Chuyên đề Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại Hà Tây

 

 

Mục Lục

Lời nói đầu .1

Lý do chọn đề tài .3

Phần nội dung . 4

Phần I: Kết hôn có yếu tố nước ngoài . .4

Phần II: Thực trạng ly hôn tại địa phương .5

1. Khái quát chung về ly hôn .5

2.Thực trạng ly hôn tại địa phương .8

2.1. Giới thiệu chung.8

2.2. Tình hình ly hôn tại địa phương.9

2.3. Đường lối giải quyết.11

Phần III: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.13

* Mâu thuẫn gia đình do đánh đập ngược đãi . .13

* Ngoại tình . .14

* Mâu thuẫn mẹ chồng - Nàng dâu . .15

* Mâu thuẫn do tính tình không hợp . .15

* Khó khăn về kinh tế . .16

Phần IV: Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn . .16

Phần V: Những vấn đề còn tồn tại ở địa phương . .18

Phần VI: Một số kiến nghị qua thời gian thực tập . .20

Phần kết luận .22

Tài liệu tham khảo .23

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ hôn nhân, và ngày càng chăm lo đến cuộc sống gia đình, tuyên truyền những điều tốt đẹp, xoá bỏ những quan hệ, quan điểm, tập quán lạc hậu, chúng ta đề ra và thực hiện một cách sâu rộng về pháp luật nhằm tạo một hành lang pháp lý an toàn cho mỗi cuộc hôn nhân, mỗi quan hệ vợ chồng . Ngày nay nam nữ được quyền tự do tìm hiểu, tự nguyện kết hôn điều đó được pháp luật cho phép và bảo hộ không vi phạm các điều cấm của pháp luật. Khi kết hôn có nghĩa là hai cá thể với hai tư tưởng khác nhau hợp lại nhằm xây dựng một gia đình mới – một tế bào của xã hội do đó các cá thể cần vun đắp và nuôi dưỡng nó phát triển. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thuỷ quý trọng lẫn nhau cùng nhau xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Mặt khác pháp luật bảo vệ và tôn trọng sự lựa chọn của vợ chồng khi nó phù hợp với thực tế với các quy định của pháp luật nhằm giải phóng cho cả vợ và chồng những gánh nặng về tư tưởng để cả hai tự lựa chọn xây dựng một gia đình mới phù hợp với mình. Điều đó cũng phù hợp với bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để có được sự hợp pháp đó đòi hỏi cả hai vợ chồng phải được sự công nhận của pháp luật qua hình thức ly hôn . Về ly hôn, theo khoản 8 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” . Như vậy ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình được Toà án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định thuận tình ly hôn. Hay nói cách khác ly hôn là sự chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà án không thành nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thảo thuận về việc chia tài sản , việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng gáo dục con cái thì toà án cộng nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con cái trên cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu không thoả thuận hoặc tuy có thoả thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi của vợ và con thì Toà án quyết định”. Còn Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét giải quyết việc ly hôn”. Ly hôn là việc chẩm dứt hôn nhân, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng. Ngoài hai vợ chồng ra không một người nào khác có thể yêu cầu ly hôn được và việc chấm dứt hôn nhân giữa hai vợ chồng phải được Toà án có thẩm quyền quyết định hoặc công nhận thì mới có giá trị pháp lý. Trên thực tế có nhiều cặp vợ chồng sau khi xây dựng gia đình được một thời gian thì bỏ nhau, nhưng không ly hôn, không được Toà án công nhận và cả hai đều đi xây dựng gia đình mới. Điều này không được pháp luật cho phép và bảo vệ vì nó trái với các quy định của pháp luật. Khi chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng đã ly hôn bằng quyết định của Toà án thì hôn nhân là không hợp pháp, pháp luật không công dân và cho phép . Khi xử cho vợ chồng ly hôn Toà án căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết . Căn cứ ly hôn là những tình tiết được quy định của pháp luật và chỉ khi có những điều kiện đó thì Toà án cho ly hôn . Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “ Toà án xem xét yêu cầu ly hôn nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục dích hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn”. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn . Như vậy, theo tinh thần của điều luật thì khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có yêu cầu ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành điều tra, hoà giải nhằm đoàn tụ gia đình. Nếu hoà giải không thành thì Toà án mới xử cho ly hôn và chỉ cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài không đơn thuần là tình yêu không còn nữa mà là muốn nói tới một thực trạng đó là ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Khi hai người nam nữ đến với nhau họ có cùng mục đích là xây dựng một gia đình mới ấm no, hạnh phúc, vợ chồng có trách nhiệm, có tình thương đối với nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái. Như thế trước khi kết hôn cả hai người đều có chung mục đích nhưng sau khi kết hôn thì mục đích của cuộc hôn nhân đó không thể thực hiện được dẫn đến cuộc sống tình cảm có nhiều mâu thuẫn lục đục làm cho cả hai vợ chồng chán ghét nhau, không quan tâm đến nhau, thậm trí không muốn nhìn mặt nhau nên việc ly hôn là một giải pháp tích cực nhằm giải phóng cho nhau để mỗi bên tự đi tìm và xây dựng cho mình một hạnh phúc mới thông qua đó bảo đảm được quyền tự do, bình đẳng bảo đảm quyền và lợi ích của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện hành. II . Thực trạng ly hôn tại địa phương. 2.1. Giới thiệu chung. Về điều kiện tự nhiên: Phú Xuyên là một huyện nằm ở phía đông nam của tỉnh Hà Tây, dọc theo quốc lộ 1A. Phú Xuyên là cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội và mọi giao lưu với các tỉnh phía nam đều phải qua địa phận của huyện. Là một huyện cách không xa trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị xã hội của đất nước nên những ảnh hưởng của nó đến tình hình phát triển chung của huyện là rất lớn. Phú Xuyên có hai thị trấn: thị trấn Phú Minh và thị trấn Phú Xuyên . Do ảnh hưởng lớn đó mà tình hình kinh tế trong những năm gần đây của huyện phát triển không ngừng từ nông nghiệp, công nghiệp, đến thủ công nghiệp. Góp phần không nhỏ tới nền kinh tế chung của toàn huyện. Trong hai năm trở lại đây các làng nghề thủ công đặc biệt phát triển đã tạo công ăn việc làm cho những lao dộng nhàn dỗi ở nông thôn và từng bước đưa nền kinh tế của huyện phát triển. Về văn hoá xã hội thì trên địa bàn huyện có bốn trường PTTH như: Trường Phú Xuyên A, Phú Xuyên B, trường Đồng Quan, trường Tân Dân là những cơ sở giáo dục có chất lượng đào tạo tốt; hàng năm có tỷ lệ học sinh đỗ Đại học cao. Ngoài ra còn có những cơ sở dạy nghề nhằm đào tạo và bồi dưỡng những thợ, những công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đời sống xã hội được nâng cao, sức khoẻ của nhân dân trong huyện được đảm bảo và được chăm lo chu đáo.Trong toàn huyện đã có một trung tâm y tế nằm tại thị trấn huyện và từng xã cũng đã có những trạm y tế riêng với đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn vững vàng. Do là cửa ngõ của thủ đô nên tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh nhưng chưa được đồng bộ giữa các xã. Nhiều nơi vẫn có những tư tưởng phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ, trình độ hiểu biết pháp luật vẫn còn yếu nên vẫn còn nhiều những vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn đòi hỏi các nhà thực hiện pháp luật phải vận dụng có hiệu quả hơn nữa những chính sách pháp luật vào đời sống xã hội . 