Chuyên đề Thực trạng thu, chi và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Lý luận chung về BHXH và hoạt động thu, chi BHXH 3

I. Sự cần thiết, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH 3

1. Sự cần thiết khách quan của BHXH. 3

2. Bản chất của BHXH. 4

3. Đối tượng của BHXH. 5

4. Chức năng của BHXH 6

5. Tính chất của BHXH 8

II. Những quan điểm cơ bản về BHXH và sơ lược lịch sử phát triển của BHXH. 9

1. Quan điểm cơ bản về BHXH. 9

2. Sơ lược lịch sử phát triển của BHXH 13

III. Quỹ BHXH 21

1. Phân loại quỹ BHXH. 21

2. Nguồn hình thành quỹ BHXH. 22

3. Phí BHXH. 25

4. Mục đích sử dụng quỹ BHXH. 26

5. Hệ thống các chế độ BHXH. 27

IV. Cơ sở thu, chi BHXH 29

1. Giới thiệu về quản lý BHXH. 29

2. Cơ sở thu BHXH và quy trình thực hiện công tác thu BHXH. 31

3. Cơ sở chi BHXH và quy trình thực hiện công tác chi BHXH. 35

Chương II: Thực trạng công tác thu, chi quỹ BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2001 – 2005. 40

I. Vài nét về BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH huyện Tứ Kỳ. 40

1. Vài nét về BHXH tỉnh Hải Dương. 40

2. Vài nét về BHXH huyện Tứ Kỳ. 41

3. Một số thuận lợi và khó khăn với hoạt động BHXH tại huyện Tứ Kỳ. 44

II. Thực trạng công tác thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2005. 46

1. Tổ chức công tác thu BHXH tại huyện Tứ Kỳ. 46

2. Kết quả thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2005. 48

3. Thực trạng về quản lý thu tại BHXH huyện Tứ Kỳ. 57

4. Đánh giá về hoạt động thu tại BHXH huyện Tứ Kỳ. 61

III. Thực trạng công tác chi quỹ BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2001-2005. 66

1. Tổ chức chi trả. 66

2. Kết quả công tác chi. 67

3. Thực trạng về quản lý chi. 71

4. Đánh giá kết quả công tác chi. 72

Chương III: Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác thu, chi quỹ BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ. 72

I. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của BHXH huyện Tứ Kỳ. 72

II. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả công tác thu, chi BHXH tại huyện Tứ Kỳ. 72

