Chuyên đề Thực trạng hoạt động huy động vốn và những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

I.KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1

1.1 Vốn chủ sở hữu 1

1.1.1 Vốn chủ sở hữu cấp I 2

1.1.2 Vốn chủ sở hữu cấp II 2

1.1.3 Vốn khác 3

1.2 Vốn huy động 3

1.3 Vốn đi vay 4

1.3.1 Vay NHTW 4

1.3.2 Vay trên thị trường liên ngân hàng 4

1.4 Vốn tiếp nhận và vốn khác 5

2. Huy động vốn 5

2.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi 6

2.1.1 Huy động qua tài khoản tiền gửi 6

2.1.2 Huy động qua tiền gửi tiết kiệm 7

2.2 Huy động qua phát hành giấy tờ có giá 8

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại 9

3.1 Yếu tố khách quan 9

3.1.1 Pháp luật, chính sách của Nhà nước 9

3.1.2 Tình hình kinh tế chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước 9

3.1.3 Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền 10

3.2 Yếu tố chủ quan 11

3.2.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng 11

3.2.2 Năng lực và trình độ cán bộ Ngân hàng 11

3.2.3 Uy tín của ngân hàng 12

3.2.4 Hạ tầng cơ sở và trình độ công nghệ ngân hàng 12

3.2.5 Các hoạt động marketing ngân hàng 12

4. Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại 13

4.1 Đối với người gửi tiền 13

4.2 Đối với ngân hàng 13

4.3 Đối với nền kinh tế 13

 

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 15

1. Khái quát về ngân hàng TMCP Hàng Hải 15

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 15

1.1.1 Lịch sử thành lập 15

1.1.2 Quá trình phát triển 15

1.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng 16

1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 16

1.2.2 Tôn chỉ phát triển 16

1.2.3 Tầm nhìn của Ngân hàng 16

1.3 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 17

1.4 Tình hình tài chính của Ngân hàng 19

1.5 Kết quả hoạt động những năm qua 19

2. Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Hàng Hải 21

2.1 Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư 21

2.1.1 Sản phẩm huy động 21

2.1.2 Phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại 23

2.1.3 Phát triển mạng lưới hệ thống chi nhánh 23

2.2 Huy động vốn từ tổ chức tín dụng và định chế tài chính 24

2.2.1 Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 24

2.2.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá 27

3. Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng 30

3.1 Kết quả huy động vốn theo cơ cấu 30

3.2 Kết quả huy động vốn theo sản phẩm 32

3.3 Kết quả huy động vốn theo loại tiền 32

3.4 Kết quả huy động vốn theo kì hạn 33

3.5 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2008-2010 34

4. Đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng 35

4.1 Những thành quả đạt được 35

4.1.1 So với kế hoạch Ngân hàng 35

4.1.2 So với chỉ tiêu của ngành Ngân hàng 36

4.2 Những hạn chế còn tồn tại 36

4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38

4.3.1 Nguyên nhân khách quan của nền kinh tế 38

4.3 2 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng 39

 

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI 41

1. Từ phía Ngân hàng : Định hướng phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới 41

2. Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của Ngân hàng 43

2.1 Xây dựng sản phẩm tiền gửi kỳ hạn phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng 43

2.2 Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng 43

2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động không chỉ trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài 44

