Chuyên đề Tăng cường hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ CỦA NHTM 3

1.1.Nguồn vốn và huy động vốn của NHTM 3

1.1.1.Khái niệm về nguồn vốn của NHTM 3

1.1.2.Vai trò của nguồn vốn đối với hoạt động của NHTM 11

1.1.3.Các hình thức huy động vốn của NHTM 13

1.1.3.1.Phân loại theo thời gian huy động 13

1.1.3.2.Phân loại theo đối tượng huy động 15

1.1.3.3.Phân loại theo loại tiền huy động 16

1.1.3.4. Phân loại theo các nghiệp vụ của ngân hàng 17

1.2.Khái quát về huy động vốn từ dân cư của NHTM 18

1.2.1.Nguồn vốn từ dân cư 18

1.2.1.1.Khái niệm, đặc điểm 18

1.2.1.2.Vài trò của huy động vốn từ dân cư 19

1.2.2.Các hình thức huy động vốn từ dân cư của NHTM. 21

1.2.2.1.Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư. 21

1.2.2.2.Huy động vốn trên thị trường tài chính. 23

1.2.2.3. Huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản cá nhân. 25

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn từ dân cư của NHTM. 26

1.2.3.1.Các nhân tố thuộc về ngân hàng. 26

1.2.3.2.Các nhân tố thuộc về khách hàng. 32

1.2.3.3. Các nhân tố khác 34

1.2.4.Chi phí huy động vốn từ dân cư của ngân hàng thương mại 36

1.2.4.1. Chi phí trả lãi 36

1.2.4.2.Chi phí khác 39

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI SGD I - NHCTVN 40

2.1. Khái quát về SGD I – NHCT VN 40

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của SGD I – NHCT VN 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức SGD I – NHCTVN 41

2.1.3.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I

– NHCTVN 43

2.1.3.1.Tình hình chung 43

2.1.3.2.Tình hình huy động vốn 44

2.1.3.3. Hoạt động tín dụng 50

2.1.3.4. Các hoạt động khác 53

2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của

SGD I – NHCT 55

2.2. Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại SGD I – NHCT VN 56

2.2.1. Tình hình chung 56

2.2.2. Thực trạng về các hình thức huy động vốn từ dân cư tại

SGD I – NHCT 60

2.2.2.1. Tiền gửi tiết kiệm 60

2.2.2.2. Phát hành giấy tờ có giá 64

2.2.2.3. Mở tài khoản cá nhân 66

2.3. Đánh giá về thực trạng huy động vốn từ dân cư tại SGD I

 – NHCT VN 66

2.3.1.Những kết quả đạt được 66

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 68

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂNCƯ TẠI SGD I - NHCTVN. 72

3.1. Định hướng phát triển của SGD I – NHCTVN. 72

3.1.1. Định hướng chung. 72

3.1.2. Định hướng về công tác huy động vốn. 74

3.2.Các giải pháp tăng cường huy động vốn từ dân cư tại

SGD I – NHCTVN 75

3.2.1.Mở rộng mạng lưới huy động. 75

3.2.2. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp. 76

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư. 79

3.2.4.Tăng cường cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ 81

3.2.5.Tăng cường hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ 83

3.2.6.Thực hiện tốt chính sách khách hàng 85

3.2.7.Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ nhân viên 87

3.3.Một số kiến nghị 88

3.3.1.Kiến nghị với NHCT VN 88

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 90

3.3.3.Kiến nghị với Nhà nước 91

KẾT LUẬN 94

 

 

 

 

