Chuyên đề Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lý Nhân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG. 3

1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của thanh toỏn vốn giữa cỏc ngõn hàng 3

1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán vốn giữa các ngân hàng 3

1.2. Điều kiện để tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng 5

1.2.1. Điều kiện về pháp chế 5

1.2.2. Điều kiện về mô hỡnh tổ chức và hoạt động 5

1.2.3. Điều kiện về kỹ thuật 5

1.2.4. Điều kiện về vốn trong thanh toán 6

1.3. Hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng ở Việt Nam 6

1.3.1. Thanh toán liên chi nhánh ngân hàng (TTLCNNH) 7

1.3.2. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng 10

1.3.2.1. Thanh toán bù trừ giấy 10

1.3.2.2. Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng 12

1.3.3. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN: 14

1.3.4. Thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ 15

1.3.5. Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán 15

1.3.6. Thanh toán điện tử liên ngân hàng 16

1.4. Khái quát về hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng Việt Nam hiện nay 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN Lí NHÂN. 28

2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Lý Nhõn 28

2.1.1. Khỏi quỏt lịch sử hỡnh thành của ngõn hàng 28

2.1.2. Mụ hỡnh cơ cấu tổ chức: 28

2.1.3. Sơ bộ tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 29

2.1.3.1. Địa bàn hoạt động 29

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 30

2.2. Thực trạng thanh toán vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhõn với cỏc ngõn hàng khỏc 36

2.2.1. Cỏc nghiệp vụ làm phỏt sinh nhu cầu thanh toỏn vốn với ngõn hàng khỏc tại NHNo huyện Lý Nhõn 36

2.2.2. Vị trớ NHNo&PTNT huyện Lý Nhõn với cỏc NH khỏc (thể hiện qua sơ đồ sau) 37

2.2.3. Thanh toỏn vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhõn với cỏc ngõn hàng khỏc 38

2.2.3.1. Thanh toán vốn với NHNo huyện khác cùng tỉnh 40

2.2.3.2.Thanh toán vốn với NHNo ngoại tỉnh 42

2.2.3.3. Thanh toán vốn với NH khác hệ thống NHNo 44

2.2.3.4. Thanh toán với NHNo cấp 3 (chợ Chanh, chợ Cầu) 46

2.2.4. Kết quả thanh toỏn vốn giữa NHNo huyện Lý Nhõn với cỏc ngõn hàng khỏc 49

2.3. Đánh giá về thực trạng hoạt động thanh toán vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhân với các ngân hàng khác 54

2.3.1. Thành tựu 54

2.3.2. Hạn chế: 57

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THANH TOÁN VỐN TẠI NHNo&PTNT HUYỆN Lí NHÂN 60

3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán vốn của chi nhánh ngân hàng huyện Lý Nhõn 60

3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống thanh toán của Ngân hàng VN 60

3.1.2. Định hướng phát triển chung của NHNo&PTNT VN 62

3.1.3. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Lý Nhõn 63

3.2. Giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả cụng tỏc thanh toỏn vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhõn với cỏc ngõn hàng khỏc 65

3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển thanh toán vốn giữa các ngân hàng 67

