Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà tây

CHƯƠNG I 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK - HÀ TÂY 3

I. Tổng quan về Ngân hàng công thương Việt Nam 3

II. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Tây 4

1. Lịch sử hình thành và phát triển của vietinbank – Hà Tây 4

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: 4

2.1 Cơ cấu tổ chức: 4

2.2. Chức năng – nhiệm vụ của các phòng ban 5

2.2.1. Phòng kế toán giao dịch 5

2.2.2. Phòng tài trợ thương mại 6

2.2.3. Phòng khách hàng cá nhân 7

2.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp 7

2.2.5. Phòng tổng hợp tiếp thị 8

2.2.6. Phòng tiền tệ kho quỹ 8

2.2.7. Phòng tổ chức hành chính 9

2.2.8. Phòng thông tin điện toán 10

III. Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 12

1. Hoạt động huy động vốn 12

2. Hoạt động tín dụng 15

4. Hoạt động khác 16

4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại 16

4.2. Ngân quỹ 17

4.3. Thẻ và ngân hàng điện tử 17

4.4. Hoạt động khác 17

IV. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại NHTMCPCTVN – chi nhánh Hà Tây. 17

1. Căn cứ thẩm định 17

2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tại NHTMCPCT Việt Nam – chi nhánh Hà Tây 18

3. Nội dung thẩm định 19

3.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 19

3.1.1. Tư cách và năng lực pháp lý/pháp nhân, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng. 19

3.1.2. Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng 20

3.1.3. Phân tích triển vọng của khách hàng 20

3.1.4. Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng 20

3.1.4. Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng 20

3.2. Những nội dung thẩm định dự án 21

3.2.1. Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung quan trọng của dự án 21

3.2.2. Phân tích thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án 21

3.2.3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 22

3.2.4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kĩ thuật 23

3.2.5. Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý, thực hiện dự án 24

3.2.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn 24

3. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 25

3.3.1 Cơ sở tính toán 25

3.3.2. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 25

3.4. Phân tích rủi ro dự án 27

4. Phương pháp thẩm định áp dụng tại Vietinbank Hà Tây 27

5. Dự án minh họa 29

6. Nhận xét đối với công tác thẩm định tài chính dự án 55

6.1. Kết quả đạt được 56

6.1.1Quy trình thẩm định tài chính khoa học 57

6.1.2 Vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định 57

6.1.3. Nội dung thẩm định tài chính ngày càng hoàn thiện 57

6.1.4. Về trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng 58

6.2. Hạn chế 58

6.2.1 Hạn chế về quy trình thẩm định 58

6.2.2. Hạn chế trong phương pháp thẩm định 58

6.2.3. Hạn chế về nội dung thẩm định tài chính dự án 59

6.2.4. Hạn chế về đội ngũ cán bộ tín dụng 59

6.2.5. Hạn chế trong khai thác công nghệ ứng dụng và công tác thu thập thông tin 60

6.3. Nguyên nhân 60

6.3.1. Nguyên nhân chủ quan 60

6.3.2. Nguyên nhân khách quan 60

CHƯƠNG 2 61

I. Đánh giá khái quát về công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh 61

1. Kết quả đạt được 61

2. Định hướng phát triển của Vietinbank – Hà Tây 61

3. Định hướng công tác thẩm định tại chi nhánh 62

II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Vietinbank Hà Tây 63

1. Hoàn thiện quy trình thẩm định 63

2. Lựa chọn, kết hợp các phương pháp thẩm định tài chính 63

3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 64

4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tín dụng 66

5. Kiện toàn hệ thống thông tin 66

6. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 67

III. Một số kiến nghị 68

1. Kiến nghị với chính phủ 68

2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 69

3. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam 70

4. Kiến nghị đối với khách hàng 70

 

 

 

