Chuyên đề Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 5

1. Khái quát về khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. 5

1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thực phẩm. 5

1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 6

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty. 10

1.3.1 Những nhân tố khách quan. 10

1.3.2 Những nhân tố chủ quan. 14

2. Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. 20

2.1 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty. 20

2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 23

2.2.1 Đầu tư tài sản cố định. 24

2.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. 27

2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ. 29

2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 31

2.2.5 Đầu tư cho hoạt động maketing. 35

3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 36

3.1 Các kết quả đã đạt được. 36

3.3 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm ( lợi nhuận, tình hình tài chính của công ty tại thời điểm cuối năm) và so với kế hoạch năm đặt ra: 43

3.4. Những hạn chế trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. 46

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 50

1. Phương hướng hoạt dộng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 50

1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian tới. 50

1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. 50

1.2.1 Công ty cần tận dụng và phát huy thế mạnh của mình. 51

1.2.2 Công ty cần nhận ra những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu. 52

1.2.3 Công ty cần tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. 53

2. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 54

2.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư. 54

2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng đầu tư nguồn nhân lực. 55

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định. 56

2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động Marketing 56

2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nghíên cứu thị truờng. 57

2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ. 58

2.7 Những giải pháp khác. 58

2.7.1 Nâng cao công tác tài chính. 58

2.7.2 Nâng cao công tác kỹ thuật an toàn và chất lượng sản phẩm. 59

2.7.3 Nâng cao công tác quản lý, điều hành. 59

KẾT LUẬN 60

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty diễn ra bình thường và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường. 2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn chú trọng đầu tư có trọng điểm các vấn đến mang tính cốt lõi nhất. Những yếu tố đó là những yếu tố quyết định tới sự phát triển và thành bại của một công ty. Trong những năm qua, công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, nó không chỉ đem lại cho công ty năng lực sản xuất mới, làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó công ty đã coi việc đầu tư phát triển doanh nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty. Dưới đây là một số lĩnh vực chủ yếu công ty chú trọng đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2.1 Đầu tư tài sản cố định. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, công ty đã liên tục nâng cấp và đổi mới trang thiết bị làm việc. Với tính chất công việc là sản xuất vỏ bình gas, một mặt hàng nhạy cảm về cháy nổ, công ty luôn có những trang thiết bị phòng cháy để đảm bảo an toàn cho công nhân. Bên cạnh đó, những người trực tiếp tham gia sản xuất sẽ được phát miễn phí hàng năm các phương tiện bảo hộ lao động như: quần, áo, găng tay, kính hàn, mũ bảo hộ…Công ty cũng đổi mới một số dây chuyền làm việc để đảm bảo cho quá trình làm việc được diễn ra an toàn hơn, với các tiêu chuẩn chất lượng nâng cao hơn. Ngoài ra công ty còn nâng cấp một số máy móc thiết bị để kiểm tra độ bền và độ an toàn của sản phẩm như: máy kiểm tra áp suất, máy kiểm tra rò rỉ, kiểm tra van…Với những cơ sở vật chất được trang bị đó, công ty đã và đang sản xuất ra những vỏ bình gas đạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín trên thị trường, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chi cho hoạt động này của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến 2009 như sau: Bảng 3: Đầu tư tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009 với 2008 Đầu tư xây dựng cơ bản 13.046 2.676 1.997 74,6% Chi phí xây dựng dở dang 181 2.675 7.175 268,2% Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 