1. Đối với cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ. 72

2. Đối với cơ quan BHXH cấp trên. 72

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 72

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng thu, chi và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu, chi bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đối với chế độ trợ cấp thai sản: Được quy định tại điều 11, 12, 13, 14 trong Điều lệ BHXH quy định về thời gian nghỉ việc để đi khám thai, thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con, thời gian nghỉ việc để nuôi con nuôi và mức hưởng trợ cấp thai sản. - Đối với chế độ trợ cấp TNLĐ-BNN được quy định tại điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 của Điều lệ BHXH, quy định về sự kiện BHXH, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, mức độ suy giảm khả năng lao động… - Chế độ hưu trí: Được quy định tại điều 25, 26, 27, 28, 29, 30 về điều kiện hưởng, về mức hưởng… - Chế độ tử tuất: Được quy định tại điều 31, 32, 33, 34, 35 của Điều lệ BHXH. Cơ quan BHXH sẽ xem xét hồ sơ của người lao động theo trình tự xét hưởng trợ cấp từng chế độ. Trong quá trình xét hưởng phải đối chiếu với các quy định trong điều lệ xem có phù hợp hay không rồi sau đó mới thực hiện chi để đảm bảo đúng chế độ BHXH. Ngoài ra, còn một số văn bản khác liên quan đến công tác chi trả như: - Quyết định số 2903/1999/QĐ- BHXH ngày 24/11/1999 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. - Quyết định số 1058- TC/QĐ/KT ngày 9/09/1995, Quyết định số 1124-TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1996 và Quyết định số 140/1999/QĐ-BTC ngày 15/11/1999 của Bộ tài chính ban hành hệ thống chế độ kế toán BHXH áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. Bên cạnh đó còn một số văn bản khác liên quan và hỗ trợ công tác chi quỹ BHXH. 3.2 Quy trình thực hiện công tác chi BHXH. Trình tự chi trả chế độ BHXH gồm các bước như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp BHXH. Thông thường khi xảy ra biến cố được BHXH người sử dụng lao động, người lao động và gia đình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong thời gian quy định. Hồ sơ bao gồm: Những bằng chứng về sự kiện được BHXH trực tiếp xảy ra với bản thân người lao động, những tài liệu khác nhau tuỳ theo bản chất của sự cố, tuỳ theo đặc điểm của từng trường hợp phát sinh và tính chất công việc của người lao động và tuỳ theo các yếu tố khác có liên quan. Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ. Việc nhận và kiểm tra hồ sơ được tiến hành với cơ quan BHXH cấp địa phương. Việc kiểm tra bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Kiểm tra số lượng tài liệu trong hồ sơ có đủ và phù hợp với trường hợp phát sinh không. - Kiểm tra chủng loại tài liệu trong hồ sơ có phù hợp với trường hợp phát sinh không. - Kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu có trong hồ sơ liên quan đến đối tượng khai và cấp xác nhận có thẩm quyền. - Kiểm tra nội dung hồ sơ: Ta cần kiểm tra tên tuổi, thời gian làm việc, địa điểm làm việc, tính chất công việc, thu nhập cá nhân đối chiếu với hồ sơ gốc do cơ quan BHXH quản lý. Từ đó cơ quan BHXH đưa ra kết luận: Hồ sơ hoàn hảo hoặc không hoàn hảo. Nếu không hoàn hảo sẽ yêu cầu phía người lao động hoàn thiện hồ sơ hoặc từ chối hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đủ bằng chứng. Bước 3: Xử lý hồ sơ. Với mục đích tiết kiệm thời gian xử lý và hạn chế sai xót, trong bước này cần phải thực hiện các nguyên tắc sau đây: - Phân loại các điều kiện hưởng trong từng chế độ thành 2 nhóm: Nhóm điều kiện cơ bản và nhóm điều kiện bổ sung. Trong đó cần xem xét điều kiện cơ bản trước nếu đáp ứng đủ mới kiểm tra điều kiện bổ sung. - Phân loại hồ sơ xét hưởng thành 2 nhóm: Nhóm hồ sơ thông thường và nhóm hồ sơ phức tạp. Bước 4: Thẩm định hồ sơ. Sau khi xử lý hồ sơ, kết quả hồ sơ được chuyển sang bộ phận thẩm định hồ sơ. Việc thẩm định được thực hiện với bộ phận chuyên trách không liên quan đến bộ phận xử lý hồ sơ. Bộ phận thẩm định có trách nhiệm kết luận về độ chính xác của quá trình xử lý hồ sơ. Thông thường có các kết luận sau: Hồ sơ được xử lý đúng: Tiến hành trợ cấp chi trả. Hồ sơ sai, khi đó yêu cầu xử lý lại. Bước 5: Ra quyết định. Sau khi thẩm định lại quyền hưởng và quá trình tính toán mức hưởng. Cơ quan BHXH có trách nhiệm ra quyết