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy móc thiết bị, cải tiến dây chuyền sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề. Doanh nghiệp nhiều năm liền có sản phẩm được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, tạo được chỗ đứng riêng trên thị trường nội địa. Hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển theo từng năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau đều cao hơn năm trước. Với  lãnh đạo tổng công ty Viglacera Việt Nam và Viglacera Thăng Long, từ lâu ý định thiết lập một phân khúc thị trường cho dòng sản phẩm đẳng cấp cao với giá bán tốt hơn, ít đối thủ cạnh tranh hơn đã được ấp ủ. Đây là lí do chính dự án được ra đời. - Tình hình sản xuất kinh doanh + Năng lực sản xuất: dây chuyền sản xuất đồng bộ mới được đầu tư đưa vào sản xuất, nhập khẩu từ những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống nhà xưởng phù hợp với quy trình sản xuất nên tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng cao theo tiêu chuẩn Châu Âu, tỷ lệ phế phẩm thấp. Chi phí đầu vào cho sản xuất ổn định; sản phẩm đầu ra được người tiêu dùng đánh giá cao. Năng lực sản xuất tốt, có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới + Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu đầu vào và các phụ tùng cơ khí, nhiên liệu dùng cho sản xuất được cung cấp tại địa phương và các tỉnh lân cận, chủ yếu vận chuyển theo đường sông và đường bộ với cước vận chuyển thấp. Các vật liệu nhập ngoại chủ yếu là men mầu và hóa chất đã được ký kết nên nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh thuận lợi và ổn định. + Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: nâng cao việc chuyên môn hóa công tác bán hàng, tập chung được nguồn doanh thu, nâng cao năng lực tài chính của tập đoàn, nâng cao chất lượng kiểm soát rủi ro. Bên cạnh trụ sở chính của Viglacera tại số 1 Đường Láng Hòa Lạc, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội cùng mạng lưới showroom của các đơn vị thành viên phủ khắp cả nước tạo điều kiện dễ dàng trong việc quảng bá sản phẩm của công ty. + Đánh giá, phân tích sản lượng và doanh thu Stt Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Sản lượng sản xuất (m2) 2.225.300 2.645.520 3.105.265 2 Sản lượng tiêu thụ (m2) 2.032.690 2.254.680 2.950.650 3 Doanh thu tiêu thụ (trđ) 126.800 215.368 285.325 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ổn định và phát triển qua từng năm, luôn đạt 100% công suất thiết kế của dây chuyền thiết bị. Doanh thu tăng trưởng rõ rệt trong giai đoạn 2007-2009. Năm 2007 công ty chuyển dần sang sản xuất gạch Granit nên doanh thu có sụt giảm do đó là sản phẩm mới, chưa được thị trường chú ý. Năm 2008 doanh thu đã tăng gần gấp đôi so với năm trước thể hiện chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo công ty khi đầu tư nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm đá lát sàn Granite mới. Tiếp tục là năm 2009 với con số tăng trưởng doanh thu khá ấn tượng. Điều này cho thấy việc mở rộng đầu tư sản xuất đá lát sàn Granite là hoàn toàn hợp lý, tạo tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp. + Đánh giá khả năng xuất khẩu hàng hóa: Từ năm 2009, Viglacera Thăng Long bắt đầu tham dự hội chợ Mosbuild nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình. Mosbuild là triển lãm quốc tế uy tín chuyên ngành VLXD và Nội thất lớn nhất được tổ chức hàng năm tại Moscow nhằm giúp các nhà sản xuất, kinh doanh trực tiếp tiếp xúc với khách hàng tiềm năng. Nhiều đơn hang đã được kí kết với các đối tác Nga. Đây là cơ hội cho sản phẩm công ty được công chúng thế giới đón nhận. * Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng - Điểm mạnh + Nhu cầu sản phẩm lớn, tăng bình quân hơn 