Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1 Tổng quan về hoạt động huy động vốn của NHTM 2

1.1.1 Khái quát về NHTM 2

1.1.1.1 Khái niệm NHTM 2

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 2

1.1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 4

1.1.3 Các loại nguồn vốn huy động 4

1.1.3.1 Vốn chủ sở hữu 4

1.1.3.2 Các nguồn vốn huy động truyền thống 6

1.1.3.3 Nhóm các nguồn vốn khác 7

1.2 Nội dung hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Thiết lập mục tiêu huy động vốn 9

1.2.2 Xây dựng chính sách huy động vốn 10

1.2.3 Xây dựng quy trình huy động vốn 12

1.2.4 Tổ chức quá trình huy động vốn 13

1.2.5 Tiêu chí phản ảnh kết quả huy động vốn 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô vốn ngân hàng 14

1.3.1 Nhân tố chủ quan 15

1.3.1.1 Lãi suất cạnh tranh 15

1.3.1.2 Các yếu tố chủ quan khác 15

1.3.2 Nhân tố khách quan 16

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 18

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam (Techcombank) 18

2.1.1 Giới thiệu về Techcombank 18

2.1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển 18

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 19

2.1.1.3 Mục tiêu của ngân hàng 19

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức 20

2.1.1.5 Các sản phẩm dịch vụ của Techcombank 23

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Techcombank 26

2.2.1 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh 26

2.2.1.1 Các chỉ số tài chính 26

2.2.1.2 Hoạt động huy dộng vốn 27

2.2.1.3 Hoạt động sử dụng vốn 28

2.2.1.4 Hoạt động phi tín dụng khác 29

2.2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn 30

2.2.2.1 Khái quát các kênh huy động vốn tại Techcombank 30

2.2.2.2 Tình hình huy động vốn tại Techcombank 32

2.2.2.3 Chi phí huy động vốn 38

2.2.3 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại Techcombank 38

2.2.3.1 Những kết quả đạt được 38

2.2.3.2 Những hạn chế 40

2.2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 42

CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 44

3.1 Định hướng chiến lược của ngân hàng về hoạt động huy động vốn trong thời gian tới 44

3.1.1 Thuận lợi và khó khăn 44

3.1.2 Định hường phát triển hoạt động kinh doanh trong năm 2010 44

3.2 Một số giải pháp tằng cường khả năng huy động vốn trong thời gian tới 45

3.2.1 Mở rộng mạng lưới hoạt động 46

3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm, Phát triển các sản phẩm mới 46

