Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ CAMPUCHIA VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - CAMPUCHIA 4

1.1. Tổng quan về đất nước Campuchia và mối quan hệ Việt Nam – Campuchia 4

1.1.1. Vài nét về đất nước Campuchia 4

1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế thương mại Campuchia 5

1.1.3. Tổng quan chung về mối quan hệ Việt Nam – Campuchia 8

1.2. Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia và một số hiệp định hợp tác kinh tế thương mại quan trọng giữa hai nước 10

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia 14

1.3.1. Các nhân tố quốc tế 14

1.3.2. Các nhân tố quốc gia 15

1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA 20

2.1. Tổng quan hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Campuchia và hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 20

2.1.1. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Campuchia 20

2.1.2. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 23

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia 26

2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia qua các năm 26

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Campuchia 31

2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2001 - 2009 31

2.2.2.2. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Campuchia 41

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia 44

2.3.1. Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia 44

2.3.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia 45

2.3.3. Về hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán 45

2.3.4. Về quan hệ thương mại giữa hai nước 46

CHƯƠNG 3 49

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA 49

3.1. Dự báo tình hình thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2015 49

3.2. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia 53

3.3. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 54

3.3.1. Định hướng chung về phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 54

3.3.1.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu 55

3.3.1.2. Định hướng đa dạng hóa các phương thức xuất nhập khẩu 56

3.3.1.3. Định hướng phát triển hiện diện thương mại của Việt Nam tại Campuchia 57