20% mỗi năm. + Công ty có thương hiệu, có uy tín lâu năm và bề dày kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. + Sản phẩm đa dạng về kích cỡ, chủng loại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bề mặt siêu bóng chống bám bẩn, chống mài mòn… +Giá cả hợp lý, chỉ bằng ½ giá thành của Trung Quốc +Kênh phân phối rộng khắp với 1 trụ sở chính, 2 chi nhánh, nhiều showroom và đại lý cấp 1 trên toàn quốc. - Điểm yếu + Phụ thuộc tâm lý khách hàng + Mẫu mã không phong phú bằng hàng ngoại nhập cùng loại. - Cơ hội: + Cầu thị trường về đá lát sàn Granite tại Việt Nam đang tăng trung bình hơn 20% mỗi năm. + Sản phẩm đã được thị trường đón nhận + Sở hữu thương hiệu Viglacera là thương hiệu mạnh trong sản xuất gạch và gốm xây dựng ở Việt Nam. + Nằm trên khu vực có vị trí giao thông thuận lợi cho việc phân phối và cung cấp sản phẩm. + Cơ hội đến từ thị trường xuất khẩu đang dần mở rộng. Ngoài ra, xu hướng nhập khẩu gạch ốp lát cũng đang diễn ra ở các nước phát triển, khi các nước này có xu hướng chuyển các nhà máy sang các nước đang phát triển để bảo vệ môi trường. Nhu cầu và thị hiếu sử dụng gạch Granite đang thay thế dần cho gạch ceramic. Ở các nước phát triển, gạch Granite ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiêu thụ gạch ốp lát. - Thách thức + Thị hiếu người dân trong nước vẫn ưa chuộng gạch Ceramic do giá thành thấp. Xu hướng chuyển sang gạch Granite vẫn cần nhiều thời gian để thành hiện thực. + Phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế + Mẫu mã phải thay đổi thường xuyên để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. + Giá nguyên vật liệu liên tục tăng nên ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. + Trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cùng loại với công ty nên tính cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt. à Hoạt động kinh doanh có triển vọng và cơ hội để phát triển tương đối tốt cả trong ngắn hạn và dài hạn. * Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng - Quan hệ với Vietinbank Dư nợ tính đến ngày 31/12/2009 Phòng giao dịch số 1 Vietinbank Hà Tây Dư nợ NH Dư nợ TH Tổng dư nợ Dư nợ NH Dư nợ TH Tổng DN 32.560 trđ 15.320 trđ 47.880 trđ 3.255 trđ 0 3.255 trđ à Công ty là khách hàng có trách nhiệm, thực hiện tốt các quy định của ngân hàng, - Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng, tính tóan lợi nhuận đối với Vietinbank Hà Tây + Đảm bảo giới hạn tín dụng đã được TW phê duyệt cho chi nhánh, tăng tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh, tổng dư nợ theo cơ cấu dư nợ tại chi nhánh + Tăng cướng thu các khoản phí dịch vụ: phí thanh toán ngoại, phí bảo hiểm và các phí khác theo quy định + Tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống tốt đẹp giữa Vietinbank Hà Tây và tập đoàn Viglacera nói chung cũng như công ty cổ phần Viglacera Thăng Long nói riêng. + Tạo dựng hình ảnh và vị thế của Vietinbank trên địa bàn thành phố từ đó giúp chi nhánh nâng cao khả năng tiếp cận các dự án khả thi khác của các đối tác tiềm năng, góp phần vào sự phát triển của chi nhánh. - Tình hình tài chính của Viglacera Thăng Long Bảng 8: Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 A Tổng tài sản 216.840 414.623 436.693 I Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 81.854 261.485 277.782 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 10.874 2.784 2.568 2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 3.002 183.753 15.817 3 Các khoản phải thu 19.906 8.298 39.942 4 Hàng tồn kho 46.269 66.650 79.588 5 Tài sản ngắn hạn khác 1.803 - 2.866 II Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 134.986 153.138 158.911 1 Tài sản cố định 134.986 153.138 157.267 2 Tài sản cố định dài hạn khác - - 1.643 B Tổng nguồn vốn 216.840 414.623 436.693 I Nợ phải trả 138.015 303.349 316.348 1 Nợ ngắn hạn 105.969 284.895 303.991 2 Nợ dài hạn 32.046 18.454 12.357 II Vốn chủ sở hữu 78.825 111.274 120.345 1 Vốn chủ sở hữu 77.020 111.134 120.345 2 Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 1.805 140 - C Kết quả kinh doanh 1 Doanh thu 220.271 188.324 303.999 2 Giá vốn hàng bán 168.079 147.675 247.116 3 Lợi nhuận trước thuế 27.145 7.196 55.135 4 Lợi nhuận sau thuế 24.431 6.476 49.621 D Các nhóm chỉ tiêu phân tích 1 Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Khả năng thanh toán hiện hành 0.77 0.92 0.91 - Khả năng thanh toán nhanh 0.34 0.68 0.65 - Khả năng thanh toán tức thời 0.1 0.01 0.01 2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Vòng quay vốn lưu động 2.48 1.1 1.13 - Vòng quay hàng tồn kho 3.61 2.62 3.38 - Vòng quay các khoản phải thu 10.06 13.35 12.6 - Hiệu suất sử dụng tài sản 1.86 1.31 1.96 - Doanh thu thuần/tổng TS bình quân 1.06 0.6 0.71 - Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ 7.6% 14.5% 61.4% 3 Nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu TS, NV - Nợ phải trả/tổng tài sản 63.6% 73.2% 72.4% - Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 40.7% 16.6% 10.3% - Hệ số TSCĐ/Vốn chủ sở hữu 171.2% 137.6% 130.7% - Tốc độ gia tăng tài sản 32.2% 13.4% 2.7% 3 Nhóm chỉ tiêu thu nhập - Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần 12.3% 3.8% 18.1% - Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân 49.5% 6.8% 42.8% - Lợi nhuận sau thuế/tổng TS bình quân 11.8% 2.1% 11.7% - Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế -28.4% -73.5% 666.2% - Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị được đảm bảo mặc dù có giảm so với năm 2007 nhưng mức giảm thấp và vẫn ở mức an toàn, đảm bảo thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn - Khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh tương đối tốt và an toàn nhưng khả năng thanh toan tức thời đang ở mức thấp 0.01 lần - Khả năng khai thác sử dụng vốn lưu động năm 2008 tôt và hiệu quả hơn năm 2007 do năm 2007 doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tư dây chuyền sản xuất. Năm 2008 tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động nên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng luân chuyển và quay vòng vốn lưu động. Nhưng với năng lực quản lý tốt và nhậy bén ban quản trị công ty đã thực hiện các biện pháp nên tốc độ tăng trưởng doanh thu trong kỳ tăng 524%. Năm 2008 có tốc độ tăng trưởng tăng mạnh so với 2007. Các chỉ tiêu về nguồn vốn và tài sản đã có những chuyển biến tích cực qua các năm, cơ cấu NV và TS cơ bản được đảm bảo * Sự cần thiết phải đầu tư - Nhằm đáp ứng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước nên nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng có độ bền cao, thẩm mỹ đẹp có xu hướng gia tăng là tất yếu. - Hiện nay sản phẩm gạch Granit chiếm ưu thế và được nhiều người tiêu dùng , nhiều khách sạn cao cấp ưa chuộng do tính thẩm mĩ cũng như chất lượng gạch. - Dự báo trong những năm tới hoạt động đầu tư xây dựng tiếp tục gia tăng, kèm theo đó là sự tăng mạnh về cầu sản phẩm ước tính lên tới hơn 20% mỗi năm nên có thể coi thị trường cho gạch lát sàn Granite tại Việt Nam là vô cung tiềm năng. - Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tư hiện nay của thành phố cũng như thực hiện chính sách sản xuất kinh doanh theo định hướng chung của tập đoàn Viglacera. - Các sản phẩm của công ty đang tiêu thụ rất tốt trên thị trường, được người dân tín nhiệm cao mà biểu hiện cụ thể là nhiều năm liên tiếp là hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. - Nguồn lực tài chính, sản xuất kinh doanh, thương hiệu, thị