Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị

Mục lục

 

Chương 1: Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 1

1.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB: 1

1.1.1. Quá trình hình thành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 1

1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 2

1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 6

1.2. Công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 11

1.2.1. Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư. 11

1.2.2. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 14

1.2.3. Những kết quả đã đạt được trong công tác thẩm định nói chung: 19

 

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB 22

2.1. Khái quát các dự án thủy điện và vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 22

2.1.1. Khái quát các dự án đầu tư thủy điện được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 22

2.1.2. Đặc điểm của dự án thủy điện: 23

2.1.3. Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện: 28

 

2.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB 30

2.2.1. Tổ chức công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 30

2.2.2. Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 39

2.2.3. Ví dụ minh họa: Dự án Công trình Thuỷ điện Nậm Giôn Chi nhánh Sơn La: 68

2.3. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 88

2.3.1. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong những năm gần đây. 88

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 91

 

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. 95

3.1. Giải pháp: 95

3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án Thủy điện. 95

3.1.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thủy điện: 98

3.2. Kiến nghị: 103

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn có thể bán được ngay trên thị trường Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Chủ đầu tư bằng vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng Chủ đầu tư có thể huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời. Giá trị hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vay ngắn hạn càng tốt và ngược lại. - Khả năng thanh toán dài hạn Kdh = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nợ dài hạn CBTĐ cần đánh giá thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Chủ đầu tư để xác định tính thanh khoản và giá trị thực tế của tài sản cố định và đầu tư dài hạn; xác định tỷ lệ (%) tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng giá trị tài sản, nhận xét về thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Cần lưu ý đến sự chuyển dịch, sự tăng giảm tài sản cố định qua các năm. Khả năng thanh toán dài hạn cho biết khả năng của Chủ đầu tư trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để trả các khoản nợ vay dài hạn từ bên ngoài. Hệ số này có giá trị lớn khẳng định khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bên ngoài tốt và ngược lại. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời - Hiệu quả sử dụng tài sản Xác định, đánh giá và nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư: Hiệu quả sử dụng tài sản (L) = Doanh thu Tổng tài sản bình quân Hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư là kết quả mà Chủ đầu tư đạt được (doanh thu) trong năm thông qua việc sử dụng tài sản của đơn vị. Hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn khẳng định Chủ đầu tư hoạt động càng năng động, hiệu quả kinh doanh càng cao và nhu cầu đầu tư càng lớn. - Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân (N) = Các khoản phải thu bình quân x 360 (ngày) Doanh thu Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của Chủ đầu tư. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Kỳ thu tiền bình quân của các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng nhỏ hơn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh và khẳng định hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu LNdt = Lợi nhuận trước thuế x100% Doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu LNvsh = Lợi nhuận trước thuế x 100% Nguồn vốn chủ sở hữu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn: LNnv = Lợi nhuận trước thuế x 100% Tổng nguồn vốn Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất này có giá trị lớn khẳng định doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, các tỷ suất có giá trị thấp hoặc giá trị âm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có phương án khắc phục khả thi.. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn thông thường sẽ có giá trị lớn hơn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn và ngược lại. CBTĐ cần nhận xét chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (xu hướng và những giải pháp có thể), đánh giá chung về các chỉ tiêu tăng trưởng, trong đó nêu rõ những nguyên nhân và xu hướng phát triển (doanh thu, thu nhập, so với kỳ trước). Các chỉ tiêu về sức tăng trưởng Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận. - Sức tăng trưởng doanh thu +) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu - 1 TTdt = Doanh thu năm sau Doanh thu năm trước +) Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính - 1 TTdtc = Doanh thu từ HĐKD chính năm sau Donh thu từ HĐKD chính năm trước Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của Doanh nghiệp. Cần ghi nhận: - So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt , số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại) - So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường - Sức tăng trưởng lợi nhuận +) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận - 1 TTln = Tổng lợi nhuận năm sau Tổng lợi nhuận năm trước +) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính - 1 TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau Tổng lợi nhuận thuần năm trước Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng. Định giá trên thị trường (áp dụng đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu) CBTĐ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở giá trị trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản: - Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần. Công thức tính: Giá cổ phiếu Thu nhập của 1 cổ phần Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của Doanh nghiệp. - Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ Giá cổ phiếu Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động công ty yếu. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra, dòng tiền và nguyên nhân thiếu tiền hoặc thừa tiền trong hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. - Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy doanh nghiệp cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. - Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thặng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy doanh nghiệp đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn -Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy doanh nghiệp thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay. - Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua tỷ số thanh toán bằng tiền Tỷ số thanh toán Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động bằng tiền = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền doanh nghiệp tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ của Chủ đầu tư. Xác định và nhận xét tỷ suất tự tài trợ (khả năng đảm bảo tài chính) của Chủ đầu tư. Tỷ suất tự tài trợ: Stt = Nguồn vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án x 100% Tổng số vốn đầu tư dự án Tỷ suất tự tài trợ càng lớn khẳng định khả năng đảm bảo nguồn tài chính tự có của Chủ đầu tư cho dự án càng cao, do đó thời gian vay vốn có thể được rút ngắn và khả năng thu hồi nợ vay sẽ càng tốt. Các vấn đề khác - CBTĐ cần phân tích thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tỷ lệ (%) tài sản cố định so với tổng giá trị tài sản. Cần lưu ý đến sự chuyển dịch, sự tăng giảm tài sản cố định qua các năm. Phân tích cơ cấu tài sản trên cơ sở tham chiếu số liệu kiểm kê, so sánh của các doanh nghiệp cùng loại. Cần xem xét tính thực tế của các khoản phải thu, chú trọng đối với các khoản phải thu lớn và lâu ngày. - Cần lưu ý đánh giá các yếu tố chất