tín nhiệm. Chiến lược 2: Xây dựng các dòng sản phẩm thượng hạng để tăng tính cạnh tranh và nâng tầm thương hiệu. Hiện nay thị trường hàng may mặc trung cấp đã bão hòa, còn hàng thấp cấp thì gần như đã bị hàng Trung Quốc giá rẻ chi phối. Vì vậy phát triển các sản phẩm cao cấp còn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra một phân nhánh thị trường mới. 4.4. Chuyển chướng thị trường Đây là một biện pháp rất cần thiết trong thời “hậu hạn ngạch”. Trong khi thị trường Mỹ, thị trường chính của Việt Nam, vẫn áp dụng hạn ngạch với Việt Nam thì tại thị trường EU, Canada đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam. Đây là cơ hội lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam nên biết tận dụng. EU là một trung tâm kinh tế lớn của thế giới, là thị trường có tiềm năng to lớn về nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp, có trình độ khoa học – công nghệ - quản lý cao và thống nhất về thuế quan. Với một EU đang phát triển theo xu hướng mạnh hơn và mở rộng hơn, đây sẽ là thị trường lớn cho việc lưu thông hàng hóa, mở ra triển vọng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng dệt may. Tuy nhiên trước đây do quá tập trung vào thị trường Mỹ nên chúng ta đã quá thờ ơ với thị trường EU. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu vào EU là một chiến lược đúng đắn trong thời gian tới. Đồng thời song song vói thị trường EU, thị trường Nhật cũng là thị trường lâu năm của hàng Việt Nam nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng không chú trọng mấy đến thị trường này. Trước đây nhà nhập khẩu dệt may của Nhật luôn đưa ra những hợp đồng có giá trị lớn. Họ cho rằng chỉ có các nhà sản xuất quy mô mới cho ra đời những loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ của Việt Nam mất đơn hàng. Phần lớn, do các doanh nghiệp này không đủ vốn và quy mô nhà xưởng nhỏ. Tuy nhiên hiện nay các nhà nhập khẩu Nhật đã có cách nhìn thoáng hơn, không phân biệt về qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Họ đưa ra nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản, miễn là đảm bảo tốt tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá. Mặt khác người tiêu dùng Nhật ngày càng thích sử dụng sản phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam vì giá cả tương đối và nhất là kĩ thuật sản xuất luôn đảm bảo. Vì thế các nhà sản xuất cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội để kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường phi quota này. Để tận dụng được các cơ hội này các doanh nghiệp Việt Nam nên có những sự điều chỉnh chiến lược để nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường phi hạn ngạch. Các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến khâu sản xuất và chất lượng hàng hóa, nhằm giữ uy tín với khách hàng và thành công hơn trong xuất khẩu. Chương2: Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty TNHH Thương mại quốc tế Việt Phượng 1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Tên công ty: TNHH thương mại quốc tế Việt Phượng Tên giao dịch là: VIETPHUONG int’l Co.,LTD Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trụ sở chính: Số 15 – Trung Liệt - Đống Đa – Hà Nội. Tel: 04.5370333 Fax: 04.5373977 Email: Vietphuong@hn.vnn.vn Tài khoản: 002101058248 Ngân hàng: Vietcombank - Trần Quang Khải. Mã số thuế: 0101296931 Công ty TNHH Việt Phượng là công ty xuất nhập khẩu dệt may được thành lập vào ngày 26/10/2002, theo giấy phép đăng kỹ kinh doanh số: 0102006732. Với tổng số vốn ban đầu là 2 tỷ đồng. Đứng đầu là Giám đốc Trần Thị Minh Phương. Ban đầu trụ sở chính của công ty ở Gia Lâm nhưng do yêu cầu phát triển của công ty, vào tháng 3 năm 2003 công ty đã quyết định chuyển về số 15 – Trung Liệt - Đống Đa – Hà Nội - Trụ sở chính của công ty hiện nay nhằm thuận lợi cho việc liên lạc và nắm bắt thông tin. Là công ty xuất nhập khẩu, công ty luôn đặt vấn đề quan hệ với khách hàng lên đầu tiên. Lúc mới thành lập do quan hệ còn có hạn công ty chỉ mới xuất khẩu sang các nước láng giềng và một số nước ở Châu Á và Mỹ do đó lợi nhuận còn thấp, các đơn