phần cùng mạng lưới phân phối trải khắp toàn quốc cộng với vốn, nguồn nguyên liệu… Hơn nữa, công ty đang tập trung đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại theo công nghệ Italy và Tây Ban Nha, đội ngũ thiết kế mẫu mã chuyên nghiệp và sáng tạo cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài nhằm khắc phục dần các hạn chế cố hữu của sản phẩm gạch lát Granite Việt Nam nên việc mở rộng là phù hợp, sản phẩm có khả năng tiêu thụ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu từ đó mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. - Các thành viên trong ban lãnh đạo đều là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý điều hành lâu năm nên rất thuận lợi cho triển khai đầu tư mở rộng. * Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra cho dự án - Sản phẩm gạch ốp lát của Việt Nam có rất nhiều lợi thế so với các nước trong khu vực và trên thế giới do giá nhân công rẻ, nguyên nhiên liệu thuận lợi, thiết bị công nghệ tiên tiến. Giá gạch Granite Việt Nam chỉ bằng ½ giá sản phẩm cùng loại của Trung Quốc trong khi chất lượng không hề thua kém là lợi thế rõ nét để cạnh tranh trên thị trường. Công ty đã tìm hiểu một số đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm nên đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất gạch lát nền công suất 1triệu m2 sản phẩm/năm vừa cung cấp và đáp ứng nhu cầu hiện tại vừa thực hiện mục tiêu xuất khẩu của công ty trong thời gian tới - Nhu cầu khá dồi dào khi mà thị trường trong nước được dự báo tăng hơn 20% mỗi năm, năm 2010 ước tính có thể tăng trên dưới 30% là cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong việc mở rộng triển khai các sản phẩm mới. - Đầu tư mở rộng dự án có nhiều điều kiện thuận lợi: chi phí đầu tư thấp do tận dụng được nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm - Mạng lưới phân phối sản phẩm đã thiết lập sẵn trên phạm vi cả nước giúp người dung dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của công ty. * Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào nguyên vật liệu đầu vào và các phụ tùng cơ khí, nhiên liệu dùng cho sản xuất được cung cấp tại địa phương và các tỉnh lân cận, chủ yếu vận chuyển theo đường sông và đường bộ với cước vận chuyển thấp. Các vật liệu nhập ngoại chủ yếu là men mầu và hóa chất đã được ký kết nên nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh thuận lợi và ổn định. * Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng: KCN Phú Nghĩa – Huyện Phú Nghĩa – Thành phố Hà Nội tổng diện tích là 150.000 m2 đây là vị trí thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm được chi phí trong quá trình đầu tư dự án do có thể tận dụng được một số hệ thống nhà xưởng, nhà kho và hạ tầng có sẵn mà công ty đã đầu tư cho dây chuyền sản xuất gạch Ceramic và Granite trước đây - Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án Đầu tư mở rộng dự án dây chuyền sản xuất gạch lát nền công suất 1triệu m2 là phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý và khả năng tiêu thụ sản phẩm . Sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao do công ty luôn đặt chất lượng hàng hóa lên hàng đầu. Thế mạnh đá ốp lát xây dựng nội địa là đá xanh và đá trắng, màu đá đẹp và tự nhiên. Bên cạnh đó, màu sắc của đá vốn là thế mạnh của Việt Nam. Sản phẩm cần tận dụng những ưu thế trên nếu muốn canh tranh thành công với hàng ngoại. - Công nghệ, dây chuyền thiết bị + Dây chuyền được nhập khẩu từ Italia, Tây Ban Nha, một số thiết bị phụ trợ được mua trong nước. Công nghệ sản xuất hiện đại Gạch được sản xuất bao phần xương và lớp men mỏng phủ trên bề mặt. nguyên liệu để sản xuất phần xương bao gồm đất sét, sa thạch, Penphat, vv… và được nghiền thành bột mịn, trộn đều