lượng, giá cả và định mức hàng tồn kho. Tỷ lệ (%) tài sản lưu động so với tổng giá trị tài sản; tỷ lệ hàng tồn kho so với định mức tồn kho; tỷ lệ vật tư, nguyên liệu so với định mức dự trữ... Phân tích và nhận xét về thực trạng tài sản lưu động (Chủ đầu tư đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn). Tuỳ theo đặc thù sản xuất, kinh doanh của từng ngành để có nhận xét, đánh giá so sánh về thực trạng tài sản lưu động. Lưu ý đánh giá sự dịch chuyển và nhịp độ tăng trưởng qua các năm. Phân tích, đánh giá thực trạng các khoản nợ, các khoản phải trả; cơ cấu và xu hướng dịch chuyển của các khoản nợ, các khoản phải trả của Chủ đầu tư. b. Thẩm định chi tiết về dự án thủy điện. Thẩm định tính phù hợp của dự án với văn bản pháp luật, với định hướng của Đảng và Chính Phủ. - Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vay vốn theo quy định tại Điều 15 Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý NHPT và hướng dẫn về hồ sơ dự án thẩm định quyết định cho vay. Yêu cầu kiểm tra, đối chiếu các văn bản của Chủ đầu tư gửi với quy định về hồ sơ dự án thẩm định cho vay của NHPT; chú ý những văn bản liên quan đối với dự án có tính chất đặc thù. - Nhận xét đánh giá tính hợp lệ của các văn bản, tài liệu +) Tính nhất quán về nội dung, số liệu; +) Tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản, thẩm quyền ký duyệt; - Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định. Bảng 2.5: Các bước kiểm tra hồ sơ pháp lý Bước công việc Tiến trình thực hiện 1. Kiểm tra sơ bộ - Chủ đầu tư phải lập danh mục các loại văn bản giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; - Hồ sơ đã qua bộ phận văn thư để vào sổ và đóng dấu công văn đến; - Kiểm tra đối chiếu giữa văn bản , giấy tờ có trong hồ sơ của chủ đầu tư gửi với bảng kê danh mục hồ sơ gửi kèm theo 2. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định - Đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quy chế cho vay. - Có đủ hồ sơ theo các quy định khác có liên quan đến dự án: +Giấy phép đầu tư (đối với dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng); + Văn bản thoả thuận đấu nối và mua bán điện + Văn bản được phép khai thác tài nguyên nước + Phương án phòng cháy chữa cháy + Phương án bảo vệ môi trường 3. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ - Kiểm tra các văn bản về ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính nhất quán hồ sơ chủ đầu tư. - Kiểm tra tính nhất quán về nội dung, số liệu của các văn bản, giấy tờ và nội dung báo cáo dự án. 4. Lập Phiếu kiểm tra hồ sơ - Ghi đầy đủ tất cả các loại hồ sơ đã nhận - Ghi rõ những loại hồ sơ, giấy tờ còn thiếu, hồ sơ giấy tờ không hợp lý, hợp lệ (nếu có) cần phải bổ sung hoàn chỉnh 5. Thông báo chủ đầu tư các hồ sơ cần bổ sung hoàn chỉnh - Lập thành văn bản và ghi rõ từng loại hồ sơ cần bổ sung hoàn chỉnh, nêu rõ lý do 6. Phát hiện các thông tin sai sự thật - Tìm bằng chứng - Lập Phiếu trình báo cáo Lãnh đạo 7. Lập danh mục kiểm soát hồ sơ chủ đầu tư hàng và sao gửi các phòng ban có liên quan - Sắp xếp theo trình tự thời gian và theo nội dung của từng loại - Dễ tra cứu, để đúng nơi quy định, bảo mật - Phân công người chịu trách nhiệm bảo quản - Cập nhật thường xuyên và ghi chú các hồ sơ đề nghị chủ đầu tư bổ sung hoàn chỉnh tại Phiếu kiểm tra hồ sơ Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án: - Đánh giá công suất của dự án: Để đánh giá công suất của dự án đã phù hợp hay chưa thì cán bộ thẩm định cần phải rà soát lại các văn bản tài liệu báo cáo về khâu kiểm tra đo đạc nguồn nước, lưu lượng nước trung bình hàng năm, sức nước chảy,...kiểm tra lượng mưa hàng năm tại nơi đặt địa điểm dự án mà thủy văn địa phương cung cấp để từ đó xác định lại công suất dự án mà chủ đầu tư đưa ra đã phù hợp chưa. - Thẩm định về nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện: +) Yêu cầu thẩm định về nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu; tính ổn định bền vững của nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu; chiến lược, lộ trình đầu tư xây dựng mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào; phân tích khả năng biến động giá