Chuyên đề Thực trạng giống vật nuôi ở Việt Nam và định hướng phát triển

Nguyên nhân chủ quan:

Việc sản xuất giống vật nuôi nói chung, giống lợn nói riêng cần có sự đồng bộ

về công nghệ và kỹ thuật làm giống, thiết bị và quy trình chăn nuôi; .

Do từ trang trại đến các hộ chăn nuôi có điều kiện đầu tƣ thiết bị hạn chế, thiếu

ngƣời có chuyên môn làm giống, thiếu quy trình chăn nuôi và khai thác đồng bộ,. làm

cho năng suất sinh sản nói chung của đàn nái bị giảm nhiều so với các cơ sở giống.

+ Nguyên nhân khách quan:

Từ trƣớc đến nay, công tác quản lý chất lƣợng giống tại địa phƣơng còn buông

lỏng. Các cơ sở giống chỉ có trách nhiệm quản lý chất lƣợng con giống trong trại

(giám định, bình tuyển hoặc công bố Tiêu chuẩn cơ sở theo quy đinh), không quan tâm

hƣớng dẫn quy trình chăn nuôi, khai thác để đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đã

công bố (phó thác cho ngƣời chăn nuôi tự nuôi theo kinh nghiệm), . Do vậy năng suất

sinh sản nói riêng của đàn nái và hiệu quả chăn nuôi nói chung trong chăn nuôi lợn bị

giảm nhiều.

Các cơ sở giống lợn của nƣớc ta hiện nay chƣa đầu tƣ nhiều vào công nghệ kỹ

thuật cao trong chọn tạo hoặc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng giống (quản lý giống

bằng công nghệ thông tin; chọn giống qua các chỉ số; dự báo hệ số cận huyết và xây

dựng sơ đồ ghép đôi giao phối hiệu quả qua phần mềm;.). Điều này đã làm cho giống

nhập về nhanh bị cận huyết, chất lƣợng giống giảm.