152 167,5 184,6 110,2% Tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định 13.379 5.518,5 9.356,6 169,5% Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 138% Tỉ trọng vốn đầu tư tài sản cố định so với tổng vốn đầu tư 45,33% 22,67% 27,85% - Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2007 công ty có tỷ lệ vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng nguồn vốn cao nhất trong các năm, chiếm đến 45,33% lên đến 13.379 triệu đồng. Do trong năm 2007 công ty đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phân xưởng sản xuất mới để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Việc xây dựng thêm một phân xưởng nữa đánh dấu sự phát triển và ngày càng mở rộng của công ty. Nhờ đó, công ty có khả năng sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, có thể đáp ứng được nhu cầu và đơn đặt hàng của các khách hàng mới. Năm 2008 là năm nằm trong chiến lược hạn chế đầu tư của công ty, bởi theo xu hướng chung của thị trường cũng như của các doanh nghiệp cùng ngành, năm 2008 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do đó công ty chỉ tiến hành tu sửa lại một số máy móc và cơ sở hạ tầng cần thiết, hoàn thành nốt một số công trình phụ trợ cho phân xưởng mới mà trong năm 2007 chưa thể làm xong và bàn giao. Vì thế tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định trong năm chỉ là 5.518,5 triệu đồng, chiếm 22,67% trong tổng vốn đầu tư cả năm. Năm 2009, tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty là 9.356,6 triệu đồng, chiếm 27,85% trong tổng vốn đầu tư cả năm. Tình hình sản xuất của công ty đã đi vào ổn định và việc kinh doanh của công ty diễn ra rất thuận lợi, công ty nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng của các khách hàng nên công ty đã tập trung vào nguồn lực vào việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất để giao hàng đúng hẹn. Do đó, trong năm 2009, ngoài việc bảo dưỡng và tu sửa định kỳ, công ty đã đầu tư xây dựng cải thiện và nâng cấp một số kho bãi để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa. Bên cạnh đó, công ty là tiếp tục công tác đầu tư để hoàn thiện và đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm (thiết bị nghiền và trộn bột chữa cháy, thiết bị nạp khí CO2), tiến hành sửa chữa các máy móc thiết bị hiện tại (hệ thống máy CNC), tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bổ sung một số máy móc thiết bị có nguy cơ hỏng hóc (máy phun bi, máy hàn) để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo an toàn lao động. Công ty ngày càng phát triển thì quá trình tích lũy xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của công ty ngày một khang trang, đáp ứng tiêu chuẩn kho bãi, bảo quản tốt trang thiết bị máy móc do đó hàng hóa của công ty luôn đáp ứng đầy đủ chất lượng, độ chuẩn xác cao nên luôn được khách hàng tin tưởng và chọn mua sản phẩm nhiều nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành. 2.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp. Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như là một hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp cho thấy rằng việc đầu tư hàng tồn trừ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau: Thứ nhất, nếu doanh nghiệp có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tăng hoặc giảm trong tương lai thì sẽ điều chỉnh lượng hàng tồn trữ cho phù hợp. Ví dụ các doanh nghiệp có thể dự trữ hàng thành phẩm không bán với hy vọng sẽ bán được giá cao hơn trong tương lai gần. Thứ hai, các doanh nghiệp có ý định giữ lại hàng dự trữ là do nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian để hoàn tất. Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trung gian của các đầu tư vào trước khi chúng trở thành sản phẩm. Nhưng còn một số động cơ khác nữa là để đề phòng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp bất ngờ tăng lên. Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng, doanh nghiệp có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu doanh nghiệp muốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt, do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữ một lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột đó. Tương tự, khi có suy thoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được có thể rẻ hơn là phải những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừa với mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất. Ngoài hai lý do trên thì đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng điều hoà sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả. Bảng 4: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu tư hàng tồn trữ 15.492 18.000 23.243 Tốc độ tăng liên hoàn(%) - 16.19 29,12 Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư (%) 52,49 73,94 69,19 Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. Biểu đồ 3: Tỉ trọng vốn đầu tư bổ sung hàng tồn trữ Đối với công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm thì đầu tư vào hàng tồn trữ cũng liên quan tới những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, nhất là khi công ty nhập khẩu thép nguyên liệu từ nước ngoài (Nhật bản) trong tình trạng nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, tỷ giá ngoại tệ cũng không ngừng biến đổi. Ngoài thép nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, công ty còn có các mặt hàng tồn trữ là van an toàn của bình gas, sơn vỏ bình, niken, các bình gas chờ phục hồi, các bình gas thành phẩm. Năm 2008, công ty có tỷ trọng hàng tồn trữ cao nhất trong 3 năm, chiếm đến 73,94% trong tổng vốn đầu tư. Lí do là trong năm 2008, việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn, do đó lượng hàng tồn kho của công ty lớn. Quá trình tiêu thụ sản phẩm chậm cùng với việc khách hàng trì hoãn việc thanh toán nên công ty đã gặp nhiều sức ép về việc giải quyết hàng tồn kho để quay vòng vốn cho sản xuất. Năm 2009, công ty cũng có tỷ trọng hàng tồn trữ khá cao, chiếm đến 69,19% trong tổng vốn đầu tư. Đó là do trong năm 2009, nền kinh tế đi vào ổn định, nhu cầu gas của người dân tăng đột biến khiến số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng lên nhanh chóng. Để phục vụ cho việc sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi, công ty phải nhập về một số lượng lớn thép nguyên liệu và các phụ kiện khác để phục vụ sản xuất. Thêm vào đó, số lượng sản phẩm làm ra nhanh nhưng chưa kịp giao cho khách hàng nên vẫn tồn lưu trong kho chứa đã làm tăng tỉ trọng hàng tồn trữ của công ty. 2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ. Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học công nghệ trên thế giới có sự phát triển mạnh mẽ. Nó đóng vai trò quan trọng đến khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù công ty đã có một hệ thống sản xuất khá đồng bộ và hoàn chỉnh để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chính của công ty là vỏ bình gas, nhưng công ty vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bình cứu hỏa, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, bình chứa không hàn, đó là những mặt hàng có tiềm năng phát triển trong tương lai. Tình hình đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa hoc và công nghệ 286 389 435 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 36,01 11,8 Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 Tỷ trọng trên vốn đầu tư(%) 0,97 1,6 1,29 Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. Biểu đồ 4: Tỷ trọng vốn đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ so với tổng vốn đầu tư. Trong năm 2008, công ty đang có kế hoạch nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bột BC/ABC, hoàn thiện và đưa dây chuyền sản xuất bột cứu hỏa và nạp khí CO2 vào khai thác. Việc này sẽ giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm bình cứu hỏa và bình chứa không hàn. Nhưng do trong năm 2008, tình hình tài chính của công ty không được thuận lợi do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, công ty đã chú trọng và tập trung vào sản xuất mặt hàng vỏ bình gas nên không tập trung nhiều vào sản xuất bình cứu hỏa và bình chứa không hàn. Do đó quá trình nghiên cứu công nghệ này vẫn chưa hoàn tất và đưa vào ứng dụng được trong năm 2008. Sang năm 2009, công ty vẫn tiếp tục quá trình nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ nói trên. Nhưng do các đơn đặt hàng của công ty trong năm 2009 vẫn chủ yếu là mặt hàng vỏ bình gas với số lượng lớn, nên công ty đã phải tạm thời gác việc sản xuất bình cứu hỏa, bình chứa không hàn để tập trung nguồn lực cho việc sản xuất sản phẩm chính là vỏ bình gas. Bên cạnh đó, công ty còn tập trung nghiên cứu, khảo sát thị trường, xác lập phương án sản xuất sản phẩm mới, có định hướng đầu tư chuyển đổi sản phẩm bình gas bằng kim loại sang bình chứa gas, chứa khí bằng vật liệu phi kim loại đang có xu hướng phát triển. 