Chuyên đề Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 7

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM 11

1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 11

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu 11

1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá 12

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu 16

1.2. Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản 22

1.2.1. Các đặc điểm đặc trưng của mặt hàng nông sản 22

1.2.2. Nội dung cơ bản của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp 25

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản 35

1.3. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam 44

1.3.1. Tình hình chung của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản tại Việt Nam trong thời gian qua 44

1.3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong năm 2008 46

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 52

2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Thương mại Hà Nội 52

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 52

2.1.2. Định hướng chiến lược 53

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 54

2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 55

2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong những năm gần đây 58

2.2.1. Vị trí của hàng nông sản trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hapro 58

2.2.2. Qui trình tiến hành nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty 61

2.2.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản 65

2.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong thời gian vừa qua 73

2.3.1. Ưu điểm 73

2.3.2. Yếu kém, tồn tại 74

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 76

2.4. Tính cấp thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro 78

2.4.1. Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản 78

2.4.2. Hapro có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng nông sản so với các DN khác trong nước: 79

2.4.3. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Tổng công ty 79

2.4.4. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều 80

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA HAPRO TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY 82

3.1. Khái quát những đặc điểm chính của bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện nay: 82

3.1.1. Nền kinh tế toàn cầu 82

3.1.2. Nền kinh tế Việt Nam 85

3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro 88

3.2.1. Thuận lợi 88

3.2.2. Khó khăn 90

3.2.2.3. Những thách thức do việc gia nhập WTO mang lại 93

3.3. Các dự báo và chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro 95

3.3.1. Một số dự báo 95

3.3.2. Mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu nông sản năm 2009 của Hapro 101

3.5. Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Hapro 104

3.5.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 104

3.5.2. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, phát huy những mặt hàng có lợi thế, nhưng vẫn phải đặc biệt chú trọng đến mặt hàng gạo do nhu nhu cầu về gạo có khả năng sẽ tăng cao hơn tất cả các mặt hàng khác trong năm 2009 106

3.5.3. Hoàn thiện công tác thu mua 107

3.5.4. Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản 109

3.5.5. Thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm 111

3.5.6. Chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường 113

3.5.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh: 114

3.5.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua đào tạo lại và đào tạo mới 115

KẾT LUẬN 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

 

 

 