2.4 Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp 44

2.5 Gia tăng tiện ích và tính chất của sản phẩm huy động 45

2.6 Hạn chế dùng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn 45

2.7 Một số giải pháp khác 45

3. Kiến nghị 45

3.1 Kiến nghị đối với NHNN 46

3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 46

KẾT LUẬN 48

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng hoạt động huy động vốn và những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thị trường, từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Nguồn vốn dồi dào sẽ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, thực hiện được các chiến lược cạnh tranh như linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả lãi…từ đó, thu hút thêm nhiều các khách hàng mới và giữ chân các khách hàng truyền thống. Các dịch vụ được cải tiến, phát triển và hoạt động tốt hơn, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Huy động vốn tạo ra sự ổn định cho hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng tránh rủi ro về thanh khoản Như vậy, đối với các NHTM, vốn có vai trò nền tảng quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4.3 Đối với nền kinh tế Hoạt động huy động vốn của NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, thông qua con đường tín dụng, nó tài trợ cho các hoạt động công thương nghiệp, nông lâm ngư nghiệp của cả nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng có thể nắm bắt và quản lý lượng tiền lưu thông trong xã hội. Từ đó, định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng. Số vốn tích trữ tập trung qua hệ thống ngân hàng sẽ được đưa vào công cuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xã hội: Mở rộng đầu tư, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sản phẩm xã hội, nhờ đó cải thiện cuộc sống cho người dân. Mặt khác, nhờ vào hoạt động huy động vốn, NHTM có thể làm tốt chức năng điều hòa tiền tệ từ nơi vốn tạm thời nhàn rỗi đến nơi thiếu vốn, cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, kích thích tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, huy động vốn là một nghiệp vụ có vai trò quan trọng, mang lại lợi ích không chỉ riêng bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Lịch sử thành lập Là NHTM được thành lập đầu tiên sau khi Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990. Được thành lập theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 08/6/1991 Thời hạn hoạt động theo giấy phép thành lập của Ngân hàng là 25 năm. Tuy nhiên theo Điều lệ sửa đổi của Ngân hàng đã được NHNN phê duyệt tại Quyết định số 719/QĐ-NHNN ngày 7/7/2003, thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm. Ngày 12/7/1991, Maritime Bank đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động. 1.1.2 Quá trình phát triển 12/7/1991: Chính thức khai trương tại thành phố Hải Phòng Thời kỳ 1991 – 2004: Cùng với sự đi lên của đất nước, Maritime Bank xây dựng được cơ cấu vững mạnh, mở rộng mạng lưới đến nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm của cả nước. Luôn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh, vượt qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế đất nước và khủng hoảng tài chính khu vực. Tháng 8 năm 2005: Chuyển trụ sở lên thủ đô Hà Nội. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược đúng đắn, và là bước ngoặt quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Maritime Bank 2006 – 2007: Tiến hành tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các khối Nghiệp vụ, đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại Trụ sở chính. Năm 2009: Tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam. Hệ thống này đã hoàn thành vào tháng 3 năm 2010 Từ năm 2009 đến nay: Thuê hãng tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ là McKinsey&Company xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh và thương hiệu cho toàn ngân hàng Hiện tại: Trở thành một NHTMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng với vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 115.000 tỷ đồng và hơn 130 điểm giao dịch trên toàn quốc. 1.2 Giới thiệu chung về Maritime Bank 1.2.1 Ngành nghề kinh doanh Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn Chiết khấu giấy tờ có giá Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước Tài trợ thương mại Kinh