Chuyên đề Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung

 

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về nguồn vốn ODA 2

1.1 Vài nét về nguồn vốn ODA 2

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại ODA: 2

1.1.1.1 Khái niệm ODA: 2

1.1.1.2. Đặc điểm của ODA 3

1.1.1.3. Phân loại ODA 4

1.1.2 Tình hình chung về ODA trên thế giới 5

1.1.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển 8

1.2. Sự cần thiết của ODA đối với phát triển Nông nghiệp nông thôn các tỉnh Miền Trung 9

1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư 9

2.2 Tình trạng nghèo đói ở Miền Trung 12

Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung 14

2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam 14

2.1.1 Tinh hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam 14

2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam 17

2.1 Tổng quan ODA vào Việt Nam 17

2.1.1 Cơ cấu sử dụng ODA theo nghành, lĩnh vực tại Việt Nam 17

2.1.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng của Việt Nam 20

2.1.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ 23

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung 24

2.2.1. Thu hút ODA cho nông nghiệp nông thôn các tỉnh Miền trung 24

2.2.2.Thu hút ODA cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo lĩnh vực 29

2.3 Sử dụng ODA trong phát triển NN&PTNT của các tinh Miền Trung 37

2.3.1 Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực 37

2.3 Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút và sử dụng ODA cho NN&PTNT các tỉnh Miền Trung 45

2.3.1 Kết quả phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp và nông thôn 45

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 46

2.2.3 Thu hút cho nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung theo các nhà tài trợ 36

2.3.2.1 Tốc độ giải ngân chậm 46

2.3.2.2 Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý vốn ODA còn nhiều bất cập 47

2.3.2.3 Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng 47

2.3.2.4 Hạn chế trong công tác đấu thầu 47

2.3.2.5 Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý 48

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 49

3.1 ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KÌ 2010-2015 49

3.1.1 Chính sách thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kì 2010-2015 49

3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN & PTNT thời kì 2006-2010 51

3.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN & PTNT thời kì 2010-2015 51

3.1.2.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trongNN &PTNT thời kì 2006-2010 52

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA CHO NN & PTNT 55

3.2.1.Nhóm các giải pháp chung để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả 55

3.2.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA 55

3.2.1.2. Hài hòa thủ tục pháp lý của Việt Nam với chính sách và hoạt động của nhà tài trợ 56

3.2.1.3. Tạo ra khung pháp lý thống nhất và hài hòa trogn việc quản lý va sử dụng ODA. 57

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể để tăng cường thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả cho ngành NN &PTNT 58

3.3.2.1. Tăng cường vận động ODA cho NN & PTNT theo các vùng, các lĩnh vực để phối hợp tốt hơn các nguồn lực. 58

3.3.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch và công khai về ODA cho NN&PTNT. 59