sau đó được ép dưới máy ép áp lực cao và công nghệ nung hiện đại ở nhiệt độ cao. Gạch lát sàn Granite Viglacera do được in hoa văn và tráng men và nung được nung ở nhiệt độ cao làm men và màu in được nung chảy tạo thành lớp bảo vệ vững chắc do vậy màu sắc luôn bền vững vớí các điều kiện khắc nghiệt của môi trường, không bị rạn nứt, không ố mốc. Ngoài ra sản phẩm còn có bề mặt với độ cứng cao, có khả năng chống được chầy xước, chống trơn trượt. Sản phẩm gạch granite của Viglacera Thăng Long còn có bề mặt siêu bóng gấp nhiều lần so với những sản phẩm thông thường nhờ áp dụng công nghệ nano, sản phẩm được tạo vân cùng với các hạt pha lê kết tinh tạo ra hoa văn nhiều lớp có màu sắc tự nhiên phong phú đa dạng, có chiều sâu, tinh xảo đa chiều, có chất lượng đáp ứng tốt những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế... Chính những ưu điểm trên đã giúp dòng sản phẩm mới của Viglacera trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình lớn, cao cấp, sang trọng có lối kiến trúc hiện đại. + Quy trình sản xuất: Ép và sấy gạch → Phủ men → Nung gạch → Cắt mài và đánh bóng sản phẩm → Phân loại sản phẩm và đóng gói vận chuyển đến kho trước khi tiêu thụ. + Dây chuyền thiết bị được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến và có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất gạch và gốm sứ…nên chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Quy mô, giải pháp xây dựng + Đối với xây dựng cơ bản xây dựng các hạng mục công trình như: nhà xưởng sản xuất, nhà kho thành phẩm, sân, nền nhà xưởng…công ty tự tổ chức thi công xây lắp theo thiết kế. + Đối với lắp đặt máy móc thiết bị: dây chuyền được lắp đặt trong khu vực nhà xưởng còn trống mà trước đây công ty đã đầu tư, tự lắp đặt dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia bên cung cấp thiết bị là Italia và Tây Ban Nha. - Phương án xử lý môi trường + Phần xử lý bụi: công ty mua các thiết bị quạt và lọc bụi đồng bộ công suất 50 mg/m3 cùng với dây chuyền thiết bị nhập ngoại. + Xử lý khí thải độc hại: bằng hệ thống cyclon và lọc tinh qua hệ thống nước tại trạm hóa khí, và lắp đặt thêm quạt gió. + Xử lý nước thải: sử dụng công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính”. Theo đó nước thải được thu về trạm bơm tăng áp qua máy tách rác về bể điều hòa, sau đó được bơm liên tục vào ngăn khuấy trộn với hóa chất để điều chỉnh nồng độ PH tối ưu cho việc keo tụ tạo ra các bông cặn. Các bông cặn được tách sau khi đi qua bể lắng, nước thải tiếp tục chảy qua hệ thống xử lý sinh học bằng phương pháp thông khí kéo dài. Kết quả sau khi xử lý nước thải được làm sạch tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945 - 2005 loại A và chảy qua hồ điều hòa trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Bùn lắng từ bể lắng được bơm vào bể chứa, sau đó bơm vào máy tách bùn ép nước và mang đi bỏ theo quy định về môi trường. + Chất thải rắn: được phân loại, lựa chọn và tiến hành xử lý bằng cách bán cho các đơn vị sử dụng phế liệu hoặc gom vào bãi thải tập trung của công ty. Một số công nghệ mới về tái chế, giảm thiểu chôn lấp chất thải rắn... do trong nước tự nghiên cứu, bắt đầu áp dụng, đi vào cuộc sống. Đã trình Chính phủ Đề án xử lý chất thải rắn sử dụng công nghệ trong nước, với mục tiêu lượng rác chôn lấp giảm dưới 15%, với giá thành thấp hơn so với các dự án cùng loại sử dụng vốn nước ngoài. + Tổ chức làm vệ sinh sau mỗi ca, áp dụng chế độ bảo hộ lao động, BHYT cho CBCNV theo quy định. - Phương án PCCC: trang bị và lắp đặt các bình chữa cháy tại các vị trí có thể xảy ra cháy nổ, đầu tư hệ thống giếng khoan cấp dẫn nước, đầu tư phương tiện, dụng cụ PCCC,  tương đối bảo  đảm nhu cầu cần thiết cho công tác PCCC. Ngoài ra công ty còn