Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO 2

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 2

1.1.1. Khái niệm và tác động của rủi ro tín dụng 2

1.1.1.1. Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng 2

1.1.1.2. Tác động của rủi ro tín dụng 4

1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 5

1.1.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng. 5

1.1.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 6

1.1.2.3. Nguyên nhân khác 6

1.1.3. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 7

1.1.3.1. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng 7

1.1.3.2. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng 7

1.1.3.3. Nhóm dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên trong kinh doanh 8

1.1.3.4. Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại 8

1.1.3.4. Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán 8

1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 9

1.2.2. Nội dung quản lý 10

1.2.2.1. Quản lý tổng thể 10

1.2.2.2. Quản lý chi tiết từng khoản tín dụng 16

1.2.3. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng 22

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 24

1.3.1. Nhân tố chủ quan 24

1.3.2. Nhân tố khách quan 25

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO 28

TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐÀU TƯ 28

VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 28

2.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội 28

2.1.1.Lịch sử hình thành 28

2.1.2.Cơ cấu tổ chức 29

2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối trực tiếp kinh doanh 30

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối hỗ trợ kinh doanh 32

2.1.2.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối quản lý nội bộ 33

2.1.3. Tình hình hoạt động 34

2.1.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD chủ yếu năm 2008 và 3 năm 2006-2008 ( Bảng 3) 34

2.1.3.2. Những kết quả nổi bật trong năm 2008 36

2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 37

2.2.1. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng 37

2.2.1.1. Hoạt động tín dụng 37

2.2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng 38

2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng 42

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội 44

2.3.1. Thành tựu đạt được 44

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 45

2.3.2.1. Những hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội 45

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ 53

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG 53

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NAM HÀ NỘI 53

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới 53

3.1.1. Mục tiêu chung: 53

3.1.1.1. Mục tiêu chung 02 năm 2009-2010 53

3.1.1.2. Mục tiêu chung cho kế hoạch kinh doanh năm 2009 53

3.1.2. Chỉ tiêu cụ thể 54

3.1.3. Về công tác tín dụng 55

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. 56

3.2.1. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ 56

3.2.3. Các giải pháp về nhân sự 57

3.2.4. Đa dạng hóa danh mục cho vay 59

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ 61

3.2.6. Các giải pháp hạn chế bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra 61

3.2.6.1. Tích cực tìm mọi biện pháp giảm nợ quá hạn, nợ xấu 61

3.2.6.2. Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bảo đảm tiền vay 61

3.2.6.3. Thực hiện nghiêm túc chế độ phân loại nơ và trích lập dự phòng 62

3.2.7. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 62

3.3. Một số kiến nghị 63

3.3.1. Kiến nghị đến Chính phủ và các ngành các cấp liên quan hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo an toàn tín dụng 63