2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhận biết được tầm quan trọng của yếu tố này, nên trong thời gian qua công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng được nâng cao với những nhân viên mới có trình độ đại học và trên đại học. Công ty luôn quan tâm và mở những lớp nâng cao tay nghề cho công nhân, nhất là các lớp hướng dẫn sử dụng các máy móc tiên tiến trong sản xuất để đảm bảo mức độ hỏng hóc là ít nhất. Việc đào tạo cho nhân viên những kỹ năng hoặc kiến thức mới không chỉ giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn mà còn nâng cao mức độ thỏa mãn của họ trong công việc và có động lực để tự gia tăng hiệu suất làm việc. Các nhân viên được đào tạo để làm tốt công việc, họ sẽ có thái độ tự tin, làm việc một cách độc lập và chủ động hơn. Chính vì lí do đó mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong các nội dung đầu tư của công ty. Bảng 6: Chi phí đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng kinh phí đào tạo 83,036 96,322 124,4 Tốc độ tăng liên hoàn (%) - 16 29,15 Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư 0,28% 0,396% 0,37% Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty Tuy nhiên, ta có thể thấy, tỷ trọng đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực so với tổng vốn đầu tư là thấp. Lý do là công ty mới chỉ đầu tư một số khóa học nâng cao năng lực điều hành quản lý cho một số cán bộ chủ chốt và một số khóa học về vận hành máy cho một số công nhân đứng máy chính. Còn lại phần lớn lao động của công ty là lao động phổ thông, việc nâng cao tay nghề chủ yếu được thông qua các buổi truyền đạt kinh nghiệm của các công nhân lành nghề và nỗ lực của bản thân người lao động, do đó chi phí đầu tư cho hoạt động này không phải là cao. Với quá trình đầu tư này chất lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng dần qua các năm. Nhờ những khóa đào tạo nâng cao tay nghề mà trình độ sản xuất của công nhân ngày càng được cải thiện và đồng đều. Bên cạnh đó, số lượng các cán bộ công nhân viên có trình độ của công ty cũng tăng dần qua các năm, sộ lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học ngày càng nhiều hơn. Bảng 7: Chất lượng cán bộ nhân viên Đơnvị: người Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Tổng số cán bộ, công nhân viên 186 205 261 221 250 2. Tổng số cán bộ 22 25 27 27 29 3. Tỷ lệ CB có trình độ đại học, cao đẳng (%) 86 92 93 93 95 4. Số lượng CB có trình độ trên đại học 9 11 13 13 14 Bên cạnh việc tổ chức các khóa học cho cán bộ, công nhân viên thì việc trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được coi là một hoạt động đầu tư phát triển xét trên góc độ phát triển nguồn nhân lực là. Đây cũng là một nội dung đầu tư được công ty luôn quan tâm chú trọng. Việc trả lương đều đặn hàng tháng và mức lương xứng đáng với những đóng góp của các cá nhân cho công ty khiến toàn thể cán bộ và nhân viên trong công ty rất yên tâm và cố gắng hết mình trong quá trình công tác. Bảng 8: Tổng quỹ lương và thu nhập bình quân hàng tháng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 7.077 5.085 9.388 Thu nhập bình quân hàng tháng (triệu đồng/người) 2,137 1,826 3,431 Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm Năm 2007 quỹ lương của công ty dùng vào việc chi trả cho công nhân viên khá cao đạt 7.077 triệu đồng, với mức lương này bình quân lương của toàn cán bộ công nhân viên trong công ty là 2,137 triệu đồng/người/tháng. Năm 2008, quỹ lương chỉ đạt 5.085 triệu đồng và mức lương bình quân giảm, xuống còn 1,826 triệu đồng/người/tháng, do năm 2008 nền kinh tế có nhiều khó khăn quỹ lương giảm mạnh. Nhưng sang năm 2009 khi việc sản xuất và kinh doanh của công ty trở nên vô cùng thuận lợi thì quỹ lương của công ty cũng được bổ sung và nâng cao. Quỹ lương của công ty năm 2009 lên đến 9.388 triệu đồng tương đương với 185% so với quỹ lương năm 2008. Và mức thu nhập bình quân của công ty là 3,431 triệu đồng/người/ tháng, bằng 188% so với năm 2008. Bên cạnh việc lập quỹ lương hàng kì cho công ty, công ty còn có quỹ khen thuởng và phúc lợi cho người lao động, quỹ đầu tư cho cán bộ công nhân viên trong việc có công đóng góp những phát minh sáng chế quan trọng Bảng 9: Quỹ khen thưởng và phúc lợi cho người lao động Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 446 342 219 Tốc độ tăng giảm liên hoàn(%) - -23,32 -35,96 Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. Kết hợp với việc đào tạo, chế độ khen thưởng hợp lý cũng giúp công nhân thêm hứng thú làm