Chuyên đề Thực trạng công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3

1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội 3

1.1.1. Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm xã hội 3

1.1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm xã hội 3

1.1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm xã hội 4

1.1.2. Bản chất, chức năng và tính chất của Bảo hiểm xã hội 6

1.1.2.1. Bản chất của Bảo hiểm xã hội 6

1.1.2.2. Chức năng của Bảo hiểm xã hội 9

1.1.2.3 Tính chất của BHXH 10

1.1.3. Đối tượng Bảo hiểm xã hội 11

1.1.4 Các chế độ Bảo hiểm xã hội 11

1.1.5. Qũy Bảo hiểm xã hội 17

1.1.5.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH 17

1.1.5.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH 18

1.1.5.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH 19

1.1.5.4 Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH 19

1.2. Công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội 21

1.2.1. Cơ sở và nguyên tắc chi trả Bảo hiểm xã hội 21

1.2.2. Phân cấp chi trả 21

1.2.3. Phương thức chi trả và quy trình chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội 22

1.2.3.1. Phương thức chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội 22

1.2.3.2. Quy trình chi trả 25

1.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả 27

1.2.5. Lệ phí chi trả 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2005-2008 29

2.1 Vài nét về Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Bắc Ninh 29

2.2. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh 36

2.2.1. Cơ sở chi trả các chế độ BHXH 36

2.2.2. Nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH. 41

2.2.3. Thủ tục xét hưởng trợ cấp các chế độ BHXH. 43

2.2.3.1. Hồ sơ và quy trình hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. 43

2.2.3.2. Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất 45

2.2.4. Phương thức chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH 47

2.2.4.1. Phương thức chi trả 47

2.2.4.2. Quy trình chi trả các chế độ BHXH 49

2.2.5. Tổ chức chi trả 50

2.2.6. Cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả 51

2.2.7. Lệ phí chi trả các chế độ BHXH 51

2.2.8. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008 52

2.2.8.1. Chế độ ốm đau 52

2.2.8.2. Chế độ thai sản 55

2.2.8.3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 57

2.2.8.4. Chế độ hưu trí 60

2.2.8.5. Chế độ trợ cấp tử tuất 69

2.3. Đánh giá thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh 76

2.3.1. Ưu điểm 76

2.3.2 Hạn chế 77

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH 80

3.1. Phương hướng hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới 80

3.1.1 Nhiệm vụ chủ yếu 80

3.1.2 Nhiệm vụ trọng tâm 80

3.2 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức chi trả các chế độ BHXH tỉnh Bắc Ninh 82