định chính thức về việc hưởng trợ cấp BHXH đối với từng đối tượng người lao động. Người ra quyết định hoàn toàn độc lập với công tác xử lý, thẩm định hồ sơ để đảm bảo: Năng suất, chất lượng và xác định trách nhiệm hạn chế sự thông đồng. Quyết định thông thường có mẫu in sẵn cho phần lớn trường hợp người lao động tuy nhiên đối với trường hợp đặc biệt cơ quan BHXH có trách nhiệm ra quyết định dưới dạng thư riêng. Bước 6: Thông báo cho đối tượng người lao động. Sau khi có quyết định cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo cho người lao động trong thời gian quy định (<= 30 ngày). Thông báo bao gồm các nội dung cơ bản sau: + Quyền được hưởng chế độ + Loại chế độ được hưởng + Loại trợ cấp được hưởng + Thời gian hưởng, thời gian bắt đầu trợ cấp + Quá trình tính toán mức hưởng trợ cấp + Thông tin về quyền khiếu nại của người lao động trong trường hợp không đồng ý với quyết định của cơ quan BHXH. Hoặc thông báo về quyết định từ chối trợ cấp BHXH … Bước 7: Tổ chức chi trả trợ cấp BHXH. Trong công tác chi trả cơ quan BHXH thực hiện các nội dung chủ yếu sau: - Lập dự toán chi trả các chế độ BHXH cho từng năm. Dự toán này được tính toán trên cơ sở số tiền đã chi trả năm trước - Chuẩn bị kinh phí chi trả - Lập danh sách đối tượng hưởng và số tiền phải chi trả theo nhóm chế độ và theo từng chế độ. - Duyệt danh sách chi trả - Chuyển kinh phí cho cơ quan BHXH (tuỳ từng trường hợp) - Thẩm định lại các trường hợp đã chi trả. Chương II Thực trạng công tác thu, chi quỹ BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2001 – 2005. I. Vài nét về BHXH tỉnh Hải Dương và BHXH huyện Tứ Kỳ. 1. Vài nét về BHXH tỉnh Hải Dương. Ngày 15-6-1995, BHXH Hải Hưng được thành lập. Năm 1997 tỉnh Hải Hưng được chia tách thành tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương, BHXH Hải Dương được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1-10-1997. BHYT Hải Dương được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993. Sau 10 năm hoạt động, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sát nhập BHYT vào BHXH. BHXH Hải Dương đã tiếp nhận BHYT tỉnh và hoạt động theo mô hình mới từ ngày 1-1-2003. Sau hơn chục năm hoạt động trải qua các thời kỳ khác nhau, BHXH Hải Dương đã từng bước trưởng thành và phát triển, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương. Hiện nay BHXH Hải Dương có 12 đơn vị BHXH huyện, thành phố và 8 phòng chức năng với tổng số 200 người, tăng 80 người so với năm 1997. Trong những năm qua đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng 52 cán bộ có trình độ đại học, nâng số cán bộ có trình độ đại học lên 118 người (đạt 59%) cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Ngành BHXH thực sự coi trọng công tác thu BHXH, BHYT. Đến nay toàn tỉnh đã có 85.275 người tham gia BHXH, tăng gần 30.000 người so với năm 1997; số tiền thu được năm 2005 là 199,6 tỷ đồng, tăng 140 tỷ đồng so với năm 1997. Số đơn vị tham gia BHXH lên tới 2.150 đơn vị, tăng 1.713 đơn vị so với khi tách tỉnh. Công tác tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT được thực hiện thường xuyên, sâu rộng đã làm tăng thêm trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việc thực hiện BHXH, BHYT; nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về trách nhiệm, quyền lợi tham gia BHXH, BHYT được nâng lên. Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị ngoài công lập, HTX tham gia BHXH, BHYT cho người lao động khá đầy đủ. Đến nay tình trạng nợ đọng tiền BHXH kéo dài và nợ nhiều hầu như không còn. Trong ngành đã đẩy mạnh phong trào thi đua “lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào xây dựng cơ quan, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Tiêu biểu trong phong trào thi đua là các đơn vị: phòng thu BHXH tỉnh, BHXH các huyện Tứ Kỳ, Nam Sách, Ninh Giang, Kinh Môn… Ngành BHXH được UBND tỉnh đề nghị Chính phủ tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Đảng bộ BHXH đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh cấp tỉnh. Cơ quan BHXH tỉnh đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh và là đơn vị văn hoá. 2. Vài nét về BHXH huyện Tứ Kỳ. 2.1. Sự ra đời và phát triển của BHXH huyện Tứ Kỳ. Kể từ ngày 1/3/1996 BHXH huyện Tứ Kỳ được thành lập theo quyết định số 29 ngày 20/2/1996 của Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương trên cơ sở chia tách BHXH huyện Tứ Lộc. Đến nay BHXH huyện Tứ Kỳ đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao. Các mặt công tác đều hoàn thành, kết quả công việc năm sau cao hơn năm trước. 