Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VIỆT NAM 1

1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch I NHCT Việt Nam 1

1.1.1. Quá trình hình thành phát triển: 1

1.1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2005-2008: 3

1.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I – NHCT Việt Nam: 8

1.2.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn 8

1.2.2. Căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh: 8

1.2.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn: 12

1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn: 20

1.2.5. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn: 27

1.2.6. Minh họa một dự án cụ thể về thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam. 42

1.3. Đánh giá thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam: 57

1.3.1. Những kết quả đạt được. 57

1.3.2. Những hạn chế. 59

1.3.3. Nguyên nhân. 65

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCT VIỆT NAM 70

2.1. Định hướng hoạt động của Sở Giao Dịch I trong thời gian tới 70

2.1.1. Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch I NHCT Việt Nam 70

2.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án 73

2.2. Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam 74

2.2.1. Nâng cao nhận thức đối với công tác thẩm định 74

2.2.2. Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư 75

2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 76

2.2.4. Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án cần phong phú và đảm bảo độ chính xác cao hơn 81

2.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định tài chính dự án 82

2.2.6. Đổi mới, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án 84

2.3. Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam 85

2.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan. 85

2.3.2. Kiến nghị với NHNN và NHCT Việt Nam 86

2.3.3. Kiến nghị với chủ đầu tư. 88

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1628 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng. Đây là cơ sở chắc chắn nhất giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án sau này. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Sau khi tiến hành thẩm định xong dòng tiền hàng năm của dự án, các cán bộ thẩm định tiếp tục thẩm định đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, các chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến các quyết định cho vay sau này bởi chúng phản ánh rất rõ mức độ khả thi của dự án đầu tư dưới góc độ định lượng. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường được phân tích, đánh giá trong quá trình thẩm định tài chính gồm có: Lợi nhuận thuần (W) Giá trị hiên tại ròng (NPV) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Hệ số hoàn vốn ( RR) Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) Tỷ số lợi ích chi phí (B/C) Điểm hòa vốn. Tuy nhiên trên thực tế, cụ thể tại Sở giao dịch I của NHCT Việt Nam trong quá trình thẩm định thường các cán bộ chỉ chú trọng đến ba chỉ tiêu chính là giá trị hiện tại ròng (NPV), lãi suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và thời gian thu hồi vốn đầu tư (T). Giá trị hiện tại ròng (NPV) Xuất phát điểm của việc đánh giá chỉ tiêu này là dự án đầu tư chỉ được thực hiện nếu khoản tiền thu nhận được từ dự án ít nhất phải bằng khoản tiền đã bỏ vào đầu tư. Tuy nhiên những khoản tiền mà dự án đem lại trong tương lai tại những thời điểm khác nhau