3.2. Đối với giống gia cầ

pdf37 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/02/2022 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng giống vật nuôi ở Việt Nam và định hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt của gen quý, áp dụng phƣơng pháp chọn lọc cá thể và gia đình, nâng cao hiệu quả chọn giống. Xác định các tổ hợp lai phù hợp với trình độ sản xuất trong nƣớc và thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc. Các cơ sở sản xuất giống cần phải tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, phục vụ công tác nghiên cứu và lai tạo giống. Quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để quản lý đàn giống theo chuỗi, khai thác tốt nhất ƣu thế lai, nâng cao năng suất và chất lƣợng đàn giống, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lƣợng giống, chỉ cấp chứng chỉ giống cho những cơ sở sản xuất có uy tín và công khai những cơ sở không bảo đảm chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học về con giống, qua đó có đánh giá và áp dụng vào thực tiễn. Liên doanh liên kết với các cơ quan, địa phƣơng, doanh nghiệp nhằm huy động các nguồn vốn để phát triển và đầu tƣ cho đàn giống theo yêu cầu và thực tế sản xuất của Việt Nam, từng bƣớc hạn chế nhập khẩu con giống nhƣ hiện nay. 3.1.2. Khu vực và quốc tế Sự hội nhập khu vực và tham gia các tổ chức quốc tế là một động lực của sự phát triển đối với các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giống vật nuôi. Mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ về thị trƣờng, giá cả và chất lƣợng giống vật nuôi với các nƣớc tiên tiến, nhƣng cũng là cơ hội để Việt Nam có sự tiếp cận và liên doanh phát triển công nghệ, khoa học mới trong lĩnh vực giống vật nuôi. Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhận đƣợc sự quan tâm của các quốc gia có ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt về giống vật nuôi nhƣ Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Mỹ, Úc, New Zealand,.... Nhiều tổ chức nƣớc ngoài đã khảo sát và đầu tƣ vào Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt các dự án đã và đang triển khai liên quan nhiều đến phát triển giống vật nuôi và phát triển chuỗi sản xuất trong chăn nuôi. 3.2. Khó khăn và thách thức Thực tế cho thấy, hiện con giống vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, nhất là con giống trong dân hầu nhƣ chƣa quản lý, hộ nông dân vẫn chƣa biết hết giá trị của việc áp dụng ƣu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Do vậy, ngƣời chăn nuôi chƣa biết liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trƣờng theo hình tháp giống 4 cấp và 3 cấp tạo ra, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất con giống không bảo đảm chất lƣợng, giống "rởm" để kiếm lời. Nông dân cũng chƣa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để cùng nhau điều tiết thị trƣờng giống, "mạnh ai nấy làm", nhiều nơi còn có tình trạng sản xuất tùy hứng theo "tâm lý đám đông", hậu quả là tất cả mọi ngƣời đều bị thiệt hại. Việc phát triển giống vật nuôi ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế do cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm đƣợc đầu tƣ, hệ thống chuồng nuôi cá thể và gia đình chƣa đồng bộ. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo 14 nàn, đơn giản, chƣa đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao; nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu về giống còn hạn chế... IV. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 4.1. Mục tiêu Chủ động giống vật nuôi có chất lƣợng tốt cho sản xuất trong nƣớc. Từng bƣớc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 4.2. Quan điểm phát triển - Quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo đúng hệ thống giống, đảm bảo cho ngƣời chăn nuôi sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lƣợng. - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nƣớc giống vật nuôi. - Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ quan nhà nƣớc quản lý giống vật nuôi và cơ sở sản xuất giống vật nuôi theo hƣớng hiện đại. V. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIỐNG VẬT NUÔI 5.1. Định hƣớng về tổ chức quản lý Chính phủ đã và đang quan tâm đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y thể hiện gần đây nhất là thành lập "Chi cục Chăn nuôi và Thú y" ở cấp tỉnh nhằm kiện toàn đội ngũ công chức quản lý chăn nuôi - thú y, trong đó có quản lý giống vật nuôi. Theo Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì Chi cục Chăn nuôi và Thú y đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại các tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mƣu, giúp Giám đốc Sở quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y. Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mƣu cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức bộ máy của Chi cục Chăn nuôi và Thú y gồm: Chi cục trƣởng và không quá 02 Phó Chi cục trƣởng; các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục không quá 05 phòng (đảm bảo bao quát đƣợc các lĩnh vực cơ bản sau đây: hành chính, tổng hợp; thanh tra, pháp chế; quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi; quản lý thuốc và thức ăn chăn nuôi; quản lý dịch bệnh); Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc liên huyện; Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật; Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông (thành lập theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu đƣợc ủy quyền theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Thông tƣ số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hƣớng dẫn nhiệm vụ các Chi cục 15 và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiệm vụ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Về quản lý giống vật nuôi nhƣ sau: a) Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giống vật nuôi phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; b) Tham gia quản lý quỹ gen vật nuôi, vi sinh vật dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật; c) Tham gia quản lý khảo nghiệm giống vật nuôi theo quy định; d) Thực hiện công tác quản lý theo quy định về danh mục giống vật nuôi đƣợc phép sản xuất, kinh doanh; danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu trên địa bàn; đ) Đôn đốc, hƣớng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống vật nuôi trong phạm vi địa phƣơng; e) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; g) Cấp giấy chứng nhận lƣu hành tự do (CFS) đối với giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); môi trƣờng pha chế, bảo quản tinh, phôi vật nuôi để xuất khẩu; h) Tổ chức thực hiện kế hoạch, quản lý, sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh đối với giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định; i) Tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn; hƣớng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển đàn gia súc giống trên địa bàn. 5.2. Định hƣớng phát triển giống vật nuôi chủ lực 5.2.1. Giống lợn - Các giống chủ lực: Duroc (Du), Pietrain (Pi), Landrace (LR), Yorkshire (Y), Móng Cái (MC). - Tỷ lệ đàn nái ngoại và nái lai, tiến bộ kỹ thuật cho chăn nuôi trang trại từ 30,4% năm 2015 tăng lên 34,1% tổng đàn nái của cả nƣớc vào năm 2020; tăng bình quân 7,5-8,0%/năm. - Duy trì lợn nội để phát huy lợi thế vùng từ 11-12% tổng đàn nái trong cả nƣớc. - Năng suất sinh sản bình quân đàn lợn nái giống ngoại từ 19-22 con cai sữa/nái/năm hiện nay tăng lên 23-25 con cai sữa/nái/năm vào năm 2020; lợn nái lai tiến bộ kỹ thuật từ 18-20 con cai sữa/nái/năm hiện nay tăng lên 21,5-23,5 con/nái/năm vào năm 2020. - Sản xuất giống hậu bị cấp ông bà, bố mẹ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển đàn lợn nái và lợn thịt cho chăn nuôi trang trại. - Xây dựng hệ thống liên kết sản xuất giống theo chuỗi. 5.2.2. Giống gia cầm 5.2.2.1. Giống gà a) Gà hướng thịt - Gà trắng: Tập trung cho các năm tới là giống Ross, AA, Hubard, Cobb. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 42-49 ngày; khối lƣợng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ 1,8-2,2 kg TA/kg tăng khối lƣợng. 16 + Nguồn giống: chủ yếu nhập ngoại. - Gà màu: Tập trung các giống ISA Colour, Sasso, Kabir và Lƣơng Phƣợng. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Thời gian nuôi 56-70 ngày; khối lƣợng cơ thể đạt 1,8-2,6 kg/con; tiêu tốn thức ăn từ 2,2-2,6 kg TA/kg tăng khối lƣợng. + Nguồn giống: Chủ động sản xuất trong nƣớc 80% đến năm 2020 đối với giống Lƣơng Phƣợng, Sasso, Kabir; các giống còn lại chủ yếu nhập ngoại. b) Gà hướng trứng - Nuôi công nghiệp: Tập trung các giống ISA Brow, Hyline, Novogen + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Năng suất trứng ≥ 280 quả/72 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 1,4kg; + Nguồn giống: Chủ yếu nhập ngoại. - Nuôi thả vƣờn; bán công nghiệp: Tập trung các giống Ai Cập và các tổ hợp lai. + Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: năng suất trứng ≥ 185 quả/72 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng ≤ 2kg; + Nguồn giống: Tự túc 100% giống trong nƣớc. c) Gà nội - Tập trung phát triển các giống gà nội: Ri, Mía, Chọi (Đá; Nòi), Ninh Hòa, Tiên Yên và một số giống gà địa phƣơng khác có lợi thế vùng. - Nghiên cứu để tìm cặp lai có ƣu thế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho từng vùng miền. - Chỉ tiêu giống TBKT cần đạt: Duy trì và phát triển nguồn gen nhằm mục đích tạo các tổ hợp lai với một số giống nhập ngoại nâng cao chất lƣợng thịt đáp ứng thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc . 5.2.2.2. Giống vịt, ngan a) Vịt chuyên thịt: - Tập trung phát triển bộ giống vịt SM, Grimaud - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Thời gian nuôi từ 49-56 ngày; khối lƣợng đạt ≥ 3,4 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ≤ 2,7 kg. - Nguồn giống: Tiếp tục chọn lọc và nhân thuần từ các dòng đã có kết hợp nhập ngoại làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. b) Vịt chuyên trứng: - Tập trung giống Triết Giang, TC, TsN và vịt Cỏ - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng đạt ≥ 270 quả/mái/52 tuần đẻ; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,1kg. - Nguồn giống: Chọn lọc và nhân giống từ các dòng đã có. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. c) Ngan: - Tập trung phát triển ngan R51, R71 và CR50 . - Chỉ tiêu năng suất cần đạt: Năng suất trứng của ngan sinh sản đạt ≥ 145 quả /78 tuần tuổi. Ngan thƣơng phẩm đạt khối lƣợng đối với ngan trống ≥ 4,8kg/12 tuần tuổi, đối với ngan mái ≥ 2,6kg/10 tuần tuổi; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ≤ 2,8kg. - Nguồn giống: Chọn lọc và nhân thuần từ các dòng đã có kết hợp nhập ngoại 17 làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống bố mẹ trong nƣớc. 5.2.3. Giống bò 5.2.3.1. Giống bò sữa - Giống chủ lực: Tập chung chủ yếu giống bò lai HF và bò HF thuần. - Tỷ lệ lai, thuần: Tuyển chọn đàn bò cái nền lai Zêbu để thụ tinh nhân tạo với tinh bò sữa tạo giống bò sữa F1 HF. Tuyển chọn đàn bò cái F1, F2, F3 HF để tiếp tục lai tạo với tinh bò HF cao sản để nâng cao tỷ lệ máu HF. + Đến năm 2020 nâng tỷ lệ bò thuần đạt ≥ 40% tổng đàn bò sữa trên cả nƣớc. + Tiếp tục nhân thuần đàn bò HF. - Giống TBKT: Tiếp tục nhập khẩu nguồn gien bò sữa năng suất chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển giống bò sữa của các tổ chức và cá nhân. + Đàn HF thuần bình quân đến năm 2020 năng suất sữa đạt ≥ 6.500 lít/chu kỳ + Đàn HF lai bình quân đến năm 2020 năng suất sữa đạt ≥ 5.500 lít/chu kỳ + Năng suất sữa đàn hạt nhân đạt ≥ 7.000kg/chu kỳ. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng: + Về tinh đông lạnh: Tăng cƣờng chọn lọc và loại thải đực giống không đảm bảo chất lƣợng, nhập những đực giống có tiềm năng năng suất sữa từ 12.000 lít/chu kỳ trở lên đáp ứng nhu cầu trong nƣớc. + Về con giống: Từng bƣớc đáp ứng nhu cầu con giống chất lƣợng cao trong nƣớc: đến năm 2020 cơ bản đáp ứng đủ con giống trong nƣớc (chỉ nhập làm tƣơi máu) 5.2.3.2. Giống bò thịt - Giống chủ lực: Tập trung phát triển các giống Brahman, Droughmaster, Angus, BBB. - Tỷ lệ giống bò lai: Tỷ lệ bò lai từ 52% hiện nay lên 70% tổng đàn bò thịt cả nƣớc vào năm 2020. - Giống TBKT: Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ≥ 70% vào năm 2020. + Lai cấp tiến bò địa phƣơng đƣợc cải tiến nhằm đạt 75% máu bò thịt chất lƣợng cao. Bò giết thịt lúc 24 tháng tuổi có khối lƣợng 280-300kg, tỷ lệ thịt xẻ 50 %, tỷ lệ thịt tinh 36%. + Đàn bò thịt chất lƣợng cao: Bò giết thịt lúc 24 tháng tuổi khối lƣợng 300 - 350kg, tỷ lệ thịt xẻ 52%, tỷ lệ thịt tinh 40%. - Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo: Tỷ lệ sử dụng thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi bò thịt đạt ≥ 50% vào năm 2020. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng: + Đối với giống bò lai: Chủ động đƣợc 100% từ nguồn tinh sản xuất trong nƣớc và bò đực lai trong nƣớc. + Đối với bò lai chất lƣợng cao: Nhập bò đực để sản xuất tinh hoặc cho nhảy trực tiếp với đàn bò cái lai cấp tiến trong nƣớc để tạo ra giống bò lai chất lƣợng cao, đến năm 2020 đạt ≥ 10%. + Đối với bò chất lƣợng cao: Nhập khẩu phôi và tinh bò thịt chất lƣợng cao để tạo ra đàn bò thuần chất lƣợng cao có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đáp ứng ≥ 5% nhu cầu. 18 5.2.4. Giống trâu - Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lƣợng, số lƣợng đàn trâu nội: + Chọn lọc, cải tạo nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đàn trâu nội thông qua bình tuyển chọn trâu đực giống đảm bảo đƣa tỷ lệ đực giống tốt chiếm 2-3% so với cái sinh sản, cải tiến tầm vóc đàn trâu lên 8%-10% so với hiện tại. + Tăng tỷ lệ đẻ: 8-10%/đàn cái sinh sản, nhằm tạo đàn cái nền phục vụ cho các vùng giống trâu. - Xây dựng hệ thống giống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, liên kết trong sản xuất giống. + Đối với trâu nguồn giống 100% đƣợc tạo ra trong nƣớc từ chọn lọc và qua các dự án cải tạo nâng cao tầm vóc. - Tăng cƣờng công tác thụ tinh nhân tạo trâu: + Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đến năm 2020 đạt ≥ 2%. đồng thời sử dụng đực lai F1 làm giống để nâng cao năng suất, chất lƣợng trâu địa phƣơng. + Khai thác và sản xuất tinh trâu Murrah hiện có ở Việt Nam, đồng thời nhập tinh trâu Murrah của nƣớc ngoài phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo phát triển trâu lai theo hƣớng thịt. + Chọn lọc những trâu đực đặc cấp để khai thác và sản xuất tinh cọng rạ tại các cơ sở giống để cung cấp cho các tỉnh phục vụ công tác nhân thuần đàn giống tốt ở các vùng giống. + Tiếp tục nghiên cứu, nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống một số giống trâu cho năng suất cao trên thế giới để cải tạo đàn trâu trong nƣớc (trâu Murrah, Nili-Ravi từ Ấn Độ, Trung Quốc). 