doanh ngoại hối Các dịch vụ ngân hàng khác 1.2.2 Tôn chỉ phát triển Tạo lập giá trị bền vững 1.2.3 Tầm nhìn của Maritime Bank Trở thành NHTMCP dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế Trở thành NHTMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh. 1.3 Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Hiện nay Ngân hàng có 2.587 cán bộ công nhân viên trong đó: Bảng 1: Cơ cấu cán bộ công nhân viên của Maritime Bank STT Phân theo cấp bậc Số lượng Chiếm tỷ lệ (%) 1 Cấp quản lý 412 16% 2 Nhân viên 2.175 84% Tổng 2.587 STT Phân theo trình độ Số lượng Chiếm tỷ lệ (%) 1 Trên đại học 86 3% 2 Đại học, Cao đẳng 2.278 88% 3 Trung cấp 140 6% 4 Khác 83 3% Tổng 2.587 Nguồn: Cáo bạch Maritime Bank năm 2011 Hình 1: Mô hình tổ chức: 1.4 Tình hình tài chính Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Q1 2011 I Quy mô vốn 1 Vốn điều lệ Triệu đồng 3.000.000 5.000.000 5.000.000 2 Tổng tài sản có Triệu đồng 63.882.044 115.336.083 108.385.046 3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu % 8,93 9,18 N/A II Kết quả HĐKD 1 Tiền gửi của KH và giấy tờ có giá Triệu đồng 35.421.546 60.822.028 62.484.074 2 Doanh số cho vay Triệu đồng 23.871.616 31.829.535 30.638.174 3 Nợ xấu Triệu đồng 150.233 594.573 855.377 4 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,63 1,87 2,79 III Khả năng thanh toán 1 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày Lần 1,42 1,04 N/A 2 Tỷ lệ NVNH cho vay trung dài hạn % 15,50 7,92 N/A Nguồn: Tổng hợp BCTC hợp nhất năm 2009, 2010 và quý I 2011 của Maritime Bank. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Maritime Bank luôn hoàn thành chỉ tiêu tăng vốn theo đúng kế hoạch, có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao, chứng tỏ tiềm lực vững mạnh và sự tăng trưởng ổn định của ngân hàng. 1.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 và 2010 Tóm tắt một số chỉ tiêu về HĐSXKD trong 2 năm gần đây nhất Bảng 3: Kết quả HĐSXKD từ năm 2009 đến 31/3/2011 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 % tăng giảm 31/3/2011 1 Tổng giá trị tài sản 63.882.044 115.336.083 81% 108.385.046 2 Vốn điều lệ 3.000.000 5.000.000 67% 5.000.000 3 Nguồn VCSH 3.553.452 6.327.589 78% 6.377.850 4 Tổng vốn huy động 59.254.160 94.180.892 59% 86.067.102 STT Chỉ tiêu 2009 2010 % tăng giảm Q1 2011 5 Thu nhập lãi thuần 1.278.449 1.919.903 50% 469.549 6 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ 122.742 207.021 69% 72.992 7 Lãi/(lỗ) thuần từ HĐKD ngoại hối 87.768 (106.983) -222% (48.679) 8 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động KDCK (7.708) (12.496) 62% (6.869) 9 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động ĐTCK 64.292 389.390 506% (99.810) 10 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động khác 87.130 110.221 27% 71.073 11 Thu từ góp vốn, mua cổ phần 42.482 73.007 72% 1.671 12 Tổng thu nhập HĐKD 1.675.155 2.580.063 54% 459.927 13 Tổng chi phí HĐKD (509.120) (924.207) 82% (230.437) 14 Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước CPDPRRTD 1.166.035 1.655.035 42% 229.490 15 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.005.315 1.518.188 51% 87.088 16 Thuế TNDN (232.429) (361.071) 55% (5.820) 17 Lợi nhuận sau thuế 772.886 1.157.117 50% 81.268 18 EPS (VNĐ/cổ phần) 3.555 3.511 -1% 163 Nguồn: BCTC hợp nhất 2009, 2010, BCTC hợp nhất quý I 2011 và NQĐHĐCĐ 2010 và 2011 của Maritime Bank. Trong năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh của Maritime Bank đã phát triển mạnh mẽ so với năm 2009 với tốc độ tăng trưởng khoảng 50% (huy động vốn, thu nhập lãi thuần…). Chỉ có chỉ tiêu Lãi/lỗ từ hoạt động KDNH là sụt giảm mạnh so với năm 2009 do Maritime Bank, cũng như nhiều ngân hàng khác, đã gặp khó khăn lớn trong việc hạn chế thất thoát vì chênh lệch tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá tại thị trường tự do. Ngoài ra, thị trường ngoại hối có những biến động không lường, đồng USD mất giá mạnh mẽ so với các đồng tiền khác (ngoại trừ VNĐ) đã gây rủi ro lớn cho Ngân hàng trong việc thực hiện các công cụ tài chính phái sinh. Quý 1 năm 2011, Maritime Bank tiếp tục bị lỗ trong hoạt động ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khoán nên lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 7% so với tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010. Tổng tài sản tại 31/3/2011 giảm 7% so với cuối năm 2010 do các tổ chức tín dụng rút 30% tiền gửi tại MSB (khoảng 10 nghìn tỷ đồng) 2. Thực trạng huy động vốn tại MSB Mariritime Bank là ngân hàng có sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức tín dụng cả bằng ngoại tệ và nội tệ và tập trung huy động vốn từ 2 thị trường: tổ chức kinh tế và dân cư; các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. 