phải đưa về cùng một thời điểm thông qua một mức lãi suất chiết khấu do nguyên tắc giá trị theo thời gian của đồng tiền. NPV cho chúng ta biết mức lợi nhuận ròng tương đương được quy về thời điểm hiện tại của dự án thông qua một mức lãi suất chiết khấu (thông thường đó chính là mức lãi suất thị trường). Đó chính là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiệu quả của công việc sử dụng các nguồn lực đầu tư. Theo công thức: NPV= Trong đó: Bi : các khoản thu của năm i( doanh thu thuần, giá trị tài sản thanh lý, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về ở cuối đời dự án…). Ci : các khoản chi của năm i( chi phí vốn đầu tư ban đầu, chi phí hàng năm…). r: lãi suất chiết khấu n: số năm hoạt động của dự án Khi áp dụng tính NPV trong chi nhánh thường sử dụng phần mềm excel dựa trên nguyên tắc chiết khấu các dòng tiền hàng năm về thời điểm hiện tại. Việc tiến hành tính toán như vậy luôn đảm bảo tính chính xác cao và giảm thiểu thời gian cho các cán bộ thẩm định. Đứng trên quan điểm ngân hàng, các quyết định đầu tư chỉ được thông qua đối với các dự án có NPV > 0. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro (lãi suất chiết khấu). Nếu tiền đầu tư dự án được vay trên thị trường vốn với mức lãi suất bằng lãi suất chiết khấu thì NPV > 0 cho thấy dòng tiền từ dự án đủ để trả vốn và lãi vay, đồng thời đem lại một khoản lợi nhuận bằng NPV cho chủ đầu tư. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRRR) của một dự án cho biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốn đầu tư bỏ ra. Nó được định nghĩa là tỷsuất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Có thể ước tính IRR theo công thức sau: NPV1 IRR = r1+ (r2-r1) NPV1-NPV2 Trong đó: r1 : là mức chiết khấu sao cho NPV > 0 r2 : là mức chiết khấu sao cho NPV < 0 NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với tỷ suất chiết khấu r1 và r2 Do đây là công thức tính gần đúng nên lựa chọn sao khoảng cách giữa hai tỷ suất r1 và r2 trong công thức không nên vượt quá 5% và cho NPV1 và NPV2 gần bằng 0. Trên thực tế tại chi nhánh việc tính toán chỉ tiêu IRR cũng được sử dụng bởi phần mềm excel để giảm thiểu thời gian và sai số trong quá trình tính toán. Căn cứ theo chỉ tiêu IRR, dự án được chọn khi IRR lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất thị trường (mức lãi suất được dùng để tính NPV). Đó là bởi vì lãi suất thị trường phản ánh chi phí cơ hội của vốn. Do vậy, để đựa lựa chọn, một dự án phải tạo ra được tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng với tỷ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn. Thời gian thu hồi vốn T Sử dụng phương pháp để đánh giá hiệu quả tài chính dự án sẽ xác định được khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai mà dự án đem lại có thể bù đắp được lượng vốn đầu tư ban đầu. Để xác định thời gian thu hồi vốn tại chi nhánh thường áp dụng phương pháp trừ dần bằng cách lập bảng tính dòng tiền hàng năm sau đó tính lũy kế dòng tiền của dự án để xác định xem trong khoảng thời gian nào dòng tiền có sự đổi dấu có nghĩa là dự án đã bắt đầu thu hồi vốn đầu tư và có lãi. Kết hợp với đó là xem xét thời gian thu hồi vốn đầu tư mà các chủ đầu tư đưa ra xem có hợp lý với quá trình tính toán hay không. Với các dự án độc lập, dự án được lựa chọn khi thời gian hoàn vốn của nó nằm trong khoảng thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn. Thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn của dự án có thể được xác định dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định, thời gian hoàn vốn trung bình của ngành hoặc dựa trên khả năng dự đoán của nhà đầu tư. Với các dự án loại trừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theo tốc độ hoàn vốn giảm dần. Dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất và nằm trong khoản thời gian tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn. Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu có thể thấy mối chỉ tiêu đều có ưu và nhược điểm riêng nên trong quá trình thẩm định các cán bộ phải thẩm định kết hợp các chỉ tiêu để đưa ra những kết luận chính xác về tính khả thi của dự án đầu tư. Đối với hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và với Sở giao dịch I nói riêng thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường được sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để tiến hành thẩm định. Tùy vào từng quy mô của dự án mà các yếu tố liên quan đến từng chỉ tiêu sẽ được cho dao động hợp lý để tính toán lại mức độ chắc chắn của các chỉ tiêu này.Việc áp dụng phân tích độ nhạy đối với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thường được tiến hành thông qua các phần mềm chuyên dụng nên đem lại kết quả có độ chính xác cao và đáng tin cậy. Thẩm dịnh khả năng trả nợ của dự án. Đứng dưới góc độ ngân hàng vấn đề cần chú trọng quan tâm nhất đó chính là khả năng trả nợ của dự án, đảm bảo thu hồi cả nợ gốc và lãi vay đối với các dự án đúng hạn định. Do vậy trong quá trình thẩm định các cán bộ thẩm định luôn phải quan tâm đến nguồn trả nợ hàng năm của dự án, tính toán chính xác thời gian thu hồi vốn đầu tư và kiềm tra thường xuyên kết quả hoạt động của dự án khi dự án đi vào hoạt động. Nguồn trả nợ hàng năm của dự án bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và các nguồn bổ sung khác ( bao gồm quỹ đầu tư phát triển…) Tuy nhiên chủ yếu tại chi nhánh vẫn đánh giá nguồn trả nợ hàng năm trên 2 nguồn chính là khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận sau thuế còn lại. Các cán bộ thẩm định cần phải dựa vào kế hoạch khấu hao, bảng dự trù doanh thu và chi phí của dự án để thẩm định khả năng trả nợ hàng năm và từ đó xác định bảng cân đối khả năng trả nợ. Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 ……. Năm n 1. Nguồn trả nợ: - Khấu hao Tài sản cố định - Lợi nhuận sau thuế còn lại - Nguồn bổ sung( quỹ đầu tư phát triển…) 2. Dự kiến trả nợ hàng năm 3. Cân đối trả nợ Từ bảng cân đối các cán bộ thẩm định có thể tính được tỷ lệ đảm bảo khả năng trả nợ của dự án trong từng năm và đưa ra các kết luận đánh giá về tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án trong tương lai. Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án (DSCR) DSCR = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn 1.2.6. Minh họa một dự án cụ thể về thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam. 1.2.6.1. Giới thiệu tồng quan về dự án đầu tư: Tên dự án: Dự án đường dây siêu cao áp 500 KV ở miền Trung. Chủ đầu tư: Tổng công ty điện lực Việt Nam. Quản lý và điều hành: Ban quản lý điện miền Trung là đơn vị được Tổng công ty điện lực Việt Nam ủy quyền trực tiếp tổ chức và thực hiện dự án. Mục tiêu của dự án: Đáp ứng nhu cầu cung cấp điện năng cho khu vực Duyên hải miền Trung, một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước và hệ thống điện miền Bắc bằng các nguồn năng lượng rẻ sản xuất từ các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam. Thỏa mãn nhu cầu phụ tải tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2005 - 2010 và sau này. Tạo mối liên hệ mạnh mẽ giữa các khu vực trong hệ thống điện VN, tăng cường ổn định và vận hành an toàn cho toàn bộ hệ thống. Giảm tổn thất công suất, tổn thất điện năng trong hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện của EVN. Địa điểm của dự án: Vị trí đặt trạm biến áp 500KV tiếp giáp với trạm 220KV Dốc Sỏi hiện có về phía Nam. Khu vực đặt trạm trên cánh đồng lúa thuộc thôn Nam Bình - Xã Bình Phước - Huyện Bình Sơn - Tỉnh Quảng Ngãi. Đường dây đi qua các tỉnh Gia Lai, KonTum, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Tiêu chuẩn kỹ thuật dự án Tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế TCVN2737-1995 Quy phạm trang bị điện 11TCN19-84 Quy phạm trang bị điện 500 KV theo 03-92 Bu lông, đai ốc TCVN 1816-76 TCVN1915-76 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN5575-1991 Tiêu chuẩn thiết kế và nền móng công trình TCXD 45-78 Quy mô dự án: Đây là dự án được chính phủ phê duyệt và thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi tại quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 24/01/2003. Dự án có quy mô: Tổng vốn đầu tư: 1.771.933.958.000 đồng Trong đó vay NHCT: 300.000.000.000 đồng. Mục đích xin vay: Thanh toán chi phí xây lắp cho dự án. 1.2.6.2. Giới thiệu về chủ đầu tư Tên chủ đầu tư: Tổng công ty Điện lực Việt Nam( EVN) Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn - Hà Nội. Số điện thoại: 042.2.201371 Năng lực pháp lý: Mô hình tổng công ty: Tổng công ty 91. Quyết định thành lập số 562/TTG ngày 10/10/1994 của thủ Tướng Chính phủ. Đăng ký kinh doanh số 109667 do UBKH nhà nước cấp ngày 19/12/1994. Cơ quan chủ quản : Bộ Công nghiệp Việt Nam. Tổng giám đốc : Ông Đào Văn Hưng Lịch sử hình thành và phát triển: Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) được được thành lập ngày 10/10/1994 trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các công ty sản xuất, kinh doanh và sự nghiệp ngành điện trên phạm vi cả nước. Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan. Vốn điều lệ khi thành lập: 10.465.052 triệu đồng. Trong đó Vốn cố định: 9.775.590 triệu đồng. Vốn lưu động: 689.462 triệu đồng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính Sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện. Khảo sát, thiết kế và thi công các công trình điện. Sản xuất các thiết bị điện Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác trong và ngoài ngành điện. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty có 14 đơn vị hạch toán độc lập gồm: 7 công ty điện lực 4 công ty tư vấn và xây dựng 3 công ty sản xuất và kinh doanh độc lập khá Đánh giá chủ đầu tư: Trong những năm gần đây công ty kinh doanh đều có lãi, luôn đảm bảo về tiến độ thi công cũng như chất lượng đã nêu trong hợp đồng. Trong quan hệ với Sở giao dịch I công ty luôn trả nợ đúng hạn cả nợ gốc và lãi vay. 1.2.6.3. Thẩm định tài chính dự án: Thẩm định tổng mức đầu tư Bảng 1.3: Tổng mức đầu tư chi tiết Đơn vị: VN đồng TT Hạng mục Tổng mức đầu tư 1 Chi phí xây lắp 952,190,312,000đ 2 Chi phí thiết bị 372,360,130,000đ 3 Chi phí khác 286,298,611,000đ 4 Chi phí dự phòng 161,084,905,000đ Tổng dự toán 1,771,933,958,000đ Nguồn: Phòng khách hàng 1 Nhìn vào các số liệu trong bảng trên ta có thể thấy đối với một dự án lớn như xây dựng đường dây siêu cao áp 500KV cho các tỉnh miền Trung