việc, cố gắng hoàn thiện kỹ năng sản xuất và số lao động lành nghề trong công ty ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng luôn quan tâm đúng lúc đến mọi thành viên, luôn động viên kịp thời những lúc họ ốm đau, bệnh tật, sinh nở… Hàng năm, công ty luôn tổ chức khám chữa bệnh định kì cho cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm chi trả bảo hiểm đầy đủ cho người lao động với số tiền hàng năm lên tới hơn trăm triệu đồng. Theo kế hoạch của công ty, năm 2010 các quỹ dự phòng, các quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng và phúc lợi xã hội sẽ được tăng cường. Dự tính vào năm 2010, công ty sẽ tăng quỹ khen thưởng của công ty sẽ trích theo phần trăm của quỹ lương là 3%, công ty sẽ thực hiện tốt tất cả những quy định, chính sách xã hội đã yêu cầu và đề ra cho các doanh nghiệp trong việc đãi ngộ với người lao động như cử cán bộ đi tham gia các khóa học về an toàn lao động, trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy, xây dựng nhà chăm sóc sức khỏe riêng và có tủ thuốc công cộng cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Không những thế, năm 2010 công ty sẽ tổ chức phong trào thi đua giữa các thành viên trong công ty, có kế hoạch khen thưởng người có thành tích lao động xuất sắc, có cống hiến to lớn cho công ty, đồng thời cũng đưa ra hình thức kỉ luật nghiêm khắc với những sai phạm liên quan tới thái độ và ý thức hay an toàn về lao động. 2.2.5 Đầu tư cho hoạt động maketing. Việc quảng bá cho những sản phẩm của công ty có thể thực hiện qua các hình thức khác nhau như truyền hình, qua website, áp phích quảng cáo, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi với các đối tượng đặc biệt… Công ty luôn cân nhắc sử dụng biện pháp phù hợp nhất để tạo ra hình ảnh tổt nhất của công trong con mắt khách hàng. Đảm bảo sự cung cấp đủ số lượng và chất lượng các sản phẩm sẽ tạo uy tín về dịch vụ cung ứng, kỹ thuật công nghệ, văn hoá kinh doanh đối với khách hàng. Ngoài ra công ty còn thực hiện các biện pháp Marketing trực tiếp như: điện thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng và gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng… Công ty thường xuyên tham gia một số hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để duy trì uy tín của công ty và tìm kiếm, giao lưu với các đối tác làm ăn mới. Lợi thế của việc này là tăng cơ hội giao tiếp giữa công ty và khách hàng, giúp công ty có thể có được thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, để có cơ hội cung ứng những sản phẩm dịch vụ mới, giảm được tương đối các loại chi phí quảng cao đồng thời duy trì các khách hàng hiện tại và phát triển thêm các khách hàng mới tiềm năng. Bảng 10: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi phí tuyên truyền, tiếp thị 186 205 212,9 Chi phí Marketing cho dịch vụ 87 138 218 Tổng vốn đầu tư cho marketing 273 343 430,9 Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 Tỷ trọng vốn đầu tư cho marketing trên tổng vốn đầu tư. 0,93% 1,4% 1,28% Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 3.1 Các kết quả đã đạt được. Chính nhờ hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh có mục đích, có chiến lược cụ thể của công ty mà trong những năm qua công ty đã cải thiện được rất nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, các thành tựu đó là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty ngày một kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ta có kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 11: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm từ năm 2007-2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2009 với kế hoạch 2009 1. Sản lượng tiêu thụ - CG12kg (qui đổi) bình 369.930 144.412 360.000 514.168 356% 143% - Phục hồi bình gas bình 146.291 183.768 180.000 136.361 74% 76% - Bình chữa cháy bình - 44.556 60.000 8.442 19% 14% - Bình chứa bia bình - - - 1.000 2. Doanh thu thuần về bán hàng/cung cấp dịch vụ Triệu đồng 216.065 235.732 270.000 320.417 138% 18% a. CG 12kg Trđ 108.264 48.694 - 162.336 333% - b. BG 45kg Trđ 6.082 1.361 - 4.173 307% - c. Phục hồi bình gas Trđ 6.976 8.631 - 4.823 56% - d. Thiết bị PCCC Trđ - 5.686 - 1.603 28% - e. Thép thương mại Trđ 80.450 161.673 - 148.929 92% - 3. Giá vốn hàng bán Trđ 191.804 214.220 - 301.275 140,6% Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Kế hoạch 2009 Thực hiện 2009 So sánh 2009 với 2008 So sánh 2009 với kế hoạch 2009 3. Giá vốn hàng bán Trđ 191.804 214.220 - 301.275 140,6% 4. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Trđ 24.260 21.512 - 19.143 89% 5. Doanh thu hoạt động tài chính Trđ 430 268 - 473 176,5% 6. Chi phí tài chính Trđ 10.940 16.769 - 9.774 58% 7. Chi phí bán hàng Trđ 2.415 1.519 - 3.922 258% 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp Trđ 5.797 4.728 - 5.583 118% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD Trđ 5.540 (1.235) - 336 10. Lợi nhuận khác Trđ 1.277 - 4.572 358% 11. Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN Trđ 3.531 42 - 4.908 12. Lợi nhuận sau thuế TNDN Trđ 3.307 37 - 4.049 Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị năm 2009 Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 đạt 514.168 CG12 kg qui đổi. Sản lượng bình gas sản xuất mới năm 2009 bằng sản lượng cả hai năm 2007 và 2008 cộng lại (năm 2007 đạt 369.390 bình qui đổi, năm 2008 đạt 144.412 bình qui đổi). Sản lượng năm 2009 vượt 154.168 bình so với kế hoạch, bằng 143% kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra năm 2009 là 360.000 CG12kg qui đổi). Sản lượng bình gas năm 2009 đạt mức kỉ lục từ trước đến nay, sản lượng bình quân theo tháng đạt mức 42.847 bình, sản lượng tháng cao nhất đã lên tới xấp xỉ 80.000 bình. Sản lượng bình gas phục hồi thực hiện năm 2009 đạt 136.316 bình 12kg qui đổi. Sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 thực hiện chỉ bằng 74% so với năm 2008 và bằng 76% kế hoạch năm 2009 ( năm 2008, thực hiện 183.768 bình phục hồi qui đổi, kế hoạch năm 2009 là 180.000 bình phục hồi). Sản lượng bình gas phục hồi giảm, không tăng xuất phát từ 2 nguyên nhân: (1) hầu hết các hãng gas hiện nay đã tự thực hiện đầu tư xây dựng xưởng sơn, sửa phục hồi bình gas; (2) trong năm 2009, công ty tập trung cao độ mọi nguồn lực cho sản xuất bình gas mới nên đã chủ động giảm sản lượng bình gas phục hồi. Tuy sản lượng bình gas phục hồi năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng doanh thu bình gas phục hồi vẫn đạt mức 171.331 triệu đồng, trong đó, doanh thu từ CG12kg là 162.336 triệu đồng, từ BG45kg là 4.173 triệu đồng, từ phục hồi bình gas là 4.823 triệu đồng. Doanh thu từ bình gas và phục hồi bình gas chiếm 53% tổng doanh thu toàn công ty và tăng cao so với doanh thu từ bình gas phục hồi năm 2008 ( doanh thu tiêu thụ bình gas năm 2008 đạt 50.055 triệu đồng). Sở dĩ có sự trái ngược trên là do giá cả có sự biến động qua các năm. Ta có đơn giá bình quân biến động qua các năm theo bảng: Bảng 12: Giá bán vỏ bình gas qua các năm Diễn biến giá bán qua các năm Năm Đồng/CG12kg Đồng/BG45kg 2007 310.358 854.780 2008 346.132 958.114 2009 323.463 1.017.805 Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị năm 2009 Tổng doanh thu năm 2009 đạt mức kỉ lục từ trước tới nay là 320.417 triệu đồng, tăng 82.658 triệu đồng, bằng 135% so với năm 2008 ( năm 2008 đạt 237.732 triệu đồng). Tổng doanh thu năm 2009 vượt 35.138 triệu đồng và bằng 115% so với kế hoạch năm 2009 đề ra ( 285.000 triệu đồng). Sản lượng bình chữa cháy và bình chứa khí không hàn đạt 8.442 bình, bằng 19% so với năm 2008 và bằng 14% so với kế hoạch (năm 2008, sản lượng đạt tổng cộng 44.565 bình, trong đó bình bột chữa cháy các loại đạt 42.758 bình và bình chứa không hàn đạt 1.798). Doanh thu từ bán thiết bị phòng cháy chữa cháy năm 2009 đạt 1.603 triệu đồng. Doanh thu từ kinh doanh thép thương mại đạt 148.929 triệu đồng, bằng 92% so với năm 2008 ( năm 2008 là 161.673 triệu đồng, năm 2007 là 80.450 triệu đồng). Doanh thu từ kinh doanh thép năm 2009 chiếm 46,5% tổng doanh thu toàn công ty. Giá vốn hàng bán năm 2009 ở mức 301.274 triệu đồng. Lợi nhuận gộp về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt mức 19.143 triệu đồng. Lợi nhuận gộp bằng 6.35% so với giá vốn hàng bán. Chi phí hoạt động tài chính năm 2009 ở mức 9.774 triệu đồng. Chi phí hoạt động tài chính chiếm đến 3,5% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong chi phí hoạt động tài chính thì chi phí lãi vay là 8.717 triệu đồng, chiếm 90% chi phí hoạt động tài chính và chiếm 2,3% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Chi phí hoạt động tài chính vượt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cộng lại. Nếu trừ doanh thu kinh doanh thép thương mại, chi phí tài chính chiếm 5,7% doanh thu. Tuy nhiên chi phí hoạt động tài chính năm 2009 chỉ bằng 58% so với năm 2008. Chi phí bán hàng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25797.doc
Tài liệu liên quan