KẾT LUẬN 68

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các tỉnh Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là vay với lãi suất ưu đãi. Nguyên nhân chủ yếu là vì cơ sở hạ tầng nông thôn là khu vực không mang lại lợi nhuận mà chủ yếu mang tính xã hội nên không thu hút được nhiều nguồn vốn khác trừ ngân sách nhà nước. Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu nhàm mục đích phát triển, tạo điều kiện về giao thông vùng sâu cho các tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số…. Bảng 8: ODA cam kết cho NN&PTNT theo lĩnh vực giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: Triệu USD, % Lĩnh vực ODA cam kết (triệu USD) Tỷ trọng ODA cam kết (%) Hạ tầng nông thôn 602.355 39.5 Nông lâm ngư nghiệp 310.038 20.3 Y tế nông thôn 199.725 13.1 Tín dụng nông thôn 171.226 11.2 Giáo dục nông thôn 155.339 10.2 Đa ngành 70.22 4.6 Hỗ trợ chính sách và thể chế 16.487 1.1 Tổng 1525.39 100 Nguồn: Tổng cục thống kê Cơ sở hạ tầng nông thôn Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm: mạng lưới điện, năng lượng nông thôn, giao thông nông thôn, chợ nông thôn và hệ thống cung cấp nước sạch… lĩnh vực này đã thu hút được 65 dự án (kể từ năm 1993) đến nay, trong đó có 46 dự án vốn vay và 19 dự án viện trợ và cũng là lĩnh vực có số vốn ODA lớn nhất với 1360.2 triệu USD chiếm 41.01% tổng số vốn ODA vào nông nghiệp và nông thôn. Trong đó, viện trợ cho phát tiển giao thông nông thôn chiếm tỉ trọng lớn nhất 27%, các dự án giao thông này đã được cải tạo và nâng cấp 2013 km đường cấp tỉnh, khoảng 8000km đường cấp xã, góp phần bê tông hóa các đường trong thôn xóm cũng như các đường tới vung sâu vùng xa. Bảng 9: Phân bổ quỹ vốn vay cho các tiểu dự án ở các tỉnh Miền Trung giai đoạn 1995 - 2009 Đơn vị: USD STT Tỉnh Số huyện nông thôn Số huyện ven biển Dân số nông thôn (người) Khoản cố định phân bổ cho từng tỉnh Khoản bổ sung cho các tỉnh Khoản còn lại phân bố cho dân số nông thôn Phân bổ đề xuất (*1000) (*1000) (*1000) (*1000) (*1000) 1 Thanh hóa 24 5 3.207 6.100 14.400 20.500 2 Nghệ an 17 3 2.689 6.100 12.100 18.200 3 Hà Tĩnh 9 5 1.172 6.100 5.300 11.400 4 Quảng Bình 6 4 738 6.100 5000 3.300 14.400 5 Quảng trị 8 5 470 6.100 5.000 2.100 13.200 6 TT Huế 8 4 779 6.100 3.500 9.600 7 Quảng Nam 15 4 1.251 6.100 5.000 5.600 16.700 8 Quảng Ngãi 13 6 1.140 6.100 5.100 11.200 9 Kon Tum 8 0 247 6.100 1.100 7.200 10 Bình Định 10 4 1.169 6.100 5.200 11.300 11 Phú Yên 8 3 688 6.100 3.100 9.200 12 Ninh Thuận 5 2 382 6.100 1.700 7.800 13 Bình Thuận 8 4 723 6.100 3.200 9.300 Tổng cộng 139 49 14.655 79.300 65.700 160000 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lĩnh vực năng lượng điện cũng thu hút được lượng vốn cam kết khá lớn 100.3 triệu USD, chiếm khoảng 7% trong vốn cam kết cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Các nhà tài trợ điển hình trong lĩnh vực điện năng là WB, ADB< AFD, Hà Lan, Thủy Điển… Mục tiêu của các dự án năng lượng điện là đưa điện về vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cuả người dân. Một số dự án cơ sở hạ tầng nông thôn tiêu biểu như: Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn do ADB tài trợ với tổng vốn 105 triệu USD, chương trình phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế do Finida tài trợ với tổng số vốn 4.197 triệu USD, dụ án tăng cường năng lực xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình do UNDP tài trợ với tổng số vốn 1.868 triệu USD… Tiêu biểu, ta xét về dự án phát triển tổng hợp nông thôn Miền Trung: tổng nguồn vốn dự kiến của dự án là 169.7 triệu USD, trong đó có 164.3 triệu USD chi phí cơ bản, 1 triệu USD dự phòng phí và 4.4 triệu USD phí ngân hàng trong thời gian thực hiện. Khoảng 160 triệu USD (97% chi phí cơ bản) dành để thi công cơ sở hạ tầng nông thôn và ven biển, 0.3 triệu USD tuef khaonr vay cho xây dựng năng lực và 4.5 triệu USD cgo quản lí dự án (3% chi phí cơ bản ). Trong đó chi phí ngoại tệ dựu kiến chiếm 10% (16.7 triệu USD), còn chi phí trong nước tương đương 147.7 triệu USD. Các khoản thuế và lệ phí Chính phủ dự kiến khoảng 12.5 triệu USD. Dự án sẽ vay của ADB 85 triệu USD (50%), vay của AFD 40 triệu