Chuyên đề Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015

 Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: công nghệ sản xuất trong ngành lâm nghiệp bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản mà chủ yếu là công nghệ chế biến gỗ. Rừng là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, hiện nay tuy đã có chính sách giao đ ất rừng để sản xuất nhưng vẫn thuộc sự quản lý của nhà nứơc. Việc đầu tư trồng rừng cũng không phải dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn lại kéo dài nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chuyện trồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng thật trước sự "để mắt" của lâm tặc và nạn phá rừng làm nương rẫy của dân địa phương.

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường rất lớn ở Việt Nam, Vinafor còn có thị trường đáng kể ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Thị trường thì bao gồm cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Thị trường đầu vào lien quan đến việc thu hút vốn đầu tư vào trồng rừng và chế biến lâm sản, kèm theo đó là tri thức, là khoa học và công nghệ, kinh nghiệp quản lý, giống mới… Còn thị trường đầu ra là thị trường t iêu thụ lâm sản, các mặt hàng từ lâm sản trong đó đặc biệt là thị trường gỗ. Thị trường truyền thống của Vinafor là cả thị trường trong nước và nước ngoài, thị trường trong nước được mở rộng trong cả nước từ miền bắc vào miền nam. Thị trường nước ngoài bao gồm các nước trong khu vực Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản…khu v ực Đông Âu như Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Đức, Mỹ… Đặc biệt Mỹ là thị trường tiễu thu gỗ chủ yếu của Việt Nam hiện nay. Mỹ là thị trường tiêu thụ mạnh đồ gỗ. Hàng năm, người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ khoảng 75 tỷ USD cho đồ gỗ. Nếu như năm 2002, Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ chỉ đạt 44,7 triệu USD thì đến năm 2007, con số này đã lên đến 1,1 tỷ USD, tức là tăng gấp 27 lần sau 6 năm Một trong những điểm khó cho ngành chế biến và sản xuất gỗ tại Việt Nam hiện nay là không đủ nguyên liệu. Gỗ nội địa chỉ thỏa mãn được 20% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu, và vì thế các doanh nghiệp trong ngành này tại Việt Nam phải lệ thuộc vào thị trường gỗ thế giới cũng như tình trạng giao động của thị trường này. II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001- 2007, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam đã cố gắng và nỗ lực không ngừng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Cũng trong thời gian đó, các yếu tố về môi trường và hoạt động bên trong của Tổng công ty có nhiều thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Điều đó tác động rất lớn đến việc thực hiện những chỉ tiêu chiến lược đã đặt ra trong chiến lược kinh doanh 2001- 2007. Bên cạnh đó Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, sự thay đổi mạnh mẽ về môi trừơng kinh doanh trong thời kỳ toàn cầu hoá dẫn đến việc phải xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh trong thời kỳ 2008- 2015. Môi trường kinh doanh tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức, đe doạ từ bên ngoài tác động đến hoạt động của Tổng công ty. Việc nhận biết được các yếu tố đó đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xác định các bước đi đúng đắn cho Tổng công ty trong thời gian tới. Phân tích môi trường kinh doanh bao gồm phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành và phân tích nội bộ Tổng công ty. 1. Môi trường vĩ mô Trong năm qua ta có thể thấy những diễn biến phức tạp của môi trường vĩ mô, bên cạnh những cơ hội thì những diễn biến này cũng mang lại những thách thức lớn cho Tổng công ty. Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều yếu tố tác động đến Tổng công ty. Trong thời gian tới có những yếu tố cơ bản sau tác động đến những hoạt động của Tổng công ty. 1.1. Các yếu tố về kinh tế Trong giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh vừa qua 2001- 2007, môi trường kinh tế đã có những tác động sâu sắc đến kết quả hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Trong những năm tới đây, môi trừơng kinh tế sẽ có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Trước hết phải nói đến cơ hội mà môi trường kinh tế mang lại cho Tổng công trong những năm tới. Điều này được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng đều qua các năm, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định. Cụ thể: Việt Nam hoàn thành kế hoạch 5 năm 2001- 2005 với mức tăng trưởng bất ngờ năm 2005 là 8,43% đã giúp đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra giai đoạn này là 7,5%. Năm 2006 và 2007 tuy có giảm nhưng mức tăng trưởng của Việt Nam vẫn ở mức khá cao, trung bình vào khoảng 8,2- 8,48%. Các con số cụ thể như sau: Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Mức tăng trưởng(%) 6,9 7,1 7,24 7,8 8,43 8,2 8,48 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng qua các năm cùng với tỷ lệ đầu tư toàn xã hội cao đã làm cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cũng tăng nhanh. Điều đó tạo ra những cơ hội mới cho Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Môi trường kinh tế ngày càng phát triển cũng tạo ra những mối đe doạ đến Tổng công ty. Tỷ lệ thất nghiệp cao tạo ra sức ép về công ăn việc làm, buộc Tổng công ty phải linh hoạt, năng động hơn nữa nhằm tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho công nhân viên của Tổng công ty. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc người lao động cần có ý thức kỷ luật , trách nhiệm nghề nghiệp, không ngừng nâng cao học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề để giữ vững và ổn định việc làm. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam được đánh giá là khá ổn định và phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều này cũng là một đặc điểm thuận lợi cho các hoạt động của Tổng công ty do môi trường kinh tế mang lại. Hiện nay lãi suất cho vay của các Ngân hang rất cao, từ 16% đến 18% một năm. Cá biệt có ngân hang cho vay ngắn hạn đến 23,4% / năm, dài hạn đến 24,6%/năm. Nhiều Ngân hang cho biết lãi suất quá cao khiến các doanh nghiệp ngại đi vay để sản xuất kinh doanh. Từ 12-4- 2008, Ngân hàng Á Châu (ACB) sẽ tăng lãi suất cho vay đối với sản phẩm "Đầu tư vàng tại ACB". Theo đó, cho vay bằng VND tăng 2,4%/năm, từ 12,6%/năm lên 15%/năm; cho vay bằng vàng tăng 2%/năm, từ 3%/năm lên 5%/năm. Lãi suất tiền gửi VND và tiền gửi bằng vàng của khách hàng tham gia sản phẩm "Đầu tư vàng tại ACB" không thay đổi. Các doanh nghiệp đều lo khi lãi suất cho vay của ngân hàng đã bắt đầu nhích lên. Lãi suất tăng kéo theo chi phí đầu vào tăng, buộc mọi cá nhân, doanh nghiệp một lần nữa phải xem xét các phương án kinh doanh của mình... 1.2.Môi trường khoa học công nghệ Đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành lâm nghiệp. Trong những thập niên gần đây, sự phát triển và những đột phá trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trên thế giới đã cho ra đời nhiều công nghệ mới một cách nhanh chóng và liên tục. Theo đánh giá của các chuyên gia thì trong những năm sắp tới, tốc độ phát triển khoa học công nghệ ngày càng cao, có ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Lâm nghiệp nói riêng. Cụ thể khi khoa học công nghệ phát triển, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn đó là lĩnh vực chế biến đồ gỗ: theo nhu cầu ngày càng tăng thì việc chế tạo đồ gỗ, đặc biệt là đồ nội thất phải ngày càng hiện đại hơn. Mặt khác, một yêu cầu cấp bách hiện nay là phải có công nghệ cao để chế tạo các sản phẩm gỗ thông thường nhưng cũng phải phù hợp với thị hiếu hiện đại, và đặc biệt sử dụng công nghệ để tiết kiệm nguyên liệu gỗ. 1.3.Môi trường tự nhiên Lâm nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường tự nhiên. Có thể thấy rằng dưới tác động của con người, môi trường tự nhiên ngày càng có những diễn biến đa dạng, phức tạp. Các đặc điểm về thời tiết, khí hậu phức tạp của Việt Nam là trở ngại không nhỏ đối với ngành lâm nghiệp. Chính vì vậy trong những năm tới, Tổng công ty cần thấy rõ những tác động của môi trường tự nhiên để đưa ra những biện pháp phù hợp khắc phục những hạn chế, tận dụng những cơ hội mà tự nhiên mang lại. Đồng thời cần phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời cải tiến phương pháp hoạt động cho phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng. 1.4. Các yếu tố về mặt chính trị pháp luật Hệ thống chính trị của Việt Nam đã huy động được sức mạnh của toàn xã hội, phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực đã tạo ra thế và lực mới có đủ điều kiện để đảm bảo hòa bình, ổn định trong nước, quan hệ tốt với các nước láng giềng và các nước trên thế giới. Đó là điều kiện cơ bản để giữ được an ninh chính trị, an sinh công dân và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Việt Nam đã có đường lối đổi mới và các chính sách kinh tế - xã hội đúng, hợp lòng dân, hợp với xu thế phát triển của thời đại, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đánh giá cao, tổ chức hiện thực hoá chúng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đạt đựơc nhiều thành tựu và tiến bộ trong xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hoá xã hội, phát huy quyền dân chủ của nhân dân; chính trị ổn định… Việt Nam cũng tích cực khắc phục những yếu kém, trì trệ, bằng nổ lực cải cách hành chính, quyết tâm chống tham nhũng, đã và đang nghiên cứu, tiến hành nhiều đổi mới quan trọng nhằm làm cho hệ thống chính trị hoạt động tốt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn. Trong lúc đó, nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang rơi vào các cuộc chiến tranh, nội chiến, xung đột, nợ nần, nạn khủng bố, khủng hoảng chính trị… Điều quan trọng nhất là ổn định chính trị. Việt Nam hiện đang là nước xã hội chủ nghĩa. Trong tương lai sắp tới Việt Nam có gì thay đổi không, vẫn là chế độ xã hội chủ nghĩa hay chuyển sang hình thái mới. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hình thái nào thì sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế. Chính phủ Việt Nam đang hết sức nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư. Chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, và chất lượng của người lao động Việt Nam cũng đang được cải thiện. Năm 2008 cũng là năm đánh dấu bước hoàn thiện quan trọng của hệ thống chính sách thuế khi Quốc hội đã đưa vào chương trình xây dựng pháp luật việc sửa đổi tương đối toàn diện 3 luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể: Đối với cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế xác định rõ hơn về mức thuế xuất là 5%, 10% hay không chịu thuế. Mặt khác, cùng với việc áp dụng thanh toán qua ngân hàng sẽ là một điều kiện để khau trừ thuế đầu vào của doanh nghiệp. Đây là biện pháp cụ thể để bảo vệc những doanh nghiệp làm ăn chân chính. 1.5. Yếu tố quốc tế Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa. Nếu chỉ xét riêng về mặt này thì toàn cầu hóa hiện nay là sản phẩm, là thành quả của văn minh nhân loại, do vậy mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc không những có cơ hội để tiếp nhận những sản phẩm và thành quả đó, mà còn có quyền và cần phải tìm cách tham gia vào chính quá trình ấy, để góp phần tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Khác với các giai đoạn toàn cầu hóa trước đây, toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó rõ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực thông tin. Hai lĩnh vực này có sức cuốn hút lớn và tác động rất mạnh đối với tất cả các nước, các cộng đồng và cả các cá nhân. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới được tiếp tục đẩy mạnh theo chủ trương Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng: "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; thực hiện cam kết với các nước về thương mại và đầu tư và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ và hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á - Thái Bình Dương;... 2. Môi trường ngành 2.1. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ: Một là tình trạng ngành: gồm các yếu tố như nhu cầu hiện tại về hang hoá, tốc độ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh, ngành… Hai là, cơ cấu của ngành: là số lượng, quy mô các doanh nghiệp trong ngành. Cơ cấu ngành chia làm hai nhóm: cơ cấu ngành tập trung (trong ngành đó bao gồm một số ít doanh nghiệp nhưng có quy mô lớn và có sự lien kết tương đối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nhằm cản trở doanh nghiệp khác gia nhập ngành) và cơ cấu ngành phân tán (gồm một số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô tương đương nhau). Ba là các rào cản rút lui: là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp trở nên khó khăn. Gồm rào cản về công nghệ - vốn đầu tư, ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan. Về tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (kể cả lâm nghiệp và thuỷ sản) bình quân hàng năm từ 4,0 - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 40 triệu tấn. Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 9 - 10 tỷ USD. Thực trạng hiện nay năng suất lao động của Việt Nam còn thấp. Năm 2007 mới đạt 25.886 đồng/người/ngày, của nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thuỷ sản còn đạt thấp hơn chỉ có 9.607 đồng/người/ngày. Trong quý I-2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế-xã hội tiếp tục có chuyển biến tốt, nhiều hoạt động kinh tế duy trì được sự phát triển khá. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì được tốc độ tăng cao, quý I-2008 tốc độ tăng trưởng ước tính tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9% (cùng kỳ tăng 2,6%). Các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp hiện nay chỉ chiếm phần nhỏ so với tổng số các doanh nghiệp nhưng lại có đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nhiều việc làm và hỗ trợ kinh tế vùng nông thôn. Gía trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 1,6% GDP năm 2007 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tới 3,4% GDP. Về cơ cấu ngành: Các cơ sở mộc nhỏ: ước tính có khoảng 1.500 đến 1.800 cơ sở mộc với năng lực chế biến vào khoảng 15- 200 m3 gỗ/năm/cơ sở. Và một vấn đề đặt ra là cần có quy hoạch và quản lý hiệu quả để đảm bảo các cơ sỏ mộc nhỏ không tiếp tay cho khai thác rừng trái phép. Các doanh nghiệp chế biến gỗ : ứơc tính có khoảng 1.200 doanh nghiệp với năng lực chế biến khoảng 2 triêu m3 gỗ/năm, khoảng 41% là doanh nghiệp Nhà nước và 59% là doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề đặt ra là nhân lực thiếu kỹ năng, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý cần được đào tạo để cải thiện năng suất và hiệu quả. Như vậy cơ cấu ngành khá phân tán, do vậy mà sự cạnh tranh trong ngành là rất gay gắt. Rào cản rút lui khỏi ngành: Một thị trường đang tăng trưởng và có nhiều tiềm năng lợi nhuận sẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp mới gia nhập, đồng thời các doanh nghhiệp hiện tại có xu hướng gia tăng hoạt động và sản xuất. Trong xu thế này số lượng các đối thủ cạnh tranh sẽ gia tăng một cách nhanh chóng, trong khi đó nhu cầu thực tế sẽ đạt tới điểm giới hạn, thị trường trở nên bão hoà và có thể phát sinh trạng thái sản xuất thừa khi tốc độ tăng trưởng của thị trường chậm hơn so với tốc độ tăng của sản xuất. Sự rút lui khỏi ngành đối với một số doanh nghiệp chắc chắn sẽ xảy ra cùng với sự gia tăng cạnh tranh, các cuộc chiến giá cả và sự thua lỗ. Rào cản rút lui khỏi ngành: là các yêu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Các doanh nghiệp lâm nghiệp hiện nay chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng lại có đóng góp quan trọng trơng việc tạo ra việc làm và hỗ trợ kinh tế vùng nông thôn. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 1,6%  GDP năm 2005 nhưng giá trị xuất khẩu chiếm tới 3,4% GDP . Phần lớn các doanh nghiệp tương đối nhỏ ngoại trừ một số doanh nghiệp sản xuât đồ gỗ phục vụ xuất khẩu. Vì vậy sự rút lui khỏi ngành lâm nghiệp ít khi xảy ra. Mặt khác các doanh nghiệp trong ngành lâm nghiệp là những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao so với tốc độ tăng truởng của thị trưòng vì thế sự rút lui khỏi ngành khó có thế xảy ra với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trong ngành lâm nghiệp Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: công nghệ sản xuất trong ngành lâm nghiệp bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản mà chủ yếu là công nghệ chế biến gỗ. Rừng là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, hiện nay tuy đã có chính sách giao đ ất rừng để sản xuất nhưng vẫn thuộc sự quản lý của nhà nứơc. Việc đầu tư trồng rừng cũng không phải dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn lại kéo dài nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chuyện trồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng thật trước sự "để mắt" của lâm tặc và nạn phá rừng làm nương rẫy của dân địa phương.  