đặt hàng không có nhiều. Nhưng đến nay công ty đã có thêm nhiều đối tác ở Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ. Qui mô công ty cũng ngày càng mở rộng. Mới đầu công ty mới chỉ có 10 nhân sự nhưng đến nay tổng số nhân sự của công ty đã lên tới gần 40 người. Hiện nay công ty còn xúc tiến quan hệ để có thêm đối tác ở Châu Phi. Để phục vụ cho hoạt động của mình, công ty đã liên hệ và đặt quan hệ với những nhà máy sản xuất may mặc ở Hải Dương, Phú Thọ, Thái Bình… Có thể nói bằng sự nỗ lực của chính các thành viên, công ty đã ngày càng phát triển và đã trở thành công ty có uy tín trong thị trưòng xuất nhập khẩu hiện nay. Được bằng khen của cơ quan tỉnh thành phố là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu hiện nay. 1.2.Cơ cấu tổ chức 1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức Gi¸m ®èc Gi¸m ®èc Trî lý gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Kho Phßng VËt t­ Phßng XNK Phßng Kü thuËt Phßng KÕ to¸n 1.2.2.Chức năng của các phòng ban 1.2.2.1. Phòng Giám Đốc Ban giám đốc của công ty bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc và trợ lý giám đốc. Mỗi người đều có quyền hạn và nghĩa vụ riêng. Ban giám đốc là nơi chỉ đạo mọi hoạt động của công ty, là nơi đưa ra những kế hoạch và những phương hướng hoạt động của công ty trong tương lai. Trong ban giám đốc thì giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty. 1.2.2.2.Phòng kế toán. Phòng kế toán bao gồm một kế toán trưởng và một kế toán viên. - Chức năng: Phản ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế trong quá trình kinh doanh thông qua việc giám đốc đồng tiền. - Nhiệm vụ: Theo dõi hướng dẫn các phòng ban trong việc lập và thực hiện các kế hoạch về vốn. Theo dõi, tổng hợp tình hình công nợ. Xây dựng kế hoạch tín dụng hàng tháng, quý, năm nhằm đáp ứng kịp thời vốn cho các phòng ban thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Xác định kết quả tài chính hàng tháng, quý, năm lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định. Tổ chức hạch toán kế toán và hoạt động kinh doanh theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Ổn định và hoàn thiện hệ thống sổ sách, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và diễn biến các nguồn vốn. Lưu các chứng từ sổ sách và tài liệu về kế toán một cách cẩn thận và an toàn nhằm tiện cho việc theo dõi và kiểm tra. Tránh tẩy xoá gây ra những kết quả không rõ ràng dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết. Tính toán các chi phi cần thiết để đưa ra giá hàng xuất khẩu hợp lý, bù đắp được chi phí nhằm tạo lợi nhuận cho công ty. 1.2.2.3. Phòng kĩ thuật - Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc theo dõi, quản lý công tác kĩ thuật toàn công ty và các phân xưởng sản xuất. - Nhiệm vụ: Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất ở các xưởng sản xuất may gia công nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Phối hợp với các phòng ban kĩ thuật ở các xưởng sản xuất tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, dảm bảo yêu cầu chất lượng theo đúng hợp đồng đề ra. Quản lý tình hình sự cố và khắc phục những sự cố kỹ thuật xảy ra nhằm đảm bảo tiến trình kinh doanh. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, sáng kiến cải tiến, kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác lỹ thuật và quản lý. 1.2.2.4.Phòng Vật tư. - Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc công ty quản lý công tác vật tư - Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch vật tư hàng quý, năm; lập đơn hàng chung của công ty. Làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thực hiện việc mời thầu, đấu thầu, lập hợp đồng kinh tế mua sắm vật tư thiết bị phục vụ công tác sửa chữa lớn và vật tư dự phòng. Quản lý hoặc trực tiếp thực hiện tiếp nhận và cung ứng vật tư, thiết bị thuộc diện công ty quản lý; Làm đầu mối quản lý, điều phối vật tư thiết bị trong nội bộ công ty. Quản lý vật tư, thiết bị dự phòng chung của toàn công ty. Tổ chức kiểm kê vật tư thiết bị định kỳ . Đề xuất các biện pháp giảm tồn kho ứ đọng. Kiểm tra thực hiện chế độ mua