2.2 Nhiệm vụ, chức năng. Cũng như các đơn vị khác của hệ thống BHXH trên toàn quốc, Bảo hiểm xã hội huyện Tứ Kỳ thực hiện chính sách BHXH triển khai các chế độ BHXH, BHYT đã được quy định trong Bộ Luật Lao động nhằm đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho những người tham gia BHXH bị ốm đau, thai sản, suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động hoặc chết. Vì vậy nhiệm vụ, chức năng của BHXH huyện Tứ Kỳ bao gồm: 1- Hướng dẫn người sử dụng lao động lập danh sách người lao động đóng BHXH, đôn đốc, theo dõi đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện Tứ Kỳ theo quy định của BHXH Việt Nam. 2- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả trực tiếp hoặc thông qua mạng lưới chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Theo dõi thay đổi địa chỉ, danh sách, đối tượng tăng, giảm trong quá trình chi trả. 3- Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho từng người được hưởng theo chế độ trên địa bàn phân cấp của tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương bao gồm: + Chế độ trợ cấp ốm đau; + Chế độ trợ cấp thai sản; + Chế độ trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; + Chế độ trợ cấp tử tuất; + Chế độ trợ cấp lương hưu. + Thực hiện chế độ BHYT BB, BHYT – TN. + Thực hiện việc chi trả trợ cấp khác. 4- Tổ chức cấp sổ BHXH, ghi số thu BHXH đối với người lao động thuộc các cơ quan đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ theo hướng dẫn cụ thể của BHXH Việt Nam và phân cấp quản lý của BHXH tỉnh. 5- Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại về chế độ chính sách BHXH, cùng phối hợp với BHXH tỉnh Hải Dương giải quyết. 6- Tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả BHXH cấp xã phường. 7- Tổ chức ký hợp đồng với bệnh viện đa khoa huyện Tứ Kỳ để tổ chức KCB cho đối tượng có thẻ BHYT. 8- Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Hải Dương. 9- Thực hiện thông tin tuyên truyền giải thích các chế độ, chính sách BHXH, BHYT. 10- Quản lý công chức, viên chức, tài sản, tài chính thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Hải Dương. 11- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương giao và huyện Uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện giao. 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ. BHXH huyện Tứ Kỳ được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức BHXH huyện Tứ Kỳ BHXH Việt Nam Bộ phận chính sách Bộ phận giám định Bộ phận thu và cấp sổ BHXH Bộ phận kế toán tài vụ BHXH tỉnh Hải Dương BHXH huyện Tứ Kỳ Giám Đốc Phó Giám đốc Hiện nay cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ gồm 9 người, trong đó có: - Một Giám đốc với nhiệm vụ phụ trách chung: công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác chi trả chế độ và công tác tài chính kế toán. - Một phó Giám đốc với nhiệm vụ giúp Giám đốc phụ trách chung đồng thời kiêm phụ trách bộ phận chính sách – lưu trữ hồ sơ. - Bộ phận kế toán tài vụ gồm có 2 cán bộ: Một cán bộ phụ trách kế toán tổng hợp, một cán bộ phụ trách chi và kiêm thủ quỹ cơ quan. - Bộ phận thu gồm 3 cán bộ phụ trách thu và đôn đốc thu. - Bộ phận giám định (BHYT) gồm 2 cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trung tâm y tế. 3. Một số thuận lợi và khó khăn với hoạt động BHXH tại huyện Tứ Kỳ. 3.1 Đặc điểm chung của huyện Tứ Kỳ. Huyện Tứ Kỳ là một huyện mới tách lập, với dân số 164.096 người, diện tích tự nhiên là 16.882,85 ha nằm ở phía nam tỉnh Hải Dương. - Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương - Phía Đông giáp huyện Thanh Hà. - Phía nam giáp thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình. - Phía Tây giáp huyện Ninh Giang và huyện Gia Lộc Có hai con sông lớn bao bọc phía Đông và phía nam là sông Thái bình và sông Luộc chạy dài 40 km. Có một hệ thống sông thuỷ nông Bắc Hưng Hải phục vụ đắc lực cho việc sản xuất nông nghiệp. Hệ thống giao thông có đường ô tô đến tận các xã, đặc biệt là đường quốc lộ 191 đi từ thành phố Hải Dương qua trung tâm huyện lỵ nối với Hải Phòng và Thái Bình đang được nâng cấp, sửa chữa phục vụ cho việc giao lưu hàng hoá. Là một huyện thuần nông