EURO, cùng với khoản viện trợ khoogn hoàn lại trị giá 1 triệu EURO của AFD và vốn đối ừng từ chính phủ và người hưởng lợi tương đương 33.9 triệu USD (20%). Bảng 10: Kế hoạch phân bổ vốn giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: Triệu USD ADB AFD Viện trợ không hoàn lại Người hưởng lợi Ngân sách tỉnh Ngân sách TW A. Cơ sở HTNT và duyên hải 76.2 50.1 - 5.4 14.4 13.5 B. Xây dựng năng lực 0.3 - 0.9 - - - C.Quản lí dự án 4.2 0.7 - - - 0.5 Tổng kinh phí dự án 80.6 50.8 0.9 5.4 14.4 14.1 Phí ngân hàng 4.4 - - - - - Tổng vốn giải ngân 85 50.8 0.9 5.4 14.4 14.1 Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Khi các cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện thì sẽ mang lại lợi ích tổng thể cho người hưởng lợi. Sau khi đánh giá lại đã khẳng định tính hiệu quả về kinh tế, với hệ số nội hoàn dao động từ 12-20%, cao hơn so với chi phí vốn cơ hội. Ngoài ra, có những lợi ích không thể định lượng được như: tạo điều kiện cho người dân đễ dàng tiếp cận với hệ thống y tế và giáo dục, tăng đáng kể cơ hội tìm việc làm. Các công trình đầu tư đã giúp những người hưởng lợi trực tiếp cải thiện sinh kế nhờ tăng thu nhập nông nghiệp do tăng sản lượng (ước tính khoảng 10%), giảm chi phí vận hành phương tiện đi lại – ước tính khoảng 30-50% tùy loại phương tiện. Các tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp hỗ trợ mục tiêu xóa đói giảm nghèo bằng cách dễ dàng cho người nghèo đi tìm kiếm các nguồn thu nhập khác, khuyến khích các hoạt động kinh tế trong vùng và tạo ra nhiều việc làm.Cũng theo kết quả đánh giá, những lợi ích này to lớn và bền vững, nếu công tác vận hành và bảo dưỡng được chú trọng hơn thì có nhiều khả năng nó sẽ san sẻ một cách bình đẳng giữa những người nghèo. Hơn nữa, lợi ích từ việc san lấp khoảng trống hiện nay trong cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ có tác dụng khuyến khích cộng đồng đầu tư các công trình quy mô nhỏ một cách đáng kể. Nông lâm ngư nghiệp Lĩnh vực tiếp nhận vốn ODA lớn thứ hai là nông lâm ngư nghiệp 310.038 triệu USD chiếm 20.3% tổng số vốn ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lĩnh vực này thu hút tới 135 dự án, trong đó có 55 dự án viện trợ vói số vốn 108.5 triệu USD và 17 vốn vay 201.538 triệu USD. Như vậy, số dự án có vốn viện trợ tuy nhiều nhưng tổng giá trị lại nhỏ hơn so với vốn vay, tức là quy mô các dự án nhỏ, các dự án này tập trung vào việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho người nghèo, phát triển chăn nuôi, đầu tư giống mới, đào tạo cán bộ nông nghiệp… Về quy mô trong những năm qua, nông nghiệp là một trong những ngành được quan tâm lớn với nguồn tài trợ ODA luôn trong khoảng trên dưới 350 triệu USD/năm và luôn được duy trì cân đối giữa các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn tổng hợp. Trong đó tỷ số vốn ODA không hoàn lại khá cao, riêng giai đoạn 2003-2007 ngành nông nghiệp đã thu hút được 187 dự án với 1282,4 triệu USD, trong đó có 458.6 triệu USD không hoàn lại và 823.8 triệu USD vón ưu đãi. Lĩnh vực này đã thu hút được nhiều nhà tài trợ trong đó phải kể đến năm nhà tài trợ lớn như WB, ADB, Pháp, Đan Mạch, BỈ, EU vói các dự án như Chương trình phát triển ngành nông nghiệp được thực hiện từ năm 2004 đến năm 2010, kết thúc tại 40 tỉnh thành trên cả nước; Dự án phát triển che và cây ăn quả thực hiện từ năm 2001 đên năm 2007 tại 13 tỉnh trong đó có các tỉnh Miền Trung như: Thanh hóa, Bình Định…. Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã thu hút được khoảng 30 dự án với cam kết 0.116 triệu USD dưới dạng viện trợ và 2 dự án vốn vay với 0.054 triệu USD. Đến năm 2005 có 20 dự án mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2010 với số vốn cam kết 583.92 triệu USD, trong đó có một số dự án như: trồng rừng phòng hộ đầu nguồn vfa phát triển nông thôn- 150 triệu USD, lâm nghiệp cộng đồng đầu nguồn Sông đà- 20 triệu USD. Lĩnh vực thủy sản thu hút được 20 dự án vói số vốn cam kết 72.9 triệu USD và 8 dự án vốn vay với cam kết 165.3 triệu. Đối với lĩnh vực thủy sản thì ADB và Đan Mạch là 2 tổ chức tài trợ hàng đầu. Y tế nông thôn Đứng thứ ba là lĩnh vực y tế có khoảng 105 dự án với tổng số