3.2.1 Thuận lợi 82

3.2.2 Khó khăn 83

3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh. 84

3.3.1 Kiến nghị 84

3.3.2. Giải pháp 87

KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Mức trợ cấp đối với thân nhân NLĐ đang làm viêc, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì tính theo số năm đóng BHXH mỗi năm bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, thấp nhất bằng 3 tháng bình quân tiền lương.Đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu thì tính theo thời gian đã hưởng lương hưu; nếu chết trong 2 tháng đầu thì bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng, nếu vào những tháng sau, hưởng thêm một tháng lương hưu thì trợ cấp giảm 0,5 tháng lương hưu, thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng. 2.2.2. Nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH. - Căn cứ vào quyết định số 845/QĐ-BHXH-BC ngày 18/6/2007 của tổng giám đốc BHXHVN về việc ban hành quản lý, chi trả các chế độ BHXH có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay. Từ năm 2007-2008, áp dụng luật BHXH số 71/2006/QH11 và nghị định 152/2006/NĐ-CP thì nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt Nam chủ yếu từ: + Người lao động đóng góp 5% tiền lương, tiền công hàng tháng vào quỹ BHXH để chi trả các chế độ hưu trí tử tuất. + Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương, tiền công đóng BHXH của người lao động. Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ, bệnh nghề ngiệp và 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất. + Nhà nước tham gia hỗ trợ nguồn lực tài chính để đảm bảo cân đối quỹ BHXH. + Nguồn lãi từ hoạt động đầu tư tài chính từ nguồn quỹ BHXH nhàn dỗi cũng được bổ xung vào quỹ BHXH. - BHXH tỉnh Bắc Ninh là cơ quan thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, trợ cấp BHXH hàng tháng và thân nhân của họ theo quy định. Căn cứ vào Quyết định số 845/QĐ- BHXH ban hành ngày 18/06/2007. Hàng năm, BHXH tỉnh Bắc Ninh lấy kinh phí từ BHXH Việt Nam để chi cho các chế độ thuộc quỹ BHXH chi trả và lấy nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước cấp để chi cho các chế độ do Ngân sách Nhà nước chi. BHXH tỉnh Bắc Ninh trực tiếp chi trả và quyết toán các chế độ, ốm đau, thai sản và chi trả các chế độ BHXH một lần cho người lao động do BHXH tỉnh quản lý thu BHXH. Nội dung chi trả các chế độ BHXH do NSNN và Qũy BHXH chi trả như sau - Chi trả các chế độ BHXH từ nguồn Ngân sách Nhà nước 1) Các chế độ trợ cấp hàng tháng như: + Lương hưu (hưu quân đôi, hưu công nhân viên chức) + Trợ cấp mất sức lao động + Trợ cấp công nhân cao su + Trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QG-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính Phủ (gọi tắt là trợ cấp 91); + Trợ cấp TNLĐ-BNN + Trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN + Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và định suất nuooi dưỡng) 2) Các chế độ BHXH một lần + Trợ cấp tuất 1 lần trong các trường hợp khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết. + Trợ cấp mai tang khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91. + Đóng BHYT cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng. + Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình + Lệ phí chi trả và các khoản chi khác. - Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH + Quỹ ốm đau và thai sản: chi các chế độ ốm đau, thai sản và chi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và lệ phí chi trả. + Quỹ TNLĐ-BNN: Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng và trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN hàng tháng. Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN hoặc chết do TNLĐ-BNN. Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị TNLĐ-BNN. Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau điều trị ổn định thương tật, bệnh tật. Khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ-BNN. Đóng BHYT cho người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng và lệ phí chi trả. + Quỹ hưu trí, tử tuất: Chế độ hàng tháng: lương hưu (hưu quân đội, hưu công nhân viên chức, trợ cấp cán bộ xã, phường theo nghị định 9/1998/NĐ của Chính phủ ngày 23/1/1998). Các chế độ trợ cấp một lần: trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, lệ phí chi trả. + Các khoản chi khác. 2.2.3. Thủ tục xét hưởng trợ cấp các chế độ BHXH. Thủ tục xét hưởng chế độ trợ cấp BHXH được quy định cụ thể trong Quyết định số 815/ QĐ- BHXH ban hành 6/6/2007, quy định về hồ sơ và quy định giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc. 2.2.3.1. Hồ sơ và quy trình hưởng chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe. 1) Hồ sơ bao gồm: - Đối với hồ sơ hưởng chế độ ốm đau quy định tại điều 112 Luật BHXH + Sổ BHXH + Giấy ra viện đối với người điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người điều trị ngoại trú do cơ sơ y tế điều trị cấp. Ngoài những giấy tờ trên mà người lao động làm trong điều kiện nặng nhọc, độc hại thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc của người lao động. Nếu trường hợp người lao động nghỉ để chăm sóc con ốm đau thì có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau - Đối với hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định tại điều 113 Luật BHXH: + Sổ BHXH của người lao động sinh con có thời gian đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; + Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Trường hợp con chết hoặc mẹ chết thì phải có giấy chứng tử của con hoặc mẹ. + Nếu làm trong công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có thêm giấy xác nhận của chủ sử dụng lao động. Nếu là người tàn tật, người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ thương tật từ 21 % trở lên thì có thêm bản sao giấy chứng nhận hoặc biên bản của hội đồng giám định y khoa… Nếu nhận con nuôi thì có thêm bản sao hồ sơ nhận con nuôi… - Đối với hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại điều 116 Luật BHXH: + Danh sách người lao động đề nghị nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Nếu nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải có thêm bản sao biên bản giám định y khoa hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Danh sách người lao động hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do BHXH duyệt. 2) Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe như sau: - Trách nhiệm của người lao động: nộp đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ theo quy định cùng với giấy xác nhận của người sử dụng lao động nơi người lao động làm việc. - Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Tiếp nhận hồ sơ của NLĐ và thân nhân của NLĐ và Kiểm tra hồ sơ, theo đúng quy định thì giải quyết và chi trả chế độ cho NLĐ trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Phối hợp với Công đoàn cơ sở quyết định số lao động và số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định và chi trợ cấp. Hàng quý (hàng tháng) lập 2 bảng danh sách kèm theo hồ sơ ốm đau, thai sản của từng NLĐ nộp cho BHXH nơi đơn vị đóng BHXH để xét duyệt và quyết toán kinh phí chi chế độ ốm đau, thai sản. - Trách nhiệm của BHXH tỉnh Đối với người sử dụng lao động do BHXH trực tiếp quản lý và thu BHXH thì hàng quý (hàng tháng) tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe như quy định. Hàng quý căn cứ theo báo cáo của BHXH huyện, đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp giải quyết lập báo cáo và gửi 1 bản về BHXHVN. 2.2.3.2. Hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất 1) Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất - Đối với hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động: + Sổ BHXH của người lao động đã xác nhận đóng dấu của BHXH đến tháng trước khi bị tai nạn lao động; + Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động + Biên bản điều tra tai nạn lao động + Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao dộng ổn định; + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. + Bản quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH + Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố… - Đối với hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp gồm: + Sổ BHXH của người lao động đã xác định đóng dấu của BHXH đến trước khi điều trị bệnh nghề nghiệp; + Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động ( mẫu số 05- HSB); + Biên bản xác định môi trường làm việc có yếu tố độc hại do cơ quan có thẩm quyền lập. Kết quả xác định có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày biên bản được ký. + Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp ổn định. + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa. + Qúa