đất chật người đông, diện tích canh tác là 96.000 ha, bình quân đầu người giảm chỉ còn 500m2 đất canh tác, đất đai thổ nhưỡng bị chia cắt, thường bị ngập úng về mùa mưa, độ chua phèn còn cao, do vậy ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ. Trong nhiều năm qua huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi đáp ứng được yêu cầu của sản xuất như: Các hệ thống trạm bơm có đủ khả năng phục vụ sản xuất, chống úng ở tất cả 27 xã, thị trấn. Bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn luôn quan tâm đến sản xuất, phát huy được truyền thống quê hương. Người dân Tứ Kỳ cần cù chịu khó tích cực tham gia lao động sản xuất. Vì vậy trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Tứ Kỳ đã có nhiều cố gắng để phát triển kinh tế tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội. Bảng số 2: Giá trị sản lượng các ngành năm 2002. Ngành Giá trị sản lượng (đv: Triệu đồng) Nông nghiệp 445.900 Tiểu thủ công nghiệp 116.700 Thương mại – Dịch vụ 110.600 (Nguồn: UBND huyện Tứ Kỳ năm 2002) Bình quân lương thực đầu người là 510 kg/năm. Thu nhập bình quân đầu người là 4,10 triệu/năm. Hệ thống giáo dục thường xuyên được chú trọng đáp ứng được yêu cầu dạy và học, luôn là huyện có phong trào giáo dục đạt chất lượng cao. Học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng cao . Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân cũng được chú ý, 27 xã, thị trấn đều có trạm y tế xây dựng kiên cố, trang thiết bị tương đối đầy đủ phục vụ khám và chữa bệnh. Các hệ thống chính trị – an ninh quốc phòng được củng cố và ngày càng hoàn thiện. Số người trong độ tuổi lao động là 50,88%, đây là lực lượng lao động trẻ dồi dào, là yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, song nó cũng là sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm. Mỗi năm có khoảng 2.000 người đến độ tuổi lao động cần có việc làm. Trên đây là tình hình sơ bộ về kinh tế – xã hội của huyện Tứ Kỳ. Chính những điều kiện trên đã tạo ra những thuận lợi cũng như những khó khăn đối với hoạt động BHXH tại huyện Tứ Kỳ. 3.2 Những thuận lợi đối với công tác BHXH tại huyện Tứ Kỳ. - Có đầy đủ những văn bản pháp quy như các Nghị định, các thông tư hướng dẫn thực hiện hoạt động BHXH tại huyện. - Được sự chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Hải Dương. Cùng sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đặc biệt là sự tham gia của các cấp chính quyền cơ sở xã, thị trấn. - Có đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ và nhiệt tình trong công việc luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Đời sống kinh tế cũng như nhận thức của người dân được nâng cao hơn. Đặc biệt huyện có hệ thống truyền thanh rộng khắp thuận tiện cho việc tuyên truyền các chính sách, các chủ trương. 3.3 Những khó khăn đối với hoạt động BHXH tại huyện Tứ Kỳ. - Mặc dù các cấp chính quyền tham gia tích cực song chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ khiến cho công tác thu, chi, thực hiện chính sách nhiều khi còn gặp khó khăn. - Do nhận thức của một bộ phận nhỏ chủ sử dụng lao động, người lao động đối với việc đóng góp BHXH nên vẫn còn tình trạng trốn đóng, khai giảm, khai man mức lương thực tế ở các doanh nghiệp. - Mặc dù kinh tế, đời sống nhân dân có cao hơn so với trước song do là huyện thuần nông nên thực tế cuộc sống của người dân trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BHXH của huyện. - Người dân chưa tạo được thói quen đi khám chữa bệnh bằng thẻ, vì vậy công tác tuyên truyền thực hiện BHYT – TN gặp nhiều khó khăn. II. Thực trạng công tác thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2005. 1. Tổ chức công tác thu BHXH tại huyện Tứ Kỳ. a) Đăng ký tham gia BHXH – BHYT lần đầu: - Doanh nghiệp, cơ quan đơn vị quản lý các đối tượng tham gia BHXH – BHYT thuộc diện bắt buộc hay tự nguyện có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH – BHYT với cơ quan BHXH được phân cấp quản lý theo địa phận hành chính cấp tỉnh nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở. Hồ sơ đăng ký ban đầu gồm: + Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT. (Bản đăng ký kê khai theo mẫu). Mẫu này được sử dụng trong toàn ngành. + Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH), BHYT (mẫu C45A-BH) đơn vị tham gia lập theo hai mẫu trên. Nếu người tham gia BHXH đăng ký