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bạn đáng tin cậy và người đồng hành thuỷ chung của khách hàng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Kế toán trưởng Các phó tổng giám đốc Các phòng ban chức năng Các đơn vị trực thuộc Các công ty thành viên Các công ty liên doanh, liên kết Bộ máy quản trị của Tổng công ty thương mại Hà Nội bao gồm 3 cấp quản trị, đó là Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Quan hệ giữa các cấp quản trị là mối quan hệ chỉ đạo (đó là quan hệ cấp trên ra lệnh cấp dưới phải phục tùng). Ngoài ra, còn có ban kiểm soát có nhiệm vụ tham mưu, góp ý cũng như điều chỉnh một phần các quyết định từ Hội đồng quản trị xuống Tổng giám đốc nhằm tăng khả năng thực thi có hiệu quả các quyết định đó. Quan hệ giữa các phòng ban chức năng là mối quan hệ phối hợp, trợ giúp lẫn nhau, cung cấp các thông tin cần thiết để hạn chế sự trùng lặp trong triển khai hoạt động của từng phòng ban, đơn vị. 2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 2.1.4.1. Tổng doanh thu Hình 2.2: Biểu đồ Tổng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, Kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2009 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội) Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy: - Tổng Doanh thu năm 2007 đạt 5.540 tỷ đồng (đạt 108% so với kế hoạch năm) tăng 27% so với cùng kỳ năm 2006. - Tổng doanh thu năm 2008 ước đạt 6.254 tỷ đồng (đạt 101,42% KH năm 2008) tăng 6,83% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007, trong đó: Doanh thu XK: 2.142 tỷ đồng, chiếm 34,25% tổng doanh thu, tăng 13,04% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007. Doanh thu nội địa: 4.112 tỷ đồng, chiếm 65,75% tổng doanh thu, tăng 3,85% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007. 2.1.4.2. Tổng Kim ngạch XNK Hình 2.3: Biểu đồ Kim ngạch Xuất nhập khẩu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, Kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2009 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội) - Tổng Kim ngạch XNK năm 2007 đạt 206 triệu USD trong đó: Kim ngạch XK đạt 115 triệu USD, chiếm 56% tổng Kim ngạch XNK, tăng 33% so cùng kỳ 2006. - Tổng Kim ngạch XNK năm 2008 ước đạt 234 triệu USD (tăng 3,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007), trong đó: Kim ngạch XK ước đạt 134 triệu USD, tăng 13,05% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007. 2.1.4.3. Kinh doanh nội địa Bảng 2.1: Doanh thu kinh doanh nội địa của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu kinh doanh nội địa 3.704 4.112 - Doanh thu thị trường nội bộ 76,8 128,2 - Doanh thu chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích HaproMart 235 296 - Doanh thu chuỗi HaproFood 29,9 33,4 - Doanh thu Tết nguyên đán 267 423 - Doanh thu khác 3.095 3.231 (Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, Kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2009 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội) - Từ bảng số liệu trên ta thấy: Tổng Doanh thu kinh doanh nội địa năm 2007 đạt 3.704 tỷ đồng, chiếm 67% tổng doanh thu, tăng 24,5% so với năm 2006. Tổng Doanh thu kinh doanh nội địa năm 2008 ước đạt 4.112 tỷ đồng, chiếm 67,75% tổng doanh thu, tăng 3,8% so với thực hiện cùng kỳ năm 2007. 2.2. Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong những năm gần đây 2.2.1. Vị trí của hàng nông sản trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu của Hapro Bảng 2.2: Giá trị và tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Hapro giai đoạn 2004-2008. Đơn vị tính: Triệu USD; % Năm Nhóm hàng 2004 2005 2006 2007 2008 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT Hàng nông sản + Dược liệu 31.3 64,67 38.54 66,92 52 70 81.05 70,6 94 70,2 Hàng TCMN 13.37 27,64 16.29 28,29 9.1 10,33 9.47 8,25 20 14,94 TP chế biến 1.17 2,43 1.26 2,19 1.5 1,7 1.9 1,65 2 1,49 Hàng khác 2.54 5,26 1.49 2,6 25.52 28,97 22.38 19,5 17.9 13,37 Tổng 48.38 100 57.58 100 88.12 100 114.8 100 133.9 100 ( Nguồn: Phòng Khu vực Thị trường) Nhận xét - Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro không ngừng tăng trưởng qua các năm. Có thể nói trong 3 năm từ 2005 đến 2007, xuất khẩu của Hapro đã đạt được kết quả vượt bậc ( kim ngạch tăng gấp đôi từ mức 57,58 triệu USD năm 2005 lên 114,8 triệu USD năm 2007). Trong giai đoạn này, tình hình chính trị trong và ngoài nước ổn định, kinh tế thế giới tăng trưởng cao, xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khảu của công ty Năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà bắt nguồn từ Mỹ, nhu cầu tiêu dùng giảm, kinh tế suy thoái chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu của Hapro cũng tăng trưởng chậm (năm 2008 tăng 16,64% so với năm 2007 trong khi kim ngạch năm 2007 tăng 30,28% so với năm 2006) - Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Hapro thì hàng nông sản luôn chiếm tỉ lệ cao nhất và được đánh giá là mặt hàng chủ lực của Tổng công ty (kim ngạch hàng nông sản luôn chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm, đặc biệt là năm 2007 kim ngạch hàng nông sản đã chiếm tới gần 71%) Trong 5 năm từ 2004 đến 2008, xuất khẩu các mặt hàng khác gia tăng rất ít (như kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thực phẩm chế biến chỉ tăng 50%) thì hàng nông sản lại tăng trưởng rất mạnh (kim ngạch tăng 200% từ 31,3 triệu USD năm 2004 đến 94 triệu USD năm 2008). Có thế nói trong giai đoạn này Hapro rất chú trọng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, coi xuất khẩu nông sản là bàn đạp cho các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Xuất khẩu nông sản trong những năm 2004-2006 tăng trưởng thấp (kim ngạch chỉ tăng khoảng 30%/ năm) nhưng sang giai đoạn 2006-2007 nhờ thay đổi cách thức thu mua, tăng cường nghiệp vụ xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới nên kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhanh chóng ( kim ngạch năm 2007 tăng 57% so với năm 2006). Song đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm nên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản chững hẳn lại (chỉ tăng 16% so với năm 2007) - Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng trưởng ổn định qua các năm. Hàng nông sản ít chịu ảnh hưởng của những biến động xã hội hay suy giảm kinh tế nhất do nó là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống con người, dù phải cắt giảm chi tiêu nhưng người tiêu dùng vẫn phải ăn uống để tồn tại nên nhu cầu với mặt hàng này gần như giảm rất ít. Bảng số liệu trên cho thấy: Kim ngạch các mặt hàng khác có năm tăng, có năm giảm do tác động của nhiều yếu tố nhưng kim ngạch hàng nông sản vẫn tăng dần qua các năm. Đặc biệt là năm 2008, khi lượng tiêu thụ các mặt hàng khác bị chững lại hoặc giảm đi do nền kinh tế suy thoái thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản vẫn tăng (dù là chậm hơn các năm trước) Tóm lại: Trong các mặt hàng xuất khẩu của Hapro thì hàng nông sản vẫn luôn đứng ở vị trí ưu tiên hàng đầu vì nó là mặt hàng thiết yếu và ít chịu biến động của các biến cố kinh tế- xã hội hơn các mặt hàng khác. Có thế nói xuất khẩu nông sản đã mang lại một lợi nhuận rất lớn và ổn định cho Tổng công ty trong thời gian qua. Tập trung vào thế mạnh này cũng là cách để Hapro thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của công ty trong thời gian sắp tới. 