sắm, bảo quản, sử dụng , kiểm kê và sổ sách theo dõi vật tư thiết bị toàn công ty và các xưởng sản xuất may gia công. 1.2.2.5.Phòng xuất nhập khẩu Là công ty xuất nhập khẩu trực tiếp nên phòng xuất nhập khẩu là phòng quan trọng nhất của công ty, nó ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của công ty. - Chức năng: Tham mưu giúp Giám Đốc công ty quản lý công tác xuất nhập khẩu toàn công ty. -Nhiệm vụ : +Thực hiện công tác xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu +Lo các thủ tục giấy tờ, chứng từ để tiến hành nhập khẩu và xuất khẩu các lô hàng + Kiểm tra các chứng từ để việc xuất hàng và nhập hàng được thuận lợi, không sai sót với hợp đồng đã được định 1.2.2.6. Kho Nhiệm vụ: Lưu trữ và bảo quản các sản phẩm và nguyên liệu nhập về nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và ổn định 2. Ngành nghề kinh doanh, chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.Ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Việt Phượng là công ty xuất nhập khẩu dệt may - Nhập khẩu nguyên vật phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm. Có thể nói lĩnh vực hoạt động chính của công ty là may gia công xuất khẩu chiếm đến hơn 70%. 2.1.1. Nhập Khẩu Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ liệu chủ yếu từ các nước Châu Á và một số nước ở Châu Âu. Trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc đều là những nước có quan hệ lâu dài với công ty ngay từ ngày đầu mới thành lập. Những nguyên vật phụ liệu chính mà công ty thường nhập khẩu là: Vải bông Vải lót Da thuộc Phụ liệu Đây đều là những sản phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu dệt may Tuy nhiên tuỳ theo từng đơn dặt hàng mà công ty có những chính sách nhập khẩu nguyên phụ liệu khác nhau kèm theo. Trước dây do còn nhiều mặt yếu kém trong quản lý nên công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào những nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Nhưng hiện nay công ty đã dần dần tìm được nguồn nguyên phụ liệu ngay từ những cơ sở sản xuất trong nước mà không cần phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một sự nỗ lực rất lớn của công ty nhằm đưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa trong lính vực kinh doanh này. 2.1.2. Xuất khẩu Sau khi tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu và giao cho các xưởng sản xuất thành thành phẩm. công ty tiến hành xuất khẩu lô hàng theo đơn đặt hàng của đối tác hoặc tiến hành xuất khẩu theo hình thức FOB Thị trường chính của công ty hiện nay là Châu Âu và Mỹ. Đây đều là những thị trường lớn và tiềm năng. Tuy nhiên để có thể đứng vững trên những thị trường này công ty còn cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được những yêu cầu khó tính của hai thị trường này. x 2.2. Chức năng Chức năng chủ yếu của công ty đó là tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm. Cung cấp các sản phẩm may mặc cho thị trường nước ngoài tiêu dùng. 2.3. Nhiệm vụ. Tạo thêm nhiều lợi nhuận cho công ty, mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Tuy là công ty không trực tiếp sản xuất nhưng nhờ có công ty mà hàng trăm công nhân có công ăn việc làm. Nếu công ty càng có nhiều hợp đồng thì không những tạo thêm nhiều lợi nhuận cho công ty mà còn tạo thêm thu nhập cho những người lao động dặc biệt là những lao động ở những tỉnh miền núi (Phú Thọ, Yên Bái). II. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may của công ty 1.Kim ngạch nhập khẩu và thị trường nhập khẩu 1.1. Kim ngạch nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu cũng là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của công ty. Công ty chủ đông nhập khẩu nguyên phụ liệu nhằm phục vụ cho sản xuất của công ty tránh sự bị động trong việc chuẩn bị nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Nhiều doanh nghiệp hiện nay, luôn bị động chờ nguồn nguyên phụ liệu do đối tác cung cấp nên hoạt động sản xuất hay bị gián đoạn mất đi nhiều cơ hội đặt hàng mới.Tuy nhiên cơ cấu nhập khẩu trong mấy năm gần đây cũng có nhiều sự thay đổi. Bảng 5: Tình hình nhập khẩu một số nguyên phụ liệu của công ty Danh mục 2002 2003 2004 2005 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng KNNK 5,455,234,191 9,787,926,475 10,642,829,636 12,945,284,542 Vải 2,307,564,063 42.30 5,114,191,583 52.25 6,457,771,449 60.68 8,515,408,170 65.78 Vải giả da 529,703,240 9.71 718,433,803 7.34 522,562,934 4.91 331,399,284 2.56 Phụ liệu 1,055,042,293 19.34 2,457,748,338 25.11 2,982,120,862 28.02 3,016,251,298 23.30 Da thuộc 1,562,924,596 28.65 1,497,552,751 15.30 669,433,983 6.29 1,082,225,788 8.36 Biểu đồ2: Cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu của công ty trong thời gian qua Hiện nay vải là nguyên liệu nhập khẩu chính của công ty và luôn chiếm từ 50-60% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây cũng là do chiến lược về sản phẩm của doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng nhằm đáp ứng kịp thời cho thị trường hàng tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng ngày càng đổi mới của thị trường hiện nay. 1.2. Thị trường Nhập khẩu Hiện nay thị trường nhập khẩu chính của công ty vẫn là thị trường Châu Á nơi có trồng và sản xuất nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất dệt may. Bảng 6: Thị trường nhập khẩu nguyên, phụ liệu của công ty Thị trường NK 2002 2003 2004 2005 Giá trị ( VNĐ) Tỷ Trọng % Giá trị ( VNĐ) Tỷ Trọng % Giá trị ( VNĐ) Tỷ Trọng % Giá trị ( VNĐ) Tỷ Trọng % Hàn Quốc 2,764,712,688 50.68 5,316,801,661 54.32 5,968,498,857 56.08 6,927,021,757 53.51 Nhật Bản 923,025,562 16.92 1,551,386,346 15.85 1,467,646,206 13.79 1,906,840,413 14.73 Anh 771,915,638 14.15 1,372,267,292 14.02 1,517,667,505 14.26 1,851,175,689 14.30 Hồng Kông 309,311,778 5.67 314,192,439 3.21 321,413,454 3.02 398,714,763 3.08 ASEAN 231,301,929 4.24 397,389,814 4.06 330,992,001 3.11 389,653,064 3.01 Trung Quốc 176,204,064 3.23 346,492,597 3.54 369,306,188 3.47 453,084,958 3.50 Đài Loan 112,377,824 2.06 207,504,041 2.12 154,321,029 1.45 273,145,503 2.11 Việt Nam 90,011,364 1.65 172,267,506 1.76 216,049,441 2.03 348,228,154 2.69 Mỹ 46,915,014 0.86 91,027,716 0.93 160,706,727 1.51 236,898,707 1.83 Ấn Độ 0.00 10,766,719 0.11 81,949,788 0.77 132,041,902 1.02 Thị trường Khác 29,458,264 0.54 7,830,341 0.08 54,278,431 0.51 28,479,625 0.22 Tổng 5,455,234,125 100.00 9,787,926,472 100.00 10,642,829,627 100.00 12,945,284,535 100.00 Nhìn vào bảng trên tra có thể dễ dàng nhận thấy 3 thị trường nhập khẩu chính của công ty là: Hàn Quốc, Nhật Bản và Anh. Trong đó thị trường Hàn Quốc chiếm trên 50%. Điều này cũng dễ hiểu vì Hàn Quốc có nguồn nguyên phụ liệu phong phú. Mặt khác đây cũng là nước mà có quan hệ hợp tác lâu dài với công ty. Hiện nay công ty có khá nhiều bạn hàng đến từ Hàn Quốc và có mối quan hệ hợp tác gắn bó, thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu và khả năng thâm nhập của công ty tại thị trường này. Nhìn vào bảng này ta cũng thấy nguyên phụ liệu có xuất xứ từ Việt Nam có tỷ trọng ngày càng cao. Công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu từ nội địa nhằm làm tăng giá trị sản xuất nội địa và nhằm làm giảm chi phí nhập khẩu tăng doanh thu cho công nghiệp. 2. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thị trường nhập khẩu 2.1. Kim ngạch nhập khẩu. Là công ty TNHH thương mại quốc tế nên doanh thu chủ yếu của công ty là từ hình thức gia công và xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Bảng 7: Doanh thu xuất khẩu Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng DT từ hoạt động XK 5,400,681,849 99.00 9,670,471,357 98.80 10,483,187,190 98.50 12,686,387,850 98.00 Tổng DT 5,455,234,191 100.00 9,787,926,475 100.00 10,642,829,636 100.00 12,945,284,542 100.00 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Biểu đồ 3: Doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu Đơn vị: Trăm nghìn VNĐ Nhìn vào kết quả bảng trên ta thấy, doanh thu của các năm đều tăng nhưng là tăng không nhiều. Năm đầu mới thành lập, công ty còn nhiều yếu kém trong lĩnh vực quản lý, tìm kiếm đối tác và thiếu kinh nghiệm hiẻu biết về các thị trường lớn nên thu không đủ chi. Việc thua lỗ năm đầu không những do