thành lập đội PCCC và thường xuyên tổ chức hội thao kỹ thuật về công tác PCCC nhằm giảm thiểu tối đa tác hại do cháy nổ gây nên. * Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề và kinh nghiệm triển khai và thực hiện các dự án sản xuất gạch ốp lát nên việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án thuận lợi, đảm bảo tiến độ đặt ra. Đội ngũ cán bộ và công nhân có tay nghề kết hợp với việc luân chuyển giữa các phân xưởng sản xuất vì vậy điều kiện rất thuận lợi trong việc đào tạo và tự đào tạo, đảm bảo chất lượng và sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ và chuyên gia có năng lực, trình độ cao; xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo cụ thể nhằm phát huy hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực. Phân tích rủi ro - Phân tích các rủi ro chủ yếu + Là sản phẩm có nhu cầu lớn nhưng hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất sản phẩm này và cũng đảm bảo được chất lượng và thị hiếu tiêu dùng vì vậy sẽ có khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm. Và các sản phẩm nhập ngoại từ Trung Quốc, Đài Loan, Malayxia… chất lượng và kiểu dáng đẹp cũng là đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, có một thực tế là hiện nay, gạch ốp lát của Trung Quốc tràn lan trên thị trường, từ cao cấp đến hàng kém chất lượng, có sự phân khúc khá rõ ràng thị trường từ giá cả, chất lượng khá để cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước. Các sản phẩm của Trung Quốc liên tục đưa ra mẫu mới vì họ sản xuất số lượng nhiều nên đủ để thay đổi mẫu. Việt Nam đã từng làm những mẫu cao cấp giống như của Trung Quốc nhưng do số lượng ít nên giá thành sản phẩm cao và vấn đề về kỹ thuật như màu sắc, đường nét vẫn chưa đạt độ tinh xảo. + Nguyên vật liệu đất và cao lanh mua tại thành phố và một số phải mua xa như Đông Anh, Phú Thọ…giá xăng dầu biến đổi thất thường, giá điện có xu hướng tăng sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao là các yếu tố dễ gây khó khăn cho dự án. + Tình hình kinh tế biến động phức tạp nên sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, sức mua trong nền kinh tế có xu hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp nên việc tiêu thụ giai đoạn đầu gặp khó khăn + Tỷ giá ngoại tệ liên tục biến động, thời gian tới thị trường vẫn có những diễn biến phức tạp vì vậy nguyên vật liệu nhập ngoại của công ty sẽ ảnh hưởng đến việc nguồn thanh toán đảm bảo nguyên vật liệu sản xuất mà còn ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của công ty. + Dây chuyền máy móc thiết bị không cùng nhập một nhập cùng một nhà cung cấp mà từ nhiều nhà cung cấp vì vậy giá thành đầu tư dự án nhưng cũng mang lại không ít những khó khăn khi dự án đi vào hoạt động - Các biện pháp phòng ngừa + Về phía công ty: Những nhân tố thuận lợi trong việc cạnh tranh đối với các đối thủ trên thị trường như: giá thành thấp do tiết kiệm được các chi phí đầu vào, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sự tín nhiệm của khách hàng, năng lực sản xuất tốt… + Về phía ngân hàng Bám sát quá trình đầu tư dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, những diễn biến thay đổi có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong từng thời kì từ đó tìm ra giải pháp. + Đề nghị công ty mua bảo hiểm đối với nhà xưởng và dây chuyền máy móc thiết bị. + Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách của tập đoàn + Có quan hệ tín dụng và quan hệ giao dịch nhiều tại Vietinbank Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay * Tài sản đang thế chấp tại ngân hàng - 3 dây chuyền sản xuất gạch Ceramic và 1dây chuyền sản xuất gạch Granit. - Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất doanh nghiệp Tổng giá trị