5.2.5. Dê, cừu: - Giống chủ lực: Tập trung phát triển dê bách thảo, Boer, Saanne và cừu Phan Rang - Tỷ lệ giống nội, lai: + Giống nội chiếm trên 85% đối với dê và 95% đối với cừu; đến năm 2020 giống nội còn 70% đối với dê và duy trì 95% đối với cừu. Dê sữa: Đẩy mạnh phát triển đàn dê sữa lai Saanen và Bách thảo đạt 30% tổng đàn dê sữa. + Tỷ lệ giống ngoại và lai đến 2020 là 15% đối với dê và 5% đối với cừu. + Giống tiến bộ kỹ thuật: Tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật đối với dê đạt 70% năm 2020. - Tỷ lệ giống chất lƣợng cao: Dê sữa: Saanen tiếp tục chon lọc nhân thuần giống hiện có, kết hợp nhập ngoại để làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống dê sữa trong nƣớc. Dê thịt: Boer tiếp tục chon lọc nhân thuần giống hiện có, kết hợp nhập ngoại để làm tƣơi máu và lai tạo. Tự túc 100% giống dê sữa trong nƣớc. Dê nội: Dê Bách thảo, dê Cỏ; tăng cƣờng chọn lọc để nâng cao năng suất, chất lƣợng. 5.2.6. Ong - Ong Ý: Từ 75% hiện nay tăng lên 80% vào năm 2020. - Duy trì ong giống nội tại các vùng có điều kiện để tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các nông hộ. 19 - Nâng năng suất mật ong đạt từ 38-40kg/đàn/năm hiện nay lên ≥ 42kg/ đàn/năm vào năm 2020 đối với ong Ý, từ 18-20kg/đàn/năm hiện nay lên ≥ 22kg/ đàn/năm vào năm 2020 đối với ong nội. - Chủ động 100% giống ong cho sản xuất trong nƣớc. 5.2.7. Tằm - Tỷ lệ giống lƣỡng hệ từ 70% hiện nay tăng lên 75% vào năm 2020 - Duy trì tằm thầu dầu lá sắn phát triển ở các vùng có lợi thế. - Nguồn giống trong nƣớc đáp ứng từ 45-55% hiện nay tăng lên 60-65% vào năm 2020 (trong đó, chủ động 100% giống tằm đa hệ và tằm thầu dầu lá sắn; tằm lƣỡng hệ từ 20-25% hiện nay tăng lên 35-50% vào năm 2020). VI. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM Ngày 07/4/2014, Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định 680/QĐ-BNN-CN phê duyệt "Đề án tăng cƣờng năng lực quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi đến năm 2020", theo đó, công tác quản lý giống cần tập trung triển khai tốt các giải pháp trọng tâm nhƣ sau: 6.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý giống vật nuôi - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý giống vật nuôi cho phù hợp với quy định trong nƣớc và cam kết quốc tế. Trƣớc mắt, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Giống vật nuôi; xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiến tới xây dựng Luật Chăn nuôi trình Quốc hội phê duyệt. - Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phục vụ công tác quản lý giống vật nuôi (các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng mới nhƣ phụ lục kèm theo). 6.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về giống vật nuôi - Trƣớc hết cần thống nhất tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc ngành chăn nuôi ở địa phƣơng theo hƣớng thành lập Phòng Chăn nuôi tại Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, hoặc cơ cấu lại tổ chức của Chi cục thú y. Ở cấp huyện và cấp xã, tùy điều kiện cụ thể, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mƣu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trên cơ sở đó, thiết lập hệ thống theo dõi, quản lý giống vật nuôi trên toàn quốc. - Thành lập mới Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi vùng miền Trung và miền Nam thuộc Cục Chăn nuôi. - Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý giống vật nuôi các cấp. Nâng cao nhận thức về vai trò của giống vật nuôi cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cũng nhƣ ngƣời chăn nuôi. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về giống vật nuôi. - Nâng cao vai trò của các các Hội, Hiệp hội trong việc tham gia quản lý giống vật nuôi. 6.3. Đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị quản lý, lƣu giữ, nghiên cứu và nhân giống vật nuôi - Xây dựng hoặc nâng cấp các cơ sơ nuôi giữ và nhân giống vật nuôi ở các cấp theo mô hình giống tạo thành mạng lƣới giống cung cấp con giống có năng suất và 20 chất lƣợng cao phù hợp cho mỗi vùng trên cơ sở triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ theo quy hoạch hệ thống sản xuất giống đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch Hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Ở địa phƣơng, Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ các dự án phục vụ công tác quản lý, nuôi giữ, nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi theo đúng hệ thống giống phù hợp cho mỗi vùng. - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia làm công tác nhân giống và phát triển giống vật nuôi nằm trong mạng lƣới giống nhà nƣớc quản lý. 6.