2.2. Tình hình ly hôn tại địa phương. Trong hai năm trở lại đây (2003- 2004) trên địa bàn huyện Phú Xuyên, số lượng án nói chung được thụ lý khá nhiều, trong đó lượng án về hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên trong hai năm 2003- 2004 như sau: Năm Tổng số vụ thụ lý án HNvàGĐ Tạm ĐC, ĐC HG Công nhận thuận ly Xử LH Bác đơn 2003 116 55 10 1 30 8 1 2004 96 48 4 2 30 8 1 Trên đây là những con số thực về tỷ lệ án ly hôn so với các án khác nó lên tới 47,4% năm 2003 và 50% năm 2004. Trong đó số vụ được giải quyết là 90% - 94% tổng số vụ đã thụ lý. Đặc biệt trong số án hôn nhân gia đình được thụ lý thì có đến 69% đến 79% kết quả là ly hôn, số được hoà giải đoàn tụ là từ 2% đến 4% còn lại là tạm đình chỉ, đình chỉ và bác đơn hoặc chuyển án. Trong quá trình thực tập được tham gia hoà giải, bản thân em thấy sự tích cực của cán bộ toà án khi hoà giải các vụ ly hôn. Họ đã không ngại khó khăn, sẵn sàng đi vào đời sống xã hội để tìm hiểu ngọn ngành, phân tích khuyên giải quyền lợi của người vợ người chồng một cách thấu tình đạt lý nhưng đôi khi kết quả vẫn không như mong đợi. Một thực tế trong các vụ ly hôn thì người đứng đơn chủ yếu là người vợ- những người có lòng chịu thương chịu khó và có sức chịu đựng tốt hơn nam giới. Một con số thực tế là năm 2003 có 55 vụ thụ lý thì có tới 40 đơn do vợ đứng đơn còn lại là 15 đơn do chồng đứng đơn. Về công tác xét xử nhìn chung có những vụ án đa dạng, phức tạp với nhiều tình huống khó giải nhưng với sự cố gắng và vững vàng trong chuyên môn với tâm huyết nghề nghiệp cán bộ toà án đã giải quyết đúng đắn, chính xác mà nhanh chóng các vụ án, từ đó giảm được nhiều chi phí, nhiều thủ tục không đáng có cho đương sự, đem lại lòng tin vào cơ quan pháp luật từ phía nhân dân. 2.3. Đường lối gải quyết. Kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2001 đã nhanh chóng được thực thi trong toàn quốc. So với các luật trước thì luật này có nhiều bước tiến mới với nhiều điều khoản quy định một cách rõ ràng cụ thể. Từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì trong công tác xét xử của huyện Phú Xuyên cũng có nhiều thuận lợi từ đó giảm được nhiều án tồn đọng trong những năm trước khi có luật mới. Và từ khi có luật mới thì những sai sót để phải sửa chữa không nhiều, giảm đáng kể so với trước đây. - Trong nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 quy định về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 . - Nghị định 77/ 2001/ NĐ- CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết 35/ QH10 của Quốc hội về thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Ngoài ra còn có một số Thông tư liên tịch của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Bên cạnh đó thì Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự mới và Luật đất đai năm 2003 cũng được xem xét áp dụng giải quyết các vụ án về hôn nhân. a. Về hôn nhân. Sau khi nhận đơn Toà án xem xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Toà án tiến hành thụ lý và đưa án ra giải quyết theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Toà án sẽ xem xét thấy cuộc hôn nhân này không vi phạm điều kiện thủ tục quy định tại các Điều 9,10,11 và Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì Toà án tiến hành điều tra hoà giải. Trong vụ án hôn nhân hoà giải là một thủ tục bắt buộc trong quá trình tố tụng. Nếu sau khi đã hoà giải mà các đương sự vẫn không thể cải thiện được đời sống tình cảm, không thể kéo dài đời sống chung, mục đích hôn nhân không đạt được thì Toà án xử cho ly hôn. Nếu sau khi nhận đơn mà Toà án xét thấy hôn nhân đó là không hợp pháp thì Toà án ra quyết định huỷ kết hôn trái pháp luật theo Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và buộc hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng theo Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000. Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình không còn công nhận hôn nhân thực tế nên các vụ ly hôn mà không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn từ năm 2000 trở đi là không hợp pháp. Trên thực tế thì Toà án vẫn giải quyết một số vụ án không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy dịnh của pháp luật, khi gặp những vụ án đó thì từng trường hợp cụ thể Toà án sẽ có cách giải quyết khác nhau. - Nếu hôn nhân đó được xác lập trước khi Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực và hôn nhân đó được hai vợ chồng đồng ý, được mọi người xung quanh công nhận là vợ chồng và không vi phạm các Điều 9, 10 Luật HN&GĐ năm 2000 thì Toà án công nhận đó là hôn nhân thực tế và tiến hành giải quyết theo thủ tục mà pháp luật quy định giống như các vụ ly hôn hợp pháp (theo hướng dẫn của Toà án tối cao). - Nếu hôn nhân được xác lập từ sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thì dù không vi phạm Điều 9,10 và được hai bên họ hàng đồng ý, mọi người công nhận là vợ chồng, Toà án vẫn ra quyết định tuyên bố hôn nhân không hợp pháp và không giải quyết theo khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000. b. Về con cái . Dù hôn nhân của cha mẹ không được công nhận là hợp pháp nhưng quyền lợi của con cái vẫn được giải quyết như trường hợp cha mẹ xin ly hôn, hôn nhân hợp pháp ( khoản 2 Điều 17 Luật HN&GĐ năm 2000). Vì thế, về con cái toà án thường áp dụng theo Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 với nội dung sau: “Sau khi ly hôn vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị dị tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con cái, không thỏa thuận được thì Toà án quyết định...” Điều 93: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn...” Điều 94: “ Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm con không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này...” c. Về tài sản. Dựa trên các căn cứ của khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Toà án có thể áp dụng việc chia tài sản theo các Điều 95, 96, 97, 98, và Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Phần III: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Phú Xuyên trong những năm gần đây số lượng án hôn nhân được thụ lý khá nhiều. Điều đó được tạo thành bởi vô số các nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống, và có thể kể đến một loạt những nguyên nhân sau: * Mâu thuẫn gia đình do đánh đập ngược đãi. Trong nền kinh tế thị trường và tốc độ đô thị hoá hiện nay thì tại địa bàn huyện Phú Xuyên tốc độ này cũng đang diễn ra mạnh mẽ nhưng có sự không đồng đều giữa các xã xa trung tâm thị trấn, trình độ hiểu biết về pháp luật cũng như về nhận thức chưa cao. Việc tuyên truyền thực hiện và thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình chưa cao, chưa tốt. Trong một số gia đình đông con thì khi con cái đến tuổi trưởng thành đã vội lo dựng vợ gả chồng để con tự lo làm ăn còn bố mẹ phải nuôi em. Vì vậy mà chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái là khá sớm và rất phổ biến. Do cuộc sống sinh hoạt hàng ngày có nhiều những tình huống xảy ra không như mong muốn nên các bên còn nhiều lúng túng khi xử sự. Từ những mâu thuẫn nhỏ tích tụ dần thành những mâu thuẫn lớn đến lúc không thể giải quyết được và cuối cùng là đẫn đến ly hôn. Nhiều trường hợp ly hôn vì nguyên nhân này do vợ đứng đơn xin ly hôn vì họ không chịu đựng được sự hành hạ của chồng, đa số những vụ ly hôn vì lý do này đều có người chồng