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước: 67

3.3.2. Đối với hệ thống NHTM 69

3.3.3. Đối với Chính phủ 70

3.3.4. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 71

3.3.5. Đối với NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam 71

KẾT LUẬN 75

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thanh toán vốn giữa các ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lý Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên ngân hàng rồi các sản phẩm Thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Ví tiền điện tử… - Đó là các giao dịch điện tử. Tuy nhiên trong bối cảnh còn thiếu một hành lang pháp lý đồng bộ, chưa có luật Giao dịch điện tử, các giao dịch điện tử đó được chi phối bởi nhiều Nghị định, Thông tư nên nó vẫn mang tính chất nội ngành (liên ngành), chưa thể mở rộng ứng dụng rộng rãi phục vụ cho mọi nhu cầu phát sinh của đời sống kinh tế toàn xã hội. Trong bối cảnh thiếu hành lang pháp lý như vậy, nhiều khi các giao dịch chỉ thực hiện được ở mức bán tự động, đóng khung trong nội bộ ngân hàng. Một mặt giao dịch được tiến hành trực tuyến (Online), xử lý hoàn toàn trên môi trường điện tử hoá, nhưng vẫn phải đồng thời thực hiện những qui định theo phương pháp giao dịch truyền thống: như luân chuyển và kiểm soát chứng từ giấy, in kết quả các giao dịch ra chứng từ giấy để ký và đóng dấu sau khi các giao dịch điện tử đã hoàn thành..., in chứng từ giấy để lưu trữ. Quy trình đó đã làm giảm đi tính hiệu quả của hoạt động giao dịch điện tử ngân hàng nói riêng, cũng như việc chưa khai thác hết được tiềm năng của các ứng dụng CNTT – TT trong hoạt động ngân hàng nói chung. Không những không làm giảm bớt các thao tác nghiệp vụ mà ngược lại khối lượng công việc phải xử lý hàng ngày lại nhiều hơn khi làm thủ công. Điều nghịch lý này sẽ được khắc phục khi luật giao dịch điện tử đi vào cuộc sống. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2010 ngành CNTT-TT sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng từ 20 - 30%, đạt tổng doanh thu khoảng 6 – 7 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, phát triển nhanh và đa dạng hoá dịch vụ, sẽ cung cấp cho người sử dụng những dịch vụ chất lượng cao với giá cước thấp hơn hoặc tương đương giá cước bình quân các nước trong khu vực. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của lĩnh vực CNTT-TT trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào kỷ nguyên của thông tin, của nền kinh tế tri thức, góp phần để nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Chiến lược trên sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động CNTT Ngân hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LÝ NHÂN. 2.1. Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Lý Nhân 2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành của ngân hàng NHNo&PTNT huyện Lý Nhân là một trong những chi nhánh của NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam (NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam là chi nhánh cấp 1 có 6 chi nhánh cấp 2 ở 5 huyện và 1 thị xã), nguồn gốc là chi nhánh NHNN huyện Lý Nhân, được thành lập vào năm 1958 hoạt động theo mô hình một cấp. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, năm 1998 từ NHNN huyện Lý Nhân đã tách thành NHNo&PTNT huyện Lý Nhân và Kho bạc Nhà nước huyện Lý Nhân, chuyển hoạt động ngân hàng một cấp sang ngân hàng hai cấp, từ đây ngân hàng thương mại ra đời chịu sự kiểm tra giám sát của NHNN nói chung và chi nhánh NHNN huyện Lý Nhân đổi thành NHNo&PTNT huyện Lý Nhân. Đến tháng 4/2003 theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT huyện Lý Nhân tách thành NHNo&PTNT huyện Lý Nhân và Ngân hàng chính sách xã hội Lý Nhân. 2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức: NHNo&PTNT huyện Lý Nhân hiện có các phòng: Phòng kế hoạch-tín dụng, Phòng kế toán-Ngân quỹ, Phòng hành chính. Mạng lưới hoạt động gồm có trụ sở chính đóng tại Thị trấn Vĩnh Trụ, hiện nay để phục vụ khách hàng ở xa trung tâm, NHNo&PTNT huyện Lý Nhân đã mở thêm Ngân hàng cấp III Chợ Cầu và Ngân hàng cấp III Chợ Chanh. Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến ngày 31/1/2007 là 38 người trong đó trình độ Đại học: 11 người, Cao đẳng: 16 người, Trung cấp: 11 người. Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lý Nhân Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch-tín dụng Phòng kế toán-Ngân quỹ Phòng hành chính-bảo vệ Ngân hàng cấp III 2.1.3. Sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 2.1.3.1. Địa bàn hoạt động Bên cạnh các cơ quan, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế như Kho bạc nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, NHNo&PTNT huyện Lý Nhân là NHTM quốc doanh lớn trên địa bàn huyện Lý Nhân, là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam với chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có trụ sở đóng tại trung tâm thị trấn Vĩnh Trụ. Là một huyện có tổng diện tích tự nhiên là 987,97 km2, dân số 23 ngàn người, phân bố 24 xã trong huyện. Ngành nghề chính của huyện là nông nghiệp trồng lúa nước và các cây hoa màu. Hiện nay trong cả huyện đã có một số xã trồng các loại cây đem lại lợi nhuận cao cho người dân như dưa xuất khẩu, ngô bao tử, các làng nghề thủ công nên đời sống người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, một phần đó có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT huyện Lý Nhân đã giúp người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, NHNo&PTNT huyện Lý Nhân thành lập đến nay đã 58 năm và tạo được uy tín đối với khách hàng trong toàn huyện. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Lý Nhân có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng được NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam giao quyền, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ chủ yếu trên địa bàn huyện. Chức năng, nhiệm vụ chính là áp dụng các thể thức thích hợp để huy động vốn bằng tiền nhàn rỗi của mọi tầng lớp dân cư để cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn. Mọi hoạt động của Ngân hàng phải tuân thủ theo đúng pháp luật Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, các thông lệ về lĩnh vực ngân hàng. Trong những năm gần đây, các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã phát triển đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội địa phương. Các hoạt động của Ngân hàng bao gồm: - Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Hoạt động tín dụng: Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay. Đối tượng vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là các hộ nông dân, mục đích chủ yếu là phát triển trồng trọt, chăn nuôi. - Hoạt động thanh toán: Ngân hàng làm trung gian thanh toán như: dịch vụ chuyển tiền cá nhân, tổ chức có tài khoản hoặc không có tài khoản tại ngân hàng, chuyển khoản, thực hiện ủy nhiệm chi. Nhận chi trả tiền nhanh Westerm Union... - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: trong hoạt động này Ngân hàng chỉ đơn giản là thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ từ khách hàng nhận chuyển tiền nhanh Westerm Union muốn nhận bằng VNĐ và bán cho NHNo tỉnh Hà Nam theo hình thức mua bán giao ngay. - Hoạt động ngân quỹ: Ngân hàng thực hiện các dịch vụ ngân quỹ như: đổi tiền rách, tiền lẻ, kiểm định ngoại tệ, kiểm đếm đồng tiền... Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến ngày 31/12/2006 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận 2.157.006.009 2.307.996.526 7,0% Thu nhập từ tín dụng 1.760.320.835 1.901.146.502 8,0% Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 244.591.246 264.647.728 8,2% Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 3.892.565 4.242.896 9,0% Thu nhập khác 474.818.100 489.400.600 4,0% Lãi và phí phải trả 209.098.341 226.871.700 8,5% Chi phí khác 117.518.396 124.569.500 6,0% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 Những chỉ tiêu tăng trưởng vượt bậc này là kết quả nỗ lực của toàn cán bộ ngân hàng trong thời gian qua, cũng chứng tỏ sự sáng suốt trong đường lối của Nhà nước, tách NHNo&PTNT huyện Lý Nhân khỏi Ngân hàng chính sách, hoạt động hạch toán kinh doanh. NHNo&PTNT huyện Lý Nhân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán báo sổ, vốn điều lệ bằng không. Do chiếm vị thế trên địa bàn nên là kênh huy động tích cực. Bảng 2.2. Kết cấu nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2006 Đơn vị: ngàn đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ lệ tăng trưởng Tổng nguồn vốn 144.322.720 186.447.846 29,18% Tiền gửi của dân cư 118.343.235 153.108.914 33,90% Tiền gửi của kho bạc 24.706.949 33.031.301 33,69% Tiền gửi của TCTD 1.272.536 307.631 Trong đó: ngoại tệ quy đổi 7.028.247 13.454.473 91,43% Nguồn: Sao kê chi tiết tiền gửi tiết kiệm ngày 31/12/2005 và 31/12/2006. Đây là tốc độ tăng trưởng khá tốt ở một ngân hàng huyện, con số tăng trưởng 30-33% luôn được duy trì trong mấy năm qua đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng phát triển tín dụng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân trong huyện. Tiền gửi của người dân chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn, tăng trưởng cũng mạnh nhất, điều đó chứng tỏ mức độ tin tưởng của dân chúng với ngân hàng ngày càng tăng. Ngân hàng thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn từ dân cư. Cụ thể nguồn tiền gửi của khách hàng như sau: Bảng 2.3. Kết cấu chi tiết tài khoản tiền gửi của khách hàng Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ lệ tăng trưởng Tổng tiền gửi của khách hàng 118.343.235.456 153.108.914.273 33,90% Tiền gửi không kỳ hạn 3.079.058.060 4.033.566.058 31,00% Tiền gửi vốn chuyên dụng 262.077.762 338.080.313 29,00% Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 188.461.538 245.053.090 30,00% Tiền gửi tiết kiệm bưu điện 40.992.836 54.110.544 32,00% Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 1.308.833.314 1.740.748.307 33,00% Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 99.308.591.090 133.051.675.869 33,98% - dưới 12 tháng 34.557.899.752 46.342.143.567 34,10% - 12 – 24 tháng 62.222.394.596 83.346.897.568 33,95% - trên 24 tháng 2.528.296.752 3.362.634.680 33,00% Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn 10.146.876.551 13.515.639.567 33,20% Nguồn: Sao kê chi tiết tiền gửi tiết kiệm ngày 31/12/2005 và 31/12/2006. Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng thì tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tập trung vào tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và 12 đến 24 tháng. Loại tiền gửi này có đặc điểm ổn định, người dân gửi vào để hưởng lãi nên thường ít rút ra trước hạn. Ngân hàng có thể dùng nguồn này để cho vay trung, dài hạn trên cơ sở tính toán chuyển hoán kỳ hạn hợp lý. Mặt khác loại vay tại ngân hàng cũng chủ yếu là vay ngắn hạn nên nguồn vốn huy động được hoàn toàn phù hợp, tăng vốn cho hoạt động tín dụng. Kết quả hoạt động tín dụng * Về quy mô tín dụng Bảng 2.4. Kết quả dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2006 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỉ lệ tăng trưởng Tổng dư nợ tín dụng 94.268.700.530 125.377.371.700 33,00% Vượt kế hoạch 115.013.000 125.377.000 9,01% Trong đó: -Cho vay bằng vốn huy động 79.926.110.940 108.568.248.300 35,84% -Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 14.342.589.592 16.809.123.400 17,20% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006 Qua bảng ta thấy dư nợ tín dụng trong 2 năm gần đây luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tăng trưởng tín dụng tới 33% trong đó tăng mạnh cho vay bằng vốn huy động (35,84%). Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cũng tăng 17,2% điều đó chứng tỏ uy tín của ngân hàng tăng, nguồn vốn tài trợ, ủy thác ngân hàng nhận được tăng. Đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là hộ nông dân, nhưng những năm gần đây do nền kinh tế chung của toàn huyện phát triển, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, các cơ sở sản xuất của các hộ nông dân cũng xuất hiện ngày một nhiều. Do đó ngân hàng đã mở rộng tín dụng sang đối tượng này đem lại nguồn thu nhập khá lớn mỗi năm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Bảng 2.5. Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tính đến 31/12/2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Tỷ lệ tăng trưởng Dư nợ tín dụng 12.234 22.265 82% Tỷ trọng cho vay DN nhỏ và vừa so với tổng dư nợ 12,97% 17,76% Tỷ lệ nợ xấu cho vay DN nhỏ và vừa Chưa phát sinh nợ quá hạn Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006. * Về chất lượng tín dụng Song song với việc tăng trưởng khối lượng đầu tư thì chất lượng công tác tín dụng luôn được xem trọng và cải thiện. Công tác thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh được tiến hành thực hiện chặt chẽ, đúng chế độ, thường xuyên tổ chức theo dõi, giám sát nên đã hướng khách hàng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay. Việc thực hiện nghiêm túc luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, các quy định của ngành luôn được chỉ đạo quán triệt nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh mở rộng tín dụng NHNo&PTNT Lý Nhân còn coi trọng tập trung đôn đốc thu hồi nợ đến hạn Bảng 2.6. Kết quả chất lượng tín dụng Chỉ tiêu 2005 2006 Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ 0,77% 0,56% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006. Đây là kết quả tốt về đảm bảo an toàn đối với một ngân hàng nông nghiệp đặc biệt là ngân hàng mới tách ra hạch toán kinh doanh. Nhìn chung hoạt động của Ngân hàng còn đơn giản, nhưng với địa bàn hoạt động của mình đây là tổ chức tài chính thực hiện tốt các chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại. 2.2. Thực trạng thanh toán vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhân với các ngân hàng khác 2.2.1. Các nghiệp vụ làm phát sinh nhu cầu thanh toán vốn với ngân hàng khác tại NHNo huyện Lý Nhân - Khách hàng (tổ chức, cá nhân) đến yêu cầu chuyển tiền (bằng uỷ nhiệm chi từ tài khoản hoặc nộp tiền mặt trực tiếp) cho người thụ hưởng có tài khoản hoặc không có tài khoản tại NHNo huyện khác tỉnh Hà Nam, NHNo tỉnh Hà Nam, NHNo tỉnh khác, NHNo huyện khác thuộc tỉnh khác, NH khác hệ thống NHNo trên toàn quốc. NHNo huyện Lý Nhân được sử dụng số tiền này trong khi các NH phục vụ người hưởng kia phải thanh toán cho người thụ hưởng từ vốn của mình, do đó NHNo huyện Lý Nhân phải thanh toán (phải trả) cho NH đã thanh toán hộ mình. - Khách hàng đến NHNo huyện Lý Nhân để lĩnh tiền chuyển đến. Giao dịch này ngược với giao dịch trên, trong trường hợp này NHNo huyện Lý Nhân được thanh toán (phải thu). 