3.3.2. Định hướng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2020 58

3.3.2.1. Nhóm hàng có khả năng gia tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu 58

3.3.2.2. Nhóm hàng có khả năng gia tăng kim ngạch xuất khẩu ở tốc độc trung bình 62

3.4. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia 64

3.4.1. Một số giải pháp chung nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia 64

3.4.1.1. Các biện pháp về cơ chế chính sách 64

3.4.1.2. Các biện pháp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 66

3.4.1.3. Các biện pháp về củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu 67

3.4.1.4. Các biện pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia 69

3.4.1.5. Các biện pháp thúc đẩy hiện diện thương mại của Việt Nam tại Campuchia 70

3.4.2. Một số các biện pháp cụ thể khác 70

3.4.2.1. Đối với Chính phủ 70

3.4.2.2. Đối với Bộ Công Thương 71

3.4.2.3. Đối với Các Bộ/Ngành khác 71

3.4.2.4. Các địa phương giáp với Campuchia 74

3.4.2.5. Đối với các doanh nghiệp 75

KẾT LUẬN 81

PHỤ LỤC 83

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3788 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Việt Nam rất rẻ. Mặt hàng săm lốp của Việt Nam cũng chưa đạt chất lượng cao như của Trung Quốc và Thái Lan. Để đáp ứng yêu cầu càng cao của Campuchia vì trong tương lai nước này sẽ phát triển mạnh mẽ ngành vận tải thì Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm săm lốp cao su. Nhóm hàng hóa mỹ phẩm của Việt Nam chịu cạnh tranh gay gắt của hàng hóa Thái Lan vì hàng hóa mỹ phẩm của Thái Lan hiện đang chiếm đến 42% thị phần, gần gấp đôi thị phần của Việt Nam. - Mặt hàng khoáng sản và nhiên liệu (Xăng dầu, sắt thép) + Ưu điểm: Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu luôn là nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia của Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong đó nổi bật là xăng dầu, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 454,9 triệu USD. Xăng dầu của Việt Nam chiếm khoảng 56% thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, nhu cầu khí hóa lỏng của Campuchia tăng 13% hàng năm. + Hạn chế: Xăng dầu là sản phẩm Việt Nam nhập khẩu và tái xuất sang Campuchia vì thế chịu ảnh hưởng lớn bởi giá xăng dầu trên thị trường nên đây là nhóm sản phẩm khá bất ổn về kim ngạch. Hơn nữa trong khi nhu cầu khí hóa lỏng của Campuchia là rất cao thì khí hóa lỏng của Việt Nam xuất sang Campuchia lại không đáng kể. - Mặt hàng nông lâm thủy sản và thực phẩm (Hải sản, Mỳ ăn liền) + Ưu điểm: Mặt hàng hải sản từ năm 2007 đến nay luôn đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD năm, cá biệt có năm 2009 đạt 17,2 triệu USD. Chủ yếu là các mặt hàng cá đông lạnh, bột tôm và mực, đây là những sản phẩm Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu với kim ngạch lớn Mỳ ăn liền của Việt Nam xuất vào thị trường Campuchia tăng mạnh ở mức trung bình là 62%/năm và chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch nhập khẩu mì ăn liền của vương quốc này. Những công ty sản xuất mỳ của Việt Nam như Acecook, Vifon, Miliket… chiếm giữ thị phần đáng kể ở Campuchia và được người tiêu dùng Campuchia đánh giá cao về chất lượng và ưa thích sử dụng. + Hạn chế: Còn rất nhiều mặt hàng hải sản mà Việt Nam có thế mạnh nhưng chưa được phát huy tại thị trường Campuchia như cá tra, cá basa, tôm đông lạnh… Thu nhập của người dân Campuchia dần được cải thiện trong những năm tới đây vì thế các sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam sẽ dần chỉ đáp ứng như cầu của tầng lớp có thu nhập trung bình. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam đưa ra ở trên, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia nghiêng mạnh về nhóm hàng nhiên liệu và nhóm hàng sản phẩm công nghiệp. Trong 536 triệu US$ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia năm 2005, nhóm hàng sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 50,3%, nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu chiếm khoảng 41,5%, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và thực phẩm chỉ chiếm khoảng 8,2%. Nhóm hàng sản phẩm công nghiệp là nhóm mặt hàng luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Trong năm 2009, nhóm sản phẩm công nghiệp đạt 293,54 triệu USD, chiếm hơn một phần sáu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009. Trong nhóm mặt hàng công nghiệp thì sắt thép và các sản phẩm sắt thép có kim ngạch lớn nhất, khoảng 181,26 triệu USD. Một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch đáng kể là nhựa và các sản phẩm nhựa đạt 39,96 triệu USD; vải, xơ, sợi và các nguyên phụ liệu dệt may khác đạt 31,69 triệu USD; hoá mỹ phẩm và chất tẩy rửa đạt 27,4 triệu USD; cao su và các sản phẩm từ cao su đạt hơn 3 triệu USD; dây điện và dây cáp điện đạt gần 7,3 triệu USD. Nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Đặc biệt là vào năm 2009, có sự tăng đột biến của nhóm hàng này, chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu với giá trị đạt 454,9 triệu USD. Đây là những mặt hàng được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu và tái xuất sang Campuchia bao gồm các mặt hàng: dầu diesel, xăng, khí hoá lỏng. Trong nhóm hàng nông lâm thuỷ sản và thực phẩm, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là các sản phẩm mỳ ăn liền. Kim ngạch xuất khẩu mỳ ăn liền của Việt Nam sang Campuchia năm 2008 đạt hơn 30 triệu USD, chiếm hơn một nửa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Đứng thứ hai trong nhóm hàng này là các mặt hàng thuỷ sản với kim ngạch năm 2009 đạt hơn 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là các mặt hàng cá đông lạnh, bột tôm và mực. Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu khoảng 2 - 3 triệu USD các loại rau quả sang Campuchia, nhưng chủ yếu là theo đường tiểu ngạch. Tóm lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tập trung vào một số mặt hàng chính, trong đó 2 mặt hàng có kim ngạch vượt trội, trên 100 triệu USD, là xăng dầu và sắt thép. Ngoài ra, một số mặt hàng khác của Việt Nam cũng có kim ngạch xuất khẩu đáng kể sang Campuchia, trong đó phải kể đến mỳ ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may, hoá mỹ phẩm và chất tẩy rửa. 2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia 2.3.1. Về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia - Ưu điểm: Nhìn chung trong gần 10 năm trở lại đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng và quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Campuchia nói chung đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Trong giai đoạn từ 2001 – 2005 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng tương đối nhanh (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Campuchia tăng 5 lần trong vòng 5 năm). Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến trên 1 tỷ USD, khẳng định rõ hai nước chính là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Việt Nam luôn xuất siêu sang Campuchia trong vòng 5 năm trở lại đây, và trong 2 năm gần đây, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu lớn nhất sang Campuchia, vượt qua cả Thái Lan và Trung Quốc. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện tiềm lực thương mại của hai nước và cần được phát huy trong thời gian tới. - Hạn chế: Việt Nam chưa tạo được một chỗ đứng thương mại vững chắc, tương xứng với thế và lực của ta và tiềm năng của thị trường Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia còn nhỏ bé, năm 2009 đạt gần 1,146 tỷ USD nhưng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 56,6 tỷ USD thì còn rất khiếm tốn. Bên cạnh đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cho tầng lớp có thu nhập trung bình của Campuchia, trong khi sức mua của tầng lớp “giàu có” là rất lớn thì Việt Nam lại chưa tiếp cận được. 2.3.2. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Campuchia - Ưu điểm: Cơ cấu hàng hóa đang trao đổi giữa hai nước mang tính chất bổ sung cho nhau. Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia khá đa dạng, phong phú. Từ những mặt hàng nông lâm thủy sản, đến các hàng hóa tiêu dùng, các sản phẩm chế biến, thực phẩm và đặc biệt là một số mặt hàng công nghiệp. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu đều là những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất. Đặc biệt trong đó Việt Nam xuất khẩu được nhiều mặt hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng sang Campuchia. Thể hiện ở số liệu xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm số lớn như sắt thép và các sản phẩm hàng tiêu dùng như mỳ ăn liền, xe đạp, dệt may… Những mặt hàng này là những mặt hàng trong nước đang được thúc đẩy phát triển sản xuất để dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2020. Do nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tâm lý nên các mặt hàng của Việt Nam dễ dàng được chấp nhận tại Campuchia, đây là một lợi thế không nhỏ cho hàng hóa Việt Nam có thể đi sâu và chiếm lĩnh thị trường Campuchia. - Hạn chế: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang Campuchia là khá cao trong khu vực nhưng trong đó phần lớn là xăng dầu tái xuất, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sản xuất, chế tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng vẫn chưa cao. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia còn hạn chế về chất lượng, giá cả, thương hiệu và quản lý xuất khẩu. Việt Nam chưa chú ý xây dựng thương hiệu tại thị trường Campuchia. So với hàng hóa của Thái Lan hay Singapore thì hàng hóa Việt Nam thiếu sự quảng bá cần thiết trong khi người dân Campuchia lại rất chú ý đến thương hiệu. 2.3.3. Về hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán Vì hệ thống cơ sở bán buôn của Campuchia còn hạn chế, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này chủ yếu vẫn được phân phối trong phạm vi hẹp. Mặt khác, do có một tỷ lệ hàng hóa không nhỏ của Việt Nam xuất sang thị trường Campuchia là theo còn đường tiểu ngạch, không có thương hiệu nên chưa khẳng định được uy tín với phần đông người tiêu dùng Campuchia vì thế rất dễ bị các mặt hàng cùng loại của Thái Lan, Singapore, Trung Quốc “qua mặt”. Đến nay, hàng hóa Việt Nam xuất sang Campuchia vẫn chưa được thanh toán bằng tiền Đồng, nếu thanh toán bằng USD phải có giấy phép thanh toán ngoại tệ. Hiện nay Việt Nam chưa có ngân hàng tại Campuchia nên khó khăn cho doanh nghiệp hai nước trong việc thanh toán, do đó buôn bán giữa hai nước đều không thông qua quan hệ ngân hàng mà chỉ trao đổi bằng tiền được đổi trên thị trường tự do. Phương thức thanh toán bằng L/C giữa hai nước còn hạn chế. 2.3.4. Về quan hệ thương mại giữa hai nước - Ưu điểm: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia góp phần phát triển quan hệ biên mậu của hai nước, đồng thời góp phần mở giao lưu kinh tế giữa hai nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo ra một số chuyển biến về đời sống xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, cũng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới giữa hai nước. Hệ thống các cửa khẩu trên toàn tuyến đã và đang được nâng cấp, một số cửa khẩu đã tạo lập được một số cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại như cửa khẩu Mộc Bài, Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước và Hà Tiên. Giao thông đi lại bằng đường bộ cũng như đường sông ngày càng tốt hơn, thủ tục xuất khập khẩu hàng hóa qua biên giới cũng cũng được đơn giản hóa đã đáp ứng và thúc đẩy giao lưu hàng hóa giữa hai nước ngày một tăng. Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới việc thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước. Các chính sách chung để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại, các chính sách đối với chợ biên giới và các chính sách áp dụng thí điểm áp dụng tại các khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Hà Tiên (Kiên Giang) đã có tác dụng tốt thúc đẩy hoạch định thương mại hàng hoá qua biên giới Việt Nam – Campuchia phát triển. Hoạt động quản lý điều hành việc xuất khẩu hàng hóa đã có nhiều tiến bộ, đã đơn giản các thủ tục hành chính như thủ tục hải quan, đăng ký xuất khẩu. Một số tỉnh biên giới đã thành lập được các trung tâm xúc tiến thương mại, hỗ trợ được các doanh nghiệp trong vấn đề xuất khẩu và thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại của mình. Các cơ quan quản lý đã phần nào hạn chế được hoạt động gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới Việt Nam – Campuchia. Công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến việc mở văn phòng đại diện, thiết lập hệ thống phân phối và đầu tư sản xuất tại Campuchia. Một số doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư, sản xuất tại thị trường Campuchia và bước đầu đã thu được một số kết quả khích lệ. - Hạn chế: Cơ sở vật chất dành cho xuất nhập khẩu của Campuchia như cửa khẩu, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại nhìn chung còn thấp kém, lạc hậu. Tại nhiều cửa khẩu, các công trình cơ bản như trung tâm thương mại, kho ngoại quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu mua bán hàng hoá và khu dịch vụ xuất nhập khẩu chưa được xây dựng. Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu, các chợ biên giới nếu có thì vẫn còn rất sơ sài, tạm bợ. Chưa có các biện pháp quản lý hữu hiệu các lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới. Mặc dù đã được đơn giản hoá đáng kể so với trước nhưng hiện tại các thủ tục hành chính vẫn còn phức tạp, phiền hà. Tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với phía Campuchia chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các giao dịch có quy mô nhỏ, mang tính thương vụ. Các doanh nghiệp chưa được quy hoạch và chưa có chiến lược hợp tác phát triển bền vững mà vẫn đang kinh doanh ở trình độ thấp theo kiểu “mạnh ai người đó làm”, tự cạnh tranh lẫn nhau. Các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể chưa hậu thuẫn được cho nhau để tạo thành kênh lưu thông thông suốt. Các doanh nghiệp của ta chưa tạo được nhiều các mặt hàng truyền thống, có thương hiệu và uy tín trên thị trường Campuchia, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn, do đó tính ổn định thấp và khả năng mở rộng thị trường còn hạn chế và chưa tạo lập được mạng lưới tiêu thụ hàng Việt Nam và mạng lưới hoạt động thương mại sâu rộng tại Campuchia. Hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn nhiều yếu kém, tổ chức các hội chợ chưa đa dạng, chưa hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, chưa cung cấp được nhanh và đầy đủ thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư cũng như các dịch vụ tư vấn kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp. Việc phối hợp các hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại còn nhiều hạn chế, chồng chéo, nể nang lẫn nhau, thiếu kiên quyết; một số cán bộ thiếu trách nhiệm, biến chất làm cho tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở biên giới càng phức tạp hơn. Đầu tư của Việt Nam sang Căm-pu-chia vẫn còn hạn chế cả về số lượng doanh nghiệp đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Do cơ chế chính sách của Campuchia còn thiếu minh bạch và các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thiếu chủ động nên chưa tạo được một làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA 3.1. Dự báo tình hình thị trường Campuchia giai đoạn 2010 – 2015 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia luôn có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, ở mức 30%/năm trong vòng 3 năm trở lại đây. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong thời gian vừa qua là do một số nguyên nhân sau: - Chính phủ hai nước đã rất chú trọng tới việc phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước bằng việc duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao trong đó vấn đề phát triển kinh tế thương mại luôn được quan tâm đáng kể. - Thuế nhập khẩu của Campuchia tiếp tục giảm theo các cam kết trong CEPT/AFTA. - Mức độ nhận biết và ưa chuộng của người tiêu dùng Campuchia đối với hàng hóa Việt Nam ngày càng tăng. - Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến thị trường Campuchia do khoảng cách địa lý gần và là một thị trường tương đối dễ tính. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng của người dân Campuchia cũng có nhiều điểm tương đồng với người tiêu dùng Việt Nam. Trên thực tế, những diễn biến mới trong quan hệ chính trị, kinh tế đối ngoại cũng như quan hệ thương mại của Campuchia với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực Asean nói riêng đang và sẽ thay đổi rất lớn. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này, từ đó tác động đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. VÌ thế cần có các dự báo về thị trường Campuchia để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có được những chiến lược cần thiết trong thời gian tới. Về tăng trưởng kinh tế: Theo dự báo, tăng trưởng của Campuchia sẽ đạt khoảng 6% mỗi năm trong giai đoạn 2010 - 2015. Dự kiến Chính phủ Campuchia sẽ duy trì một chính sách tài chính cẩn trọng và một tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, do đó lạm phát ở Campuchia trong ngắn hạn sẽ ở mức thấp. Về xuất nhập khẩu: Sản xuất nông nghiệp tăng sẽ làm tăng xuất khẩu hàng nông sản của Campuchia. Tuy nhiên, với việc Tổ chức Thương mại Thế giới bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may, xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia sẽ đối mặt với sự canh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ cạnh tranh khác. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Campuchia khi hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia này. Do năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế nên cùng với tăng trưởng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu của Campuchia sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh. Các mặt hàng mà Campuchia có nhu cầu nhập khẩu lớn sẽ là xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, vật tư thiết bị cho sản xuất nông nghiệp, vật tư thiết bị cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các mặt hàng tiêu dùng. Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ tiếp tục lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu do giá dầu vẫn còn ở mức cao và do bản chất phụ thuộc nhập khẩu của nền kinh tế Campuchia. Vì thế, mặc dù có những yếu tố xuất khẩu tích cực và có nguồn thu ngoại tệ từ du lịch, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục tăng. Trước mắt, sự thâm hụt này có thể được bù đắp bằng nguồn vốn vay, viện trợ chính thức từ nước ngoài và nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng trong trung hạn và dài hạn, thâm hụt kéo dài có thể tạo ra một sức ép đối với nền kinh tế Campuchia và có thể buộc Chính phủ Campuchia phải có những chính sách thắt chặt nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa. Ngoài ra, trong vòng những năm tới đây sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về thị phần giữa các quốc gia đang trong top 3 những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Campuchia do có những mâu thuẫn về chính trị giữa Campuchia và Thái Lan. Việt Nam có điều kiện thuận lợi để vươn lên chiếm lĩnh thị phần và trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất sang Campuchia. Về đầu tư tư nhân: Sự phát triển của khu vực tư nhân bị cản trở bởi những hạn chế về cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay cao, thiếu lao động lành nghề và quản lý yếu kém. Bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng lan tràn. Campuchia cần phải có một môi trường kinh doanh minh bạch, đơn giản và dựa trên luật pháp để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Chính phủ Campuchia đang ban hành các điều luật để nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu thông qua các khu xuất khẩu. Tuy nhiên, những cải cách về luật pháp và tòa án còn chậm chạp, cản trở việc thực thi có hiệu quả luật pháp, buộc các doanh nghiệp tư nhân phải hoạt động trong một môi trường thiếu ổn định. Về đầu tư nhà nước: Đầu tư nhà nước bị hạn chế do thu ngân sách thấp. Những trữ lượng dầu mỏ và khí đốt được phát hiện ở ngoài khơi của Campuchia trong năm 2005 nếu có thể khai thác thương mại được sẽ cung cấp một nguồn thu ngân sách lớn cho Chính phủ Campuchia. Nếu được sử dụng phù hợp, khoản thu này sẽ góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế sử dụng hợp lý, khoản thu từ dầu mỏ này sẽ tập trung vào một số ít người và làm tăng thêm mâu thuẫn xã hội. Đồng thời, nó cũng có thể là cớ để các nhà tài trợ cắt giảm viện trợ cho Campuchia. Về đầu tư nước ngoài: Chính phủ Campuchia sẽ tiếp tục chính sách thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, coi đó là một trong những động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những lĩnh vực mà chính phủ Campuchia ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: các ngành công nghệ cao, các ngành thu hút nhiều lao động, các ngành có định hướng xuất khẩu, nông nghiệp, năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường và các dự án đầu tư nằm trong những khu vực khuyến khích đặc biệt do chính phủ quy định. Về các đối tác thương mại lớn: Các đối tác thương mại lớn của Campuchia trong giai đoạn tới sẽ vẫn là Hoa Kỳ, Thái Lan, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam. Trong các đối tác này, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sẽ là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia nhưng chủ yếu là hàng may mặc gia công, trong khi Việt Nam sẽ là một thị trường xuất khẩu hàng nông sản quan trọng của Campuchia. Về nhập khẩu, Campuchia sẽ nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam. Các mặt hàng nhập khẩu của Campuchia rất đa dạng, từ nhiên