thì tổng mức đầu tư lên đến 1.771.933.958.000đ là một điều hợp lý, điều này cũng đã được các cán bộ thẩm định tiến hành đối chiếu so sánh với các dự án tương tự thuộc ngành điện đã từng vay ở hệ thống NHCT Việt Nam. Để thẩm định lại tính chính xác của tổng mức đầu tư các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp cộng chi phí gồm chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí dự phòng và chi phí khác. Các khoản chi phí này được căn cứ trên hồ sơ sẵn có của khách hàng và sự khảo sát thực tế của các cán bộ thẩm định cũng như việc so sánh đối chiếu với các dự án thuộc cùng ngành điện có quy mô tương tự. Chi phí xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 50% tổng dự toán, ngoài ra là các chi phí thiết bị, chi phí khác và khoản trích lập dự phòng. Với mức dự phòng xấp xỉ 10% tổng dự toán đủ để đảm bảo mức độ an toàn cho dự án khi phải đối mặt với các rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Bên cạnh đó ta có thể nhận thấy cơ cấu vốn đầu tư gồm Vốn tự có: 1,307,130,000,000đ Vốn vay cho phần xây lắp: 300,000,000,000đ Vốn vay để nhập MMTB: 164,840,000,000đ Cơ cấu vốn đầu tư như vậy đảm bảo độ an toàn cao cho dự án khi sử dụng phần vốn vay chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 40% trên tổng nguồn vốn cần để dự án đi vào hoạt động. Việc sử dụng lượng lớn vốn tự có đối với dự án cũng sẽ đảm bảo cho việc luân chuyển vốn trong từng thời kỳ của dự án được liền mạch và trôi chảy, không bị phụ thuộc vào quá nhiều nguồn khác nhau làm cho tiến độ thực hiện dự án sẽ nhanh hơn, việc giải ngân nguồn vốn cũng dễ dàng và thuận tiện hơn. Về tiến độ giải ngân nguồn vốn ta có bảng sau: Bảng 1.4: Tiến độ giải ngân nguồn vốn Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm - 3 Năm - 2 Năm – 1 Tổng cộng 1 Vốn vay thương mại 96,000 102,000 102,000 300,000 2 Nguồn vốn tự có 1,077,898 229,232 1,307,130 3 Vốn vay tổ chức khác 82,402 82,402 164,804 Tổng cộng 96,000 1,262,300 413,643 1,771,934 Nguồn: Phòng khách hàng 1 Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn vay từ ngân hàng được giải ngân đều đặn mỗi năm từ 3 năm trước khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động hay là từ năm đầu tiên bắt đầu tiến hành xây dựng. Năm thứ 2 trong quá trình xây dựng do là năm đẩy mạnh công tác xây dựng và nhập máy móc thiết bị nên cần nguồn vốn lớn nhất trong 3 năm. Còn lại nhìn chung các nguồn vốn cũng được giải đều các năm đảm bảo một lượng vốn đều đặn đáp ứng nhu cầu cần thiết của dự án trong từng thời kỳ. Thẩm định doanh thu, chi phí của dự án Qua phân tích, dự báo thị trường có thể thấy nhu cầu về điện ngày càng tăng lên đặc biệt ở khu vực miền Trung không có nhiều các đường dây siêu cao áp nên hiện tại nhu cầu về điện ở khu vực này vẫn còn thiếu. Doanh thu hàng năm của dự án khi dự án chính thức đi vào hoạt động chính là doanh thu kiếm được từ việc bán điện cho những đơn vị, những tổ chức muốn truyền tải điện qua đường dây này và được căn cứ trên biểu giá thành về điện do nhà nước quy định. Ước tính doanh thu mỗi năm của dự án đạt được xấp xỉ 2000 tỷ trong những năm đầu tiên và gần 2700 tỷ trong những năm tiếp theo khi dự án đã đi vào hoạt động ổn định. Do tính chất đặc thù của dự án là về ngành điện nên các khoản hạng mục chi phí hàng năm thường ít hơn các chi phí khác trong đó chủ đạo là chi phí mua điện ( giá vốn ), chi phí khấu hao và chi phí vận hành, bảo dưỡng ( O&M) ; ngoài ra còn có các khoản mục chi phí khác như chi phí lãi vay ngắn hạn, dài hạn và thuế VAT của dự án. Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản mục chi phí đó là chi phí mua điện chiếm khoảng 95% , ở những năm đầu tiên chi phí này hàng năm xấp xỉ 1800 tỷ đồng và đạt đến 2400 tỷ vào những năm tiếp theo khi dự án đi vào ổn định. Còn lại chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm là 28.800( triệu đồng). Các chi phí lãi vay được xác định theo kế hoạch trả nợ của dự án được chi tiết hóa trong bảng xác định dòng tiền. Chi phí khấu hao theo tính toán là 180.615 ( triệu đồng ) và được cụ thể hóa trong bảng tính khấu hao cơ bản dưới đây: Bảng 1.5: Khấu hao cơ bản hàng năm STT Khoản mục Giá trị (triệu đồng) Thời gian KH Tỷ lệ KH(%) Giá trị (triệu đồng) 1 Xây lắp 952,190 10 năm 10 95,219 2 Thiết bị & Máy móc 372,360 10 năm 10 37,236 3 Chi phí khác 447,384 10 năm 10 44,738 Cộng (1+2+3) 1,771,934 177,193 4 Lãi vay trong thời gian TC - Phần vay NH 24,948 10 10 2,495 Phần vay nhập MMTB 9,270 10 10 927 Tổng cộng KH 180,615 KHCB từng năm (từ năm 1-10) 180,615 Nguồn: Phòng khách hàng 1 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án Trên cơ sở doanh thu, chi phí đã được xác định là hợp lý cán bộ thẩm định tiến hành thẩm tra dòng tiền hàng năm của dự án. Dòng tiền của dự án = – Vốn đầu tư ban đầu + Lợi nhuận sau thuế + khấu hao Tài sản cố định + lãi vay dài hạn Bảng 1.6: Dòng tiền hàng năm của dự án Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm hoạt động 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 29 I Tổng thu tài chính (triệu đồng) 1,528,800 1,763,300 2,033,800 2,345,700 2,705,600 2,705,600 2,705,600 2,705,600 2,705,600 2,705,600 II Tổng chi tài chính (triệu đồng) 1,475,095 1,660,112 1,874,129 2,212,746 2,416,338 2,417,483 2,415,276 2,409,863 2,403,059 2,214,800 a Chi phí mua điện (giá vốn) 1,202,600 1,387,100 1,599,800 1,845,300 2,128,300 2,128,300 2,128,300 2,128,300 2,128,300 2,128,300 b Lãi vay VLĐ 8,375 14,003 16,279 14,448 7,664 c Thuế VAT 32,600 37,600 43,400 50,000 57,700 57,700 57,700 57,700 57,700 57,700 d Khấu hao TSCĐ 180,615 180,615 180,615 180,615 180,615 180,615 180,615 180,615 180,615 0 e Lãi vay dài hạn 30,480 25,997 21,514 17,031 12,548 8,065 3,582 f Chi phí O&M 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 28,800 III Lợi nhuận trước thuế 53,705 103,188 159,671 223,954 289,262 288,117 290,324 295,737 302,541 490,800 Thuế TNDN 32% 17,185 33,202 51,095 71,665 92,564 92,197 92,904 94,636 96,813 157,056 KH TSCĐ+LNST dùng trả nợ NH+vay khác 83,010 116,659 155,067 198,779 243,189 242,410 243,911 Trả nợ gốc vốn vay NH + vay nguồn khác 66,401 63,830 63,830 63,830 63,830 63,830 63,830 IV Dòng tiền của DA (KHCB+LNST+Lãi vay DH – vốn đầu tư ban đầu) -1,755,247 247,615 276,780 310,705 349,935 389,861 384,600 381,617 381,716 386,342 33,744 Tỷ suất chiết khấu bình quân 3.00% Nguồn: Phòng khách hàng 1 Nhìn vào các số liệu trong bảng trên ta có thể thấy dòng tiền hàng năm của dự án đạt dương từ ngay những năm đầu của dự án chứng tỏ chỉ sau khi dự án chính thức đi vào hoạt động thì đường dây cao áp 500KV đã đem lại khoản lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp khi đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu về điện cho một số tỉnh miền Trung. Với mức độ nhu cầu tăng dần hàng năm khiến tăng nguồn doanh thu đồng thời cũng giảm dần được một số khoản chi phí khi dự án dần đi vào ổn định khiến cho dòng tiền các năm tiếp theo của dự án đều có mức tăng đều đặn. Bên cạnh đó căn cứ vào mức lãi suất cho vay dự kiến là 8.4%/ năm và dòng tiền hàng năm của dự án các cán bộ thẩm định cũng đã xác định được mức lãi suất chiết khấu bình quân hợp lý ở mức 3%. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính Thông qua các số liệu dòng tiền hàng năm và mức lãi suất chiết khấu, các cán bộ thẩm định đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, qua đó chỉ ra: Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần ( NPV ) đạt 4.755.936 tỷ đồng Chỉ tiêu lãi suất hoàn vốn nội bộ ( IRR) ở mức: 19% Thời gian thu hồi vốn đầu tư không chiết khấu là: 96 tháng Thời gian thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu là: 108 tháng Sau khi xác định được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính với phương án chuẩn các cán bộ thẩm định tiếp tục tiến hành phân tích độ nhạy để kiểm tra tính chắc chắn của các chỉ tiêu cũng như khả năng đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án để qua đó xác định có nên cho vay hay không. Bảng 1.7: Phân tích độ nhạy Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thay đổi NPV IRR Tổng chi phí Tăng 5% 3.854.264 19% Tăng 6% 3.638.472 16.5% Tăng 7% 3.014.576 13.2% Tăng 8% 2.817.921 11% Tổng doanh thu Giảm 1% 3.834.332 12% Giảm 2% 3.318.249 10.2% Lãi suất Tăng 3% 3.523.142 15% Tăng 4% 3.218.454 13.4% Tăng 5% 2.847.258 11% Nguồn: Phòng khách hàng 1 Để đưa ra mức thay đổi % của các yếu tố tác động đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trong quá trình phân tích độ nhạy các cán bộ thẩm định đã phải căn cứ vào đặc thù của từng ngành cũng như kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức thay đổi hợp lý. Ví dụ như trong ngành điện để đảm bảo độ an toàn có thể tăng chi phí từ 5-8% tuy nhiên doanh thu chỉ thay đổi trong khoảng 1-2% do doanh thu đem lại mỗi năm của các dự án thuộc ngành điện là rất lớn. Tương tự như vậy với mức lãi suất thay đổi 3-5% là mức thay đổi được căn cứ trên xu hướng của thị trường thời bấy giờ Qua kết quả tính toán độ nhạy của dự án ta có thể thấy khi tăng chi phí trong phạm vi từ 5-8% thì hiệu quả của dự án vẫn không thay đổi nhiều, các chỉ tiêu NPV và IRR của dự án vẫn trong mức an toàn cho phép. Việc phân tích độ nhạy tăng tổng chi phí lên 8% một phần là do dự đoán giá điện trong tương lai có thể tăng cao, trong đó giá mua điện từ các nguồn điện chiếm đến 74% tổng chi phí nhưng với kết quả trên có thể thấy dù cho giá điện có tăng lên nhưng dự án vẫn đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính. Nhưng trái ngược với đó khi doanh thu của dự án bị giảm sút ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, doanh thu chỉ cần giảm đến 1% đã làm cho chỉ tiêu NPV và IRR thay đổi rất lớn và qua phân tích độ nhạy thì doanh thu chỉ có thể giảm tối đa là 2%, nếu vượt quá mức này dự án sẽ không còn đảm bảo được hiệu quả về mặt tài chính khi các chỉ tiêu không còn nằm trong phạm vi an toàn. Việc tác động của yếu tố lãi suất cũng là tương đối đáng kể tuy nhiên không gây ra những ảnh hưởng lớn như doanh thu. Với mức tăng trưởng lãi suất trung bình đều đặn hàng năm khoảng 1-2%/ năm như những năm vừa qua thì dự án vẫn đảm bảo đạt hiệu quả trong thời gian trả nợ của dự án. Thẩm định khả năng trả nợ Phương án cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư Phương thức phát tiền vay căn cứ vào hợp đồng tín dụng. Mỗi lần phát tiền vay căn cứ vào chứng từ thanh toán theo khối lượng hoàn thành, biên bản nghiệm thu, hóa đơn hoặc phiếu báo giá. Phương án thu nợ. Thời gian cho vay: 10 năm (120 tháng) Thời gian trả nợ: 07 năm (84 tháng), định kỳ trả nợ 6 tháng một lần tổng số kỳ hạn trả nợ trong 7 năm là 14 kỳ. Thời gian ân hạn: 03 năm (36 tháng). Kế hoạch nguồn trả nợ: Dùng nguồn khấu hao + 4% Lợi nhuận của dự án 21.428.572.000đ(triệu đồng) Cơ sở tính toán là dựa vào kế hoạch nguồn trả nợ của Tổng công ty Điện lực VN và khấu hao của dự án được tính trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Số tiền trả nợ thực tế của mỗi kỳ hạn và thời điểm trả nợ của Tổng công ty Điện lực VN và khấu hao của dự án được tính trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Số tiền trả nợ thực tế của mỗi kỳ hạn và thời điểm trả nợ cụ thể sẽ được tính toán lại sau khi giải ngân lần cuối cùng. Bảng 1.8: Cân đối trả nợ Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng nguồn trả nợ 83,010 116,659 155,067 198,779 243,189 242,410 243,911 1 KHCB của vốn vay 46,491 46,491 46,491 46,491 46,491 46,491 46,491 2 Lợi nhuận sau thuế 36,519 70,168 108,576 152,289 196,698 195,920 197,4200 Dự kiến trả nợ hàng năm 66,401 63,830 63,830 63,830 63,830 63,830 63,830 Cân đối trả nợ 16,609 52,829 91,237 134,949 179,359 178,580 180,081 Nguồn: Phòng khách hàng 1 Bảng 1.9: Kế hoạch trả nợ ngân hàng Cơ sở tính lãi: Lãi suất cho vay 9,5% Đơn vị : Triệu đồng TT Các chỉ tiêu trả nợ Năm hoạt động 1 0 1 2 3 4 5 6 7 2 Dư nợ đầu năm 300,0 300,0 278,52 235,71 235,71 214,2 192,85 171,42 149,99 128,56 107,13 85,71 64,28 42,85 21,42 3 Trả lãi 6 tháng 1 lần 14,250 13,232 12,214 11,196 10,178 9,161 8,143 7,125 6,107 5,089 4,071 3,053 2,035 1,018 4 Trả gốc 6 tháng/ lần 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 21,49 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 21,42 5 Dư nợ cuối kỳ 278,57 257,14 235,71 214,28 192,85 171,42 149,99 128,56 107,13 85,710 64,28 42,85 21,42 0 35,679 34,661 33,643 32,625 31,607 30,590 29,572 28,554 27,536 26,518 25,50 24,48 23,46 22,44 Tổng mức trả nợ hàng năm 70,340 66,269 62,197 58,126 54,054 49,983 45,905 Nguồn: Phòng khách hàng 1 Bảng 1.10: Kế hoạch trả nợ vốn vay Cơ sở tính lãi: Vay nhập máy móc thiết bị 7.5% TT Chỉ tiêu trả nợ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 1 Dư nợ đầu năm 164,804 141,261 117,717 94,174 70,630 47,087 23,543 2 Trả lãi hàng năm 6,180 5,297 4,414 3,532 2,649 1,766 883 3 Trả gốc hàng năm 23,543 23,543 23,543 23,543 23,543 23,543 23,543 4 Dư nợ cuối kỳ 141,261 117,717 94,174 70,630 47,087 23,543 0 Mức trả nợ hàng năm (gốc + lãi) 29,724 28,841 27,958 27,075 26,192 25,309 24,426 T.Lãi trả của 2 nguồn h/ năm 33,662 28,708 23,753 18,799 13,845 8,890 3,936 T.mức Tr nợ hàng năm 2 nguồn 66,401 66,401 66,41 66,401 66,401 66,401 66,398 Nguồn: Phòng khách hàng 1 Qua các bảng kế hoạch trả nợ có thể đánh giá được dự án có hiệu quả, bản thân dự án chỉ cần dùng nguồn khấu hao phần vốn vay và 40% lợi nhuận của dự án cũng đủ trả nợ ngân hàng và tổ chức khác, tỷ lệ vốn vay/ tổng vốn đầu tư rất thấp chỉ chiếm 16,9%. Bên cạnh đó do có uy tín là một tổng công ty lớn đồng thời các nguồn trả nợ hoàn toàn có thể đáp ứng được đầy đủ nên việc trả nợ không những khả thi về mặt trả nợ đầy đủ mà còn hoàn toàn khả thi đối với việc trả nợ đúng hạn theo quy định của hệ thống NHCT Việt Nam nói chung và Sở giao dịch I nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5458.DOC
Tài liệu liên quan