hay uống rượu và chơi cờ bạc rồi về đánh đập vợ. Nguyên nhân này chiếm khoảng 25%- 30% Tỷ lệ nguyên nhân ly hôn. Ví dụ : Lương Văn Thài sinh năm 1944 và Nguyễn thị Tím sinh năm 1947 kết hôn năm 1970. Cả hai đều trú tại thôn Cổ Trai, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh hà Tây. Xin ly hôn tại Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên với lý do “ Chồng đối xử với vợ tệ bạc, ngược đãi…” * Ngoại tình Do tốc độ đô thị hoá nông thôn diễn ra nhanh chóng nên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Vì vậy quan điểm hôn nhân gia đình trong mỗi cá nhân là rất khác nhau. Có trường hợp con trai con gái có chút tài sắc từ trong vùng nông thôn ra ngoài thành phố buôn bán làm ăn họ không muốn quay về nơi cũ mà muốn ở lại thành phố nên họ tìm cách kết hôn với người ở thành phố để có nhà cửa dù họ không yêu. Sau một thời gian, khi đã có chỗ đứng cho mình thì họ mới đi tìm niềm hạnh phúc thực sự của mình nên cả vợ hoặc chồng không chung thuỷ là rất phổ biến. Mặt khác có nơi còn nặng nề phong tục lạc hậu nên còn tồn tại một số trường hợp cha mẹ ép gả con cái cho người khác trong khi đó con cái họ lại yêu người khác nên sau khi cưới họ vẫn quay lại với nhau. Khi chuyện vỡ lở, nhất là con trai thì họ coi đó là điều sỉ nhục nên họ nhất quyết xin ly hôn . Có một số trường hợp đi ngoại tình do tò mò, thích khám phá sự mới lạ hay do vợ bị lãnh cảm hoặc do chồng bất lực hay một trong hai người có khuyết tật trong tình dục nên gây sự không hoà hợp trong sinh hoạt vợ chồng dẫn đến họ đi ngoại tình. Đáng tiếc nhất vẫn là những trường hợp vợ chồng không quan tâm đúng mức trong việc xây dựng mái ấm gia đình, xây dựng cuộc sống chung. Từ đó dễ bị tư tưởng ngoại tình tác động, xa lánh gia đình, mang lòng theo người ngoài. Nhưng so với các nguyên nhân khác thì tỷ lệ không đáng kể. *Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Phú Xuyên là một huyện đông dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên tư tưởng vẫn còn lạc hậu, chưa xoá bỏ được những hủ tục từ đời xưa. Một số bà mẹ chồng do bị ảnh hưởng của lối sống trước nên đã áp dụng lên chính con dâu của mình. Ngày trước bà phải chịu những cảnh như thế nào thì ngày nay bà áp dụng nên con dâu bà như thế do nhiều nguyên nhân. Có nhiều trường hợp khi cán bộ xã đến can thiệp thì họ còn lớn tiếng bảo đó là quyền của họ, hoặc có một số trường hợp con dâu chỉ sinh toàn con gái mà gia đình chỉ có một con trai độc nhất, mẹ chồng đang muốn có cháu trai để nối dõi tông đường. Đa số những trường hợp mẹ chồng nàng dâu có mâu thuẫn với nhau thì người chồng yếu hèn, hoặc nghe lời mẹ hoặc sợ mẹ đánh đập vợ con. Vì thế đa số những vụ ly hôn vì nguyên nhân này đều do người vợ đứng đơn. Nguyên nhân này hầu như không có. *Mâu thuẫn do tính tình không hợp . Phú Xuyên là một huyện kinh tế còn khó khăn, trong vùng nam nữ kết hôn sớm, thời gian tìm hiểu ngắn ngủi, quan niệm về hôn nhân và gia đình mang tính giản đơn, sau khi về sinh sống mới phát sinh mâu thuẫn vì thế trong gia đình luôn cãi cọ. Hơn nữa có một số trường hợp do ý thức nhất thời của một số các chàng trai cô gái mới lớn nên họ chưa ý thức được trách nhiệm của mình cho gia đình, mà còn mang nặng tính trẻ con. Tình trạng lấy trước yêu sau cũng rất phổ biến vì nhiều gia đình có mối quan hệ qua lại với nhau, có con cái lớn họ thường gán ghép cho nhau, vì họ thường nghĩ rằng gia đình đó là tốt, gửi con cái vào đó là sướng. Nhưng họ không biết rằng con cái không thích hoặc đã có người khác, nên cứ áp đặt và nghĩ rằng cứ về sống với nhau, sinh con đẻ cái là sẽ có tình yêu như trường hợp ở lứa tuổi mình ngày trước. Nên sau khi kết hôn những cặp vợ chồng chung sống được một thời gian ngắn ngủi là phát sinh mâu thuẫn, do những bất đồng trong lối sống suy nghĩ trong sinh hoạt hàng ngày. Cứ thế khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày một xa hơn dẫn đến tình trạng vợ chồng chán nản, thậm chí không muốn nhìn mặt nhau, rồi cuối cùng cả hai đưa nhau ra toà để giải quyết tình trạng trên.Tỷ lệ phần trăm của nguyên nhân này so với các nguyên nhân khác là khá cao lên tới 35% trong tổng số các nguyên nhân khác. *Khó khăn về kinh tế. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến ly hôn chiếm số lượng không nhỏ trên địa bàn huyện Phú Xuyển trong hai năm gần đây. Kinh tế gia đình khó khăn dẫn đến cảnh gia đình nợ nần, túng bấn từ đó gây ra nhiều mâu thuẫn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc trưng nổi bật nhất của huyện Phú Xuyên về các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn lại là các gia đình đông con, có con cái nghiện ngập dẫn đến cảch xô xát thường xuyên xảy ra trong gia đình. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác tuy không phổ biến nhưng nó cũng dẫn đến sự đổ vỡ gia đình như cưỡng hôn, có vợ lẽ, một bên mất tích hay xa cách lâu ngày, một bên cải tạo hoặc đang chấp hành hình phạt tù, một bên bệnh tật không con. Việc gia đình không con là một thiệt thòi khá lớn, có cặp vợ chồng vì không có con đã buộc phải ly hôn mặc dù tình cảm chưa hết. Nguyên nhân về kinh tế chiếm khoảng hơn 25% số các vụ ly hôn. Ví dụ: Vũ Thị Hợp sinh năm 1964 và Nguyễn Hồng Khanh sinh năm 1958 kết hôn năm 1982. Cả hai trú tại thôn Chanh, xã Văn Nhân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Xin ly hôn vì mâu thuẫn gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn mà sinh ra mâu thuẫn không thể hàn gắn được. Phần IV: Một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn. Xuất phát từ thực tế khách quan Phú Xuyên là một huyện thuần nông, lạc hậu, sự khác nhau giữa các xã là rất lớn nên rất phức tạp đòi hỏi việc tuyên truyền pháp luật phải cố gắng trong một thơi gian dài mới có thể có kết quả vì vậy phải đáp ứng một số yêu cầu sau: - Xoá bỏ triệt để các phong tục lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống xã hội hiện nay và phát huy những phong tục truyền thống phù hợp với nền văn hoá dân tộc. Khi xoá bỏ phải có những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, để từ đó tạo lòng tin trong nhân dân. -Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến nhân dân, nhất là những vùng sâu vùng xa để từ đó nâng cao tầm nhận thức cho mọi người để mọi người sống và làm việc theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và pháp luật. - Triệt để cấm các cơ quan tư pháp cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các đối tượng chưa đủ điều kiện kết hôn, nhất là các trường hợp không đủ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo cho công dân phát triển lành mạnh đến tuổi trưởng thành, đảm bảo sau khi kết hôn cả hai vợ chồng đều là người đã trưởng thành đã hoàn thiện cả về ý trí và lý trí để từ đó có những suy nghĩ và hoạt động chính chắn, sống có trách nhiệm hơn với gia đình. - Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và tầm hiểu biết xã hội cho những người làm công tác pháp luật, để họ không chỉ giỏi về lý luận mà giỏi cả về vấn đề tình cảm xã hội. Có như thế thì họ mới giải quyết theo đúng pháp luật và thấu tình đạt lý để khuyên giải cho các bên đương sự hiểu được vấn đề. - Khuyến khích các cặp vợ chồng kết hôn và kế hoạch hoá gia đình có như thế họ mới đủ chín chắn biết suy nghĩ có trách nhiệm với gia đình. Hơn nữa khi họ đủ điều kiện kinh tế cũnh như kinh nghiệm sống để sau khi sinh con họ có sẵn tài sản trang trải những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày khi người vợ nuôi