tham gia BHXH lần đầu thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp cả hồ sơ tuyển dụng lao động cho cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ. Còn nếu lao động thuyên chuyển đến muốn tham gia đóng BHXH tiếp thì phải có quyết định thuyên chuyển của cơ quan có thẩm quyền và có đầy đủ giấy tờ chứng nhận rằng đã tham gia BHXH đầy đủ ở đơn vị công tác cũ. + Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách (Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng). b) Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng về BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng. Bộ hồ sơ này có chữ ký của người sử dụng lao động và xác nhận của cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ đồng thời có mã số của đơn vị tham gia đăng ký BHXH. Hồ sơ này được lưu giữ tại BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH huyện Tứ Kỳ và một bộ do đơn vị sử dụng lao động lưu giữ. Vì trước đây BHYT chưa sát nhập vào BHXH nên cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ không cấp thẻ khám chữa bệnh cho người lao động nhưng từ cuối năm 2002 khi BHYT sát nhập vào thì cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ có nhiệm vụ là cấp thẻ khám chữa bệnh luôn cho từng đơn vị tham gia. Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành đóng BHXH, BHYT. Mức đóng góp mà đơn vị nộp là 23% tổng quỹ lương hàng tháng, trong đó 20% quỹ lương tháng là đóng cho 5 chế độ của BHXH, còn 3% tổng quỹ lương tháng là đóng cho BHYT. Trong 23% tổng quỹ lương tháng có 17% tổng quỹ lương tháng là phần người sử dụng lao động phải nộp cho cơ quan BHXH (số đơn vị sử dụng lao động thực nộp) còn lại 6% tổng quỹ lương tháng là phần mà đơn vị sử dụng lao động nộp hộ cho người lao động cho cơ quan BHXH (số tiền người lao động phải nộp). c) Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, tiền lương hoặc phụ cấp thì đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH) gửi cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh. Thông qua đây cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ sẽ tính toán số tiền phải nộp cho đơn vị. d) Dựa vào danh sách lao động đăng ký tham gia BHXH hàng tháng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thu, đôn đốc việc thu BHXH của đơn vị vào tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương. - Ngày 30 của tháng cuối quý, cơ quan BHXH của huyện Tứ Kỳ và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản (mẫu C46-BH) theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc, để xác định số tiền thừa, thiếu còn phải nộp trong quý. Số tiền thiếu sẽ được đóng tiếp vào quý sau và số tiền thừa cũng được đối trừ trực tiếp vào quý sau. Việc đối chiếu này được tiến hành dựa trên các căn cứ là danh sách tham gia đóng BHXH, tăng giảm lao động và quỹ lương hàng tháng của đơn vị, hợp đồng lao động của đơn vị ký với người lao động, bảng thanh toán lương hàng tháng cho công nhân của đơn vị. Sau đó cơ quan BHXH Tứ Kỳ thực hiện việc ghi và xác nhận trên sổ BHXH cho từng người lao động. f) Cấp và ghi sổ BHXH cho người tham gia. Không phải cứ đăng ký tham gia BHXH là người lao động sẽ được cấp và ghi sổ ngay. Cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ sẽ tiến hành cấp và ghi sổ BHXH cho người lao động nếu đã đóng được 3 tháng đối với đơn vị trong khu vực quốc doanh còn đối với đơn vị ngoài quốc doanh thì thời gian này là 1 năm. Người sử dụng lao động sẽ được hướng dẫn ghi sổ. 2. Kết quả thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2005. 2.1 Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc. Ngay từ khi mới thành lập, cán bộ công nhân viên chức của BHXH huyện Tứ Kỳ được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương đã xác định nhiệm vụ thu BHXH là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất có tính quyết định đến tồn tại và sự phát triển của ngành BHXH. Phải tăng trưởng quỹ BHXH để làm cho sự nghiệp BHXH phát triển, ý thức được nhiệm vụ quan trọng đó cán bộ công nhân viên chức BHXH huyện Tứ Kỳ đã giành nhiều thời gian công sức để thực hiện nhiệm vụ này. Và sau đây là một số kết quả cụ thể qua các năm 2001-2005. a.Tình hình thực hiện kế hoạch thu quỹ BHXH tại BHXH huyện Tứ Kỳ. Bảng 3 : Tình hình thu BHXH tại BHXH huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2001-2005. Năm Số thu BHXH theo