2.1 Thị trường 1: Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư Là ngân hàng cổ phần với cổ đông sáng lập, cổ đông lớn là các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam (VNPT, Công ty Vận tải biển Việt Nam, CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, Cục hàng không dân dụng…) đã tạo điều kiện thuận lợi cho Maritime Bank trong việc hoạt động huy động vốn dân cư và tổ chức kinh tế. 2.1.1 Đưa ra các Bộ sản phẩm hấp dẫn cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp Để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ khu vực này, Maritime Bank luôn thấu hiểu hiệu quả hoạt động phải đi đôi với việc đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẻ lợi nhuận với công chúng, do đó Ngân hàng luôn không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích và phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, bằng cả về nội tệ lẫn ngoại tệ như M1 Account cho khách hàng cá nhân và M-Business cho khách hàng doanh nghiệp. Với 2 sản phẩm này, khách hàng có thể hưởng lãi suất bậc thang lên tới 12.9%/năm với rất nhiều ưu đãi khác như miễn phí chuyển khoản online, miễn phí phát hành thẻ… a. Đối với khách hàng cá nhân Nổi bật nhất trong các bộ sản phẩm hấp dẫn mà Maritime Bank mang lại cho đối tượng khách hàng cá nhân có thể kể đến bộ sản phẩm M1 Account. Bộ sản phẩm này là sự kết hợp trọn gói các dịch vụ: tài khoản không kỳ hạn lãi suất cao nhất Việt Nam, dịch vụ Internet Banking & Mobile Banking, miễn phí mọi giao dịch Bảng 4: Bảng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản M1 Account Mức tính lãi Số dư tài khoản M1 Account Mức lãi suất áp dụng (năm) 1 Từ 0 – 40 triệu VNĐ 9.0% 2 Từ 40 triệu – dưới 500 triệu VNĐ 10.0% 3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ VNĐ 11.0% 4 Từ 1tỷ– dưới 10 tỷ VNĐ 12.0% 5 Từ 10 tỷ VNĐ 12.9% Nguồn: msb.com.vn Với bộ sản phẩm này, khách hàng có thể rút tiền tối đa 30 triệu/lần và 100 triệu/ngày; chuyển khoản tối đa 200 triệu/ngày đồng thời được hưởng mọi ưu tiên về dịch vụ như ưu tiên thực hiện giao dịch, có cơ hội sử dụng phòng VIP với thiết kế hiện đại và được tư vấn, chăm sóc bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. b. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tương tự như với nhóm đối tượng khách hàng cá nhân, Maritime Bank cũng đưa ra một bộ sản phẩm M-Business dành cho các đối tượng là khách hàng doanh nghiệp. Bộ sản phẩm này bao gồm M-Business Gold và M-Business Classic M-Business Gold: dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch thanh toán với giá trị lớn và thường xuyên với mức lãi suất cho tài khoản thanh toán cao nhất trên thị trường là 8%/năm và miễn phí 100% cho tất cả các dịch vụ. Đồng thời M-Business Gold cũng cho phép khách hàng hưởng mọi ưu tiên về dịch vụ như bộ sản phẩm M1-Account. M-Business Classic: dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp đang tìm kiếm một tài khoản thanh toán với tiện ích quản lý giao dịch hoàn hảo mà không bị giới hạn về số dư tối thiểu. Với các tiện ích như mức lãi suất cho tài khoản thanh toán cao nhất trên thị trường là 6%/năm, không yêu cầu số dư tối thiểu và 99% các dịch vụ đều miễn phí cùng các ưu tiên trong thực hiện dịch vụ, bộ sản phẩm này thực sự là một gói các tiện ích hấp dẫn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Với những tiện ích này, Maritime Bank đã gia tăng sự hài lòng của khách hàng cũng như tăng cường được hoạt động huy động vốn với tốc độ tăng trưởng từ 2008-2012 đạt 122%/năm. 2.1.2 Phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại Để tạo thêm sự khác biệt cho sản phẩm của mình và tối đa hóa lợi ích của khách hàng, Maritime Bank đã phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại với các tiện ích Internet Banking và Mobile Banking giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc quản lý tài khoản của mình. Với các lợi ích dẫn như: Tiện lợi: khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mọi