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra giống vật nuôi - Hàng năm, Cục Chăn nuôi đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trình Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Trên cơ sở đó, phối hợp với các ngành chức năng và các địa phƣơng tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định. - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham mƣu cho UBND tỉnh chƣơng trình thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo từng năm hoặc từng thời điểm cụ thể. VII. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIỐNG VẬT NUÔI 7.1. Về quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2012; Sở Nông nghiệp và PTNT tham mƣu cho UBND tỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng, cần quan tâm đến xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết vùng chăn nuôi. 7.2. Về khoa học công nghệ - Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống, hệ thống nhân giống và sản xuất giống trên cơ sở đào tạo nguồn nhân lực và đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật. - Các cơ sở nuôi giữ giống phải chọn tạo hoặc nhập các bộ giống có năng suất, chất lƣợng cao phù hợp để tạo sản phẩm có tính cạnh tranh, tăng cƣờng sử dụng nguồn gen bản địa, xây dựng thƣơng hiệu giống. Lập sổ sách theo dõi có hệ thống về công tác quản lý giống. - Quản lý giống vật nuôi bằng cơ sở dữ liệu giống: ứng dụng công nghệ thông tin và phƣơng pháp tiên tiến trong đánh giá tiềm năng di truyền, ƣớc tính giá trị giống giúp cho việc chọn lọc và nhân giống đạt hiệu quả cao. - Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống vật nuôi bản địa có lợi thế so sánh vùng. 7.3. Về khuyến nông - Tuyên truyền cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và các hộ chăn nuôi nhận thức đầy đủ về quản lý, sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi. - Xây dựng các mô hình quản lý, cải tạo nâng cao chất lƣợng đàn giống, đặc biệt là đực giống của gia súc. - Tăng cƣờng công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phƣơng pháp bình tuyển, giám định lập phiếu cá thể quản lý giống đàn sinh sản, phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, phƣơng pháp bảo quản tinh; Tổ 21 chức hội thảo, tham quan học tập các mô hình quản lý và sản xuất giống vật nuôi tiên tiến trong và ngoài nƣớc; Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện để nâng cao kiến thức sản xuất giống vật nuôi... 7.4. Về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ, phát triển - Nguồn ngân sách nhà nƣớc tập trung, đầu tƣ, hỗ trợ đầu tƣ để: + Thực hiện các nhiệm vụ lƣu giữ quỹ gen, nghiên cứu khoa học, khuyến nông, đào tạo... về giống vật nuôi. + Tiếp tục thực hiện các dự án đã phê duyệt theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ. + Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình hỗ trợ nuôi giữ giống gốc theo Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Nguồn vốn tín dụng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tƣ theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. - Nhà nƣớc khuyến khích các tổ chức, cá nhân huy động nguồn vốn tự có hoặc vốn liên doanh, liên kết đầu tƣ cơ sở nuôi giữ, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo đúng hệ thống giống và quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 7.5. Về hợp tác quốc tế - Kết hợp với các nƣớc trên thế giới để trao đổi nguồn gen vật nuôi có giá trị cao. Đa dạng hoá giống vật nuôi thông qua nhập khẩu giống vật nuôi mới, có năng suất và chất lƣợng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Việt Nam. - Tăng cƣờng công tác tập huấn, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm với những nƣớc tiên tiến, có trình độ cao về quản lý giống vật nuôi, có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam. 7.6. Giải pháp quản lý giống cụ thể đối với một số loại vật nuôi chính - Hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện việc công bố tiêu chuẩn cơ sở cho tất cả các cơ sở tham gia nuôi giữ, sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống trên phạm vi toàn quốc theo Pháp lệnh Giống vật nuôi và quy định hiện hành. - Các cơ sở sản xuất giống, kinh doanh giống phải đáp ứng quy định hiện hành (theo Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh Giống vật nuôi và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia). - Quản lý các cơ sở sản xuất giống vật nuôi; tiêu chuẩn hóa giống vật nuôi, thƣơng hiệu hóa sản phẩm, công nhận chất lƣợng giống vật nuôi cho các cơ sở sản xuất giống. - Quản lý kiểm dịch vận chuyển con giống chặt chẽ đúng quy định, phải căn cứ vào nguồn gốc. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống theo hƣớng liên kết tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm. - Chỉ đạo, khuyến khíc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_thuc_trang_giong_vat_nuoi_o_viet_nam_va_dinh_huong.pdf
Tài liệu liên quan