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường hoạt động huy động vốn từ dân cư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập kỳ vọng của người gửi tiền phụ thuộc vào rủi ro của mỗi ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác và những tiện ích mà họ hy vọng nhận được từ ngân hàng. Những loại tiền gửi mà tiện ích thu được từ ngân hàng càng cao thì lãi suất trả cho nguồn tiền càng thấp. Xác định lãi suất tiền gửi dựa trên lãi suất gốc. Ngân hàng thương mại có thể xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc. Những lãi suất gốc có thể được các ngân hàng sử dụng đó là: lãi suất tái chiết khấu của NHTW, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, hoặc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ. Ngân hàng sử dụng lãi suất gốc để xác định lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi ngắn hạn, rồi từ đó ngân hàng đa dạng hoá thành các tỷ lệ lãi suất khác nhau. Lãi suất nguồn (Nhóm nguồn) = Lãi suất gốc + Tỷ lệ thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền Xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất của tài sản sinh lãi. Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn tiền, nhiều ngân hàng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác (như chi phí quản lý) và chấp nhận tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động vốn tối đa. Theo đó, ngân hàng có thể xác định lãi suất huy động tiền gửi trong mối tương quan với lãi suất sinh lời của các tài sản. Lãi suất nguồn (Nhóm nguồn) = Tỷ lệ sinh lời dự tính từ tài sản được tài trợ bằng nguồn (nhóm nguồn) - Tỷ lệ chi phí khác ròng phân bố cho nguồn (nhóm nguồn) - Tỷ lệ thuế thu nhập và thu nhập ròng tính trên nguồn (nhóm nguồn) Một số ngân hàng nhỏ xác định lãi suất trên cơ sở lãi suất của ngân hàng lớn (ngân hàng trung tâm). Tuỳ trường hợp cụ thể mà lãi suất này sẽ cộng thêm phần bù rủi ro của ngân hàng nhỏ. b. Nguyên tắc xác định lãi suất Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn và sinh lợi với các hoạt động đầu tư khác như: mua vàng, bất động sản, chứng khoán… Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay với cùng kỳ hạn. Lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô, quy mô gửi càng lớn thì số tiền lãi trả cho khách hàng càng cao, áp dụng đối với các hình thức gửi luỹ tiến. Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản, lãi suất tiền gửi thanh toán thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng của tiền gửi, nguồn tiền gửi tiết kiệm thườn có độ ổn định và lâu dài hơn nguồn tiền gửi thanh toán nên ngân hàng có thể dễ dàng dự đoán được sự tăng (giảm) nguồn vốn mình có để có kế hoạch đầu tư hay cho vay trung và dài hạn. Do vậy lãi suất trả cho nguồn tiền gửi tiết kiệm lớn hơn lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán vì khả năng sử dụng tiền gửi tiết kiệm thu được lợi nhuận cao hơn so với tiền gửi thanh toán. Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Các ngân hàng nhỏ hoặc ngân hàng tư nhân lãi suất huy động tiền gửi thường cao hơn các ngân hàng lớn hoặc ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước do rủi ro thanh toán của các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng thương mại tư nhân thường cao hơn. Mặt khác, các dịch vụ tiện ích đi kèm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng thường làm cho lãi suất huy động thấp hơn so với tiết kiệm thông thường, ví dụ như: các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hình thức tiết kiệm có thưởng… 1.2.4.2.Chi phí khác ( chi phí phi lãi suất) Chi phí phi lãi rất đa dạng. Nó bao gồm: chi phí trả trực tiếp cho người gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thưởng, kèm bảo hiểm…), chi phí tăng tiện ích cho người gửi tiền (mở thêm chi nhánh, quầy, phòng, điểm huy động, tràng bị thêm máy đếm, soi tiền cho khách, huy động tại nhà, tại cơ quan…), chi phí lương cho cán bôn nguồn vốn, phí bảo hiểm tiền gửi…và một số chi phí khác được tính chung vào chi phí quản lý nên rất khó phân bổ cho hoạt động huy động vốn. Chi phí khác thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chi phí huy động vốn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần chú ý đến chi phí này để việc huy động vốn từ dân cư có hiệu quả hơn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ DÂN CƯ TẠI SGD I - NHCTVN 2.1. Khái quát về SGD I – NHCT VN. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của SGD I – NHCT VN. Trước năm 1988, Ngân hàng công thương Việt Nam là một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh công thương nghiệp. Sau 1988, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý và kinh doanh theo nghi định 53/HĐBT năm 1988, bộ phận này trở thành một ngân hàng quốc doanh độc lập, hoạt động như một ngân hàng thương mại mang tên “Ngân hàng Công thương Việt Nam”, và có tên giao dịch quốc tế là “INDUSTRIAL AND COMERCIAL BANK OF VIET NAM” (gọi tắt là INCOMBANK). Sở giao dịch I - trụ sở chính tại số 10, phố Lê Lai, Hà Nội là một đơn vị lớn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là “ Industrial and commercial Bank of Viet Nam – Transaction Office No.1”. Trước 1993, Sở giao dịch I có tên gọi là Trung tâm giao dịch NHCT thành phố và chung trụ sở với Ngân hàng Nhà nước tại địa chỉ trên. Ngày 24/3/1993, TGĐ NHCT Việt Nam ra quyết định số 93/NHCT – TCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh NHCT thành phố thành hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 30/3/1995, Sở giao dịch NHCT VN được thành lập theo quyết định số 83/NHCT – QĐ CTHĐQT. Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT NHCTVN ký quyết định số 134/QĐ – HĐQT – NHCT1 sắp xếp tổ chức hoạt động SGD I - NHCTVN theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCTVN. Ngày 20/10/2003, Chủ tịch HĐQT – NHCTVN ban hành quyết định số 153/QĐ – HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ. Như vậy kể từ ngày thành lập, hiện nay Sở giao dịch đã mang một mô hình tổ chức mới. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức SGD I – NHCTVN Trước năm 1999, khi đang còn trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, thì một phó tổng giám đốc của NHCTVN đóng vai trò là giám đốc của Sở giao dịch I chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của Sở giao dịch I. Sau năm 1999, khi tách ra thành một thành viên hạch toán độc lập thì Sở giao dịch I được điều hành bởi một giám đốc và bốn phó giám đốc. Các phó giám đốc chịu trách nhịêm chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ nhất định theo sự phân công của giám đốc. Hiện nay. SGD I – NHCTVN có khoảng gần 300 nhân viên, được chia thành 11 phòng ban, bao gồm: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán giao dịch Phòng thông tin điện toán Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán tài chính MÔ HÌNH : CƠ CẤU TỔ CHỨC SGD I – NHCTVN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân Phòng kế toán giao dịch Phòng quản lý rủi ro Phòng thanh toán XNK Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng kế toán tài chính 2.1.3.Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCTVN 2.1.3.1.Tình hình chung Năm 2007, kinh tế xã hội của cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng tiếp tục đạt được nhiều thành tựu nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội, và đối ngoại. Việt Nam trở thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã khẳng định được vị thế của nước ta trên trường quốc tế với nhiều cơ hội và triển vọng phát triển. Ngành ngân hàng tích cực đẩy mạnh tiến trình cải cách, đổi mới, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để cổ phần hoá và hội nhập kinh tế. Nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ tồn đọng được cải thiện đáng kể, hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã được triển khai mở rộng. Hoạt động kinh doanh của SGD I – NHCT VN trong năm qua nhìn chung đạt kết quả tốt trên các mặt hoạt động. Được sự quan tâm chỉ đạo của NHNN Hà Nội, NHCT Việt Nam, sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành trên địa bàn và sự tin tưởng hợp tác của khách hàng SGD I đã khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch được giao, tiếp tục là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong toàn hệ thống NHCT VN. Trong nhiều năm qua, SGD I – NHCT VN luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống NHCT VN. Điều này được thể hiện trong một số chỉ tiêu cơ bản là: - Là đơn vị đứng đầu về tỷ lệ huy động và lợi nhuận từ năm 1999, nguồn vốn chiếm khoảng 15% trong toàn hệ thống. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay, thanh toán, còn điều chuyển một lượng vốn lớn về quỹ điều hoà của NHCT VN. - Lợi nhuận trung bình đạt được mỗi năm khoảng 140 tỷ đồng. - Dư nợ và đầu tư luôn dẫn đầu trong cả hệ thống. - Sở luôn được chọn làm nơi thực hiện thí điểm các sản phẩm dịch vụ mới của NHCT VN. Đây là đầu mối cho các chi nhánh NHCT trên địa bàn để triển khai các chương trình hệ thống NHCT với các đối tác bạn hàng. 2.1.3.2.Tình hình huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nên trong những năm qua SGD I đã không ngừng mở rộng việc huy động vốn bằng việc mở rộng phạm vi cũng như hình thức huy động vốn. Sau đây là kết quả huy động vốn trong những năm gần đây của SGD I – NHCT VN: a. Về quy mô nguồn vốn. Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại SGD I – NHCT Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 16.071 17.448 16.718 Chênh năm sau so với năm trước +/- 1.377 - 730 Tốc độ tăng trưởng năm sau so năm trước % 8,5% - 4,2% (Nguồn số liệu: phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, nhìn chung SGD I – NHCT đã đạt được những thành công đáng kể trong công tác huy động vốn, là đơn vị có nguồn vốn huy động chiếm một tỷ lệ khá cao trong toàn hệ thống NHCT VN, chiếm khoảng 15% tổng nguồn huy động của NHCT VN. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của SGD I tăng trưởng không đều, tăng mạnh vào năm 2006 nhưng đến năm 2007 đã bị sụt giảm: Tổng nguồn vốn huy động năm 2005 là 16.071 tỷ, năm 2006 là 17.448 tỷ , tăng 1.377 tỷ (tăng 8.5%) so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng nguồn huy động của SGD I chỉ có 16.718 tỷ, giảm 730 tỷ (giảm 4,2%) so với năm 2006. Trong khi chỉ tiêu của SGD I năm 2007 là nguồn vốn huy động tăng 5 – 7% so với năm 2006 ( tăng 1.200 tỷ). Như vậy là năm 2007 vừa qua Sở đã không hoàn thành mục tiêu huy động vốn của mình. Sự giảm sút của nguồn vốn huy động năm 2007 là vì năm 2007 việc huy động vốn của Sở gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt: các ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, nhiều ngân hàng mới được thành lập, các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT VN luôn duy trì thấp hơn. Bởi vậy, trong thời gian tới NHCT VN cần có những biện pháp mới để giữ vững và tăng cường nguồn vốn huy động của mình. b. Về cơ cấu nguồn vốn huy động Phân theo đối tượng huy động Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng tại SGD I – NHCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 16.071 100% 17.448 100% 16.718 100% 1.Tiền gửi doanh nghiệp 10.399 64,7% 9.859 56,5% 12.735 76,2% 1.1 - VNĐ 10.229 9.721 12.735 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 170 138 402 1.2. - Không kỳ hạn 9.226 3.362 3.624 - Có kỳ hạn 1.173 6.497 9.111 2. Tiền gửi dân cư 3.908 24,3% 3.990 22,9% 3.412 20,4% 2.1. - VNĐ 1.853 1.956 1.649 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 2.055 1.336 1.381 2.2 - Không kỳ hạn 6 7 58 - Có kỳ hạn 3.902 3.983 3.086 3.Tiền gửi khác 1.764 11% 3.599 20,6% 571 3,4% (Nguồn số liệu: phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Biểu đồ 2.2:Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ ta thấy mặc dù tổng nguồn vốn huy động của SGD I tăng không đều qua các năm nhưng cơ cấu nguồn vốn của SGD I không thay đổi nhiều: nguồn vốn từ tiền gửi doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn: năm 2005 chiếm 64,7% tổng nguồn, năm 2006 chiếm 56,5% tổng nguồn, năm 2007 chiếm 76,3% tổng nguồn. Có được điều này là do Sở giao dịch I – NHCTVN là Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, hoạt động lâu năm và có uy tín lớn trên thị trường, bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn luôn được xác định là khách hàng trung tâm của Sở, bởi vậy SGD I đã thu hút được nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn lớn. Đặc biệt, năm 2007 tiền gửi doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 2.876 tỷ (tăng 29,2% so với 2006). Còn tiền gửi dân cư luôn chiếm một tỷ trọng thấp hơn: năm 2005 chiếm 24,3% tổng nguồn, năm 2006 chiếm 22,9% tổng nguồn, năm 2007 chiếm 20,4% tổng nguồn. Các loại tiền gửi khác luôn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất: năm 2005 chiếm 11% tổng nguồn, năm 2006 chiếm 20,6% tổng nguồn, năm 2007 chiếm 3,4% tổng nguồn. Phân theo kỳ hạn Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn tại SGD I – NHCT Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 16.071 100% 17.448 100% 16.718 100% Không kỳ hạn 9.231 57,4% 3.369 19,3% 3.681 22% Có kỳ hạn 6.840 42,6% 14.079 80,7% 13.037 78% (Nguồn số liệu: phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng, còn nguồn không kỳ hạn có xu hướng giảm. Đặc biệt, vào năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn có số lượng lớn nhất trong cả 3 năm, với 14.079 tỷ, chiếm tỷ trọng 80,7% tổng nguồn năm 2006. Sang năm 2007 thì nguồn vốn có kỳ hạn đã giảm nhẹ xuống còn 13.037 tỷ, và tỷ trọng cũng có phần giảm xuống, chỉ còn chiếm 78% tổng nguồn năm 2007. Nguyên nhân của thực trạng này là do trước năm 2006 các công ty thường gửi tiền vào ngân hàng với hình thức là tiền gửi không kỳ hạn để đảm bảo khả năng thanh toán của mình trong quá trình hoạt động. Từ năm 2006 các công ty chuyển sang hạch toán kinh doanh rõ ràng theo cơ chế thi trường, có kế hoạch chi trả, thanh toán cụ thể hơn. Bởi vậy, đã có một lượng vốn rất lớn của các tổng công ty đã chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn, làm cơ cấu tiền gửi thay đổi, tiền gửi có kỳ hạn tăng lên, và điều này cũng có nghĩa là lãi suất bình quân đầu vào của SGD I cũng tăng lên. Phân theo loại tiền Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SGD I – NHCT Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 16.071 100% 17.448 100% 16.718 100% VNĐ 13.709 85,3% 14.953 85,7% 14.270 85,4% Ngoại tệ 2.362 14,7% 2.495 14,3% 2.448 14,6% (Nguồn số liệu: Phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền Vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn: năm 2005 chiếm 85,3% tổng nguồn, năm 2006 chiếm 85,7 tổng nguồn, năm 2007 chiếm 85,4% tổng nguồn. Như vậy, tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ thường ổn định qua các năm. Ngược lại, vốn huy động bằng ngoại tệ chiểm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với vốn huy động bằng VNĐ. Lý do bởi nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như dân cư còn thấp trong khi lãi suất huy động của ngân hàng đối với VNĐ cao hơn đối với ngoại tệ. 2.1.3.3. Hoạt động tín dụng Bảng 5: Hoạt động tín dụng của SGD I – NHCT VN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 VNĐ Ngoại tệ Tổng số VNĐ Ngoại tệ Tổng số VNĐ Ngoại tệ Tổng số Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 3.041 899 3.940 3.618 880 4.499 3.205 1.154 4.359 Trong đó: Cho vay 1.889 899 2.788 1.906 870 2.776 1.958 1.142 3.101 1. Phân theo thời hạn 242 - Ngắn hạn 675 312 987 653 628 895 722 286 1.008 - Trung và dài hạn 1.214 587 1.801 1.253 1.881 1.236 857 2.093 2. Phân theo thành phần kinh tế - Kinh tế quốc doanh 2.066 2.081 2.341 - Kinh tế ngoài quốc doanh 722 695 760 3. Phân theo ngành sxkd - Công nghiệp 994 236 1.230 943 251 1.194 1.016 286 1.302 - Tiêu dùng 38 38 50 50 71 71 -Thương nghiệp 435 528 963 400 530 930 469 648 1.117 - Dịch vụ 316 38 354 344 45 389 404 61 465 - Ngành khác 106 97 203 107 106 213 76 70 146 4. Chất lượng tín dụng - Dư nợ trong hạn 1.886,4 894,4 2.780,8 1.858,9 915,6 2.774,5 2.093 1.008 3.101 - Dư nợ quá hạn 2,6 4,6 7,2 0,57 0,93 1,5 0,19 0,31 0,5 Trong đó: + KTQD 1,4 3,5 4,9 0,35 0,69 1,04 0,11 0,21 0,32 + KTNQD 1,2 1,1 2,3 0,22 0,24 1,46 0,08 0,1 0,18 5. Chỉ tiêu hiệu quả - Tổng doanh số cho vay 3.196 1.997 5.193 6.96 7.38 - Tổng doanh số thu nợ 3.012 1.807 4.819 6.971 7.056 (Nguồn số liệu: Phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Qua bảng số liệu cho ta thấy: tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2005 là 3.940 tỷ; năm 2006 là 4.499 tỷ, tăng 