3.3.2. Kiến nghị đến Ngân hàng Nhà nước 64

3.3.3. Kiến nghị đến chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội 65

KẾT LUẬN 67

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/10/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trực tiếp thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ tiền gửi (nhận tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn...); thanh toán trong nước (mở tài khoản, chuyển tiền nhanh, thu hộ, chi hộ...); dịch vụ ngân hàng đối ngoại (bảo lãnh vay vốn nước ngoài, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, đại lý bảo hiểm...); cung cấp các sản phẩm tín dụng (cho vay, tài trợ dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, đại lý cho thuê tài chính, tư vấn đầu tư...); các dịch vụ ngân hàng điện tử (chuyển tiền điện tử, dịch vụ ATM, Homebanking...); đại lý thanh toán thẻ Visa, Master... Tại thời điểm thành lập chi nhánh Nam Hà Nội có tổng tài sản khoảng 800 tỷ đồng với trên 60 cán bộ nhân viên; trụ sở chính đóng tại Km 8, đường Giải Phóng, Hà Nội; ngoài ra còn có phòng giao dịch số 1 tại số 573 đường Giải Phóng và phòng giao dịch số 2 tại Nơ 7B bán đảo Linh Đàm. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức Sơ đồ : Cơ cấu bộ máy BIDV Nam Hà Nội Giám Đốc Vũ Văn Dự P.Giám Đốc 1 P.Giám Đốc 2 P.Kế hoạch nguồn vốn P.Tổ chức hành chính Tổ Kiểm tra nội bộ P.Giao dịch 2 P.Tín dụng 1 P.Thẩm định & qlý tín dụng Tổ điện toán P. Giao dịch 1 P.Dịch vụ khách hàng P.tài chính kế toán P. Thanh toán quốc tế Tổ ngân quỹ P. Tín dụng 2 P. Giao dịch 3 2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối trực tiếp kinh doanh a..Phòng dịch vụ khách hàng - Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng (gồm cả khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức khách hàng và khách hàng cá nhân) như sau: + Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng ( từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…); tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài long của khách hàng. + Trực tiếp thực hiện, xử lý tác nghiệp và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng( về mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán ngân quỹ, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, thu đổi, mua bán ngoại tệ…) và các dịch vụ khác. + Thực hiện việc giải ngân và thu nợ vay của khách hàng trên cơ sở hồ sơ tín dụng được duyệt. + Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng. + Thực hiện chiết khấu cho vay, cầm cố chứng từ có giá do phòng hoặc do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phát hành. + Thực hiện việc quản lý thông tin thuộc nhiệm vụ của phòng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ theo quy định. b.Phòng tín dụng - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo an toàn hiệu quả, quyền lợi cho Ngân hàng trong hoạt động tín dụng của phòng, góp phần phát triển bền vững. - Đầu mối tham mưư đề xuất với Giám đốc chi nhánh, xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách phát triển khách hàng, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng. - Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng nhắm đáp ứng sự hài long của khách hàng.Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng. c. Phòng thanh toán Quốc tế - Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mạivà hạch toán kế toánnhững nghiệp vụ liên quan. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh. - Thực hiện quản lý thông tin liên quan dến công tác của phòng và lập các báo cáo theo quy định. - Đầu mối đề xuất, tham mưu giúp việc Giám đốc xây dựng kế hoạc, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi của phòng. d.Tổ tiền tệ kho quỹ - Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ( tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá). - Theo dõi, tổng hợp, lập và gửi các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ thao quy định. e. Phòng giao dịch số 1,2,3 Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế như sau: - Mở và quản lý tài khoản gửi tiền, tiền vay của cá nhân, doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Huy động vốn của các thành viên kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và các cá nhân dưới dạng loại tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, cả nội ngoại tệ và các loại tiền gửi khác. - Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảo lãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được giám đốc chi nhanh Đông Đô giao trên cơ sở uỷ quyền của tổng Giám đốc BIDV. - Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền trong nước bằng VNĐ và dịch vụ phát hành thẻ ATM cho khách hàng. - Được phép sử dụng con dấu riêng trong quan hệ giao dịch với khách hàng 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối hỗ trợ kinh doanh a. Phòng kế hoạch nguồn vốn * Thực hiện kế hoạch tổng hợp:phân tích, báo cáo đề xuất về quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho sản phẩm dịch vụ * Thực hiện nhiệm vụ nguồn vốn kinh doanh: Quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn ( kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi…). Nhgiên cứu phát triển lựa chọ ứng dụng các sản phẩm mới về huy động vốn. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng. * Thực hiện nhiệm vụ pháp chế, chế độ:Hướng dẫn, phổ biến lưu trữ các văn bản pháp quy. Tham mưu tư vấn cho Giám đốc những vấn đề về pháp lý. b. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng * Công tác thẩm định: Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm theo quy định của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ liên quan ( Quy trình thẩm định, cho vay và quản lý tín dụng, bảo lãnh…) đối với các dự án, khoản vay, bảo lãnh đánh giá tài sản đảm bảo nợ. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.Sau đó lập các báo cáo về công tác thẩm định. * Công tác quản lý tín dụng: Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy định.Tham mưu cho giám đốc xây dựng chính sách tín dụng.Trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh. Là đầu mối quản lý thông tin( thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) về quản lý tín dụng và lập các báo cáo tín dụng. c. Tổ điện toán: Xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tin học vân hành thông suốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng. Thực hiện lưu trữ, bảo quản phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trình phần mềm theo quy định. 2.1.2.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng thuộc khối quản lý nội bộ a. Phòng tài chính- Kế toán Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh( không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng và tiết kiệm).Quản lý dữ liệu kế toán bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động ngân hàng của khách hàng theo số liệu kế toán. b..Phòng tổ chức hành chính Thực hiện công tác tổ chức cán bộ:Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệmquyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Thực hiện công tác hành chính quản trị: Thực hiện công tác hành chính( quản lý con dấu, văn thư, in ấn…) đảm bảo điều kiện vật chất, an ninh cho hoạt động của chi nhánh, thực hiện công tác hậu cần ( lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản…) c..Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Xây dựng chương trình giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tra nội bộ tại chi nhánh.Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của giám đốc và một vài nhiệm vụ khác. 2.1.3. Tình hình hoạt động 2.1.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KHKD chủ yếu năm 2008 và 3 năm 2006-2008 ( Bảng 3) Đơn vị tính: tỷ đồng, % TT Chỉ tiêu TH 2006 TH 2007 TH năm 2008 TH 31/12/2008 KH 2008 % tt so 2007 % HT KH 1 Huy động vốn cuối kỳ 1.073 1.459 2.044 1.860 40% 110% 1.1 Trong đó tiền gửi của KBNN 85 95 139 70 46% 199% 2 Huy động vốn bình quân 901 1.294 1.618 1.630 25% 99% 3 Giới hạn tín dụng cuối kỳ 415 710 1.126 1.120 59% 100% (*) 3.1 Giới hạn tín dụng cao nhất 415 726 1.159 1.160 63% 100% 3.2 Dư nợ tín dụng bình quân 325 577 933 - 62% - 4 Thu dịch vụ ròng 3,125 6,64 12,6 11,7 90% 108% 5 Tỷ lệ nợ xấu 10,3% 2,3% 2,95% 3% 6 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,65% 0,02% 2,96% - 7 Doanh thu khai thác phí BH - 1,139 1,114 1 111% 8 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 26,7% 33% 39% 43% 9 Tỷ lệ dư nợ NQD/ TDN 44% 57% 75% 70% 10 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ TDN 53% 50% 68,5% 66,6% 11 Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ TDN - - 2,8% 3,5% 12 Thu nợ hạch toán ngoại bảng - 12,21 12,426 12 104% 13 Trích DPRR 10 14 23 22 64% 105% 14 Tỷ lệ giảm dư lãi treo năm KH - -84% 288% -30,3% 15 Định biên lao động 79 93 102 100 110% 16 CL thu chi (ko thu nợ HTNB) 12,54 19,66 53 48 144% 110% 17 CL thu chi thực BQ/người 0,159 0,229 0,546 - 138% - 18 Lợi nhuận trước thuế 2,54 17,87 30 - 68% - Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008 của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (*): Do Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng 3% từ ngày 25/12/2008 nên dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh quy đổi VND tăng 6 tỷ đồng. Ngày 31/12/2008, chi nhánh đã báo cáo giải trình và đề nghị không tính phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá vào dư nợ tín dụng cuối kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tại công văn số 7270 /CV-QLTD4 ngày 27/12/2008 về việc giới hạn tín dụng năm 2008 do biến động tỷ giá. Với những biến động mạnh, trái chiều của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự đoàn kết và thống nhất cao của tập thể người lao động, phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2007, dưới sự chỉ đạo điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Nam Hà Nội đã quyết tâm hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu KHKD năm 2008. Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tạo được kết quả cao, tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2010, phấn đấu đến năm 2010 chi nhánh đạt xếp loại doanh nghiệp hạng I, thể hiện: - Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mô: nguồn vốn và tín dụng, dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín – vận dụng tốt mối quan hệ công chúng PR. Biến những khó khăn của thị trường thành cơ hội để thu hút các khách hàng mới, đặc biệt các khách hàng tốt hoạt động tại chi nhánh - Chi nhánh đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Nguồn vốn tăng trưởng an toàn, vũng chắc; Tín dụng tăng nhanh và được tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn, hiệu quả. Các dịch vụ truyền thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. - Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và đã cơ bản nằm trong phạm vi được kiểm soát. Trong năm chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp tích cực tận thu nợ hạch toán ngoại bảng, nợ xấu, nợ quá hạn, phối hợp với doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để hoàn vốn cho ngân hàng và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008, do những biến động bất lợi của thị trường nên một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh chiếm dưới 3% tổng dư nợ, thu nợ hạch toán ngoại bảng được 12,426 tỷ đồng (kế hoạch giao là 12 tỷ đồng). - Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493, năm 2008 chi nhánh đã trích DPRR là 23 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch giao. Lợi nhuận trước thuế là 30 tỷ đồng. - Năng suất lao động chung tăng mạnh so với năm 2007, trong đó đáng kể là huy động vốn bình quân đầu người tăng 40%, chênh lệch thu – chi bình quân đầu người tăng 138%, thu dịch vụ bình quân đầu người tăng 68%. 2.1.3.2. Những kết quả nổi bật trong năm 2008 - Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước trên tinh thần tương trợ, chia sẻ với doanh nghiệp, khách hàng. Chi nhánh đã triển khai có hiệu quả Chính sách khách hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tăng cường sức cạnh tranh, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và được khách hàng đánh giá cao. - Chi nhánh đã chủ động và tích cực ứng phó linh hoạt với những diễn biến của thị trường, linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá trên cơ sở chỉ đạo điều hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thích ứng với biến động trên thị trường, đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào, có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và lợi nhuận vượt kế hoạch được giao. - Chi nhánh tiếp tục nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu trên địa bàn, tích cực triển khai phát triển mạng lưới máy ATM, POS và làm cơ sở để chuẩn bị đề án thành lập các phòng giao dịch của chi nhánh trong những năm tiếp theo. - Chi nhánh đã tích cực cải tiến công nghệ ngân hàng, nâng cấp thiết bị tin học và các thiết bị phụ trợ phục vụ ngành ngân hàng, đảm bảo công nghệ hiện đại và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng giao dịch tại Chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh cũng tích cực trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như : Internetbanking, Homebanking, Directbanking, VNtopup... - Theo chỉ đạo và hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về việc chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2, chi nhánh đã chuẩn bị đầy đủ các thủ tục và bố trí nhân sự để thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức theo TA2 theo đúng thời gian quy định, mô hình mới theo dự án TA2 vận hành tại chi nhánh trơn tru, có hiệu quả, góp phần phục vụ khách hàng hoạt động tại chi nhánh ngày một tốt hơn. - Trong năm 2008, chi nhánh đã tích cực phối hợp với đoàn kiểm tra Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động của chi nhánh. Quá trình kiểm tra không có những lỗi lớn. Ngoài ra chi nhánh đã tổ chức các chương trình kiểm tra, tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân thủ và cẩn trọng, nghiêm túc thực hiện báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực. 2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội 2.2.1. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng 2.2.1.1. Hoạt động tín dụng Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh cơ bản bám sát mục tiêu tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như các qui định, kỷ luật điều hành. * Tổng dư nợ tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) đến 31/12/2007 kể cả cho vay UTĐT đối với Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy là: 1.158 tỷ đồng trong đó cho vay UTĐT với Công ty tài chính công nghiệp tàu thủy là 32 tỷ đồng (không tính vào tổng dư nợ của chi nhánh khi đánh giá giới hạn dư nợ tín dụng cuối kỳ). Tổng dư nợ không kể UTĐT là 1.126 tỷ đồng (do biến động tỷ giá USD những ngày cuối năm nên dư nợ ngoại tệ quy đổi VND của chi nhánh tăng 6 tỷ đồng, chi nhánh đã báo cáo giải trình Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam để không tính phần dư nợ gia tăng do biến động tỷ giá vào dư nợ tín dụng cuối kỳ) – nằm trong mức giới hạn tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT TW giao, tăng 59% so với năm 2007, đạt 100% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng tín dụng của cụm động lực phía bắc 15,4%, toàn ngành 20,2%, ngành ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 20,9%. * Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện giới hạn dư nợ tín dụng. * Dư nợ tín dụng bình quân đến 31/12/2008 là: 933 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2007. * Về cơ cấu tín dụng đến 31/12/2008: - Dư nợ tín dụng ngắn hạn là: 691 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 61% tổng dư nợ. - Dư nợ tín dụng trung dài hạn thương mại là: 467 tỷ đồng, tăng 77% so với 2007, chiếm tỷ trọng 39% tổng dư nợ trong đó cho vay trung dài hạn thương mại là 161 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ dài hạn là 274 tỷ đồng, cho vay tổ chức tín dụng (Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy) là 32 tỷ đồng. - Dư nợ tín dụng theo kế hoạch nhà nước và chỉ định là 0. - Tỷ trọng dư nợ có TSĐB: 68,5% tổng dư nợ, tăng 18,5% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 66,6%) - Tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh : 75% tổng dư nợ, tăng 18% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT trung ương giao (KH: 70%) - Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn: 39% tổng dư nợ, tăng 6% so với năm 2007, đạt kế hoạch Ngân hàng ĐT&PT TW giao (KH: 43%). - Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ tổng dư nợ là: 2,80%, (KH: 3,5%). - Tỷ trọng dư nợ/ tổng tài sản là: 54%, tăng 6% so với năm 2007 2.2.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng Bảng 4 : Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 415 726 1.159 Nợ quá hạn Trong đó 19,29 0,1452 34,29 - dưới 181 ngày 3,23 0,02 7,13 - 181-360 ngày 4,25 0,05 8,14 - Nợ khó đòi(Trên 360 ngày) 11,81 0,0752 19,02 Tỷ lệ nợ quá hạn 4,65% 0.02% 2.96% Nợ xấu 42,75 16,7 34,19 Tỷ lệ nợ xấu 10,3% 2,3% 2,95% Nguồn : Báo cáo tổng kết của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 2007,2008 Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2008, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh có những điểm nổi bật sau : Nợ quá hạn và nợ xấu trong năm 2006 ở mức rất cao, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn rất nhiều so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.Cụ thể là tỷ lệ nợ quá hạn 4.65%>3%, tỷ lệ nợ xấu 10,3%>5%. Đây là tính trạng chung của các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong thời điểm đó. Năm 2007, chi nhánh đã khắc phục triệt để tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối đều giảm mạnh,tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đã ở mức thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nợ quá hạn giảm 19,1418 tỷ còn 145,2 triệu chiếm 0.02% tổng dư nợ và giảm đến 4,63% so vơi năm 2006. Nợ xấu cũng giảm đến 8% so với năm 2006 còn 2,3%. Sở dĩ có được những kết quả này là do năm 2007 là năm bản lề trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, cũng là năm mà các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập việc minh bạch các số liệu về nợ xấu và nợ quá hạn buộc các ngân hàng phải có chính sách phù hợp để khắc phục nếu không muốn bị đẩy lùi trong cạnh tranh hội nhập. Ngoài ra, BIDV cũng được phép của Ngân hàng Nhà nước sử dụng dự phòng rủi ro đễ xử lý nợ xấu theo quyết định, đồng thời BIDV cũng ký kết được hợp đồng với công ty mua bán nợ DATC để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu nội tại và hướng tới một thị trường mua bán nợ phát triển ở Việt Nam. Nhớ tất cả những nguyên nhân đó, mà năm 2007 tình trạng rủi ro tín dụng của chi nhánh đã giảm một cách đột biến. Năm 2008, sự phát triển trong hoạt động tín dụng tăng mạnh, dư nợ tín dụng tăng cao kéo theo nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2006 và đáp ứng đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước về 2 tỷ lệ này. Tỷ lệ nợ xấu tăng 2,94% so với năm 2007 ở mức 2,96%, tỷ lệ nợ quá hạn tăng 2,65% ở mức 2,95%. Mặt khác, năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới gặp bất lợi, khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra làm cho phần lớn các doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến tình trạng thanh toán nợ cho ngân hàng trì trệ. Sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn tăng là điều khó tránh khỏi, nhưng phân tích sâu hơn cho ta thấy nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn. Cụ thể tỷ lệ nợ khó đòi qua 3 năm lần lượt là 61,22%, 51,79%, 55,46%. Tỷ lệ này