con nhỏ. Từ đó giúp nâng cao hơn mức sống của người dân đảm bảo quyền lợi chính đáng của bà mẹ và trẻ em cho người chồng yên tâm công tác. - Đoàn thanh niên, hội phụ nữ thường xuyên tạo điều kiện giúp đỡ về vốn, kiến thức pháp luật cho các cặp vợ chồng vợ chồng trẻ có ý trí làm giàu chính đánh có thu nhập đảm bảo nuôi sống mình và gia đình. Đời sống vật chất ổn định kéo theo sự bình yên trong gia đình, dân trí được nâng cao giúp cho việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật có hiệu quả hơn. - Nghiêm trị những người quan hệ với nhau như vợ chồng trước khi kết hôn đặc biệt là quan hệ như vợ chồng với người đang có vợ hoặc chồng. Dù hiện tượng này không phổ biến nhưng có như thế mới đảm bảo cho gia đình yên ấm, trừng trị nhữnh kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Phần V: Những vấn đề còn tồn tại. Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã có nhiều tích cực trong công tác triển khai và thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, UBND, Toà án nhân dân huyện Phú Xuyên đã phối hợp với nhiều ban ngành triển khai tuyên truyền phổ biến pháp luật đến nhân đân trong toàn vùng và không ngừng củng cố nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật trong huyện. Từ đó các vụ kiện cũng như số lượng các vụ án được giải quyết nhanh chóng thoả đáng và phù hợp với quy định của pháp luật, nên số lượng án bị cải sửa cũng như bị huỷ ít khi xảy ra, điều đó cho thấy chất lượng giải quyết các vụ việc đã được nâng cao. Ví dụ: Trong năm 2004 vừa qua co 55 vụ án hôn nhân gia đình được thụ lý thì chỉ có một vụ bị bác đơn, không có vụ kháng cáo nào. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì còn có những hạn chế sau mà ở địa phương vẫn còn tồn tại: - Với đại đa số người dân trong huyện là thuần nông nên trình độ học vấn còn thấp và sự hiểu biết pháp luật còn yếu nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đặc biệt là công tác hoà giải các vụ án liên quan tới bộ phận người ở những vùng xa trung tâm. - Tình trạng một số nơi vẫn còn tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ. Đây chỉ là những con số nhỏ nhưng ít nhiều vẫn ảnh hưởng tới quá trình đổi mới phát triển chung của toàn huyện . Vấn đề này đang được tháo gỡ và khắc phục. - Trong những năm gần đây ngoài hai thị trấn thì một số nơi xa trung tâm huyện thì kinh tế vẫn còn khó khăn và phát triển không đồng đều. - Trong quá trình giải quyết án ly hôn việc phân chia tài sản chung vợ chồng, phân chia quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp. Trên thực tế nhiều khi diện tích đất thực có mà gia đình đang sử dụng và diện tích đất ghi trong sổ địa chính của xã phường có sự chênh lệch nhau dẫn đến việc phân chia không thoả đáng. Mặt khác giấy tờ tài liệu về đất đai rất phong phú và phức tạp cộng với sự tăng lên đột ngột của giá đất dẫn đến sự tranh chấp quyền sử dụng đất trở lên gay gắt. Khi gặp phải trường hợp trên thì cán bộ toà án vẫn bị lúng túng trong khi giải quyết, căn cứ theo cả khung giá của nhà nước quy định cách đây hàng chục năm và căn cứ cả theo khung giá thực tế trên địa bàn (sự khác nhau về giá là rất lớn). - Sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng, đền bù khoản chênh lệch trong phân chia tài sản giữa vợ chồng là rất khó khăn bởi điều kiện kinh tế không cho phép. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em. Thực tế nhiều gia đình do kinh tế khó khăn túng quẫn mới phát sinh mâu thuẫn vợ chồng nên khi ly hôn tài sản chẳng có gì may chăng chỉ là một chiếc giường cưới và một chiếc xe đạp cũ và một số đồ dùng không có giá trị nói chi đến việc cấp dưỡng cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn tại địa phương.doc
Tài liệu liên quan