trình đóng BHXH theo sổ BHXH (mẫu số 04A- HSB hoặc mẫu 04B- HSB); + Quyết định hưởng trợ cấp 1 lần hay hưởng trợ cấp hàng tháng của Giám đốc BHXH tỉnh. - Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí + Sổ BHXH của người lao động đã xác định thời gian đóng BHXH + Quyết định nghỉ việc của người lao động hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động. + Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động + Bản quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH. + Bản điều chính tiền lương đóng BHXH + Quyết định hưởng chế độ hưu trí của Gíam đốc BHXH tỉnh. - Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất: gồm có hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng và hồ sơ hưởng chế độ tuất 1 lần: Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng gồm có: + Sổ BHXH của người lao động đã có xác nhận thời gian đóng BHXH đến tháng trước khi chết hoặc tháng nghỉ việc; + Giấy chứng tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố bị chết; + Từ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( mẫu số 09- HSB); + Bản quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH (mẫu 04E- HSB). + Quyết định hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh. Ngoài những hồ sơ nêu trên, nếu thuộc đối tượng khác thì có thêm một số giấy tờ khác kèm theo. Hồ sơ hưởng chế độ tuất 1 lần bao gồm: + Bản quá trình đóng BHXH, bản điều chỉnh tiền lương đóng BHXH để tính hưởng BHXH. Quyết định hưởng trợ cấp tuất 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh. + Nếu hồ sơ hưởng trợ cấp tuất 1 lần đối thân nhân người hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH hàng tháng gồm: giấy chứng tử hoặc báo tử hoặc quyết định của của tòa án nhân dân tuyên bố đã chết. Hồ sơ hưu trí hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng; Tờ khai hoàn cảnh gia đình của thân nhân người chết ( mẫu số 09- HSB); Quyết định hưởng trợ cấp tuất 1 lần của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố (mẫu 08B2- HSB). 2) Quy trình giải quyết chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. + Trách nhiệm của NLĐ hoặc thân nhân NLĐ NLĐ lập hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH nơi mình tham gia đóng BHXH và nhận lại hồ sơ đã được giải quyết. Thân nhân người lao động hưởng trợ cấp tử tuất lập đủ hồ sơ theo quy định nộp cho BHXH nơi NLĐ tham gia đóng BHXH và nhận lại hồ sơ đã giải quyết. + Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Giới thiệu NLĐ tham gia đóng BHXH ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động hưởng chế độ hưu trí hoặc giám định mức suy giảm khả năng lao động do TNLĐ-BNN lần đầu. Lập đủ hồ sơ theo quy định, chuyển đến cơ quan BHXH chịu trách nhiệm quản lý và thu BHXH của đơn vị mình. Nhận lại hồ đã giải quyết để giao cho NLĐ hoặc thân nhân người lao động. + Trách nhiệm của BHXH tỉnh Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ BHXH cho những trường hợp BHXH tỉnh quản lý thu BHXH và hồ sơ do BHXH huyện chuyển đến. Căn cứ sổ BHXH của NLĐ đang làm việc hoặc đã nghỉ việc lập bảng điều chỉnh tiền lương đóng BHXH để tính hưởng BHXH; lập đầy đủ nội dung quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH đối với từng loại chế độ. Tính mức hưởng BHXH theo đúng chế độ quy định; lập giấy chứng nhận hưu trí,TNLĐ-BNN, tử tuất, cấp thể BHYT theo quy định đối với NLĐ hưởng trợ cấp hàng tháng; lập giấy giới thiệu trả lương hưu, trợ cấp BHXH và lập hồ sơ di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với NLĐ chuyển đi. Hàng tháng, hàng quý lập danh sách giải quyết hưởng chế độ BHXH theo từng loại chế độ để quản lý, lưu trữ tại BHXH tỉnh, lập báo cáo tống hợp hưởng chế độ BHXH cụ thể và gửi 1 bản về BHXHVN và lập danh sách hưởng chế độ trợ cấp 1 lần, để hưởng các chế độ BHXH một lần, để chi trả trợ cấp. Xác nhận trong sổ BHXH nội dung được hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH 1 lần, trợ cấp TNLĐ-BNN và chế độ tử tuất đối với NLĐ đang đóng BHXH hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH. 2.2.4. Phương thức chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH 2.2.4.1. Phương thức chi trả BHXH tỉnh Bắc Ninh là BHXH cấp tỉnh nên là cấp trung gian trong bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. BHXH tỉnh có 9 đơn vị BHXH địa