3.2.3 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý 48

3.2.4 Đẩy mạnh chiến lược Marketing 49

3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng 51

3.2.5 Nâng cao chất lượng công nghệ kỹ thuật 52

3.2.7 Tăng cường công tác quản trị rủi ro về huy động vốn 54

3.3 Một số kiến nghị 55

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ 55

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 56

KẾT LUẬN 58

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3862 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết kiệm Tiết kiệm thường Tiết kiệm dài hạn Tiết kiệm Phát lộc Tiết kiệm thực gửi Tiết kiệm định kỳ vì tương lai Sản phẩm dịch vụ thẻ Thẻ F@stAccess Thẻ F@stAccess Visa Debit Sản phẩm tín dụng Cho vay mua nhà Cho vay du học Cho vay mua ô tô Cầm cố giấy tờ có giá Cho vay kinh doanh Cho vay kinh doanh chứng khoán Vay ứng trước tiền bán chứng khoán Đảm bảo chứng khoán niêm yết Dịch vụ cá nhân Xác nhận số dư Bảo quản tài sản Trung gian mua nhà Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp Trả lương Thu chi tiền mặt Cho vay cổ phần Sản phẩm dịch vụ cá nhân khác Homebanking Bảo lãnh Kiều hối Chuyển tiền Chiết khấu Đổi tiền Thanh toán hóa đơn Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp Dịch vụ tài khoản Tiền gửi thanh toán Tiền Gửi chuyên dùng Tín dụng doanh nghiệp Vay lưu động theo món Vay lưu động theo hạn mức Vay đầu tư trung, dài hạn theo món Vay đầu tư trung, dài hạn theo dự án Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh thanh toán Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm Bảo lãnh hoàn thanh toán Dịch vụ thanh toán trong nước Thanh toán trong nước đi Thanh toán trong nước đến Dịch vụ thanh toán quốc tế Chuyển tiền trả trước Chuyển tiền trả sau Nhờ thu trả ngay Nhờ thu trả chậm Thư tín dụng trả ngay có xác nhận Thư tín dụng trả ngay không xác nhận Thư tín dụng trả chậm có xác nhận Thư tín dụng trả chậm không xác nhận Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro Mua bán giao ngay Mua bán kỳ hạn Hoán đổi Quyền chọn Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn Bảo quản Tài sản Dịch vụ trả lương Thu chi tiền mặt tại chỗ Dịch vụ dành cho các định chế tài chính Dịch vụ ngân hàng đầu tư Thực trạng hoạt động huy động vốn của Techcombank Trong nhưng năm gần đây Techcombank đang dần trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt nam . Với việc áp dụng nhưng công nghệ tiên tiến nhất, đồng thời với các chính sách linh hoạt đã giúp Techcombank trở thành 1 trong 10 ngân hàng lớn nhất hiện này. Trong phần này em xin trình bày một số kết quả của ngân hàng trong 3 năm gần đây 2007, 2008, 2009. Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1.1 Các chỉ số tài chính Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính của Techcombank giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị : tỷ VND) STT Chỉ số 2009 2008 2007 1 Tổng tài sản 92.581 59.360 39.542 2 Vốn điều lệ 5400 3.642 2.521 3 Vốn chủ sở hữu 7.323 5.615 3.573 4 Tỷ lệ an toàn vốn(%) 13,99 14,30 5 Tổng Doanh thu 7.662 8.382 2.653 6 Quỹ Dự phòng 5.12 144 7 Lợi nhuận trước thuế 2253 1.600 709 8 Lợi nhuân sau thuế 1.700 1.173 510 9 ROE(%) 26,86 25,87 22,98 10 ROA(%) 2,24 2,28 1,99 (Nguồn Báo cáo thường niên năm 2007-2009 ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank) Năm 2009 tổng tài sản toàn hệ thống là : 92.582 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2008, vượt 13% so với kế hoạch ban đầu và vượt 3% kế hoạch mới. Năm 2009 lợi nhuận trước thuế của toàn hệ thống cả năm là 2.253 tỷ VND trong đó của ngân hàng: 2.146 tỷ đồng. Lợi nhuận toàn hệ thống đạt 139% so với năm 2008, vượt kế hoạch ban đầu 37% và kế hoạch mới là 2%. Tổng nguồn huy động của toàn hệ thống đạt 72.693 tỷ VND, tăng 50% so với năm 2008, hoàn thành kế hoạch ban đầu và đạt 91% kế hoạch mới. Trong đó phần lớn là huy động dân cư với gần 43.000 tỷ đồng chiếm gần 60% tổng huy động. Trong năm 2009 Techcombank đã tăng vốn điều lệ 2 lần, và hiện nay vốn điều lệ của Techcombank là 5.400 tỷ đồng Tổng tài sản Techcombank: năm 2008 đạt 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷ đồng so với tháng 12/2007 đạt 150% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt: năm 2008 đạt 1.600,348 tỷ đồng bằng 225% so với thực hiện năm 2007. Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 2.521 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2007 ) lên 3.642 tỷ đồng, tăng 44% Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2008 là 13,99% bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng Hoạt động huy dộng vốn Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Kỹ Thương từ 2007 đến 2009 Đơn vị: Triệu VN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Phân theo cơ cấu 34.686.190 100% 48.587.992 100% 72.693.486 100% Các TCKT 11.273.590 28,9% 9.884.499 28,6% 19.543.720 26,88% Dân cư 14.119.268 40,5% 29.733.224 54,7% 42.803.680 58,88% Các TCTD 10.670.788 30,6% 8.970.269 18,7% 10.346.086 14,34% (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2007, 2008, 2009) Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu huy động vốn các năm 2007, 2008, 2009 của Techcombank Trong những năm trở lại đây, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng lưới ngân hàng của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng, các NHTM thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn cho khách hàng… Vượt qua nhưng khó khăn đó cùng với sự nỗ lực của mình Techcombank đã đạt được thành tựu đáng kể trong 3 năm vừa qua. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là 72.693 tỷ VND. So với cuối năm 2008, nguồn huy động tăng lên 24.105 tỷ VND. Nguồn vốn huy động tuy không đạt được kế hoạch mới đề ra nhưng đã có sự tăng trưởng rất tốt khi huy động TCKT tăng 98% so với cuối năm 2008. Nguồn huy động của các năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2007 đạt 34.847 tỷ tăng 132%so với năm 2006, năm 2008 tăng 17.047 tỷ đạt 149% so với năm 2007. Đặc biệt trong năm 2008 bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tín dụng bị giảm sút. Tuy nhiên lượng huy động từ dân cư đạt con số đáng kể tăng hơn 100% so với năm 2007. Hoạt động sử dụng vốn Bảng2.3 : Dư nợ tín dụng Techcombank giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị : triệu đồng) Năm 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 20.188,520 26.343,000 42.113,000 Nợ xấu ( 3-5)toàn hệ thống 277,820 663,843 1.048,613 Tỷ lệ nợ xấu (3-5)(%) 1,38% 2,52% 2,49% (Nguồn : Báo cáo Ban kiểm soát Tại đại hội cổ đông các năm 2007-2009) Trong 3 năm hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng tốt. Cụ thể là: Tính đến cuối năm 2009, dư nợ đã tăng 61% so với thời điểm năm 2008 trong khi đó nợ 3-5 là 2,49% giảm 0,04% so với tỷ lệ 3-5 của năm 2008. Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2009 là 9,6% đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Tính đến cuối năm 2007 dư nợ tăng 2,3 lần so với cuối năm 2006 trong đó nợ xấu ( nợ 3-5) chiếm 1,38% ,là mức giảm đáng kể so với năm 2006 ở mức 3,16%. Cuối năm 2008, dư nợ đã tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2007 trong khi đó nợ xấu (nợ 3-5) chiếm 2,56%, nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN (dưới 3%). Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hoá nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn. Hoạt động phi tín dụng khác Hoạt động bảo lãnh Năm 2007 tổng thu phí bảo lãnh đạt 35,38 tỷ đồng chiếm 12,34% tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng Năm 2008 nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tiếp tục phát triển góp phần không nhỏ vào doanh thu phi lãi của ngân hàng. Tổng thu từ phí bảo lãnh đạt 56,59 tỷ đồng chiếm 10% tổng thu phí dịch vụ ngân hàng. Thanh toán quốc tế Năm 2007 doanh số thanh toán quốc tế đạt 2.722 triệu USD tăng 129% so với năm 2006. Tổng phí thu từ thanh toán quốc tế là 86 tỷ đồng chiếm 41,95% tổng doanh thu từ dịch vụ Năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế đạt 3.369,83 triệu USD tăng 23,76% so với năm 2007. Tổng phí thu được từ thanh toán quốc tế là 176,42 tỷ đồng chiếm 31,07% tổng doanh thu dịch vụ. - Về triển khai dịch vụ thẻ, + Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam. + Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank đã liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt của đội ngũ cán bộ giao dịch khách hàng. - Dịch vụ khác Các dịch vụ phái sinh khác đang được phát triển như kinh doanh ngoại tệ, giao dịch hàng hoá tương lai. Thực trạng hoạt động huy động vốn 2.2.2.1 Khái quát các kênh huy động vốn tại Techcombank Để tạo lập nguồn vốn, Techcombank cũng như các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư,… Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Techcombank và các NHTM là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Techcombank đang cung cấp cho khách hàng như sau: Tài khoản tiền gửi thanh toán Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Techcombank để thực hiện ngân hàng cầu thanh toán, chi tiêu. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR… Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 3%năm) và không có thời hạn cho tài khoản thanh toán. Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng. Lợi ích An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt. Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ Homebanking. Thông qua công nghệ banking online hiện đại (phần mềm Globus), khách hàng có thể gửi, rút nhiều nơi trên toàn hệ thống Techcombank. Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối… Tài khoản tiền gửi kỳ hạn Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi. Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng). Tiền gửi tiết kiệm Tiết kiệm Fastsaving F@stsaving là tài khoản tiết kiệm được hương lãi suất bậc thang theo số dư và có thể gửi vào và rút ra từng phần, lãi được tính trả hàng tháng cộng vào gốc. Khách hàng không giữ sổ tiết kiệm, Techcombank sẽ cung cấp cho khách hàng 1 số tài khoản. Khách hàng có thể lựa chọn số tiền tối đa, tối thiểu của tài khoản thanh toán và chọn lịch để hệ thống tự động chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm F@stsaving. Tiết kiệm đa năng Tài khoản tiết kiệm đa năng là hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất tương đương với sản phẩm tiết kiệm thường và ngoài ra còn có tính năng ưu việt nổi bật cho phép khách hàng có thể rút từng phần gốc một cách linh hoạt tại bất kì điểm giao dịch nào của Techcombank hoặc tại máy ATM tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình. Tiết kiệm định kỳ Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là một hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang 1 kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu. Tài khoản tích luỹ bảo gia Tài khoản tích luỹ bảo gia là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Hàng tháng, khách hàng nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho cuộc sống. Đuợc Techcombank mua tặng một hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Việt Nhân thọ. Không phải đến ngân hàng nộp tiền do đựơc cung cấp miễn phí dịch vụ chuyển tiền tự động. Gửi tiền một nơi, rút tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Techcombank. Tiết kiệm thực gửi Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, cho phép khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kì điểm giao dịch nào và được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi tại Techcombank. Sản phẩm được phát hành dưới hình thức thẻ tiết kiệm. Phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong điều kiện thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Theo đó khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất bậc thang theo số tháng khách hàng gửi, không phải chịu lãi suất không kỳ hạn. Tiết kiệm thường Đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với ký hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ được ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn. Tiết kiệm phát lộc Tiết kiệm phát lộc là một hình thức tiết kiệm đặc biệt với lãi suất cao. Sản phẩm có lãi suất cao hơn so với tiết kiệm thường có cùng kỳ hạn. Lãi suất được cố định trong toàn bộ thời gian gửi tiến của khách hàng. Tuy nhiên khách hàng không được rút trước hạn. Khách hàng có thể rút gốc và lãi tiền gửi tại bất cứ điểm giao dịch nào của Techcombank. Tiết kiệm siêu may mắn Là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của Techcombank chỉ áp dụng đối với VND, USD. Theo đó, người gửi tiết kiệm được tham gia chương trình dự thưởng do Techcombank ban hành kèm theo Thể lệ chương trình khuyến mại tiết kiệm “siêu may mắn”. Tình hình huy động vốn tại Techcombank Quy mô huy động vốn của Techcombank Bảng 2.4: Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng Đơn vị : Triệu VNĐ Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quy mô Quy mô Tốc độ tăng Quy mô Tốc độ tăng TECHCOMBANK 24,476.580 39,617.723 161,86% 62,347.400 157,37% SACOMBANK 44,026.670 46,128.820 104,77% 60,516.273 131,19% ACB 55,283.100 65,429.560 118,35% 87,900.839 134,34% EXIMBANK 22,906.120 30,877.730 124,80% 38,766.465 125,54% (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.2 Quy mô tiền gửi khách hàng của các ngân hàng Qua bảng trên ta thấy so với các ngân hàng cùng cấp với mình tuy quy mô của Techcombank không bằng các ACB, Sacombank nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Techcombank không thua kém. Cụ thể là năm 2008 đạt 161,86% năm 2009 đạt 157,37%. Đặc biệt trong 2 năm 2008 và 2009 tốc độ của Techcombank so với các ngân hàng khác tăng nhanh một cách đáng kể. Về quy mô đã gần đạt tới quy mô của các ngân hàng lớn như ACB, SACOMBANK.Tuy nhiên để đánh giá tình hình huy động vốn của Techcombank chúng ta cấn phân tích cơ cấu của các nguông huy động vốn để đánh giá thực tế khả năng huy động vốn của Techcombank. Qua đó để thấy được những cái đã đạt được và những hạn chế trong việc huy động vốn… Cơ cấu huy động vốn Cơ cấu huy động vốn theo sản