đều ở mức cao hơn 50%, đây là một dấu hiệu không tốt về chất lượng tín dụng của chi nhánh. Để thấy rõ hơn về thành phần của nợ quá hạn, ta đi phân tích nợ quá hạn theo tín dụng và theo thành phần kinh tế. Bảng 5 : Tình hình nợ quá hạn theo tín dụng và theo thành phần kinh tế Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nợ quá hạn 19,29 0,1452 34,29 Theo loại tín dụng - Nợ quá hạn ngắn hạn 9,45 0,08 15,78 - Nợ quá hạn trung và dài hạn 9,84 0,0652 18,51 Theo thành phần kinh tế - Kinh tế quốc doanh 13,14 0,06 19,56 - Kinh tế ngoài quốc doanh 6,15 0,0852 14,73 Nguồn : báo cáo tổng kết của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội Qua bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn trung và dài hạn và nợ quá hạn của các doanh nghiệp quốc doanh. Thứ nhất, nếu xét theo loại tín dụng ta nhận thấy năm 2006, 2008 nợ quá hạn tập trung vào tín dụng trung và dài hạn đặc biệt năm 2008 nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm 53,98%. Điều này kết hợp với tình trạng nợ khó đòi cũng chiếm tỷ lệ cao trong nợ quá hạn cho thấy mặc dù tín dụng phát triển mạnh về lượng nhưng chất lượng tín dụng của chi nhánh chưa đảm bảo. Thứ hai, nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là của các doanh nghiệp quốc doanh. Tỷ lệ nợ quá hạn của khối quốc doanh qua 3 năm lần lượt là : 68,11%, 58,67%, 57,04%. Nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thấp hơn chứng tỏ chất lượng tín dụng của thành phần này cao hơn. Như vậy, chứng tỏ chỉ cần có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, dự án khả thi thì không cần là doanh nghiệp lớn ngân hàng cũng nên cho vay. Việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước cần phải căn cứ vào tính hiệu quả của dự án chứ không nên căn cứ vào thành phần kinh tế, không nên có những ưu đãi tín dụng đặc biệt đối với danh nghiệp Nhà nước. 2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng: Rủi ro tín dụng của khách hàng được quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng. Giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng ĐT&PT Việt Nam Giới hạn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp: thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng nhằm quản lý tổng mức rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng nội bộ có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D, những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ không cho vay. Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm áp dụng trong xếp hạng tín dụng được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn triển khai để phù hợp với thực tế. Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định của pháp luật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thời thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng, hạn chế cấp tín dụng mới đối với các khách hàng có dấu hiệu rủi ro (được quy định cụ thể cho từng loại khách hàng). Ngoài ra, ngân hàng cũng xác định các lĩnh vực đầu tư chủ yếu như : Xây lắp dân dụng, công nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng. Bưu chính, viễn thông ; Giao thông vận tải ; Công nghiệp khai khoáng ; Chế biến nông sản thực phẩm, thủy- hải sản xuất khẩu ; Sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu ; Năng lượng, dầu khí, du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm Phân cấp thẩm quyền phán quyết Căn cứ vào sổ tay tín dụng của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thẩm quyền phán quyết trong chi nhánh được phân cấp như sau : Giám đốc chi nhánh cấp quyết định cho vay, bảo lãnh và trực tiếp ký hợp đồng có liên quan đến khoản vay, bảo lãnh đến mức tối đa được Tổng Giám đốc ủy quyền thường xuyên trên cơ sở đề xuất của Giám đốc chi nhánh và Giám đốc Ban tín dụng tại Hội sở chính. Đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, Tổng Giám đốc sẽ có văn bản giao quyền từng lần, trong đó xác định rõ nội dung ủy quyền. Trong phạm vi được ủy quyền, Giám đốc chi nhánh được quyền giao quyền phán quyết đến mức tối đa và cho các đối tượng dưới đây. Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng được ủy quyền phán quyết mức tối đa bằng 50% mức thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, mức cụ thể được giám đốc giao bằng văn bản. Những trường hợp Giám đốc chi nhánh đã duyệt cho vay, nếu được giao thì Phó Giám đốc chi nhánh được ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo hiểm tiền vay, xét duyệt giải ngân. Đối với những hợp đồng tín dụng, bảo lãnh hạn mức đã được giám đốc chi nhánh ký thì Phó giám đốc chi nhánh được quyền xem xét, ký các hợp đồng cụ thể, chấp nhận bảo lãnh từng lần trong hạn mức thẩm quyền của mình. Trường hợp khoản cho vay, bảo lãnh được Tổng Giám đốc ủy quyền từng lần, nếu được Giám đốc giao thì Phó Giám đốc được quyền ký hợp đồng tín dụng, bảo lãnh, hợp đồng b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32855.doc
Tài liệu liên quan