tài sản đang thế chấp là 102.100 trđ hiện đang được thế chấp để đảm bảo cho hạn mức vốn lưu động 65 tỷ và 15 tỷ của khoản vay trung hạn dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch Granite công suất 1.5 triệu m2/năm * Tài sản thế chấp làm tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện dự án đầu tư Vốn đầu tư có 14.950.620.000đ chiếm tỷ trọng 30.14% tổng vốn đầu tư. Vốn vay ngân hàng 32 tỉ đ chiếm tỷ trọng 69,86% tổng vốn đầu tư. Theo quy định hiện hành nếu doanh nghiệp có vốn tự có tham gia chiếm 15% là đủ điều kiện thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Vậy tài sản thế chấp làm tài sản bảo đảm nợ vay thực hiện dự án là tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị tài sản tạm tính theo dự toán là 50.120 tỉ đ. Thẩm định tài chính dự án Thẩm định tổng mức đầu tư, tính khả thi phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư : 70.152.300.000 đ - Vốn xây lắp: 8.105.300.000 đ - Vốn mua sắm thiết bị: 37.310.900.000 đ - Vốn trước sản xuất: 1.534.420.000 đ - Vốn lưu động: 23.201.680.000 đ - Vốn tự có và huy động khác: 5.596.090.000 đ - Vốn vay ngân hàng thương mại: 17.605.590.000đ - Vốn dự phòng: 0 đ * Kế hoạch thu xếp vốn - Vốn tự có: 20.546.710.000 đ Trong đó + Vốn đầu tư tài sản cố định: 14.950.620.000 đ + Vốn lưu động: 5.596.090.000 đ - Vốn vay: 49.105.000.000 đ, tòan bộ vốn vay được vay tại Vietinbank + Vốn đầu tư tài sản cố định: 32.000.000.000 đ + Vốn lưu động: 17.605.590.000 đ Sau khi dự án đi vào mở rộng dây chuyền sản xuất gạch đi vào khai thác sử dụng thì vốn vay ngân hàng là 49.605.590.000 đ chiếm 70.71 %. Tổng vốn đầu tư tự có và huy động là 20.546.710.000 đ chiếm 29,29% tổng vốn đầu tư à Nguồn vốn huy động tham gia vào đầu tư dự án là có khả thi vì tổng vốn tự có và huy động tham gia vào dự án là 20.546.710.000 đ chủ yếu lấy từ nguồn lợi nhuận hàng năm để lại chưa phân phối cho các thành viên góp vốn và vốn chiếm dụng cũng như chậm trả đối với khách hàng Hiện tại công ty đã được duyệt hạn mức TDNH là 65 tỷ, với hạn mức trên về cơ bản đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh hiện tại và phần vốn lưu động phục vụ cho dự án sau khi chính thức đi vào hoạt động. Phần vốn lưu động nếu thiếu khi dự án đi vào hoạt động được doanh nghiệp huy động từ các nguồn vốn khác và nguồn vốn vay từ NHTM Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án * Cơ sở tính toán - Căn cứ các định mức chi phí dự đã lập trong dự án đầu tư của công ty cổ phần gạch Viglacera Thăng Long và trên cơ sở tham khảo giá cả một số nguyên vật liệu đầu vào và một số định mức chi phí khác của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại. - Căn cứ vào các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng đã có số liệu cụ thể trong từng năm của doanh nghiệp. - Doanh thu hàng năm được xác định trên cơ sở sản lượng tăng thêm 1,5 tr m2/năm so với năm đầu tiên. Năm đầu tiên dự kiến công suất thực hiện chỉ đạt được 90%, các năm tiếp theo đạt 100% công suất thiết kế. - Khấu hao cơ bản tính theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về khung thời gian sử dụng các loại tài sản cốn định và phương pháp tính khấu hao. Trong bảng tính hiệu quả, cán bộ thẩm định tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng tính trong 6 năm, thời gian tính khấu hao vốn xây dựng là 15 năm, khấu hao máy móc thiết bị là 6 năm và khấu hao các chi phí khác trong 3 năm. - Kế hoạch trả nợ ngân hàng: khoản vay cho dự án là 49.605.590.000 đ với thời hạn khoản vay là 4 năm, lãi suất cho vay dài hạn VNĐ là 10,5%/năm - Lãi vay vốn cố định và vốn lưu động đều áp dụng với mức 10,5% - Lãi suất chiết khấu xác đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110612.doc
Tài liệu liên quan