559 tỷ (tăng 14,2%) so với năm 2005; năm 2007 là 4.359 tỷ, giảm 140 tỷ (giảm 3,1%) so với năm 2006. Như vậy tốc độ tăng và giảm hoạt động tín dụng của Sở luôn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Về phân loại theo thời hạn: các món cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các món tín dụng ngắn hạn, cụ thể: cho vay trung và dài hạn năm 2005 là 1.801 tỷ, chiếm 64,6% tổng số cho vay; năm 2006 là 1.881 tỷ, chiếm 67,8% tổng số cho vay; năm 2007 là 2.093 tỷ, chiếm 67,4% tổng số cho vay. Về phân loại theo thành phần kinh tế: các món cho vay kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng cao, cụ thể: năm 2005 là 2.066 tỷ, chiếm 74,1% tổng số cho vay; năm 2006 là 2.081 tỷ, chiếm 75% tổng số cho vay; năm 2007 là 2.341 tỷ, chiếm 75,5% tổng số cho vay. Nhưng nhìn chung, công tác cho vay được mở rộng tới mọi khách hàng là các tổng công ty, công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực kinh tế tư nhân, cho vay tiêu dùng…nhằm đa dạng hoá khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông…các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Về phân loại theo ngành sản xuất kinh doanh: dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm: năm 2005 cho vay công nghiệp là 1.230 tỷ đồng, chiếm 44,1% tổng dư nợ cho vay; năm 2006 là 1.194 tỷ đồng, chiếm 43% dư nợ cho vay; năm 2007 là 1.302 tỷ đồng, chiếm 42% dư nợ cho vay Sau ngành công nghiệp thì ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng dư nợ cho vay: năm 2005 cho vay thương nghiệp là 963 tỷ đồng, chiếm 34,5% dư nợ cho vay; năm 2006 là 930 tỷ, chiếm 33,5% dư nợ cho vay; năm 2007 là 1.117 tỷ đồng, chiếm 36% dư nợ cho vay. Cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay: năm 2005 là 38 tỷ, chiếm 1,4%; năm 2006 là 50 tỷ, chiếm 1,8%; năm 2007 là 71 tỷ, chiếm 2,3% tổng dư nợ cho vay. Về chất lượng tín dụng: Hoạt động tín dụng của SGD I đã có sự chuyển biến tích cực về chất, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng mà hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý. Nhờ làm tốt công tác thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay nên chất lượng tín dụng của Sở được cải thiện đáng kể: Nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, cụ thể: dư nợ quá hạn năm 2005 là 7,2 tỷ,chiếm tỷ trọng 0,26% trong tổng dư nợ cho vay; năm 2006 là 1,5 tỷ, chiếm 0,05% trong tổng dư nợ cho vay; năm 2007 chỉ còn 0,5 tỷ chiếm 0,016% trong tổng dư nợ cho vay. 2.1.3.4. Các hoạt động khác. Hoạt động kế toán: Với sự phát triển khá toàn diện của các mặt hoạt động kinh doanh với công nghệ ngày càng được hoàn thiện. Hoạt động kế toán không chỉ hoàn thành khối lượng công việc lớn của mình, mà còn thực hiện tốt vai trò “đầu mối thanh toán bắc cầu “ cho một số chi nhánh NHCT trong cả nước và các ngân hàng khác hệ thống. Doanh số thanh toán cả năm lên tới 600 ngàn tỷ đồng, tăng 35 % so với năm 2006, trong đó doanh số thanh toán chuyển khoản luôn chiếm trên 97%, song đều được xử lý, hạch toán cập nhật, kịp thời, chính xác. Các hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, chi kiều hối đều tăng so với năm 2006. Nhờ làm tốt công tác thanh toán nên trong năm đã có 580 khách hàng là tổ chức và cá nhân mở tài khoản giao dịch. Đến nay đã có 8950 khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế gửi tiền, vay tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hơn 80 ngàn khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại SGD I. Hoạt động kế toán còn làm tốt nhiệm vụ đầu mối thu thập thông tin giúp ban lãnh đạo kịp thời điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là đối với công tác huy động vốn. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 210 triệu USD, tăng 6% so với năm 2006. Trong đó L/C nhập đạt 891 món, tăng 5% về số món. Nhờ thu nhập thông báo 465 món, tăng 38% về số món và 32% về giá trị. Bảo lãnh trong nước phát hành 743 món, trị giá 172,6 tỷ đồng, tăng 5,8% về số món và 42% về giá trị. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá thuận lợi, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 456 triệu USD. SGD I ngoài mua ngoại tệ từ NHCT VN, đã tăng cường mua từ doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Các hoạt động khác như giải ngân dự án ODA, WB đều thực hiện tốt. Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh, đảm bảo kinh doanh an toàn có hiệu quả. Hoạt động dịch vụ và phát triển mạng lưới ổtng năm qua, SGD I thường xuyên kiẻm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ mới như: Dịch vụ internet Banking, đến nay đã có 70 đơn vị và cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ này; Cho vay du học, chứng minh tài chính được 25 món, số tiền là 4,3 tỷ đồng; Dịch vụ cho thuê két sắt đã được triển khai trong năm 2006 nhưng số lượng khách hàng sử dụng chưa nhiều vì chưa có két chuyên dụng. Sản phẩm thẻ ATM và thê tín dụng Quốc tế vẫn duy trì được tốc độ phát triển, trong năm đã lắp đặt được thêm 2 máy tại các điểm trung tâm thành phố có nhiều khách Quốc tế và đông dân cư để thuận tiện cho khách hàng, nâng tổng số máy Sở đã lắp đặt và quản lý lên 13 máy. Trong năm đã phát hành được 9.325 thẻ ATM và 245 thẻ tín dụng quốc tế, nâng tổn số thẻ Sở đã phát hành đến 31/12/2007 là 20.234 thẻ. Sở đã triển khai rộng các phương thức cung ứng dịch vụ tại chỗ cho khách hàng như: Tổ chức giao nhận chứng từ và thu / chi tiền lưu động đến tận các doanh nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và tối đa hoá lợi ích bằng việc tiền được ghi có vào tài khoản với thời gian nhanh nhất. Duy trì việc hổ trợ xoá cước cho Trung tâm dịch vụ khách hàng Bưu điện Hà Nội. Kết quả thu phí dịch vụ năm 2007: Đạt 18,3 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2006 và xấp xỉ đạt kế hoạch NHCT giao. Việc triển khai các loại hình dịch vụ đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh của Sở trong hiện tại và tương lai, phù hợp với xu hướng phát triển của một NHTM hiện đại. 2.1.3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của SGD I – NHCT Với tình hình hoạt động như trên, SGD I – NHCT đã thu được những kết quả trong những năm gần đây như sau: Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của SGD I – NHCT Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu 1.055.780 1.456.119 1.539.224 Tổng chi 708.274 1.113.064 1.207.725 Lợi nhuận 347.506 343.055 331.499 Chênh lệch giá trị - 4.451 -11.556 Chênh lệch phần trăm - 1,28% - 3,37% (Nguồn số liệu: phòng tổng hợp tiếp thị - SGD I NHCT VN) Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2005 với tổng thu là 1.055.780 triệu đồng, tổng chi là 708.274 triệu đồng, Sở thu được lợi nhuận là 347.506 tỷ. Nhưng đến năm 2006 và 2007, Sở đã không duy trì được mức lợi nhuận như vậy nữa: Năm 2006 với tổng thu là 1.456.119 triệu đồng, tổng chi là 1.113.064, Sở chỉ thu được mức lợi nhuận là 343.055 triệu đồng, giảm 4.451 triệu đồng (giảm 1,25%) so với năm 2005. Năm 2007 với tổng thu là 1.539.224 triệu đồng, tổng chi là 1.207.725 triệu đồng, Sở thu được lợi nhuận là 331.499 triệu đồng, giảm 11.556 triệu (giảm 3,37%) so với 2006. Lợi nhuận hạch toán nội bộ của SGD I – NHCT năm 2006 và 2007 giảm so với năm 2005 chủ yếu là do lãi suất bình quân đầu vào tăng cao hơn nhiều so với những năm trước đây: Năm 2005 tổng chi là 708.274 triệu, trong đó chi trả lãi tiền gửi là 637.447 triệu, chiếm 90% tổng chi. Năm 2006, tổng chi là 1.113.064 triệu, trong đó chi trả lãi tiền gửi là 1.065,125 triệu, chiếm 95,7% tổng chi. Năm 2007, tổng chi là 1.207.725 triệu, trong đó chi trả lãi tiền gửi là 1.177.532 triệu, chiếm 97,5% tổng chi. Tuy nhiên, kết quả này đã thể hiện sự nổ lực rất lớn của Sở trong việc khắc phục khó khăn để giữ vững sự phát triển ổn định, tiếp tục là đơn vị đạt thành tích thi đua xuất sắc, góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống. 2.2. Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại SGD I – NHCT VN 2.2.1. Tình hình chung a. Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư Bảng 2.7: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động từ dân cư Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng nguồn huy động từ dân cư 3.908 3.990 3.412 Chênh lệch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28606.doc
Tài liệu liên quan