2.2.2. Qui trình tiến hành nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty a/ Hỏi hàng Khi khách thông tin cho phòng Khu vực thị trường (KVTT) về nhu cầu hàng hóa họ cần (qua Email, Fax , Tel hay đàm phán trực tiếp...), phòng KVTT chuyển thông tin cho phòng Nghiệp vụ xuất khẩu (NVXK). Phòng NVXK sẽ nghiên cứu yêu cầu của khách và tìm nguồn hàng, sau đó trả lời thông tin cơ bản cho Phòng KVTT theo biểu mẫu đã quy định. b/ Tìm nhà cung ứng - Căn cứ theo yêu cầu của khách phòng NVXK tìm nhà cung ứng theo tiêu chí: Uy tín, chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, số lượng... - Kiểm tra và chọn nhà cung ứng. c/ Cung cấp thông tin - Phòng NVXK cung cấp thông tin đầy đủ về số lượng, chất lượng hàng hoá... cho khách thông qua phòng KVTT kèm theo bảng chào giá. Hình 2.4: Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu nông sản tại Tổng công ty Phòng Khu vực Thị trường (KVTT) Phòng Nghiệp vụ Xuất khẩu (NVXK) Làm mẫu và chào hàng Phòng KVTT ký Hợp đồng ngoại Phòng NVXK ký Hợp đồng nội và Triển khai Hợp đồng Xuất hàng và hoàn thành thủ tục ( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu 4 ) d/ Phòng KVTT - Kiểm tra thông tin nếu đáp ứng sẽ chào cho khách. e/ Phía khách hàng - Nếu khách chấp nhận mẫu và giá cả thì phòng KVTT sẽ ký hợp đồng (HĐ) ngoại và báo cho phòng NVXK biết. g/ Phòng NVXK - Căn cứ vào HĐ ngoại đã ký phòng nghiệp vụ sẽ làm phương án kinh doanh trình lãnh đạo duyệt, căn cứ vào phương án kinh doanh phòng nghiệp vụ tiến hành thảo HĐ nội. HĐ nội phải phải phù hợp với HĐ ngoại về tên hàng, giá cả, thời gian giao hàng, tiêu chuẩn chất lượng... h/ Thực hiện HĐ - Căn cứ vào HĐ đã ký phòng nghiệp vụ cử người theo dõi và đôn đốc việc thực hiện HĐ của nhà cung ứng ,kiểm tra kiểm soát nhắc nhở nhà cung ứng thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã ký trong HĐ. Mỗi lô hàng thành phẩm được cán bộ nghiệp vụ theo dõi thể hiện qua bảng theo dõi được quy định sau. i/ Giao nhận hàng hóa * Trường hợp có cơ quan thứ ba - Tới thời điểm giao hàng Phòng nghiệp vụ báo cho phòng KVTT để phòng KVTT báo cho cơ quan chức năng giám định, hun trùng... nếu đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng thì đưa container đến đóng hàng. - Khi xếp hàng cán bộ nhân viên kiểm tra vỏ container và ghi số cont số chì và cùng cán bộ cơ quan thứ ba giám sát xếp hàng. * Trường hợp không có cơ quan thứ ba - Công tác kiểm tra vẫn đầy đủ như trên nhưng người ra quyết định cuối cùng là phòng nghiệp vụ. k/ Các thủ tục sau khi giao hàng : - Phòng nghiệp vụ báo chi tiết giao hàng cho KVTT ( Theo biểu mẫu ) để hoàn thành bộ chứng từ. - Lấy mẫu giao hàng lưu tại phòng nghiệp vụ. - Đề nghị nhà cung ứng viết hóa đơn. - Làm bản thanh lý HĐ. - Làm thủ tục thanh toán. l/ Đánh giá nhà cung ứng : - Căn cứ vào quá trình thực hiện HĐ cần rút ra những ưu điểm và nhược điểm, nếu hàng bị trục trặc cần nhóm họp rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục tránh lập lại lô hàng khác . - Nếu nguyên nhân do nhà cung ứng thì cần xem xét lại khả năng cung ứng của cơ sở . - Nếu nguyên nhân tại phòng nghiệp vụ thì cần nghiêm túc kiểm điểm và quy trách nhiệm vai trò của cá nhân. - Sau thương vụ sẽ đánh giá nhà cung ứng mặt mạnh, yếu để có hướng hợp tác kinh doanh làm ăn. m/ Lưu hồ sơ giấy tờ - Lưu tại phòng Kế toán tài chính: HĐ nội, HĐ ngoại, thanh lý HĐ, hoá đơn tài chính, phương án kinh doanh, đề nghị thanh toán, phiếu đăng ký tiền mặt. - Tại phòng nghiệp vụ: HĐ nội, HĐ ngoại, phương án kinh doanh, chứng từ giao hàng, hoá đơn tài chính, thanh lý HĐ, đánh giá nhà cung ứng và giấy tờ khác có liên quan . 2.2.3. Kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản 2.2.3.1. Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Hapro Bảng 2.3: Cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Hapro từ năm 2004 đến 2008 Đơn vị: triệu USD; % Năm Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 2008 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT Chè 0,545 1,74 0,679 1,76 0,720 1,38 0,883 1,08 0,958 1,02 Lạc nhân 4,705 15,03 5,245 13,61 5,510 10,6 8,321 10,27 9,565 10,18 Gạo 6,548 20,9 8,858 22,98 11,787 22,67 15,064 18,59 21,012 22,35 Dừa sấy 1,565 5 2,035 5,28 3,256 6,26 5,884 7,26 6,541 6,96 Tiêu 5,870 18,75 7,324 19 9,754 18,76 12,916 15,94 14,425 15,35 Điều 1,480 4,73 2,776 7,2 3,487 6,7 5,979 7,38 6,898 7,34 Cà phê 5,676 18,13 8,514 22,09 12,090 23,25 19,580 24,15 21,975 23,38 Sắn lát 0,300 0,96 0,610 1,59 3,042 5,85 7,262 8,96 7,501 7,98 Hàng khác 4,611 14,76 2,499 6,49 2,354 4,53 5,161 6,37 5,125 5,44 Tổng 31,3 100 38,54 100 52 100 81,05 100 94 100 ( Nguồn: Phòng Khu vực Thị trường ) Nhận xét: - Chủng loại các mặt hàng nông sản ngày càng phong phú và đa dạng. Một số mặt hàng trước đây hầu như không có hoặc đóng góp rất ít vào kim ngạch xuất khẩu nông sản thì giờ đây cũng đạt kim ngạch đáng kể và có triển vọng tăng cao trong những năm tới như chè, dừa sấy, điều … - Các mặt hàng nông sản truyền thống của Việt Nam như gạo, tiêu, lạc nhân,chè… có xu hướng giảm tỷ trọng trong khi đó các mặt hàng mới được thế giới ưa chuộng gần đây như cà phê, dừa sấy, điều, dược liệu, sắn lát… lại đang ngày tăng lên, thể hiện cơ cấu xuất khẩu năng động, đuổi kịp thị trường của Hapro. Đặc biệt, Sắn lát là mặt hàng có tỷ trọng tăng vọt cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là mặt hàng có độ tin cậy cao vì khâu diệt trùng chống mối mọt trong bảo quản được công ty tiến hành rất cẩn thận và độ an toàn cao. Năm 2004, nó chỉ chiếm 0,96% thì sang đến năm 2008 là 7,98%. Sự tăng vượt mức này là Tổng công ty đã nhận được rất nhiều đơn hàng. Phần lớn là do chất lượng sắn của công ty tương đối cao bởi kỹ thuật trồng và chăm sóc cây của người dân được cải tiến. - Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty là gạo, cà phê, hạt tiêu và lạc nhân. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu 4 mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hapro (thường từ 75-85%) - Dù thị trường có nhiều biến động tạo ra sự thất thường trong kim ngạch xuất khẩu nhưng nhìn chung kim ngạch các mặt hàng nông sản đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể qua các năm, trong đó có các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh như: gạo, cà phê, tiêu… Gạo: mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Hapro, chiếm trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong vòng 5 năm 2004-2008, kim ngạch xuất khẩu gạo đã tăng gấp 3 lần ( từ 6,5 triệu USD năm 2004 lên 18,8 triệu USD năm 2008),mức tăng trưởng khá đồng đều qua các năm (bình quân tăng 30%/ năm). Nhưng xét về tỷ trọng thì ta lại thấy có sự suy giảm từ 23% năm 2005 xuống còn 19-20% năm 2007-2008, điều đó là do sự điều chỉnh của công ty nhằm đảm bảo tương quan các mặt hàng trong nhóm các mặt hàng nông sản. Cà phê: là mặt hàng xuất khẩu khá được ưu tiên của Hapro.Cà phê rất được ưa chuộng ở các nước EU và Hoa Kỳ nên công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng mặt hàng này để có thể cạnh tranh với các quốc gia chuyên xuất khẩu cà phê như Brazil, Ấn Độ. Kim ngạch cà phê có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 4 lần từ năm 2004 cho đến nay, đặc biệt là giai đoạn 2005-2007, bình quân mỗi năm tăng 50%. Nhưng năm 2008 do kinh tế suy thoái nên kim ngạch chỉ tăng 12% so với năm 2007. Từ 2006 đổ lại đây, tỷ trọng cà phê vượt lên đứng đầu (cao hơn gạo từ 3-5%) , trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty. Tiêu: được nhiều quốc gia ưa chuộng như các nước EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Tiêu là mặt hàng chủ lực thứ ba của công ty, thường chiếm từ 15-19% kim ngạch xuất khẩu của Hapro. Xuất khẩu tiêu tăng trưởng khá đều qua các năm ( trung bình 30%/ năm) nhưng lại đang có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu ( từ 19% năm 2005 xuống còn 15,44% năm 2008) 2.2.3.2. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Hapro Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản theo thị trường của Hapro. Đơn vị: triệu USD; % Năm Thị trường 2004 2005 2006 2007 2008 GT TT GT TT GT TT GT TT GT TT Châu Á 20,09 66,77 25,36 65,8 34,83 66,98 54,09 66,73 61,79 65,73 Nhật Bản 3,55 11,34 4,12 10,69 6,55 12,59 11,75 14,49 13,01 13,84 Hàn Quốc 1,37 4,37 2,11 5,47 2,37 4,55 3,40 4,19 4,11 4,37 Ấn Độ 1,02 3,26 1,79 4,64 1,24 2,38 1,82 2,24 1,74 1,85 Trung Quốc 3,66 11,69 4,98 12,92 7,54 14,5 11,12 13,72 11,45 12,18 Pakistan 1,43 4,57 1,82 4,72 2,33 4,48 3,89 4,79 5,58 5,94 Đông Nam Á 8,14 26,00 9,91 25,71 14,24 27,38 21,53 26,56 24,49 26,05 Thị trường khác 0,92 2,94 0,63 1,63 0,56 1,07 0,58 0,71 1,41 1,50 Châu Âu 6,41 20,48 8,75 22,70 12,79 24,60 20,98 25,88 24,87 26,46 Nga 2,41 7,69 2,21 5,73 2,08 4,00 3,56 4,39 3,99 4,25 Các nước EU 3,01 9,62 4,86 12,61 10,06 19,35 15,89 19,61 19,65 20,9 Châu Úc 0,99 3,16 1,43 3,71 1,46 2,80 1,59 1,96 1,61 1,71 Châu Mỹ 0,67 2,14 1,33 3,45 1,95 3,75 3,34 4,12 4,58 4,87 Hoa Kỳ 0,26 0,83 0,97 2,52 1,55 2,98 3,01 3,71 3,95 4,2 Châu Phi 3,14 10,03 1,67 4,33 0,97 1,86 1,05 1,29 1,15 1,22 Bắc Phi 2,57 8,21 1,01 2,62 0,37 0,71 0,67 0,82 0,85 0,91 Tổng 31,3 100 38,54 100 52 100 81,05 100 94 100 ( Nguồn: Phòng Khu vực Thị trường ) Trong thời gian vừa qua, ngoài việc duy trì ổn định các thị trường truyền thồng thì Tổng công ty cũng không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xâm nhập thêm vào một số thị trường tiềm năng. Trong vòng 5 năm đổ lại đây, thị trường xuất khẩu của Hapro được giữ vững tại trên 60 nước và khu vực trên thế giới như: EU, Đông Âu, các nước Đông Nam Á, các nước Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Phi, Mỹ... và phát triển được thêm 4 thị trường mới là Mehico, Kenya ( năm 2007) và Brazil, Tây Ban Nha ( năm 2008). Tình hình xuất khẩu sang các thị trường trong thời gian qua cụ thể như sau: Thị trường Châu Á là thị trường chủ đạo, lớn nhất và thường xuyên của Hapro từ khi mới thành lập cho đến giờ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang đây là gạo, lạc, chè... Doanh thu xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 65%) trong tổng doanh thu xuất khẩu nông sản. Lượng nông sản xuất khẩu sang thị trường cũng này không ngừng tăng mạnh qua các năm, điển hình từ năm 2006 đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi ( từ 34,83 triệu USD lên 61,79 triệu USD) Việc xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như: thứ nhất là khoảng cách địa lý gần nên cước vận chuyển thấp, thời gian bảo quản hàng hoá ngắn hơn, rủi ro trong vận chuyển ít hơn... , thứ hai là các quốc gia ở khu vực này có điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục, lối sống... tương đồng với Việt Nam nên các sản phẩm của Hapro dễ dàng xâm nhập hơn. Tuy nhiên trong khu vực này công ty cũng thường xuyên vấp phải sự cạnh tranh của các quốc gia khác chuyên xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Campuchia, Phillipin...., điều này chính là nguyên nhân làm giảm bớt phần nào sức hấp dẫn của đoạn thị trường này. Các nước Đông Nam Á là thị trường truyền thống lâu đời, đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( khoảng 