kế hoạch (1000đ) Số thu BHXH thực hiện (1000đ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) Tốc độ tăng liên hoàn của số thu BH (Lần) 2001 3,183,000 3,223,884 101 - 2002 3,259,000 3,286,043 101 1.02 2003 5,796,000 5,989,264 103 1.82 2004 5,534,000 6,049,761 109 1.01 2005 7,362,000 7,676,678 104 1.27 (Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Tứ Kỳ) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy BHXH huyện Tứ Kỳ trong 5 năm qua luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu của mình. Cơ quan huyện luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà BHXH tỉnh Hải Dương giao cho và luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt năm 2003 so với năm 2002 số thực thu tăng 1.82 lần (từ 3.286.043 nghìn đồng tăng lên 5.989.264 nghìn đồng) điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất: Qua mỗi năm số đối tượng ngày càng được mở rộng và số tham gia ngày càng đông hơn. Thứ hai: Sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của nhà nước thay đổi qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Mức lương tối thiểu từ 210.000 đ vào năm 2002 tăng lên 290.000 đ năm 2003 và tăng tiếp lên 350.000 đ vào năm 2005. Đối với khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng. Thứ ba: Đây cũng là năm bắt đầu thực hiện việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2001 do vậy thu thêm 3% BHYT. Cũng chính vì những lý do đó mà số tiền BHXH thu tăng vọt. Trên đây là kết quả thu BHXH mà BHXH huyện Tứ Kỳ đã đạt được trong thời kỳ đổi mới đất nước. Những kết quả trên đây tuy không nhiều nhưng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó phản ánh những cố gắng, nỗ lực tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCNV và ban lãnh đạo cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ trong suốt thời gian qua. b) Số lao động, số đơn vị lao động tham gia BHXH qua một số năm tại BHXH huyện Tứ Kỳ. Hiện nay BHXH huyện Tứ Kỳ đang quản lý một đối tượng tham gia khá lớn. Các đối tượng này bao gồm doanh nghiệp nhà nước, khối HCSN Đảng - Đoàn thể, Khối HTX, khối ngoài công lập với tỷ lệ đóng 23%, khối xã phường - thị trấn với tỷ lệ đóng 18% và đối tượng tham gia mức 3% cho quỹ KCB. Để theo dõi chi tiết tình hình tham gia của các đơn vị lao động và số lao động ta có bảng số liệu sau: Bảng 4 : Tình hình tham gia BHXH tại huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2001-2005. Năm Số đơn vị lao động Số lao động (Người) Tổng quỹ lương (1000đ) Số tiền phảithu (1000đ) 2001 102 2,744 15,763,697 3,060,857 2002 102 2,843 16,797,191 3,264,732 2003 111 4,144 24,824,486 5,269,872 2004 141 4,826 29,344,010 5,545,640 2005 144 4,641 33,681,894 6,712,383 (Nguồn: Phòng thu BHXH huyện Tứ Kỳ) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy sau 5 năm hoạt động số người tham gia đóng BHXH tại huyện Tứ Kỳ đã tăng lên 1.897 người (năm 2005 so với năm 2001 gấp 1,69 lần) và số đơn vị tính đến hết năm 2005 tăng 42 đơn vị. Nhìn chung mức tăng qua các năm không đều nhau, năm tăng mạnh nhất là năm 2003 so với năm 2002 số lao động tăng lên đột biến 1.301 người (45.76%) (từ 2.843 lên 4.144 đối tượng tham gia). Tiếp theo là năm 2004 so với năm 2003 số người tham gia tăng lên 682 (mức tăng 16.46%). Đạt được điều này có thể là do đầu năm 2003 có chủ trương mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ của BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, tất cả mọi người lao động có quan hệ tiền lương, tiền công đều thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc kể cả các doanh nghiệp các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác sử dụng từ 10 lao động trở lên và có hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên đến không thời hạn. Chính vì sự mở rộng đối tượng tham gia như vậy, nên đóng góp vào nguồn thu BHXH năm 2003 là 5.269.872 nghìn đồng, năm 2004 là 5.545.640 nghìn đồng, năm 2005 là 6.712.383 nghìn đồng. Đó thực sự là những con số không nhỏ đóng vào quỹ BHXH Việt Nam đối với 1 huyện thuần nông như huyện Tứ Kỳ. Với mục tiêu phát triển của ngành BHXH là phải mở rộng đối tượng tham gia tiến tới thực hiện BHXH tới toàn dân nên ngành BHXH không ngừng tìm cách vận động các đối tượng thuộc diện bắt buộc, cũng như tự nguyện tham gia BHXH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36282.doc
Tài liệu liên quan