2.2.2. Vị trí NHNo&PTNT huyện Lý Nhân với các NH khác (thể hiện qua sơ đồ sau) Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống NHNo&PTNT-VN Trụ sở chính NHNo&PTNT-VN Trung tâm thanh toán NHNo & PTNT-VN NHNo TP khác, tỉnh khác CN cấp 1 NHNo tỉnh Hà Nam NHNo huyện Lý Nhân NHNo huyện khác CN cấp 3 (chợ Chanh, chợ Cầu) CN cấp 3 trực thuộc NHNo huyện khác NHNo quận khác thuộc TP khác NHNo huyện khác thuộc tỉnh khác CN cấp 2 CN cấp 3 trực thuộc NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác CN cấp 3 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức các TCTD trên địa bàn huyện Lý Nhân NHNo&PTNT huyện Lý Nhân NH chính sách xã hội huyện Lý Nhân CNNHNo cấp 3 chợ Cầu CNNHNo cấp 3 chợ Chanh Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức các TCTD trên địa bàn tỉnh Hà Nam CN.NHNN tỉnh Hà Nam CN.NHNo tỉnh NHNo huyện (5 huyện) CNNH Công thương CNNH Ngoại thương CNNH Đầu tư NHNo thị xã Phủ Lý 2.2.3. Thanh toán vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhân với các ngân hàng khác Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổng quát thanh toán vốn giữa NHNo&PTNT huyện Lý Nhân với các ngân hàng khác Ngân hàng Nhà nước Trụ sở chính Ngân hàng nông nghiệp huyện Lý Nhân Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Nam Ngân hàng nông nghiệp tỉnh khác Ngân hàng nông nghiệp huyện khác thuộc tỉnh khác Ngân hàng nông nghiệp huyện khác cùng tỉnh 13 12 8 10 6 519101-TP, tỉnh khác 519101 - Mã NH tỉnh Hà Nam 7 519121-huyện khác 519121 - Mã NH Lý Nhân 3 519121-Mã NH 1011, 4211 1 2 4 4540, 4211 519121 - Mã NH 5 519101 -mã tỉnh 519121 - Mã NH Lý Nhân 3’ 501201 -mã tỉnh 519121 - Mã NH Lý Nhân 3’’ 519101-Mã tỉnh 519121 - Mã huyện khác 9 4540, 4211 519121 - Mã huyện khác 11 2.2.3.1. Thanh toán vốn với NHNo huyện khác cùng tỉnh Áp dụng phương thức TTLCNNH (Chuyển tiền điện tử nội tỉnh). * Giao dịch phát sinh 1: Khách hàng đến NHNo huyện Lý Nhân yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng nhận tại NHNo huyện khác thuộc tỉnh Hà Nam hoặc tại NHNo tỉnh Hà Nam. Quy trình: (1) NHNo huyện Lý Nhân nhận được yêu cầu của khách hàng, hạch toán: Nợ TK tiền mặt tại quỹ, TKTG của khách hàng Có TK điều chuyển vốn với NHNo tỉnh 519121-Mã NHNo Lý Nhân (2) NHNo Lý Nhân lập “Lệnh chuyển Có đi nội tỉnh” tới NHNo tỉnh Hà Nam (3) NHNo tỉnh Hà Nam nhận được lệnh, hạch toán: Nếu người nhận tại NHNo huyện khác tỉnh Hà Nam, hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo Lý Nhân Có TK 519121- Mã NHNo huyện khác Nếu người nhận tại NHNo tỉnh Hà Nam, hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo Lý Nhân Có TK thích hợp: TKTG khách hàng, TK phải trả khách hàng (4) NHNo tỉnh Hà Nam truyền “Lệnh chuyển Có đến nội tỉnh” cho NHNo huyện khác đó (5) NHNo huyện khác nhận được “Lệnh chuyển Có đến nội tỉnh” hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo huyện khác đó Có TKTG của khách hàng, TK phải trả khách hàng 4540 (nếu khách hàng đến nhận tiền bằng chứng minh thư). Giải thích quy trình thanh toán: Thực hiện theo quy trình đó, hai NH đã thanh toán cho khách hàng đồng thời thanh toán với nhau qua tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ 519121- mở chi tiết cho từng CN NHNo huyện tại NHNo tỉnh Hà Nam. Lúc đầu khi mới thành lập CN cấp 2, NHNo tỉnh cấp (điều chuyển) một số vốn nhất định cho mỗi CN – đó chính là số tiền mặt tồn quỹ ban đầu tại mỗi CN và cũng là số dư Có phải duy trì tại TK 519121 của mỗi CN mở tại NHNo tỉnh (số dư này được Giám đốc NHNo tỉnh quy định cho mỗi chi nhánh trực thuộc từng thời kỳ tùy thuộc vào nhu cầu và hoạt động kinh doanh tại mỗi CN). Việc thanh toán qua tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ như sau: +) NHNo huyện Lý Nhân nhận tiền từ khách hàng, tức được sử dụng sô tiền đó +) NHNo huyện Lý Nhân ghi Có TK Điều chuyển vốn nội bộ của NH mình, nhưng tại NHNo tỉnh Hà Nam ghi ngược lại (tức ghi Nợ TK Điều chuyển vốn của NHNo Lý Nhân) và ghi Có cho TK Điều chuyển vốn của NH kia. Bằng việc ghi ngược lại như thế dư Có trên TK Điều chuyển vốn của NHNo Lý Nhân giảm và dư Có TK Điều chuyển vốn của NH kia tăng. Tiền mặt tại quỹ của NHNo huyện Lý Nhân tăng nhưng dư Có TK Điều chuyển vốn nội bộ mở tại NHNo tỉnh giảm. Như vậy NHNo Lý Nhân đã thanh toán (trả) cho NH kia. Nếu dư Có TK