cả, biến động về tỷ giá ngoại tệ (trường hợp dự án có nhập khẩu vật tư, thiết bị) biến động về khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào... Yếu tố đầu vào của dự án thủy điện đó là nguồn nước, sức nước chảy để quay các tuabin tạo ra năng lượng điện. +) Các bước thẩm định yếu tố đầu vào Bảng 2.6: Nội dung đánh giá các yếu tố đầu vào Nội dung đánh giá Nội dung chi tiết Xác định nguyên vật liệu đầu vào - Định mức tiêu hao: Xem xét lượng nước tối thiểu để có thể sản xuất điện cần thiết (có thể xem trên các bản giới thiệu về các thông số kỹ thuật của thiết bị) Chất lượng nguyên liệu đầu vào - Đánh giá nguồn nước, lưu lượng nước trung bình hằng năm để có kế hoạch sản xuất phù hợp với quy mô dự án - Khả năng đáp ứng của lưu lượng nước vào mùa khô có thể sản xuất được như trong dự án nêu ra hay không Nguồn cung ứng - Đánh giá khả năng cung ứng đúng yêu cầu về số lượng và thời gian. - Đánh giá chung về nguồn cung ứng: tiềm năng của nguồn nước, sức nước để chiến lược khai thác ổn định trong suốt năm, tránh tình trạng khai thác không hiệu quả như vào mùa mưa thì phải xả tràn nước trong khi mùa khô không có nước để sử dụng ( Nguồn : Phòng tín dụng đầu tư VDB) - Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án thủy điện: Cán bộ thẩm định phải đi thực tế khảo sát địa điểm xây dựng dự án để đánh giá xem xét trong công tác xây dựng dự án có những thuận lợi, khó khăn gì như: +) Đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch của địa điểm: Có tuân thủ theo các quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy, chữa cháy, quản lý di tích lịch sử. +) Đánh giá về tính kinh tế của địa điểm: Có gần nguồn nước hay không; địa điểm hồ chứa nước so với vị trí đặt của nhà máy ( tuabin) có đạt được độ dốc để tạo được thế năng theo dự án đã trình bày hay không; đánh giá về phương án xây dựng, phương án đề bùn giải phóng mặt bằng của dự án đã hợp lý chưa - Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường: Đối với dự án thủy điện cần xem xét việc xây dựng dự án có ảnh hưởng lớn đến rừng đầu nguồn hay không, phương án đánh giá tác động môi trường đã hợp lý chưa, cách khắc phục của chủ đầu tư đưa ra đã hợp lý chưa và đối chiếu văn bẳn đánh giá tác động môi trường của cơ quan tài nguyên môi trường đối với dự án này Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: Yêu cầu thẩm định khả năng đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cũng như trình độ, tay nghề của người lao động để thực hiện dự án; kế hoạch và kinh phí đào tạo nghề cho công nhân, người lao động. Bảng 2.7: Nội dung đánh giá về nguồn nhân lực Nội dung Chi tiết đánh giá Số lượng - Nhu cầu nhân lực cho dự án Có thể cân đối nhu cầu từ nguồn cung ứng lao động của địa phương nơi triển khai dự án Chất lượng lao động - Đánh giá về về cơ cấu lao động, độ tuổi; - Đánh giá về trình độ, tay nghề - Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành Tuyển dụng đào tạo - Khả năng đào tạo - Chi phí đào tạo Nhà ở cho công nhân - Chi phí xây dựng - Mặt bằng, địa điểm xây dựng Chế độ lương và các khoản đãi ngộ khác - Mức lương - So sánh với mức lương chung của người lao động tại địa phương Các nội dung khác có liên quan - Các giải pháp đào tạo thường xuyên; - Các trang bị cho người lao động Lưu ý đối với dự án thuộc ngành công nghiệp nặng - Việc loại bỏ công việc thủ công nặng nhọc - Hạn chế các công việc có hại cho sức khoẻ - Cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ;... - Cải thiện điều kiện đi lại cho công nhân. ( Nguồn: Phòng tín dụng VDB) Thẩm định khía cạnh tiêu thụ sản phẩm của dự án: Đánh giá khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án thủy điện chính là việc thẩm định xem xét văn bản thỏa thuận phương án đấu nối của chủ đầu tư với công ty mua bán điện EVN. Việc tiêu thụ sản phẩm của dự án thủy điện có sự khác biệt so với các dự án sản xuất khác đó là người mua là người độc quyền. Các chủ đầu tư dự án thủy điện chỉ có thể bán điện cho công ty mua bán điện EVN chứ không thể bán trực tiếp đến người tiêu dùng trong nước được. Do đó thẩm định khía cạnh tiêu thụ sản phẩm của dự án thủy điện chính là xem