phương trực thuộc sau: Văn phòng BHXH tỉnh Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh Bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ Bảo hiểm xã hội huyện Thuận Thành Bảo hiểm xã hội huyện Yên Phong Bảo hiểm xã hội huyện Lương Tài Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Du Bảo hiểm xã hội huyện Gia Bình Thị xãTừ Sơn Để thực hiện chi trả chế độ BHXH cho đúng đối tượng thụ hưởng, chi đúng, chi đủ một cách có hiệu quả nhất đồng thời mang lại hiệu quả cho cơ quan BHXH và người được hưởng trợ cấp, trong thời gian qua (2005-2008) BHXH tỉnh Bắc Ninh đã chi trả theo 2 phương thức thanh toán: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương và đặc thù của từng chế độ mà có phương thức chi trả cho các đối tượng sao cho hợp lý, có lợi cho cả BHXH tỉnh và các đối tượng hưởng. Phương thức chi trả mà BHXH tỉnh Bắc Ninh áp dụng như sau: Phương thức chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng: phương thức này áp dụng đối với các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, hoặc lĩnh tiền trợ cấp một lần. Các đối tượng hưởng sẽ trực tiếp đến cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh để nhận tiền. Quy trình chi trả như sau: Ngân hàng BHXH tỉnh Bắc Ninh Đối tượng hưởng : - Phương thức chi trả gián tiếp bao gồm chi trả thông qua đại lý chi trả, thông qua ngân hàng, qua bưu điện. + Phương thức chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả: áp dụng chi các chế độ dài hạn, định kỳ, thường xuyên. Hoặc nơi chi trả có địa hình gây khó khăn cho cán bộ chi trả trực tiếp. Đại lý chi trả là những người có trách nhiệm và có uy tín trong nhân dân, thường là chủ tịch phường và tổ chức khu phố, hoặc những cán bộ uy tín trong làng, xã. BHXH tỉnh Bắc Ninh phải trích một khoản để trả cho các đại lý gọi là lệ phí chi trả. Quy trình chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả như sau: Đối tượng hưởng Đại lý chi trả Ngân hàng BHXH tỉnh Bắc Ninh + Thanh toán qua tài khoản ngân hàng, bưu điện: áp dụng cho các chế độ ngắn hạn mà người lao động đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp… như ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHYT. Thanh toán qua ngân hàng thì tiền được chuyển từ tài khoản BHXH tỉnh vào tài khoản có đối tượng hưởng, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán cho người lao động được hưởng. Còn thanh toán qua đường bưu điện thì cơ quan BHXH tỉnh gửi địa chỉ và số tiền của đối tượng và nhân viên bưu điện ở địa bàn đó sẽ chuyển đến tận đối tượng hưởng. Quy trình chi trả gián tiếp thông qua Ngân hàng: Đối tượng hưởng Tài khoản của BHXH tỉnh tại Ngân hàng Tài khoản của các đơn vị có đối tượng hưởng 2.2.4.2. Quy trình chi trả các chế độ BHXH Công tác chi trả phải đơn giản, hiệu quả, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời, đáp ứng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH và người thụ hưởng BHXH đồng thời phải đảm bảo sự công khai minh bạch. Để làm được điều đó thì quá trình phân cấp phải được rõ ràng, theo một quy trình trặt chẽ, khoa học thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hiện nay căn cứ vào quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của BHXHVN và quyết định của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh: ban hành quy định việc phối hợp giữa BHXH các huyện, BHXH thành phố, và các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh trong việc thực hiện cơ chế một cửa tại BHXH tỉnh; BHXH tỉnh Bắc Ninh tiến hành chi trả các chế độ BHXH theo quy trình các chế độ BHXH theo quy trình sau: - BHXH tỉnh Bắc Ninh + Giao dịch một cửa: Thực hiện Quyết định 93/2007/QĐ -TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, từ 15-11-2007, (BHXH) tỉnh đã tổ chức thực hiện theo Quyết định trên với tinh thần vì nhân dân mà phục vụ. Tiếp nhận kiểm tra các biểu mẫu báo cáo của BHXH huyện nếu đủ điều kiện quy định thì tiếp nhận và giao Phòng chế độ BHXH trước 2 tháng liền kề tiếp theo so với tháng nhận báo cáo từ BHXH huyện. Nhận nguồn kinh phí, các hồ sơ biểu mẫu liên quan từ phòng Kề hoạch tài chính giao cho BHXH huyện chậm nhất vào ngày 10 và ngày 21 hàng tháng. + Phòng Chế độ BHXH: Căn cứ vào số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên đang quản lý và số đối tượng xét duyệt mới, số đối tượng tăng, giảm trong tháng để lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, các biểu mẫu theo quy định và chuyển cho phòng Kế hoạch tài chính chậm nhất vào ngày 06 và ngày 18 hàng tháng. + Phòng Kế hoạch tài chính: Nhận từ phòng chế độ BHXH các biểu mẫu và danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. Lập các bảng tổng hợp theo quy định. Trình giám đốc ký duyệt, tiến hành cấp nguồn kinh phí và giao các biểu mẫu, danh sách cho Giao dịch một cửa chậm nhất vào ngày 09 và ngày 20 hàng tháng. + BHXH các huyện: Hàng tháng căn cứ vào đối tượng hưởng BHXH thường xuyên đang quản lý, tình hình biến động, lập thủ tục và gửi đến Giao dịch một cửa vào ngày cuối cùng trong tháng các thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được danh sách chi trả và bảng tổng hợp danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH từ Giao dịch một cửa, tiến hành bàn giao hồ sơ cho đối tượng, báo cáo chi ngân sách về phòng kế hoạch tài chính chậm nhât vào ngày 21 hàng tháng, tổ chức chi trả tại văn phòng BHXH huyện hoàn thành trước ngày 28 hàng tháng( BHXH huyện gửi giấy mời cho đối tượng đến trực tiếp tại văn phòng). 2.2.5. Tổ chức chi trả BHXH tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi trả, quyết toán các chế độ BHXH trên địa bàn quản lý; trực tiếp chi trả và quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, chi trả các chế độ BHXH một lần cho NLĐ mà BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu BHXH. Đầu tiên hồ sơ được phòng chế độ BHXH xét các trường hợp được hưởng trợ cấp BHXH, sau đó trình lên P. phòng chế độ BHXH xem xét và ký duyệt sau đó tiếp tục trình lên Ban giám đốc ký duyệt. Tiếp theo đưa thông tin số liệu cho phòng kế hoạch tài chính và phòng công nghệ thông tin. Phòng thông tin sẽ lưu các tin đó để tiện cho việc chi trả và quản lý. Phòng kế hoạch tài chính xem xét và cấp kinh phí chi trả trực tiếp hoặc gửi về BHXH huyện thực hiện chi trả. Lúc này việc chi trả được tiến hành như quy trình và phương thức chi trả ở trên. Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam, hàng năm BHXH tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện; lập dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng trên địa bàn tỉnh (mẫu số1a- CBH, 1b-CBH). Dự toán chi BHXH được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của BHXH các huyện và số chi trả trực tiếp tại BHXH tỉnh. Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt, BHXH tỉnh phải báo cáo, giải trình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng. 2.2.6. Cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả Công tác chi trả các chế độ BHXH đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đáp ứng được đặc thù của công việc. Được sự quan tâm của BHXH Việt Nam, hiện nay BHXH tỉnh Bắc Ninh đã có khá đầy đủ các cơ sở vật chất và phương tiện đi lại phục vụ công tác chi trả của đơn vị. Về cơ sở vật chất, BHXH tỉnh Bắc Ninh có một trụ sở khang trang, các phòng ban được trang bị đầy đủ về máy in, máy vi tính, ấn chỉ, các văn bản, bàn ghế, tủ đựng tài liệu, két bạc, bình sịt cay do công an cấp để chống trộm, … Ngoài ra còn có phòng tiếp tân, các phòng họp… Hiện nay BHXH có 3 lái xe phục vụ cho công tác đi lại trong quá trình chi trả. Cơ sở vật chất của BHXH cấp huyện nằm trên địa bàn tỉnh cũng khá khang trang và đầy đủ tiện nghi thuận lợi cho công tác chi trả. Đẩy mạnh công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính, BHXH tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, cài đặt mạng Lan, kết nối Internet cho BHXH các huyện, thị…, trọng tâm là phục vụ công tác tin học để xây dựng bộ máy hành chính của cơ quan hoạt động có hiệu quả theo hướng "một cửa" và hiện đại. Đặc biệt việc ứng dụng phần mềm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các nghiệp vụ BHXH. 2.2.7. Lệ phí chi trả các chế độ BHXH Căn cứ quyết định số 3522/BHXH-BC ban hành ngày 02/10/2009 về việc tăng cường đảm bảo an toàn chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng. Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội trong thời gian qua đã được Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo, thực hiện chi đúng, chi đủ, an toàn và thuận tiện cho đối tượng hưởng BHXH. Bảo hiểm xã hội các tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai nhiều hình thức chi trả theo hướng dẫn của ngành và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; đồng thời thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm an toàn như: phối hợp với Ngân hàng và Công an vận chuyển tiền về giao tại các điểm chi trả; huy động cán bộ nhân viên của cơ quan trực tiếp bảo vệ những ngày chi trả. .. . , vì vậy đã đảm bảo chi đúng, chi đủ cho đối tượng hưởng BHXH, đảm bảo an toàn tiền mặt và an sinh xã hội. Đối với các đại diện chi trả vùng xa trung tâm huyện, thị nơi có đường giao thông khó khăn, yêu cầu có ít nhất 2 người đến nhận tiền. Cơ quan BHXH trích tiền lệ phí cho những đơn vị này phải đảm bảo mức tối thiểu bằng mức đi công tác bằng phương tiện cá nhân cho 2 người. BHXH tỉnh chi lương hưu và trợ cấp BHXH qua thẻ ATM tập trung chỉ đạo BHXH các huyện phải có những biện pháp tăng cường quản lý như: gửi thông báo cho đối tượng biết thời gian và địa điểm chi, xác nhận lại chữ ký hoặc làm việc với UBND phường, xã và các đại diện chi trả cải tiến hình thức lấy chữ ký tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng (danh sách xác nhận chữ ký chuyển đến tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm nơi đối tượng đăng ký nhận lương hưu, trợ cấp BHXH để đối tượng xác nhận lại chữ ký vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm). Những trường hợp chưa ký xác nhận thì Bảo hiểm xã hội huyện hoặc Đại diện chi trả phải xác minh rõ lý do trước khi cắt giảm, tránh để xảy ra trường hợp tạm dừng chi trả nhiều đối tượng cùng một thời điểm như một số tỉnh trong thời gian vừa qua. Tổ chức các đợt kiểm tra thường xuyên, đột xuất về công tác đảm bảo an toàn tiền mặt tại các đại diện chi trả, kiểm quỹ và chấn chỉnh ngay Bảo hiểm xã hội các huyện và đại diện chi trả có số dư tiền mặt tồn lớn qua đêm. Chi phí cho việc phối hợp với các ngành liên quan để đảm bảo an toàn vận chuyển tiền mặt và chi trả lương hưu trợ cấp BHXH trích từ nguồn lệ phí chi trả từ quỹ BHXH. 2.2.8. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008 2.2.8.1. Chế độ ốm đau Ốm đau là loại rủi ro rất phổ biến trong cuộc sống của mỗi con người và hầu như ai cũng gặp phải. Khi ốm đau bản thân người lao động bị ốm và gia đình gánh chịu những chi phí phát sinh. Nếu ốm đau còn điều trị dài ngày thì những ngày nghỉ ốm sẽ mất thu nhập và thu nhập bị gián đoạn. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng bị ôi nhiễm, và tốc độ lây lan các bệnh rất nhanh. Khi ốm đau người lao động phải chịu chăm sóc y tế đồng thời bị gián đoạn thu nhập. Bởi vậy mục đích thực hiện chế độ này là chi trả những chi phí phát sinh khi bị ốm đau và nhằm đảm bảo tính liên tục về thu nhập của người lao động và gia đình họ giúp họ ổn định cuộc sống. Mức trợ cấp của của chế độ này về nguyên tắc phải đảm bảo đủ cho gia đình người lao động những điều kiện sinh sống tối thiểu và phải được quy định cụ thể bằng tỷ lệ phần % nhất định so với tiền lương, tiền công trước khi bị ốm đau, tối thiểu là 45% và mức trợ cấp phải thấp hơn tiền lương, tiền công vì 2 nguyên nhân đó là: tránh chuộc lợi bảo hiểm và khi người lao động bị ốm thì một số nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt bị giảm đi, ngoại trừ những chi phi y tế phát sinh tăng thêm nhưng đã do chế độ chăm sóc y tế gánh vác. Chế độ này là chế độ trợ cấp ngắn hạn nên vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Thực hiện sự chỉ đạo và hướng dẫn của BHXHVN thì BHXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công tác chi trả chế độ ốm đau ở BHXH tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua như sau: Bảng 2.1: Tình hình chi trả trợ cấp ốm đau ở BHXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005-2008 Năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lao động hưởng BHXH Người 28.946 30.167 36129 40492 Chi trợ cấp ốm đau Số lượt người Lượt 4412 6738 6515 8105 Số ngày ngày 26.127 38.152 35.249 39626 Số tiền Triệu đồng 750,82 1.170,162 1.159,6 1.609,6 Tỷ lệ hưởng bình quân % 15,2 22,3 18,1 20,0 Tốc độ tăng tổng số tiền chi trả % - 55,8 -0,9 38,8 Số tiền BQ 1 người Đồng 170.177 173.666 177.989 198.593 Tốc độ tăng số tiền BQ 1 người % - 2.1 2.5 11.5 Số tiền BQ 1 người 1 ngày Đồng 28.737 30.671 32.897 40.619 Tốc độ tăng số tiền BQ 1 người 1 ngày - 6,71 7,32 23,51 Số ngày nghỉ BQ 1 lượt Ngày 6 6 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31474.doc
Tài liệu liên quan