Điều chuyển vốn nội bộ của NHNo Lý Nhân thiếu so với quy định thì NHNo tỉnh sẽ tính lãi phạt số thiếu này và lệnh NHNo Lý Nhân điều chuyển lên cho đủ. NHNo huyện kia nếu thiếu tiền mặt tại quỹ để hoạt động, xin NHNo tỉnh điều chuyển xuống, NHNo tỉnh căn cứ vào dư Có TK Điều chuyển vốn nội bộ của NHNo huyện đó vượt quá so với quy định để đồng ý điều chuyển cho NH này bao nhiêu. * Giao dịch phát sinh 2: NHNo Lý Nhân nhận được “Lệnh chuyển Có đến nội tỉnh” từ NHNo tỉnh Hà Nam, theo đó trả tiền hộ NHNo huyện khác tỉnh Hà Nam hoặc NHNo tỉnh Hà Nam cho khách hàng của họ. Quy trình diễn ra tương tự nhưng hoán đổi vị trí NHNo huyện Lý Nhân với NHNo huyện khác tỉnh Hà Nam. NHNo huyện Lý Nhân là đơn vị thanh toán cho khách hàng hộ NHNo tỉnh Hà Nam, NHNo huyện khác đó và được thanh toán lại qua việc ghi Có và do đó tăng dư Có TK Điều chuyển vốn nội bộ mở tại NHNo tỉnh Hà Nam. Nếu thiếu tiền mặt tại quỹ để hoạt động NHNo Lý Nhân có thể xin NHNo tỉnh điều chuyển xuống căn cứ vào số dư Có vượt quá này so với quy định. 2.2.3.2.Thanh toán vốn với NHNo ngoại tỉnh Áp dụng phương thức TTLCNNH (CTĐT nội tỉnh kết hợp CTĐT ngoại tỉnh). Giao dịch phát sinh 1: Khách hàng đến NHNo Lý Nhân yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng nhận tại NHNo ngoại tỉnh Hà Nam (Trụ sở chính, NHNo TP khác, tỉnh khác, NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác). Quy trình: (1) tương tự như chuyển tiền điện tử nội tỉnh (2) NHNo Lý Nhân lập “Lệnh chuyển Có đi ngoại tỉnh” tới NHNo tỉnh Hà Nam (3’) NHNo tỉnh Hà Nam nhận được lệnh chuyển Có ngoại tỉnh hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo Lý Nhân Có TK Điều chuyển vốn với Trụ sở chính 519101-Mã NHNo tỉnh Hà Nam (6) NHNo tỉnh Hà Nam truyền lệnh chuyển Có tới Trụ sở chính NHNo&PTNT VN (7) Trụ sở chính nhận được lệnh, hạch toán: * Nếu người nhận tại NHNo TP khác, tỉnh khác, NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác hạch toán: Nợ TK 519101- Mã NHNo tỉnh Hà Nam Có TK 519101- Mã NHNo TP khác, tỉnh khác * Nếu người nhận tại Trụ sở chính, hạch toán: Nợ TK 519101- Mã NHNo tỉnh Hà Nam Có TK thích hợp: TKTG của khách hàng, TK phải trả khách hàng (8) Trụ sở chính truyền tiếp Lệnh chuyển Có đó cho NHNo TP khác, tỉnh khác (9) NHNo TP khác, tỉnh khác nhận được lệnh, hạch toán: * Nếu người nhận tại NHNo TP khác, tỉnh khác đó, hạch toán: Nợ TK 519101- Mã NHNo TP khác, tỉnh khác Có TK thích hợp: TKTG khách hàng, TK phải trả khách hàng * Nếu người nhận tại NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác đó, hạch toán: Nợ TK 519101-Mã NHNo TP, tỉnh khác đó Có TK 519121- Mã NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác đó (10) NHNo TP, tỉnh khác truyền tiếp lệnh chuyển Có cho NHNo quận, huyện đó (11) NHNo quận, huyện này nhận được lệnh chuyển Có đến, hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo quận, huyện đó Có TKTG của khách hàng, TK phải trả khách hàng 4540 Giải thích quy trình thanh toán: Cũng như các CNNH cấp 2 đều phải mở TK Điều chuyển vốn tại CNNH cấp 1 trực thuộc, CNNH cấp 1 cũng mở TK Điều chuyển vốn tại Trụ sở chính – tài khoản này mở chi tiết cho từng CNNH cấp 1 và luôn phải duy trì một số dư Có nhất định theo quy định. Như vậy việc thanh toán vốn giữa NHNo Lý Nhân với NHNo khác ngoại tỉnh cũng được giải thích tương tự như mô hình thanh toán nội tỉnh trên. Việc thanh toán chỉ đơn giản là việc truyền chuyển tiếp lệnh chuyển Có, ghi Nợ - Có tương ứng vào TK Điều chuyển vốn nội bộ chi tiết cho từng chi nhánh ngân hàng mở tại ngân hàng cấp trực thuộc (CN cấp 1 mở tại Trụ sở chính, CN cấp 2 mở tại CN cấp 1). Các TK Điều chuyển vốn này luôn phải duy trì một số dư Có theo quy định - đó là cơ sở để thanh toán vốn giữa các NH trong cùng một hệ thống. Nếu thiếu so với quy định sẽ phải điều chuyển để bổ sung cho đủ, nếu thừa sẽ là căn cứ để quyết định điều chuyển xuống cho chi nhánh có đủ tiền mặt tại quỹ để hoạt động. Giao dịch phát sinh 2: NHNo huyện Lý Nhân nhận được lệnh chuyển Có đến ngoại tỉnh từ NHNo tỉnh Hà Nam, theo đó thanh toán hộ NHNo ngoại tỉnh cho khách hàng của họ. Quy trình diễn ra tương tự nhưng hoán đổi vị trí NHNo huyện Lý Nhân với NHNo quận, huyện thuộc TP, tỉnh khác; hoán đổi vị trí NHNo tỉnh Hà Nam với NHNo TP khác, tỉnh khác. NHNo huyện Lý Nhân là đơn vị thanh toán cho khách hàng hộ NHNo ngoại tỉnh và được thanh toán lại qua việc ghi Có và do đó tăng dư Có TK Điều chuyển vốn nội bộ mở tại NHNo tỉnh Hà Nam. Nếu thiếu tiền mặt tại quỹ để hoạt động NHNo Lý Nhân có thể xin NHNo tỉnh điều chuyển xuống căn cứ vào số dư Có vượt quá này so với quy định. 2.2.3.3. Thanh toán vốn với NH khác hệ thống NHNo Áp dụng phương thức TTLCNNH (CTĐT nội tỉnh) để NHNo tỉnh Hà Nam thanh toán bù trừ qua chi nhánh NHNN tỉnh Hà Nam. Giao dịch phát sinh 1: Khách hàng đến NHNo Lý Nhân yêu cầu chuyển tiền cho người thụ hưởng nhận tại ngân hàng khác hệ thống NHNo cùng hoặc khác địa bàn tỉnh Hà Nam. Quy trình: tương tự như chuyển tiền điện tử nội tỉnh NHNo huyện Lý Nhân lập Lệnh chuyển Có đi bù trừ gửi đến NHNo tỉnh Hà Nam (3”) NHNo tỉnh Hà Nam nhận được lệnh chuyển Có đi bù trừ, hạch toán: Nợ TK 519121- Mã NHNo Lý Nhân Có TK thanh toán bù trừ 501201- Mã NHNo tỉnh Hà Nam mở tại CN NHNN tỉnh Hà Nam (12) NHNo tỉnh Hà Nam là thành viên tham gia thanh toán bù trừ tại NHNH tỉnh Hà Nam (trên địa bàn tỉnh Hà Nam có hệ thống NH Ngoại thương, Đầu tư, Công thương tham gia TTBT, NHNN tỉnh Hà Nam là NH chủ trì). NHNo tỉnh Hà Nam phân loại và xử lý chứng từ, lập bản kê, đến giờ cán bộ chuyên trách mang chứng từ, bảng kê, sổ giao nhận chứng từ đến NHNN tỉnh Hà Nam để tiến hành TTBT giấy (tại CN NHNN tỉnh Hà Nam mới chỉ là thanh toán bù trừ giấy, mỗi ngày 2 phiên). (13) Tại CN NHNN tỉnh Hà Nam tiến hành thanh toán bù trừ, sau đó hạch toán ghi kết quả bù trừ vào TKTG của NHNo tỉnh Hà Nam, đồng thời giao kết quả bù trừ chi tiết cho từng chi nhánh NHNo huyện thuộc tỉnh Hà Nam để làm căn cứ cho NHNo tỉnh Hà Nam hạch toán vào TK 501201-Mã chi tiết từng chi nhánh NHNo huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Nếu NHNo tỉnh Hà Nam phát sinh quan hệ thanh toán với NH không thuộc hệ thống NH là thành viên tham gia TTBT tại NHNN tỉnh Hà Nam thì NHNN tỉnh Hà Nam phải sử dụng tiếp phương thức TTLCNNH của hệ thống NHNN để thanh toán cho NH thuộc hệ thống NH kia. CN NHNN tỉnh Hà Nam cũng hạch toán tương tự cho các NH khác hệ thống NHNo trên địa bàn tỉnh Hà Nam để các NH này hạch toán tương tự cho các chi nhánh trực thuộc của mình. Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ tại NHNN tỉnh Hà Nam đều phải mở TKTG tại NHNN. Với việc ghi Nợ, Có tương ứng vào TKTG của thành viên tham gia thanh toán bù trừ, NHNN tỉnh Hà Nam đã thực hiện thanh toán vốn giữa các hệ thống NH khác nhau. Giao dịch phát sinh 2: NHNo huyện Lý Nhân nhận được Lệnh chuyển Có bù trừ từ NHNo tỉnh Hà Nam chuyển đến (trong phiên thanh toán bù trừ NHNo tỉnh Hà Nam nhận được các chứng từ thanh toán cho ngân hàng mình và các chi nhánh ngân hàng trực thuộc, từ đó NHNo tỉnh Hà Nam sẽ truyền lệnh chuyển Có đến các chi nhánh ngân hàng huyện). NHNo huyện Lý Nhân là đơn vị trả tiền cho khách hàng trong khi không được sử dụng số tiền đó. NHNo huyện Lý Nhân nhận thanh toán bằng việc được ghi Có vào tài khoản Điều chuyển vốn mở chi tiết cho NHNo huyện Lý Nhân tại NHNo tỉnh Hà Nam. NHNo tỉnh Hà Nam thanh toán với ngân hàng khác hệ thống qua TKTG tại NH chủ trì – NHNN tỉnh Hà Nam. 2.2.3.4. Thanh toán với NHNo cấp 3 (chợ Chanh, chợ Cầu) Quá trình thanh toán nà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32116.doc
Tài liệu liên quan