25%) do có cùng thói quen ăn uống, sinh hoạt với Việt Nam, lại là các nước láng giềng gần gũi nhất. Thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc , Nhật Bản, Hàn Quốc... là các quốc gia có trình độ phát triển tương đối đồng đều, thu nhập bình quân đầu người khá cao... mặc dù hiện nay tốc độ tăng trưởng còn thấp ( chỉ tăng 2-3% / năm) nhưng hứa hẹn sẽ là một đoạn thị trường đầy tiềm năng trong tương lai đối với Hapro. Đoạn thị trường hấp dẫn và tiềm năng thứ hai mà Hapro hướng tới là Châu Âu, đặc biệt là các nước EU. EU là một trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới, có thể nói nó đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe đối với mặt hàng nông sản, nhưng lại là một thị trường có khả năng thanh toán cao và lợi nhuận lớn. Các sản phẩm xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, hạt tiêu, chè... Trong vài năm gần đây, Hapro đã thành công tương đối trong việc chinh phục thị trường khó tính này, kim ngạch xuất khẩu sang EU năm 2004 chỉ có 3 triệu USD ( chiếm 10%) nhưng đến năm 2008 đã lên tới 19,65 triệu USD ( chiếm 20%). Ngoài ra, còn có Nga là một thị trường khá lâu đời của Tổng công ty nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm đi ( giảm từ 7,69% năm 2004 xuống còn 4,25% năm 2008), thay vào đó là các thị trường mới tiềm năng hơn. Thị trường Châu Mỹ trong đó có Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng. Trước đây thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng không lớn, năm 2004 chỉ chiếm 0,83% nhưng đến năm 2008 đã lên đến 4,2%. Kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2004-2008 tăng gấp 16 lần từ 0,26 triệu USD đến 3,95 triệu USD do nhu cầu nông sản tăng cao và Tổng công ty đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu để thâm nhập vào thị trường này. Thị trường Châu Úc: hoạt động xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn chưa hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu sang Châu Úc năm 2008 chỉ đạt có 1,61 triệu USD và chỉ chiếm chưa đến 2% trong tổng kim ngạch Thị trường Châu Phi là một thị trường tiềm năng lớn do dân số đông, nhu cầu sử dụng nông sản nhiều nhưng yêu cầu về chất lượng lại không cao. Song Hapro lại không khai thác triệt để được thị trường này, tỷ trọng nông sản xuất khẩu sang khu vực này có xu hướng giảm dần qua các năm ( năm 2004 kim ngạch xuất khẩu là 3,14 triệu USD chiếm 10% nhưng đến năm 2008 chỉ còn 1,15 triệu USD chiêm 1,22%). Có thể nói Hapro đã quá tập trung vào các thị trường có mức sống cao như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... mà bỏ qua thị trường đông dân tiềm năng này. 2.2.3.3. Các hình thức xuất khẩu nông sản chủ yếu của Hapro Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo phương thức của Hapro Đơn vị: Triệu USD; % Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 GT TL GT TT GT TL GT TL GT TL Kim ngạch Xuất khẩu chung 31,3 100 38,54 100 52 100 81,05 100 94 100 Kim ngạch XK Trực tiếp 28,7 91,81 35,83 92,97 50,2 96,54 78,44 96,78 92,08 97,96 Kim ngạch XK Ủy thác 2,6 8,19 2,71 7,03 1,8 3.46 2,61 3,22 1,92 2,04 ( Nguồn: Phòng Khu vực Thị trường ) Nhận xét: - Đối với hoạt động xuất khẩu nông sản thì Tổng công ty chỉ áp dụng 2 hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác - Xuất khẩu trực tiếp được coi là phương thức xuất khẩu chính và luôn chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu. - Xuất khẩu trực tiếp đang dần thay thế xuất khẩu uỷ thác. Nếu như năm 2004, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp mới ở mức 91% thì đến năm 2008 đã đạt mức gần 98% - con số gần như là tuyệt đối. Tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp gia tăng đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ xuất khẩu uỷ thác xuống còn gần 2%. Điều này là tất yếu vì xuất khẩu trực tiếp mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, giúp công ty có mối liên hệ bền vững, chặt chẽ hơn với thị trường và người tiêu dùng. Càng hoạt động xuất khẩu lâu năm, vốn và kinh nghiệm càng nhiều, mối quan hệ càng rộng, những điều này đã đảm bảo cho Hapro một thành công tương đối vững chắc khi thâm nhập thị trường qua con đường xuất khẩu trực tiếp. 2.