nguyên nhân khách quan mà cả những nguyên nhân chủ quan. Đó là công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ lớn trên thị trường dệt may và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Cộng với việc không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu và xưởng sản xuất hàng may mặc. Những năm tiếp theo bằng sự nỗ lực của chính mình, công ty đã dần dần khắc phục được những yếu kém (tuy chưa triệt để) để dần dần nâng cao doanh thu xuất khẩu, thu đủ bù chi và tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất. Hiện nay công ty thực hiện hai hình tức xuất khẩu là: gia công xuất khẩu và xuất khẩu FOB Bảng 8: Doanh thu từ các hình thức xuất khẩu Các hình thức xuất khẩu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Doanh thu từ hình thức gia công 4,212,531,842 78 7,378,569,645 76.3 7,715,625,772 73.6 9,070,760,878 71.5 Doanh thu từ xuất khẩu FOB 1,188,150,007 22 2,291,901,712 23.7 2,767,561,418 26.4 3,615,617,972 28.5 Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu 5,400,681,849 100 9,670,471,357 100 10,483,187,190 100 12,686,378,850 100 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Biểu đồ 4: Doanh thu từ các hình thức xuất khẩu Đơn vi: Trăm nghìn VNĐ Hình thức gia công xuất khẩu chiếm chủ yếu (chiếm trên 70%). Việc gia công theo đơn đặt hàng của đối tác sẽ gây nên sự bị động cả về số lượng và thời gian giao hàng cho công ty. Nhưng đây là điều dễ hiểu đối với một công ty mới thành lập như Việt Phượng. Yếu kém trong việc tìm kiếm đối tác và nhãn hiệu hàng hoá chưa có uy tín trên thị trường thì việc xuất khẩu bằng hình thức gia công này sẽ là bước đầu cho công ty tích luỹ vốn và tích luỹ kinh nghiệm. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây công ty đã dần dần tăng việc xuất khẩu qua hình thức FOB và giảm thiểu việc gia tăng xuất khẩu theo hình thức gia công mang lại doanh thu cao hơn cho công ty. Các sản phẩm xuất khẩu của công ty: Bảng 9: Các sản phẩm xuất khẩu của công ty. Tên sản phẩm Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % 1.Áo jacket 2,947,152,085 54.57 5,086,667,934 52.6 5,253,125,101 50.11 6,326,697,132 49.87 2.Quần âu 1,060,693,915 19.64 1,743,585,986 18.03 2,029,545,040 19.36 2,378,696,034 18.75 3. Áo sơ mi 802,001,255 14.85 1,578,220,925 16.32 1,787,383,416 17.05 2,218,847,661 17.49 4.Váy 474,179,866 8.78 1,006,696,068 10.41 1,066,140,137 10.17 1,074,536,289 8.47 5.Sản phẩm khác 116,654,728 2.16 255,300,444 2.64 346,993,496 3.31 687,601,734 5.42 Tổng 5,400,681,849 100 9,670,471,357 100 10,483,187,190 100 12,686,378,850 100 Biểu đồ 5: Sản phẩm xuất khẩu của công ty. Trong các sản phẩm xuất khẩu của công ty thì sản phẩm áo jacket luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của công ty và luôn chiếm tỷ trọng lớn (trung bình là 50%). Đây là sản phẩm phù hợp với khí hậu thời tiết các nước do đó khối lượng tiêu dùng luôn lớn và ổn định. Sản phẩm hiện nay được công ty đổi mới và phát triển trong thời gian gần đây là sản phẩm áo sơ mi. Đây là sản phẩm có giá khá cao so với các sản phẩm sơ mi cùng loại trong thời gian trước. Do đó tuy lượng xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn so với mây năm trước nhưng giá trị của nó lại lớn hơn nhiều. Công ty cũng đang đổi mới dây chuyền sản xuất để có những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, công ty cũng tiến hành nghiên cứu thị trường đưa ra những sản phẩm mới. Bước đầu tuy số lượng xuất khẩu không nhiều nhưng đã được thị trường chấp nhận như: Găng tay, áo da, mũ len…Các sản phẩm này cũng xuất khẩu ngày càng nhiều và là một chiến lược mới của công ty trong năm 2005 nhằm đối phó với thời kì “hậu hạn ngạch”. 2.2. Thị trường xuất khẩu. Bảng 10: Các thị trường xuất khẩu chính. Các thị trường xuất khẩu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giá trị ( VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị ( VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Mỹ 3,013,580,472 55.8 5,271,373,937 54.51 5,772,042,867 55.06 6,260,727,9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36361.doc
Tài liệu liên quan