liệu cho đến các loại tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Về chính sách thương mại: Trong giai đoạn tới, chính sách thương mại của Campuchia sẽ tiếp tục phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn. Về xuất khẩu, Campuchia sẽ tiếp tục coi dệt may là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của mình vì xuất khẩu dệt may tạo ra công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân Campuchia. Đặt trọng tâm vào mặt hàng dệt may, Campuchia sẽ tích cực tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, hai thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Campuchia. Campuchia cũng sẽ có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hàng dệt may tại Campuchia. Bên cạnh đó, với việc sản xuất nông nghiệp chiếm trên 30% GDP của Campuchia và thu hút 75% lực lượng lao động, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhằm nâng cao đời sống của người dân sẽ là một định hướng lớn trong chính sách thương mại của Campuchia trong giai đoạn tới. Để thực hiện định hướng này, Campuchia sẽ tích cực vận động các nước phát triển cũng như các nước có mối quan tâm đến Campuchia dành cho Campuchia những ưu đãi về thuế quan và tiếp cận thị trường hàng nông sản với tư cách là một nước kém phát triển. Các ngành sản xuất công nghiệp của Campuchia còn kém phát triển nên trong giai đoạn 2010 - 2015, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo của Campuchia sẽ vẫn còn khiêm tốn. Có thể chính phủ Campuchia sẽ có những biện pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo trong nước để thỏa mãn nhu cầu của thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu nhưng kết quả của các biện pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực thi của các chính quyền ở cấp địa phương. Về nhập khẩu, với việc Campuchia đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và tham gia vào các thỏa thuận thương mại khu vực trong khuôn khổ ASEAN, các rào cản về thuế quan và hạn chế nhập khẩu sẽ tiếp tục được dỡ bỏ. Điều này sẽ là một nhân tố thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2015, nếu thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai vẫn tiếp tục tăng lên, Campuchia có thể có những biện pháp nhằm kiềm chế tốc độ tăng của nhập khẩu. Các biện pháp này có thể là những biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán được WTO cho phép, hoặc đơn thuần là các biện pháp hành chính ở cấp địa phương gây cản trở cho việc nhập khẩu. 3.2. Triển vọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Campuchia Trong giai đoạn 2010 - 2015, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế hai nước, cùng với mối quan hệ chính trị ngày càng được thắt chặt và hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ và thông thoáng, quan hệ thương mại - đầu tư của Việt Nam với Campuchia sẽ tiếp tục được củng cố và có những bước tăng trưởng tích cực. Là một thị trường láng giềng gần gũi, thuận lợi nhất về giao thông với gần 14 triệu dân, Campuchia vẫn sẽ là một thị trường có tiềm năng đáng kể và không quá khó tính đối với hàng hóa của Việt Nam. Người dân Campuchia đang có mức thu nhập thấp, nên không đòi hỏi quá cao về chất lượng hàng hóa mà chủ yếu chú trọng vấn đề giá cả. Những mặt hàng có nhu cầu lớn là hàng tiêu dùng như thực phẩm, quần áo, đồ điện, máy móc. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia. Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, quan hệ thương mại của ta với Campuchia chắc chắn sẽ càng thuận lợi. Đặc biệt là trong thời gian tới, khi Việt Nam và Campuchia dành ưu đãi thuế quan nhiều hơn cho hàng hóa của nhau theo lộ trình AFTA/CEPT thì quan hệ thương mại của ta với Campuchia còn nhiều điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa. Do vậy, để duy trì và phát triển trao đổi thương mại giữa hai nước, đặc biệt là để đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Campuchia, Việt Nam cần có những biện pháp, những bước đi thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh và thâm nhập của hàng hóa vào thị trường Campuchia. Với những biện pháp và bước đi thích hợp, dự kiến kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ đạt 2,31 tỷ USD năm 2010 và 6,55 tỷ USD năm 2015. Về triển vọng đầu tư, để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho người dân, ổn định tình hình chính trị - xã hội, chắc chắn chính phủ Campuchia sẽ phải kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là vào các ngành có khuynh hướng xuất khẩu như dệt may, giày dép, thuỷ sản, thực phẩm chế biến và các ngành công nghiệp mà trong nước chưa sản xuất được. Để thực hiện được mục tiêu này, chính phủ Campuchia sẽ phải phải cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng một khuôn khổ luật pháp minh bạch hơn và hạn chế tệ tham nhũng trong những lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia, tạo nên một làn sóng đầu tư của Việt Nam sang Campuchia trong giai đoạn tới. 3.3. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 3.3.1. Định hướng chung về phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia giai đoạn 2010 - 2015 Phát triển thương mại với Campuchia là nhằm phát triển kinh tế xã hội của các địa phương tiếp giáp với Campuchia nói riêng và của cả nước nói chung, củng cố mối quan hệ hữu nghị với Campuchia, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội và b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112283.doc
Tài liệu liên quan