xét lại văn bản thỏa thuận phương án đấu nối và giá bán điện thỏa thuận giữa chủ đầu tư với EVN so với giá thành thực tế của dự án. Đánh giá chung về mức độ rủi ro của dự án: - Rủi ro do thay đổi về cơ chế, chính sách; - Rủi ro về giá: + Tăng chi phí đầu vào: nhiên liệu, nhân công; + Giá bán sản phẩm giảm; + Chi phí đầu tư tăng; + Tỷ giá ngoại tệ tăng làm thay đổi tổng mức đầu tư, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công trình; - Rủi ro về khả năng cung cấp nguyên liệu, về nhu cầu tiêu thụ và khả năng sản xuất sản phẩm (công suất hoạt động so với công suất thiết kế). Bảng 2.8: Phân tích rủi ro dự án Nội dung chính Các nội dung chi tiết Rủi ro về cơ chế chính sách - Do biến động về lãi suất, khai thác nguyên liệu, hạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu nguyên liệu, các vấn đề về thuế, tỷ giá, ..... - Các vấn đề thường làm tăng chi phí và giảm sản lượng tiêu thụ, nguyên liệu không đủ cung ứng cho sản xuất,... Rủi ro về tiến độ thực hiện dự án - Do chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục đấu thầu, các tranh chấp xảy ra trong các giao dịch cung cấp thiết bị, thi công, các vấn đề về địa chất, môi trường,... - Kéo dài thời gian thi công, tăng chi phí vốn đầu tư, mất cơ hội kinh doanh và giảm sản lượng ở những năm đầu thực hịên dự án,... Rủi ro về nguồn nguyên liệu, nhiên liệu - Do môi trường thay đổi đột ngột làm nguồn nước tại nơi thực hiện dự án không đáp ứng được nhu cầu sản xuất điện như ban đầu dự kiến Rủi ro về sản phẩm thay thế sản phẩm dự án - Do sự phát triển công nghệ và sự thay đổi về môi trường nên các nhà đầu tư vào ngành điện sẽ chuyển xu hướng sang sản xuất nhiệt điện hoặc điện nguyên tử. Rủi ro về môi trường xã hội - Các giải pháp bảo vệ môi trường chưa được dự báo đúng mức làm chi phí đột biến hoặc có thể bị ngừng sản xuất. - Hoặc địa điểm xây dựng chưa được khảo sát cụ thể nên bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xã hội như xâm phạm di tích, ảnh hưởng cảnh quan,... Các vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và rất khó xử lý ( Nguồn: Phòng tín dụng VDB) Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: Tỷ suất chiết khấu của dự án (r): Trong trường hợp dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau thì r được tính theo phương bình quân gia quyền: V1r1+V2r2+.+Vtcrtc r = V1+v2++Vtc Trong đó: - V1,V2,.. Các nguồn vốn vay dài hạn - Vtc : nguồn vốn tự có hay tự huy động của chủ đầu tư - r1, r2,..: lãi suất tiền vay - rtc: tỷ suất chiết khấu (tỷ suất chi phí vốn) mong muốn của chủ đầu tư Tỷ số lợi ích – chi phí: Là tỷ lệ giữa hiện giá dòng thu nhập và hiện giá dòng chi phí xác định trong dòng đời dự án . Dự án chỉ có hiệu quả khi chỉ số sinh lời >1 åni=1 Bi x 1 ( 1 + r)i B/C = åni=1 Ci x 1 1 ( 1 + r)i Trong đó: - Bi: Doanh thu của năm i - Ci : chi phí của dự án ở năm i - r: Tỷ suất chiết khấu được chọn ý nghĩa : Tỷ số lợi ích – chi phí cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án có khả năng thu được bao nhiêu đồng hiện giá thu nhập - Trường hợp B/C>1: Dự án có hiện giá sinh lời càng cao thì hiệu quả tài chính của dự án càng lớn - Trường hợp B/C<1: Dự án có hiệu quả tài chính yếu, thu nhập của dự án không đủ bù đắp chi phí bỏ ra Thu nhập hiện tại thuần Thu nhập hiện tại thuần của dự án là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong dòng đời dự án åni=0 (Bi – Ci) x 1 NPV = ( 1 + r)i * ý nghĩa : - Thu nhập hiện tại thuần biểu thị mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí; - Trường hợp NPV(r) >0: Dự án có NPVcàng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao; - Trường hợp NPV(r) <0: Dự án có hiệu quả tài chính yếu, không có khả năng hoàn trả vốn vay theo quy định. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất này hiện giá thuần của dự án =0 NPV1 IRR = r1 + [ (r2 - r1 ) NPV1 + NPV2 Trong đó: * r1 : Tỷ xuất chiết khấu ban đầu để tính NPV1 sao cho NPV1 >0 * r2 : Tỷ xuất chiết khấu ban đầu để tính NPV2 sao cho NPV2 <0 ( với r2 > r1 ) * ý nghĩa : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cho biết khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư vào dự án. Trường hợp dự án có IRR > tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính. Nếu IRR càng lớn thì dự án có hiệu quả tài chính càng cao. Trường hợp dự án có IRR < tỷ suất chi phí vốn thì dự án có hiệu quả về tài chính thấp. Thời gian hoàn vốn (T) Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để thu nhập và khấu hao thu được vừa đủ hoàn trả vốn đầu tư ban đầu của dự án. Tính thu hồi vốn đơn giản: là thời gian thu hồi vốn không xét đến giá trị dòng tiền theo thời gian K T = ( P + D ) bình quân năm åti=1 (Pi + Di) K= Trong đó: - K: Vốn đầu tư ban đầu - Pi : Lợi nhuận thu được năm thứ i - Di Khấu hao thu được năm thứ i 2. Tính theo thu hồi vốn có chiết khấu: là thời gian thu hồi vốn có xét đến giá trị dòng tiền theo thời gian. Thu nhập hoàn vốn đều được đưa về hiện tại theo tỉ suất chiết khấu (r) của dự án P(It) = P ( NPi + Di) Trong đó: - P(It): Tổng hiện giá vốn đầu tư hàng năm - P ( NPi + Di): Tổng hiện giá tích luỹ hoàn vốn bình quân hàng năm Điểm hòa vốn Khả năng sinh lời và mức độ hoạt động của toàn dự án có thể được diễn đạt thông qua phương pháp phân tích “điểm hoà vốn”, Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu do bán hàng hàng năm cân bằng với chi phí bỏ ra hàng năm. Điểm hoà vốn được tính theo năm và thường là tính ở năm ổn định sản xuất Điểm hoà vốn có thể được tính theo chỉ tiêu sản lượng (SLHV) hoặc theo doanh thu (DTHV) của dự án: Theo sản lượng Định phí SLHV = x- Giá bán Biến phí đơn vị sản phẩm đơn vị sản phẩm Đánh giá mức độ hoạt động của dự án theo sản lượng ở điểm hoà bằng chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn như sau: Sản lượng hoà vốn Mức hoạt động hoà vốn = x 100 Tổng sản lượng Theo doanh thu Định phí DTHV = Biến phí 1 - Tổng doanh thu Đánh giá mức độ hoạt động của dự án theo doanh thu ở điểm hoà vốn bằng chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn như sau: Doanh thu hoà vốn Mức hoạt động hoà vốn = x 100 Tổng Doanh thu ý nghĩa : Điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. VII. Tính độ nhạy của dự án đầu tư. Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Đã là dự báo thì có thể bị sai lệch nhất là những biến động xảy ra trong tương lai. Vì vậy cần phải đánh giá được sự ổn định của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Tuỳ thuộc từng dự án cụ thế có thể lựa chọn phân tích độ nhạy theo một hay nhiều chỉ tiêu. Những chỉ tiêu để phân tích là những chỉ tiêu (theo kinh nghiệm của cán bộ nghiệp vụ) thường hay có những biến động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (NPV,IRR,...) của dự án như : Giá các yếu tố đầu vào tăng ; Khả năng phát huy công suất thấp ; Giá bán sản phẩm sản phẩm giảm; Khả năng tiêu thụ sản phẩm thấp; - Lãi suất, Nếu các chỉ tiêu đó sau khi tính lại vẫn đạt yêu cầu thì dự án được coi là ổn định và được chấp thuận. c. Thẩm định tài sản bảo đảm xin vay vốn của chủ đầu tư. - Tài sản hiện có thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của bên bảo đảm. Đối với tài sản hình thành trong tương lai thì tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm sau khi tài sản được hình thành. - Tài sản bảo đảm được phép giao dịch; - Tại thời điểm ký kết HĐ BĐTV, tài sản bảo đảm không là đối tượng tranh chấp dưới bất kỳ hình thức nào; - Tài sản bảo đảm phải xác định được số lượng, chủng loại, giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm và phải có khả năng thanh khoản; - Tài sản bảo đảm phải được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật và quy định của NHPT. Ví dụ minh họa: Dự án Công trình Thuỷ điện Nậm Giôn Chi nhánh Sơn La: Đối với dự án thủy điện Nậm Giôn chi nhánh Sơn La, đây là một loại dự án không được phân cấp cho chi nhánh thẩm định mà các nội dung thẩm định chính được thực hiện tại Hội sở chính trên cơ sở các hồ sơ tài liệu của chủ đầu tư gửi đến chi nhánh Sơn La và chi nhánh Sơn La đã thẩm định một số bước được phân công như: thẩm định danh mục hồ sơ theo qui định, thẩm định địa điểm xây dựng, thẩm định chủ đầu tư...và lập báo cáo gửi lên Hội sở chính kèm bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2156.doc
Tài liệu liên quan