phẩm Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn theo sản phẩm Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân 11,273.590 32.50% 9,088.489 19,02% 19,543.720 26,88% Tiền gửi tiết kiệm 13,202.990 38.06% 26,971.431 56,43% 38,485.617 52,94% Phát hành GTCG 1,750.720 5.05% 2,761,793 5,78% 4,318.063 5,94% Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 8,458.90 24.39% 8,970269 18,77% 10,346.086 14,24% (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2005,2006, 2007, 2008) Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu huy động vốn theo sản phẩm Thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Cụ thể như sau: Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán tăng đều về qui mô và tỷ trọng qua các năm, chứng tỏ khả năng thu hút của Techcombank ngày càng được khách hàng qua tâm, tin tưởng. Việc nâng cao hệ thống giao dịch, mạng lưới thẻ không ngừng mở rộng, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng đã giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch. Tuy nhiên, năm 2008 với biến động không ngừng của nền kinh tế thêm vào đó việc thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN và tình hình lạm phát kéo dài, lãi suất biến động liên tục tăng cao đã khiến các tổ chức cá nhân rút tiền để chuyển sang gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1-2 tuần. Sang năm 2009, nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đang dần hồi phục. Vì vậy nhu cầu dùng tiền thanh toán cao. Lượng tiền gửi thanh toán tăng mạnh đáng kể. Đây là 1 dấu hiệu mừng vì chi phí huy động tiền gửi thanh toán là khá thấp. Tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG Tiền gửi tiết kiệm tăng về qui mô qua các năm đạt 13,202.990 triệu (năm 2007); 26,971.431 triệu (năm 2008) 38,485.617 triệu ( Năm 2009). Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm đạt 1,750.720 triệu (năm 2007); 2.761.793 triệu (năm 2008); 4,318063 triệu ( Năm 2009). Chứng tỏ Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007) tiết kiệm trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục – tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên kết ngân hàng- bảo hiểm), tiết kiệm F@stsaving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng có thể tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tiền gửi của tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi Techcombank cần phải nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm. So với năm 2007 năm 2008, tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá mức độ hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ồ ạt. Sang năm 2009 nguồn tiền gửi đạt ở mức ổn định, tuy nhiên còn khá thấp so với kế hoạch. Ngân hàng cần phải tăng cường thêm các biện pháp khác nhằm có thể huy động tốt ở tất các các kênh huy động. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Tiền gửi của các TCTD ít biến động và giảm. Cuối năm 2007 là 24.39%, giảm 9.81% so với năm 2006, năm 2008 là 18,77% năm 2009 là 14,24% trong tổng vốn huy động thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn cũng như việc cắt giảm phần nào chi phí huy động vốn của Techcombank. Cơ cấu huy động vốn theo thị trường Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo thị trường Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thị trường 1 26.227.290 75.61% 42.807.939 82.49% 61.633.807 85.79% Thị trường 2 8.458.900 24.39% 9.086.762 17.51% 11.056.679 15.21% Tổng nguồn vốn 34.686.190 100% 51.894.701 100% 72.693.486 100% (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2007, 2008,2009) Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu huy động vốn theo thị trường Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các TCKT và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM xét trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu trên cho thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của Techcombank tương đối ổn định và tăng qua các năm qua các năm. Năm 2007 nguồn vốn trên thị trường 1 tăng trở lại, tăng 9.81%.Và năm 2008 tăng 6.88 %. Năm 2009 tăng 3.3% thể hiện sự quyết tâm trong công tác huy động vốn của Techcombank. Hơn nữa thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008 chứng kiến sự đóng băng, giảm sút mạnh của thị truờng chứng khoán, sự gia tăng nguồn tiền gửi của ngân hàng do lãi suất tiết kiệm tăng vọt nhưng bước sang năm 2009 khi nền kinh tế hồi phục thì lượng tiền huy động tăng mạnh trêm thị trường cấp 1. Trong khi đó vốn huy động trên thị trường 2, tức là trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank ngày càng giảm về tỷ trọng, thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục cho vay và đầu tư. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn trên thị trường 1 Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn trên thị trường 1 Đơn vị : Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn 4.855.470 18.51% 4.293.636 11.03% 20.013.575 33,47% Tiền gửi và GTCG có kỳ hạn 21.371.820 81.49% 38.514.303 88.97% 41.620.232 67,53% Tổng nguồn vốn 1 26.227.290 100% 42.807.939 100% 61.633.807 100% (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2007, 2008,2009) Biểu đồ 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn trên thị trường 1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của các khoản tiển gửi cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm : 18.51% (năm 2007), 11.03% (năm 2008) 33.47% năm 2009. Điều này không thật sự phù hợp cho Techcombank - một ngân hàng đẩy mạnh định hướng ngân hàng bán lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn lưu động của cá nhân và doanh nghiệp. Lý do tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ lệ tương đối so với tiền gửi có kỳ hạn để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. Ngoài ra cũng cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán của Techcombank chưa thật sự tạo tạo ra được nhiều tiện ích trên các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, do đó không thu hút được nhiều vốn qua kênh này. Chi phí huy động vốn Bảng 2.8: Chi phí huy động vốn DVT: VND %/tháng; USD %/năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 VND USD VND USD VND USD Lãi suất đầu vào bình quân (1) 9.5 5.5 17.5 6.1 8.6 1.8 Lãi suất đầu ra bình quân (2) 13.8 7.0 19.5 7.5 9.1 2.5 Chênh lệch lãi suất (2)-(1) 4.3 1.5 2.0 1.4 0.5 0.7 (Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2007, 2008,2009) Quan sát bảng số liệu, ta thấy ngân hàng vẫn duy trì được mức chênh lệch lãi suất dương. Năm 2008 độ chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm hơn so với các năm trước là do tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều khó khăn, có những diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng: lạm phát gia tăng kéo dài, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, lãi suất huy động luôn đứng ở mức cao. Các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đầu và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, trong khi đó tốc độ giải ngân tín dụng chậm lại, lãi suất cho vay bị giới hạn và không thu các phí liên quan đến giải ngân. Sang năm 2009 khi nền kinh tế hồi phục để tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cũng như cơn sốt lãi suất đã được hạ, tình hình chạy đua lãi suất không còn, và sự can thiệp của NHNN đã bình ổn lãi suất trở lại. Đánh giá về tình hình huy động vốn tại Techcombank Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2007– 2009, chúng ta thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng ổn định với cơ cấu tương đối hợp lý đảm bảo một hoạt động kinh doanh tổng thể, an toàn cho ngân hàng, từ đó mang lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng. Những kết quả đạt được Một là, Nguồn vốn huy động của Techcombank luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao. Techcombank luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đồng thời Techcombank cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các định chế tài chính và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Hai là, Các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hàng loạt sản phẩm tiết kiệm mới: tiết kiệm F@st-savings và F@st-invest (mang tính năng như một tài khoản thanh toán, được hưởng lãi suất tiết mkiệm bậc thang); tiết kiệm đa năng (rút gốc linh hoạt bằng thẻ F@st Uni hoặc tại bất kỳ đại điểm giao dịch của Techcombank (tháng 7/2006); tiết kiệm nhận lãi định kỳ (trả lãi linh hoạt theo nhu cầu khách hàng như nhận lãi trước, định kỳ hàng tháng, quý, năm…(tháng 8/2006)); tiết kiệm lãi suất cao, được tham gia trúng thưởng như tài lộc đón xuân (tháng1/2007), tíêt kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes(qúy 3/2007), tiết kiệm Siêu may mắn (tháng 1/2008); tiết kiệm tích luỹ bảo gia (tiết kiệm hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho tương lai) . Ba là, Sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích cho khách hàng. Mỗi một tài khoản thanh toán của khách hàng được đi kèm thêm những tiện ích như giao dịch một cửa, hệ thống truy vấn tài khoản từ xa qua Hombanking, hệ thống tin nhắn nhanh SMS. Công tác phát hành và thanh toán thẻ Techcombank luôn được đẩy mạnh. Năm 2007 là năm đánh dấu giai đoạn phát triển mới trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank với việc Trung tâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3787.doc
Tài liệu liên quan