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong thời gian vừa qua 2.3.1. Ưu điểm Với những phân tích về doanh thu, thị trường, phương thức xuất khẩu cũng như cơ cấu các mặt hàng nông sản của Hapro ở trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2004-2008 vừa qua, Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: - Qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn được duy trì ở mức cao (30-50%) và thường xuyên vượt chỉ tiêu do Thành phố đặt ra. Trong nhiều năm qua, Tổng công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của luật pháp về hoạt động xuất khẩu, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động bên ngoài, xứng đáng là một đơn vị xuất khẩu nông sản đi đầu trong nước. - Chủng loại các mặt hàng nông sản ngày càng phong phú, cơ cấu hàng xuất khẩu năng động, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường: các mặt hàng nông sản mới ngày càng được ưa chuộng trên thế giới như dừa sấy, điều, dược liệu… đang bắt đầu gia tăng mức đóng góp trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chung của Tổng công ty. - Thị trường xuất khẩu của Hapro ngày càng được mở rộng ra khắp các khu vực trên thế giới. Nhờ chú trọng đúng mực vào công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường mà tính đến thời điểm năm 2008, Tổng công ty đã có mối quan hệ đối tác với hơn 60 quốc gia trên thế giới, buôn bán trực tiếp với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài những thị trường truyền thống lâu nay như ASEAN, Nhật Bản , Inđônêsia… Hapro đã tiếp cận được với nhiều thị trường mới tiềm năng như Mỹ, EU, Trung Quốc, Tây Ban Nha… Qua đó, thương hiệu Hapro cũng đã dần giành được chỗ đứng vững vàng hơn trên thị trường quốc tế trong vài năm gần đây. - Phương thức xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm ưu thế, thể hiện năng lực về nghiệp vụ xuất khẩu cũng như các mối quan hệ đối ngoại của Tổng công ty ngày càng vững vàng. Đó chính là tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng và chủ động hơn của Hapro trong thời gian tới. - Công tác thu mua luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa cho xuất khẩu. Hapro thường xuyên cử các cán bộ xuống tận cơ sở sản xuất tại địa phương để nắm bắt tình hình sản xuất thực tế, đánh giá khả năng cung cấp nguồn hàng và nếu cần thiết có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích sản xuất kịp tiến độ và đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy mà thời gian qua, Hapro đã xây dựng được một hệ thống chân hàng khá ổn định và tin cậy trên khắp 3 miền, sẵn sàng cung cấp nông sản cho công ty khi có đơn đặt hàng. - Các chủ thể tham gia xuất khẩu của Tổng công ty không ngừng được mở rộng, đa dạng hoá và hoạt động ngày càng có hiệu quả, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của các khu vực này lần lượt là 35,7% và 40,1%). Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tổng công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Hapro. 2.3.2. Yếu kém, tồn tại - Qui mô xuất khẩu nông sản của từng doanh nghiệp đơn lẻ thuộc Tổng công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111308.doc
Tài liệu liên quan