lúc mọi nơi, 24/7 Tiết kiệm: thay vì phải ra phòng giao dịch hay đến máy ATM, khách hàng chỉ cần thao tác trên máy vi tính hoặc soạn tin nhắn và gửi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng nhận được thông tin mong muốn Nhanh chóng: mọi giao dịch được thực hiện một cách tức thì An toàn: hệ thống bảo mật luôn được kiểm soát, nâng cấp thường xuyên Chính xác: hệ thống đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách chính xác. Kèm theo đó là hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết, rõ ràng nhất để hạn chế tối đa những sai sót mà khách hàng có thể mắc phải. 2.1.3 Phát triển mạng lưới hệ thống chi nhánh Nhằm phục vụ tốt nhu cầu gửi tiền của dân cư cũng như cung ứng dịch vụ cho các tổ chức kinh tế, Maritime Bank cũng đã đẩy mạnh việc phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh đến nhiều vùng, miền trên cả nước. Hình 2: Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm của Maritime Bank Đặc biệt, với sự hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế Giới, Maritime Bank đã có được hệ thống công nghệ tin học và công nghệ ngân hàng tiên tiến, đảm bảo hoạt động an toàn nghiệp vụ và đó cũng là cơ sở thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Trong suốt 20 năm hoạt động, Maritime Bank luôn tự hào là Ngân hàng có nguồn vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển tín dụng của mình. 2.2 Thị trường II: Huy động vốn từ tổ chức tín dụng và các định chế tài chính Đây là thị trường được Maritime Bank quan tâm chú trọng phát triển và có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của thị trường II trung bình đạt 64%/năm trong giai đoạn từ 2008-2010. 2.2.1 Huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm Các hình thức tiết kiệm mà Ngân hàng đang đưa ra hiện nay: Tiết kiệm “Rút gốc từng phần”: Là hình thức tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng có thể rút từng phần tiền gửi gốc một cách linh hoạt khi có nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo khoản tiền gốc còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu. Kỳ hạn gửi: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng với mức lãi suất áp dụng là 14%/năm đối với khoản tiền gửi bằng VNĐ và 1.80%/năm đối với khoản tiền gửi bằng USD Tiết kiệm “Lãi suất cao nhất”: Để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền và tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các dự án hiệu quả Kỳ hạn gửi: Các kỳ hạn từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng…tăng dần đến đến 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng với mức lãi suất áp dụng là 14%/năm đối với khoản tiền gửi bằng VNĐ và 2.00%/năm đối với khoản tiền gửi bằng USD. Tiết kiệm “Định kỳ sinh lời” Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà cứ định kỳ 1 tháng 1 lần trong kỳ hạn gửi tiền, khách hàng được rút lãi của 1 tháng trước đó. Bảng 5: Bảng lãi suất áp dụng cho gói tiết kiệm “Định kỳ sinh lời” Kỳ hạn Lãi suất VNĐ (%/năm) Lãi suất USD (%/năm) 1 tháng _ _ 2 tháng 13.90 2.00 3 tháng 13.80 1.99 6 tháng 13.60 1.99 9 tháng 13.40 1.98 12 tháng 13.10 1.98 15 tháng 11.18 1.97 18 tháng 11.00 1.97 24 tháng 10.67 1.96 36 tháng 10.02 1.94 Nguồn: msb.com.vn Tiết kiệm “Gửi tiền nhận lãi ngay” Là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn mà khách hàng nhận được tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền. Bảng 6: Lãi suất áp dụng cho gói tiết kiệm “Gửi tiền nhận lãi ngay” Kỳ hạn Lãi suất VNĐ (%/năm) Lãi suất USD (%/năm 1 tháng 13.80 1.99 2 tháng 13.70 1.99 3 tháng 13.50 1.99 6 tháng 13.10 1.98 9 tháng 12.70 1.97 12 tháng 12.30 1.96 Nguồn: msb.com.vn Tiết kiệm “Tiết kiệm thông thường” Với các sản phẩm Tiết kiệm thường khách hàng có thể gửi và rút tiền tại bất kỳ đơn vị kinh doanh nào của Maritime Bank và được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Maritime Bank công bố. Với kỳ hạn “không kỳ hạn”, khách hàng được hưởng lãi suất 3.00%/năm cho tài khoản tiền gửi bằng VNĐ và lãi suất 0.50%/năm cho tài khoản tiền gửi bằng USD Với các kỳ hạn từ 1 tháng đến 11 tháng, lãi suất áp dụng cho tài khoản VNĐ là 13.50%/năm và tài khoản USD là 1.80%/năm. Với các kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng, lãi suất áp dụng cho tài khoản VNĐ là 14%/năm và tài khoản USD là 2.00%năm. Tiết kiệm “Phú An Thuận” Là hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất tăng dần theo số tiền gửi do Maritime Bank quy định. Theo đó, khách hàng gửi với số tiền càng lớn thì lãi suất tiền gửi càng cao. Bảng 7: Lãi suất áp dụng cho gói tiết kiệm “Phú An Thuận” – Đối với VNĐ Số dư tiền gửi Lãi suất (%/năm) Dưới 2 triệu đồng 3.60 Từ 2 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng 3.65 Từ 5 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng 3.70 Từ 15 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng 3.75 Từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng 3.80 Từ 200 triệu đồng trở lên 3.85 Nguồn: msb.com.vn Bảng 8: Lãi suất áp dụng cho gói tiết kiệm “Phú An Thuận” – Đối với USD Số dư tiền gửi Lãi suất (%/năm) Dưới 120 USD 0.60 Từ 120 USD đến dưới 300 USD 0.70 Từ 300 USD đến dưới 900 USD 0.80 Từ 900 USD đến dưới 3.000 USD 0.90 Từ 3000 USD đến dưới 12.000 USD 1.00 Từ 12.000 USD trở lên 1.10 Nguồn: msb.com.vn Đặc điểm và lợi ích chung của các hình thức tiết kiệm này: An toàn Loại tiền gửi: VNĐ, USD Lãi và gốc được trả 1 lần khi đến hạn Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến rút và không có thỏa thuận nào khác thì Ngân hàng sẽ tự động chuyển sang kỳ hạn mới tương đương với lãi suất tại thời điểm chuyển kỳ hạn Khách hàng được gửi và rút tại tất cả các điểm giao dịch của Maritime Bank trên toàn quốc và được chuyển nhượng theo quy định của Pháp luật và của Maritime Bank. 2.2.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá Để phát triển hơn nữa hoạt động huy động vốn và đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích, Maritime Bank đã phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm: Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn, trái phiếu và cổ phiếu. a. Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn: Là loại giấy tờ có giá ngắn hạn ghi danh được Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong nước từ các cá nhân và tổ chức Đồng tiền phát hành: VNĐ, USD, EUR Hình thức phát hành: Chứng chỉ tiền gửi ghi danh Đối tượng mua CCTG: Cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và không hoạt động tại Việt Nam. Gần đây nhất, Maritime Bank đã phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh ngắn hạn VNĐ dành cho đối tượng khách hàng cá nhân vào khoảng thời gian từ 10/05/2010 đến 30/06/2010 với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu VNĐ. Chứng chỉ Maritime Bank lần này có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng với mức lãi suất hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao. Bảng 9: Lãi suất chứng chỉ tiền gửi Kỳ hạn (tháng) Lãi suất (%/năm) 1 11.40 2 11.50 3 11.70 6 11.80 9 11.90 Nguồn: msb.com.vn Đặc biệt, nếu hết hạn mà khách hàng không tới để nhận, lãi nhập gốc sẽ được tự động đáo hạn sang sản phẩm Lãi suất cao nhất kỳ hạn tương đương với lãi suất niêm yết tại thời điểm chuyển kỳ hạn và được tất toán trước hạn khi cần thiết. Khi sở hữu chứng chỉ tiền gửi của Maritime Bank, khách hàng có thể linh hoạt chuyển nhượng, cho, tặng, biếu dễ dàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể dùng chứng chỉ tiền gửi để ký quỹ, cầm cố vay vốn, chiết khấu như một tài sản thế chấp tại Ngân hàng. b. Kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn: Là loại Giấy tờ có giá ngắn hạn ghi danh do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong nước từ các cá nhân Việt Nam và nước ngoài Đồng tiền phát hành: hiện nay Maritime Bank mới chỉ đưa ra loại kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn VNĐ Hình thức phát hành: Kỳ phiếu ghi danh Đối tượng mua KPGD: cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm các cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và không hoạt động tại Việt Nam Đợt phát hành kỳ phiếu ghi danh ngắn hạn gần đây nhất của Maritime Bank diễn ra từ ngày 11/10/2010 đến hết ngày 9/12/2010 với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu VNĐ và tối đa là 5 tỷ VNĐ. Với các kỳ hạn được đưa ra là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày và đều áp dụng mức lãi suất 12.00%/năm. Kỳ phiếu Maritime Bank cho phép khách hàng cầm cố, chiết khấu hoặc chuyển nhượng lại cho người thứ ba với thủ tục đơn giản, thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Gốc và lãi sẽ được trả một lần duy nhất khi đến hạn. c. Trái phiếu Là loại giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong nước từ các cá nhân và tổ chức. Vào năm 2010, Maritime Bank đã phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi nhằm tăng khả năng huy động vốn, đảm bảo ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng số lượng phát hành: 2 triệu trái phiếu chuyển đổi, trong đó: trái phiếu chuyển đổi thời hạn 1 năm là 1 triệu trái phiếu; trái phiếu chuyển đổi thời hạn 2 năm là 1 triệu trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu: 1 triệu đồng/1 trái phiếu Tổng mệnh giá phát hành: 2 nghìn tỷ đồng Phương thức phát hành: Trái phiếu chuyển đổi phát hành trực tiếp Hình thức phát hành: Trái phiếu chuyển đổi được phát hành dưới hình thức ghi sổ. Maritime Bank hoặc tổ chức được Maritime Bank ủy quyền thực hiện việc lưu ký cấp cho trái chủ. Giấy xác nhận sở hữu ghi số lượng trái phiếu của từng đợt phát hành của mỗi trái chủ Lãi suất trái phiếu: Mức lãi suất cố định trả sau 9%/năm (365 ngày) Đối tượng phát hành: Các Cổ đông hiện hữu của Maritime Bank d. Cổ phiếu Là loại giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong nước từ các cá nhân và tổ chức. Gần đây nhất, vào tháng 7 năm 2011, Maritime Bank đã phát hành cổ phiếu phổ thông với khối lượng vốn huy động lên tới 2 triệu 4 trăm nghìn tỷ đồng nhằm mục tiêu thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực tài chính, phục vụ tăng trưởng. Tổng số lượng phát hành: 200 triệu cổ phần Mệnh giá: 10 nghìn VNĐ Giá chào bán: 12 nghìn VNĐ Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu của Maritime Bank Phương thức phát hành: theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ thực hiện quyền 5:2 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông sẽ được mua 2 cổ phiếu phát hành mới) Số cổ phiếu phát hành mới cho mỗi cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống hàng đơn vị Ví dụ: Cổ đông A tại ngày chốt danh sách để thực hiện quyền sở hữu 8 cổ phiếu thì được quyền mua (làm tròn xuống của 8x2/5 = ) 3 cổ phiếu mới Quyền mua cổ phiếu được chuyển nhượng tự do nhưng chỉ chuyển nhượng tối đa 1 lần. 3. Kết quả huy động vốn của Maritime Bank 3.1 Kết quả huy động vốn theo cơ cấu Bảng 10: Cơ cấu huy động vốn theo thị trường STT Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Thị trường I 47% 51% 52% 2 Thị trường II 53% 49% 48% Nguồn: msb.com.vn Cơ cấu vốn huy động của Maritime Bank có sự thay đổi lớn từ 2008 đến 2010 với sự dịch chuyển việc huy động vốn tập trung vào thị trường I. Mặc dù khối lượng huy động vốn từ tiền gửi và cho vay của các TCTD tăng đều qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng. Đây là sự thay đổi tích cực từ việc Maritime Bank đẩy mạnh chiến lược nhằm tối đa hóa tiện ích cho khối kinh tế và dân cư. Cụ thể cơ cấu của từng thị trường trong tổng nguồn vốn được huy động như sau: Bảng 11: Cụ thể cơ cấu nguồn vốn huy động theo thị trường. Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Hạng mục 2008 2009 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tiền gửi khách hàng 14.111.556 47.24 30.053.287 50.69 48.626.708 45.29 Tiền gửi và vay của các TCTD 14.603.271 48.89 23.832.614 40.20 33.358.864 31.07 Giấy tờ có giá 1.134.177 3.80 5.368.259 9.06 12.195.320 11.36 Tổng số tiền vốn huy động (bao gồm các sản phẩm huy động khác) 29.877.406 100 59.287.376 100 107.364.077 100 Nguồn: BCTC hợp nhất Maritime Bank các năm 2008, 2009, 2010 Qua bảng số liệu, ta có thể thấy hai nguồn huy động chính của Maritime Bank là tiền gửi khách hàng và tiền gửi và vay của các TCTD. Hai nguồn vốn này trong năm 2008 chiếm tỷ lệ 96.13%, trong năm 2009 là 90.89% và trong năm 2010 là 76.36%. Sở dĩ có sự giảm mạnh về tỷ lệ của hai nguồn vốn này trong năm 2010 là do năm 2010, Maritime Bank đã phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phục vụ cho mục đích đảm bảo ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ sự biến động phức tạp của nền kinh tế nhưng Maritime Bank vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ các hạng mục này trong giai đoạn 2008-2010 Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Maritime Bank từ 2008 đến 2010. STT Hạng mục % tăng 2008-209 % tăng 2009-2010 1 Tiền gửi khách hàng 113% 62% 2 Tiền gử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng hoạt động huy động vốn và những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan