Chuyên đề Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA–HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM 2

1.1. CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA CỦA VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 2

1.1.1. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt Nam. 2

1.1.1.1. Nội dung công nghiệp hóa và vai trò của công nghiệp hóa với phát triển kinh tế xã hội. 2

1.1.1.2. Công nghiệp hóa-hiện đaị hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ 2001-2010 4

1.1.1.3. Đánh giá quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Việt nam thời kỳ đổi mới. 7

1.1.2. Sự cần thiết phát triển thị trường xuất khẩu nông sản việt Nam. 8

1.2. VAI TRÒ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ CỦA THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN. 11

1.2.1. Vai trò xuất khẩu nông sản với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. 11

1.2.1.1. Góp phần tạo nguồn vốn nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. 11

1.2.1.2. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. 12

1.2.1.3. Đối với tăng trưởng nông nghiệp. 13

1.2.1.4. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. 13

1.2.1.5. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 14

1.2.1.6. Xuất khẩu nông sản tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất nông nghiệp trên qui mô lớn, ổn định. 15

1.2.1.7. Tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. 15

1.2.1.8. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. 16

1.2.1. Các yếu tố của thị trường xuất khẩu nông sản. 16

1.2.2.1. Cung xuất khẩu hàng nông sản. 16

1.2.2.3. Mức giá thế giới hàng nông sản. 19

1.2.2.4. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường nông sản 20

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 22

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam 22

1.3.1.1. Yếu tố kinh tế 22

1.3.1.2. Yếu tố văn hóa – xã hội 24

1.3.1.3. Yếu tố chính trị, luật pháp 24

1.3.1.4. Về Quan hệ chính trị ngoại giao 25

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của một số nước 25

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 26

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ. 28

1.3.2.3. Kinh nghiệm của Hà Lan 29

1.3.2.4. Kinh nghiệm của Thái Lan. 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 32

2.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008. 32

2.1.1. Thị trường ngành hàng. 32

2.1.1.1. Lúa gạo. 32

2.1.1.2. Ngành Cà phê. 35

2.1.1.3. Ngành cao su 37

2.1.1.4. Ngành hạt tiêu 39

2.1.1.5. Ngành hạt điều. 42

2.1.1.6. Ngành chè. 43

2.1.2. Phân tích thực trạng thị trường các nước nhập khẩu nông sản chính từ Việt Nam 45

2.1.2.1. Các nước ASEAN 46

2.1.2.2. Trung Quốc 48

2.1.2.3. EU 51

2.1.2.4. Hoa Kỳ 53

2.1.2.5. Châu Phi. 55

2.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2020. 57

2.3.1. Lúa gạo 59

2.3.2. Cà phê 60

2.3.4. Cao su 60

2.3.5. Hạt điều 61

2.3. ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN THỜI GIAN QUA. 61

2.3.1. Đánh giá tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua 61

2.3.1.1. Những thành tựu đạt được 61

2.3.1.2. Những hạn chế tồn tại 65

2.3.2. Đánh giá thị trường xuất khẩu nông sản thời gian qua 68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 71

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020 71

3.1.1. Quan điểm. 71

3.1.2. Mục tiêu 72

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát 72

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể 72

3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI. 73

3.3.1. Ở cấp độ nhà nước. 73

3.3.1.1. Các giải pháp bổ trợ. 73

3.3.1.2. Các giải pháp trọng tâm. 77

3.3.2. Ở cấp độ doanh nghiệp 82

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu cũng đều phải chịu thực cảnh này. 2.1.1.5. Ngành hạt điều. Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, với sản lượng xuất khẩu điều nhân trên 160.000 tấn/năm, chiếm 40% lượng nhân điều tiêu dùng toàn cầu. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007 tăng trưởng trung bình 26,0%/năm, trong đó giai đoạn trước khi gia nhập WTO (2001-2005) tăng trưởng 30,3%/năm, hai năm sau klhi gia nhập WTO (2006-2007) tăng trưởng trung bình 17,6%/năm, năm 2008 xuất khẩu đạt 163 nghìn tấn về lượng và 914 triệu USD về giá trị, tăng 13,2% về lượng và 42,4% về giá trị so với năm 2007 Xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trong 2 tháng đầu năm 2009 với 23.000 tấn, kim ngạch đạt 104 triệu USD, tăng 12% về lượng và 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Về tổng thể, phạm vi thị trường hạt điều xuất khẩu của Việt Nam có thay đổi chút ít theo hướng tích cực: năm 2004 Việt Nam xuất khẩu hạt điều tới 49 thị trường khác nhau, năm 2005: 51 thị trường, năm 2006: 51 thị trường, năm 2007: 58 thị trường; riêng năm 2008 thị trường xuất khẩu tăng đáng kể, xuất khẩu sang 114 thị trường. Cơ cấu các nhóm thị trường chính nhập khẩu hạt điều của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn này. Các thị trường: Hoa Kỳ, Hà Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, Newzeland…vấn là thị trường nhập khẩu hạt điều chính của Việt Nam. Trong đó, Mỹ vẫn luôn là thị trường nhập khẩu hạt điều Việt Nam lớn nhất với trung bình chiếm 37% tổng giá trị điều Việt Nam xuất khẩu; tiếp đến là Hà Lan chiếm 14%; Úc: 11%; Trung Quốc: 8%; Anh: 6%. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa các thị trường có sự thay đổi tương đối sau khi Việt Nam gia nhập WTO: xuất khẩu hạt điều vào thị trường Hoa Kỳ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm nhẹ, các thị trường Anh, Úc tương đối ổn định trong khi chỉ có thị trường Hà Lan, Trung Quốc là có xu hướng tăng nhẹ. Hình 2.7: Kim ngạch nhập khẩu Điều Việt Nam của một số thị trường chính giai đoạn 2001-2008 (USD) Nguồn: AGROINFO, (2009) Nguồn: AGROINFO (2009) 2.1.1.6. Ngành chè. Xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2007 tăng trưởng trung bình 14,6%/năm. Xuất khẩu chè năm 2008 của Việt Nam giảm 8,8% về lượng (đạt 114 nghìn tấn) nhưng tăng 15,3% về giá trị (đạt 147,5 triệu USD) so với năm 2007. Từ nay đến 2010 ngành chè đặt ra mục tiêu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam so với thị trường thế giới vẫn còn nhỏ và dàn trải. Doanh nghiệp chưa tạo được cho mình thị trường trọng điểm. Thị trường xuất khẩu từ 1.000 tấn trở lên vẫn quá ít, trong khi thị trường dưới 100 tấn chiếm khoảng một nửa. Tính tới thời điểm này, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt tại 73 quốc gia. Các thị trường chủ yếu của chè Việt Nam hiện nay là Liên Bang Nga, Irắc, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản, EU và Mỹ…Trong đó thị trường truyền thống của Việt Nam là Liên Bang Nga, Irắc, Pakistan, Đài Loan, Tung Quốc. Bảng 2.4: 5 thị trường xuất khẩu chè chính của Việt Nam năm 2008 Quốc gia Kim ngạch (USD) Thị phần(%) Pakistan 37.818.162 25.6 Đài Loan 22.152.502 15.0 Nga 16.298.722 11.1 Các nước Ả rập thống nhất 7.715.969 5.2 Trung Quốc 6.725.794 4.6 Nguồn: trung tâm thông tin-Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT Giá chè xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động thất thường theo thực trạng chung của thị trường chè thế giới. Nhưng giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ xấp xỉ 70% giá chè cùng loại của các nước khác trên thế giới. Hơn nữa nếu so sánh giá chè xuất khẩu trung bình của Việt Nam so với giá chè trung bình của thế giới thì tỷ lệ này còn thấp hơn. Đặc biệt trong năm 2006, mặc dù sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của chè Việt Nam tăng đột biến nhưng giá chè xuất khẩu trung bình so với thế giới lại đạt mức thấp kỷ lục, chỉ đạt 53.31%. Nguyên nhân là do tỷ lệ mặt hàng chè có giá trị gia tăng cao trong cơ cấu xuất khẩu còn thấp so với thế giới. Điều này cho thấy giá trị gia tăng thu được từ hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới. Bảng 2.5: Giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001-2008 (USD/tấn) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giá chè thế giới 1524 1490 1540 1550 1470 1960 1620 1837 Giá chè Việt Nam 1149 1103 1001 957 1102 1045 1143 1298 Tỷ lệ 75.39 74.03 65 61.74 74.97 53.31 70.56 70.66 Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại - Bộ công thương Hình 2.9: Giá chè xuất khẩu Việt Nam và thế giới 2001-2008 Nguồn: sử dụng số liệu bảng 2.5 2.1.2. Phân tích thực trạng thị trường các nước nhập khẩu nông sản chính từ Việt Nam Thị trường chính về xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản của Việt Nam nói chung là châu Á và một số nước châu Mỹ, châu Âu. Những thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam xét theo thứ tự kim ngạch là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Đức, Đài Loan, Anh, Iraq, Hàn Quốc, Malyaxia. Những thị trường này trung bình chiếm trên 55% tổng kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 Bảng 2.6: 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu nông-lâm-thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 Thứ tự về kim ngạch Tên nước Trung bình 2001-2008 Kim ngạch (USD) Tăng trưởng (%) 1 Hoa Kỳ 832899648.0 49.5 2 Trung Quốc 762053698.8 23.8 3 Nhật Bản 491530479.2 23.7 4 Philippin 295141043.7 38.8 5 Đức 261310596.7 37.6 6 Đài Loan 209966136.6 11.5 7 Anh 194856934.6 29.3 8 Iraq 180480072.0 -25.3 9 Hàn Quốc 174135542.4 29.8 10 Malayxia 172762870.9 29.2 Nguồn: Đề án phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 2.1.2.1. Các nước ASEAN ASEAN là một thị trường khá lớn với trên 600 triệu dân, lại ở sát nước ta. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa của ta và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, ta lại ở trình độ phát triển thấp hơn nên thời gian qua hàng hóa của ta chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của ta vào ASEAN hiện nay vẫn là gạo, cà phê, rau quả là chủ yếu. Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào ASEAN giai đoạn 2007-2010 Đơn vị tính: kim ngạch triệu USD; cơ cấu % Nội dung 2007 Năm 2008 Năm 2009 (dự báo) Năm 2010 (dự báo) GĐ 2008-2010 (dự báo) KN KN Tăng KN Tăng KN Tăng KN Tăng 1. Gạo 1.050 1.400 33,3 1.600 14,3 1.600 0,0 4.600 15,9 2. Cà phê 145 160 10,3 180 12,5 200 11,1 540 11,3 3. Rau 25 31 25,2 45 43,8 60 33,3 136 34,1 Nguồn: Đề án xuất nhập khẩu 2008-2010-Bộ Công thương. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 7,8  tỉ USD, tăng 21,7% so với năm trước, năm 2008 xuất khẩu nông sản Việt Nam sang AESAN đạt 9,6 tỉ USD, tăng so 23,1% với năm 2007. Dự kiến, đến năm 2010 xuất khẩu đạt 12,8 tỷ USD, tăng 18%/năm giai đoạn 2008-2010. Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, những lợi thế do việc gia nhập ASEAN của Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước tận dụng để thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Gạo: Trong các nước ASEAN, Indonesia, Philipin, Malaysia là những nước thường xuyên nhập khẩu gạo của Việt Nam. Dự kiến giai đoạn 2008-2010 kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này sẽ tăng khoảng 15,9%/năm, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu gạo Việt Nam. Các hợp đồng xuất khẩu lớn, dài hạn và thoả thuận Chính phủ trong việc xuất khẩu gạo với các nước ASEAN cần được xem xét thận trọng đảm bảo hiệu quả, đi đôi với việc nâng cao chất lượng gạo để tăng trị giá xuất khẩu. Cà phê: Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 160 triệu USD. Trong thời gian tới, cần tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu để tăng thêm giá trị gia tăng. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 200 triệu USD, tăng bình quân 11%/năm giai đoạn 2008-2010. Rau quả: Một số nước ASEAN như Singapore và Malaysia có nhu cầu tương đối lớn đối với các loại rau quả, đặc biệt là rau quả tươi. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của ta sang các nước ASEAN còn khá khiêm tốn, năm 2008 đạt 31 triệu USD. Để đẩy mạnh xuất khẩu, ta cần chú trọng tới chất lượng rau quả, đặc biệt là các khâu vận chuyển, bảo quản, tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, XTTM… Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 60 triệu USD, tăng 34%/năm giai đoạn 2008-2010. ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam do gần gũi về mặt địa lý cũng như có nhiều thuận lợi về hợp tác thương mại nội khối.Đối với thị trường này, cần sớm thoả thuận ở cấp chính phủ về mặt hàng gạo xuất khẩu với các nước Philippin, Malaysia và Indonesia, làm tốt công tác thị trường ở tầm vĩ mô và ở cấp doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần khai thác thị trường Lào và Campuchia trong bối cảnh mới, coi đây là thị truờng trung gian đưa hàng Việt Nam sang các thị trường khác trong khu vực. Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh xuất khẩu là gạo, thực phẩm chế biến.Tuy nhiên cần phải nâng cao dần chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào khu vực này. Đối với nhóm hàng trùng lặp cần có những đàm phán thoả thuận tránh những tranh chấp không đáng có trong trao đổi thương mại. Trung Quốc Trung Quốc là một đối tác thương mại nông sản quan trọng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2008 kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường này trung bình đạt 762053698,8 USD; đứng vị trí thứ hai (sau Hoa Kỳ) xét về thứ tự kim ngạch nhập khẩu hàng nông sản của ta. Năm 2008, theo số liệu thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 1,9 tỉ USD chiếm 11,9%% tổng kim ngạch nông sản, tăng 39% so với năm 2007. Trong khi đó, nhập khẩu nông sản của Việt Nam từ Trung Quốc chỉ đạt hơn 1,7 tỉ USD. Như vậy, năm 2008, Việt Nam đạt thặng dư thương mại nông sản với Trung Quốc 203,25 triệu USD. Đa số các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đều tăng về kim ngạch so với năm 2007 như cao su tự nhiên, cà phê, hạt điều, sắn, dong, khoai (thuộc nhóm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi)… Hình 2.10: Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2008 (100 triệu USD). Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam Hình 2.11: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch (%) 5 mặt hàng nôngsản Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2008 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam. Trong đó, cao su tự nhiên tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu đứng đầu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tăng trưởng 29% giai đoạn 2007-2008, tăng 9 điểm so với giai đoạn 2006-2007. Tuy nhiên, cao su Việt Nam chỉ chiếm 3,32% thị phần của Trung Quốc và tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 30% so với năm 2007, đạt hơn 32 triệu USD, chiếm 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2008 ra toàn thế giới. Năm 2008, Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất, tuy nhiên không tăng về thị phần, trong khi đó, đối thủ cạnh tranh Indonesia tăng hơn 2% thị phần chỉ trong vòng 2 năm. Hạt điều là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong top 10 tăng trưởng với 181,8 triệu USD, chiếm hơn 9% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam lớn thứ ba thế giới (16,6% thị phần), chỉ sau Hoa Kỳ (28,5%) và Hà Lan (17,2%). Theo báo cáo thương mại nông sản Việt Trung 2008 và triển vọng 2009 của Trung tâm thông tin PTNNNT năm 2009, thương mại nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc sẽ có xu hướng giảm. Nguyên nhân do: (i), Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm; Theo dự báo của tổ chức tiền tệ quốc tế, năm 2009 có thể sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,7%, lạm phát giảm xuống còn 4,3% và đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng giá nhẹ. (ii), Giá của nhiều mặt hàng nông sản giảm sau khi đạt mức cao trong năm 2008 sẽ có xu hướng sụt giảm mạnh và kim ngạch thương mại nông lâm thủy sản 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc được dự báo sẽ giảm khoảng 5-10% so với năm 2008. Riêng mặt hàng cao su tự nhiên được dự báo kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2009 nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ khoảng 1,98% so với năm 2008 do tác động kết hợp suy giảm cả về lượng và giá. Dự báo trong thời gian sắp tới giá cao su tự nhiên tại Trung Quốc dao động ở mức 1.400 – 1.700 USD/ tấn. Giá cao su tự nhiên thế giới tại sở giao dịch Tokyo ước đạt khoảng 1.664 – 1.903 USD/tấn, tức là giảm khoảng 25-30% so với mức giá trung bình năm 2008. Mặt khác, để bảo vệ sản xuất trong nước, Trung Quốc đã áp dụng thuế nhập khẩu một số mặt hàng nông sản rát cao như gạo 71%, rau tươi 13%, hoa quả tươi 24-36%, đường 65%, thịt các loại 20-30%, chè 21%, hạt điều 20-24%... nên đã hạn chế tốc độ tăng trưởng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, trong số 118 mặt hàng nông sản chính do Trung Quốc sản xuất ra, hầu hết đều đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Như vậy, để xâm nhập thị trường này, hàng nông sản cần phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, giá cả hợp lý. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam Nhìn chung, Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng, vừa là đối thủ cạnh tranh của nước ta. Với ý nghĩa đó, ta cần tích cực, chủ động lơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc, đặc biệt chú trọng là các tỉnh Hoa Nam và tây Nam Trung Quốc. Một trong những phương cách là tranh thủ thoả thuận ở cấp chính phủ về trao đổi một số mặt hàng với số lượng lớn, trên cơ sở ổn định, thúc đẩy buôn bán chính ngạch. Bên cạnh đó, ta nên có chính sách thích hợp, coi trọng buôn bán biên mậu, tận dụng phương thức này để gia tăng xuất khẩu trên cơ sở hình thành sự điều hành tập trung và nhịp nhàng từ phía ta. Đồng thời cần chú trọng thị trường Hồng Kông - một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng nhưng gần đây có xu hướng thuyên giảm trong buôn bán với ta. EU Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta. Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu vào thị trương EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế 44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi xuống Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này (chiếm tỷ trọng khoảng 45% trong xuất khẩu của ta): Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%... Có những mặt hàng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nước ta, sản phẩm chè năm 2003 mới chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU, gỗ chiếm khoảng 1%, rau quả không đáng kể. Ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách của EU đối với Việt Nam mới được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Những quốc gia thuộc EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng thiếu thông tin, chưa nói là không cập nhật được thông tin ngay ở thị trường mà doanh nghiệp đã xuất khẩu. Đã xảy ra những vấn đề trên là do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Mẫu mã, bao bì hàng nông sản của Việt Nam vẫn còn quá sơ sài, đơn điệu. Mặt khác, ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy chúng ta có cộng đồng người Việt ở các nước EU khá đông, nhưng chưa tận dụng được lợi thế này để xây dựng mạng lưới thương mại cho hàng nông sản. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với hàng nông sản mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo. Muốn hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu hàng nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông. Cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp. Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi. Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hóa đồng nhất, ổn định. 6 - 7 tỷ USD là mục tiêu xuất khẩu vào EU của ngành nông nghiệp nước ta vào năm 2010. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu... Theo Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, nên thành lập một số trung tâm thương mại (có kho ngoại quan, phòng trưng bày, giao dịch nông sản...) tại các nước EU; cần có các hình thức thưởng xuất khẩu mạnh hơn đối với mặt hàng phải cạnh tranh và đang gặp khó khăn như rau quả, chè; đồng thời mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các địa phương. Bộ Nông Nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Thương mại hỗ trợ xây dựng một chương trình tôn vinh nông sản Việt Nam đối với cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu... Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình Đông Âu và SNG Các doanh nghiệp cần nhìn nhận đây là thị trường truyền thống có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng yêu cầu hàng hóa có sức cạnh tranh cao, đều vận hành theo cơ chế thị trường với một số đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Theo hướng đó, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này. Quỹ Hỗ trợ Tín dụng xuất khẩu cần sớm thực hiện bảo lãnh tín dụng cho người xuất khẩu hàng hóa sang Nga và Đông Âu theo phương thức “Nhà nước doanh nghiệp cùng làm”, xây dựng một số trung tâm tiêu tụ hàng hóa, hỗ trợ, tận dụng cộng đồng người Việt để đưa hàng vào Nga và Đông Âu. Trọng tâm hàng nông sản xuất khẩu sẽ chính là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một trong những nước có hoạt động thương mại nông sản lớn nhất thế giới. Nguồn cung cấp nông sản vào Hoa Kỳ chủ yếu đến từ các quốc gia Trung Quốc, Mexico, Canada, các nước EU, Australia và Braxin. Hoa Kỳ là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2008 Hoa Kỳ luôn là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất xét về giá trị với kim ngạch trung bình trọng giai đoạn này đạt 832899648,0 USD. Những thay đổi của nền kinh tế, thương mại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại của Việt Nam. Năm 2008, nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua những biến động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Theo thống kê của tổng cục Hải Quan Việt Nam, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt 2,52 tỉ USD chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của Việt Nam. Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Việt Nam Sang Hoa Kỳ và thế giới Năm Năm 2007 Năm 2008 Tổng KN XK nông lâm thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ (tỉ USD) 1,8 2,5 Tổng KN XK nông lâm thuỷ sản của Việt Nam (tỉ USD) 11,2 17,4 Tỷ trọng XK nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ / Tổng xuất khẩu (%) 16,45% 14,48% Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 55,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, chỉ một số ít các mặt hàng đứng đầu đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn gồm Đồ gỗ nội thất, động vật giáp xác (thuộc nhóm thủy sản), cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Các mặt hàng khác đóng vai trò khá thấp trong tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Năm 2009, theo dự báo của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ sẽ ở mức -0,7%, lạm phát của Hoa Kỳ sẽ ở mức 1,8%, đồng USD sẽ mạnh lên tương đối so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới mặc dù mức tăng không nhiều. Nhu cầu nhập khẩu nông sản hoa Kỳ được dự báo đạt 81 tỉ USD tăng khoảng 2,14% so với năm 2008. Hình 2.12: Dự báo về kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng sang Hoa Kỳ năm 2009 Nguồn: AGROINFO tổng hợp Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 mặt hàng nông sản đứng đầu sang Hoa Kỳ sẽ đạt khoảng 1,73 tỉ USD, giảm khoảng 17,25% so với năm 2008. Đa số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ giảm chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Các mặt hàng tiềm năng đứng đầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục là đồ gỗ nội thất, đồng vật giáp xác chưa chế biến, hạt điều và hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu trên 200 triệu USD. Tăng trưởng xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ sẽ chỉ đạt 1,03% còn kim ngạch xuất khẩu hạt điều sẽ giảm khoảng 6,61% so với năm 2008. Trong 10 mặt hàng đứng đầu về xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2009, rất có khả năng ngoài mặt hàng cà phê, chỉ còn hồ tiêu có thể tăng trưởng xuất khẩu dương với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 6,73%, kim ngạch dự kiến đạt 49,9 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản khác sang Hoa Kỳ đều sẽ giảm so với năm 2008 với mức độ giảm khác nhau. Mức độ giảm ít nhất là sản phẩm Bột nhào (-2,49%) và giảm nhiều nhất là chất béo, các loại nấm cục (-40,62%). Suy thoái trong ngành công nghiệp ô tô có khả năng sẽ làm giảm nhập khẩu sản phẩm cao su của Hoa Kỳ từ Việt Nam khoảng 23,71% và ảnh hưởng của khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, bất động sản sẽ làm giảm nhập khẩu các loại gỗ ván khoảng 22,19%. 2.1.2.5. Châu Phi. Bảng 2.9: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất sang Châu Phi năm 2008 (Đơn vị: triệu USD) TT Mặt hàng Kim ngạch Tỷ trọng (%) Thị trường chính 1 Gạo 201,3 30 Cốt-đi-voa (45,6), Ghana (39,7), Ăng-gô-la (36,2), Congo (16,1), Tan-da-ni-a (15,6), Nam Phi (15,2), Mô-dăm-bích (9,3), Ca-mơ-run (7,5).. 3 Cà phê 78,2 11 An-giê-ri (29,6), Ai Cập (16,5), Ma-rốc (14,0), Nam Phi (12,3), Tuy-ni-di (3,2) 7 Hạt tiêu 29,4 4 Ai Cập (16,2), An-giê-ri (3,2), Nam Phi (3,0) Nguồn: Tổng cục Hải quan Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang châu Phi trong thời gian qua là gạo (chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này), xuất phát từ thực tế nhiều nước châu Phi thường xuyên bị thiếu lương thực và hàng năm có nhu cầu nhập khẩu lương thực rất lớn. Theo Hiệp hội Phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng khu vực Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó gạo phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn/năm. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo, toàn bộ lượng tiêu dùng đều phải nhập khẩu, khối lượng khoảng 500 - 600 ngàn tấn/năm. Trong khoảng 5 năm tới thì gạo vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của ta do nhu cầu của Châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm Châu Phi phải nhập khẩu hơn 1 tỷ USD mặt hàng gạo như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi. Các thị trường này thường có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ, đó là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, Pakistan. Thế nhưng, hiện nay, gạo Việt Nam vào châu Phi chủ yếu vẫn qua hình thức trung gian, phần lớn là qua các thương nhân châu Âu do họ có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu, Mỹ. Tiếp sau là cà phê, cà phê Việt Nam xuất chủ yếu sang các nước Bắc Phi như: An-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21559.doc