Bên cạnh đó, những khó khăn khách quan gây ra như thiên tai như lũ lụt, cháy rừng cũng góp phần làm nản lòng nhà đầu tư. "Đầu tư trồng rừng thực tế là loại hình đầu tư mạo hiểm và vì vậy, có gần 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước nhưng số doanh nghiệp tham gia trồng rừng thì đếm dưới đầu ngón tay". Về công nghệ chế biến gỗ: nhìn về thực trạng hiện nay thì doanh thu từ các hoạt động lâm nghiệp vẫn còn thấp nhưng công nghiệp chế biến gỗ thì đã đạt được những thành tựu quan trọng, tính theo gía trị đồ gỗ chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn. Mặt khác ngùôn gỗ khai thác hiện nay đang dần cạn kiệt, vì vậy công nghệ chế biến gô và sản xuất đồ gỗ là rất cần thiết. Ở việt nam hiện nay đã sử dụng một số công nghệ hiện đại vào chế biến sản phẩm gỗ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm gỗ ván ép của Việt Nam, cũng như Đông Nam Á không xuất khẩu được sang thị trường châu Âu, châu Mỹ vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu, đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ do Chính phủ đề ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần tăng cường nghiên cứu công nghệ mới để ứng dụng vào sản xuất, khắc phục những nhược điểm của sản phẩm gỗ nhân tạo của Việt Nam. Ràng buộc với người lao động: người lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp là những hộ gia đình, các doanh nghiệp. Hầu hết lao động trong nghành lâm nghiệp có tính cần cù, chịu thương chịu khó, do sống trong khu vực có nển kinh tế xuất phát từ nông nghiệp là chủ yếu vì thế họ sóng chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông lâm, ngư, không có khả năng thay đổi ngành nghề vì thê lao động trong lâm nghiệp rất dễ huy động. tuy nhiên một vấn đề đối với lao động là năng lực quản lý hoạt đ ộng kinh doanh và kỹ năng sản xuất lâm sản còn hạn chế. Ràng buôc với chính phủ, tổ chức liên quan: Ngành lâm nghiệp là ngành rất được sự quan tâm của nhà nước cũng như các cấp chính quyền vì rừng là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vì thế khi một daonh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lâm ngiệp thì luôn có mối quan hệ với nhà nước hoặc các cấp chính quyền quản l ý. Cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn Về rào cản nhập ngành: Khác với rào cản rút lui khỏi ngành, rào cản nhập ngành lâm nghiệp là rất khó khăn vì một trong các nguyên nhân sau: Thứ nhất: ngành lâm nghiệp là ngành gắn bó mật thiết với công tác trồng rừng, mà rừng và đất trồng rừng là thuộc sỏ hữu của Nhà nước, do nhà nước quản lý và phát triển, Nhà nước trực tiếp quản lý việc khai thác cũng như trồng rừng, hoặc chuyển giao cho các tổ chức tiến hành kinh doanh rừng với những quyền lợi và trách nhiệm đã quy định. Vì vậy, khi một tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh lâm nghiệp thì phải thông qua và được sự ủng hộ của Nhà nước và Chính quyền. Thứ hai, Trên thị trường hiện nay cũng đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh lâm sản (đặc biệt là các cơ sở chế biến gỗ) nhỏ lẻ. Tuy nhiên việc kinh doanh này là khá mạo hiểm, nguy cơ gặp thất bại là lớn vì thường việc chế biến gỗ và sản xuất các mặt hàng gỗ thì trước tiên phải tìm cho mình một nguồn cung cấp đảm bảo , sau đó với đến các yếu tố khác như công nghệ, quảng cáo… Bí quyết công nghệ: Trong lâm nghiệp công nghệ bao gồm công nghệ trồng rừng và công nghệ chế biến lâm sản (công nghệ chế biến gỗ và sản xuât đồ gỗ). Trước đây rừng hầu hết là rừng tự nhiên nên người ta ít khi chú ý đến công tác trồng rừng vì thế công nghệ trồng rừng ít ai biết đến. Ngày nay, diện tích rừng của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, việc trồng rừng là rất cần thiết, là công tác hàng đầu trong ngành lâm nghiệp. Hiện nay người ta áp dụng rất nhiều công nghệ lâm sinh tiên tiến, trong đó trọng tâm là công nghệ tạo giống cây, đó là xây dựng các trung tâm nuôi mô, các vườn ươm giâm hom, công nghệ tạo giống bằng nuôi cấy mô. Ngoài việc áp dụng công nghệ lâm sinh thì việc trồng rừng rất cần phải có kinh nghiệm. Dựa vào điều kiện thòi tiết,khí hậu, quy mô, địa điểm mà quyết định trồng loại cây nào cho phù hợp, trồng loại cây nào để nhanh được khai thác… Công nghệ chế biến gỗ : Đồ gỗ hiện nay ngày nay đang ngày càng chiếm ưu thế lớn trên thị trường và xuất khẩu, gỗ thường làm nguyên liệu cho trang trí nội thất, đồ mộc gia đình, công sỏ, bệnh viện , trường học…Các sản phẩm từ gỗ là : giường, tủ, tủ bếp, vách ngăn, …Để làm ra những sản phẩm có tính ưu việt, có được sự chú ý của khách hàng trong và ngoài nước thì phải có công nghệ sản xuất tinh tế. Hiện nay công nghệ đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, công nghệ chế biến gỗ cũng đang phát triển, đặc biệt đã có những công nghệ được du nhập từ nước ngoài như Châu Âu, Nhật Bản. Ngoài việc áp dụng công nghệ để tạo ra những sản phẩm đẹp , chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, còn phải áp dụng công nghệ để sản xuất tiết kiệm nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Ngoài công nghệ ra thì tay nghề cũng rất quan trọng, đòi hỏi người lao động phải có sự cần cù và kỹ năng tốt. Lợi thế về quy mô: Lợi thế về quy mô của doanh nghiệp kinh doanh trong ngành lâm nghiệp là rất lớn. Cụ thể là muốn kinh doanh lâm nghiệp thì phải có một quy mô lớn về vốn cũng như sở hữu về đất trồng rừng. Thông thường các doanh nghiệp lâm nghiệp đều được sự cấp vốn của Nhà nước để trồng rừng, hoặc được sự bảo lãnh của Nhà nước trong việc vay vốn dài hạn, sau khi khai thác thu lợi thì mới trả nợ cả gốc lẫn lãi,sau đó lại tiếp tục vay vốn. Đó là một việc rất khó khăn cho các doanh nghiệp có ý định nhập ngành. Kể cả một tổ chức nhỏ khi nghĩ đến việc kinh doanh chế biến đồ gỗ cũng vậy, việc đầu tiên là phải có một số vốn lớn vì phải có địa điểm thích hợp, có máy móc thiết bị với công suất cạnh tranh, có vốn để mua nguyên liệu … Cạnh tranh của sản phẩm thay thế Thật khó nói nên chọn đồ sắt hay đồ gỗ…bởi chất liệu chỉ là một yếu tố tạo thành của nội thất. Chất liệu tạo nên đồ nội thất gồm mấy nhóm chính như: gỗ, mây tre và các chất liệu tư nhiên, kim loại, nhựa và các chất liệu tổng hợp của các chất liệu đó. Gỗ, mây tre là chất liệu tự nhiên mang lại sự gần gũi. Các nhà sản xuất sử dụng gỗ tới 50% khối lượng sản phẩm. Một thời gian dài ở nước ta, gỗ là sản phẩm gần như độc tôn. Người ta say sưa nói về gỗ lát hoa, mun đen… như một sự sang trọng đặc biệt, thậm chí tạo nên sự phân chia đẳng cấp.   Với kim loại, lúc đầu người ta nghĩ rằng khó sử dụng làm nội thất, nhưng rồi đặc tính chịu lực tốt, khả năng uốn cong phong phú khiến các nhà thiết kế thú vị với chất liệu này. Bàn ghế, nội thất bằng kim loại thanh mảnh mà vẫn chịu lực được, có thể dễ dàng uốn tạo nét độc đáo. Đó là những ưu điểm của đồ nội thất kim loại mà chất liệu khác không có được. Chính vì vậy, kim loại “tấn công” vào nội thất cũng không có gì là lạ.  Nhóm thứ ba là đồ nhựa, chất dẻo. Đây là loại sản phẩm mang rõ nét công nghiệp hoá nhất. Các nhà thiết kế rất thích chất liệu này vì nó không gò bó trong kết cấu phức tạp như gỗ, trong những mối liên kết hàn đục như kim loại. Với nhựa, chất dẻo, nhà thiết kế có thể sáng tạo thoải mái, tạo ra nhiều kiểu dáng mới. Sự phong phú về màu sắc cũng là thế mạnh của chất liệu này.  Nhóm thứ tư đang ngày càng phát triển là sử dụng tổng hợp các chất liệu trên. Về lý thuyết, có thể thấy là chất liệu tổng hợp tập hợp được các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của từng chất liệu. Ví dụ, trước kia ta dùng sập gụ tủ chè bằng gỗ thì nay thêm vào gỗ có đệm mút êm ái. Ví dụ kết hợp chất liệu kim loại và thuỷ tinh, nhựa và kim loại có thể tạo ra những bộ bàn ăn sang trọng, hợp vệ sinh. Song nói như vậy không có nghĩa là đồ nội thất tổng hợp chất liệu có thể thay thế hoàn toàn các đồ nội thất nêu trên. Như vậy, sản phẩm thay thế của sản phẩm lâm nghiệp là rất phong phú, chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Sức ép từ phía nhà cung cấp Ngành lâm nghiệp là ngành thường gắn trồng rừng với chế biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33075.doc
Tài liệu liên quan