vốn khoảng 0.9 tỷ USD chiếm 58% trong tổng vốn ODA. Năm 2002, có 57 dự án (dự án kết thúc vào năm 2010) được kí kết với tổng giá trị 569.97 triệu USD, trong đó có một số dự án như: phòng chống sốt rét, tiêm chủng mở rộng- 50 triệu USD, xây dựn trung tâm y tế vùng… Các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu là chú ý tới vấn đề sức khỏe cộng đồng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, cũng như vấn đề tiêm chủng và phòng dịch bệnh. Bảng 11: Một số dự án ODA cho y tế nông thôn giai đoạn 2005 -2010 Đơn vị: nghìn USD Dự án Viện trợ Vốn vay Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết Dinh dưỡng, an toàn lương thực 12 14.66 - - Bệnh viện và phòng khám 5 2.965 - - Sức khỏe ban đầu và cộng đồng 39 142.721 1 50 Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình 22 37.865 1 50 Tiêm chủng và phòng dịch bệnh 16 37.656 - - Nguồn: báo cáo hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP Giáo dục nông thôn Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ODA hỗ trợ cho việc thực hiện cải cách giáo dục ở tát cả các cấp học (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng dạy nghề). Vấn đề cần quan tâm của giáo dục nông thôn Việt Nam là phải đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh, xóa bỏ những lớp học tạm, tuyên truyền để học sinh đến trường và tiếp tục học lên cao hơn đặc biệt cới học sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, dân số ở vùng nông thôn lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thông không có bằng cấp, lao động được đào tạo là rất ít. Chính vì vậy, chú trọng giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa to lớn, nó sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và giúp tạo nguồn lao động có tay nghề cao. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục chủ yếu là viện trợ, vốn vay chiếm tỉ lệ nhỏ. Trong đó giáo dục hướng nghiệp chiếm tỷ trọng vốn nhiều nhất là 24.039 nghìn USD với 14 dự án viện trợ, trong đó viện trợ không hoàn lại của Đức có giá trị lớn 10.648 nghìn USD nhằm hỗ trợ cho việc tái kiến thiết hệ thống giáo dục hướng nghiệp và kĩ thuật, Giáo dục tiểu học cũng thu hut được 13 dự án với tổng số vốn viện trợ 104.109 nghìn USD, 1 dự án vốn vay 70 triệu USD. Bảng 12: ODA cho giáo dục nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 Đơn vị: nghìn USD Dự án Viện trợ Vốn vay Số dự án Cam kết Số dự án Cam kết Giáo dục tiểu học 18 167.324 2 98 Giáo dục trung học 5 3.897 3 102 Giáo dục hướng nghiệp 22 29.457 - - Tín dụng nông thôn Lĩnh vực tín dụng nông thôn với 48 dự án có số vốn 255.1 triệu USD, chiếm 7.69%. Trong đó có 40 dự án viện trợ vói 85.56 triệu USD và 8 dự án vốn vay với 168.5 triệu USD cam kết. Như vậy, ta thấy quy mô của các dự án vốn vay lớn hơn nhiều so vói dự án viện trợ. Sản xuất nông nghiệp của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế do đó năng suất đang còn thấp. Nhiều hộ nông dân dã có hướng sản xuất mới mang lại thu nhập khá cao so vơi trồng lúa truyền thống nhưng lại thiếu vốn. Sự có mặt của ODA đã giúp giải quyết một phần vấn đề này. Nguồn vốn ODA thường tập trung vào cho vay tín dụng ngắn và trung hạn với lãi suất thấp và tập trung vào các vùng nông thôn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Các nhà tài trợ chủ yếu trong lĩnh vực này là WB, ADB, Pháp…Việc cung cấp nguồn vốn tín dụng đã giúp người dân phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo. Một số dự án tài chính nông thôn do hiệp hội phát triển Quốc tế (thuộc WB) tài trợ đã cung cấp các khoản vay có giá trị trung bình từ 10-20 triệu đồng vơi lãi suất 1-1.01%/tháng và vay có thời hạn 15-20 tháng. Các dự án này đã giúp thu nhập của các hộ gia đình tăng, tỷ lệ hộ khá tăng từ 38.96% lê 61.09%; làm giảm thời gian nhàn rỗi, 88.25% người lao động có 7-12 tháng có đủ việc làm so với 76.05% trước khi chưa có dự án. Bảng 13: Một số dự án ODA cho tín dụng nông thôn Nguồn: Triệu USD Tên dự án Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) Hỗ trợ chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong khuôn khổ chương trình tín dụng 2007 – 20078 WB 10.25 Hỗ trợ chương trình tín dụng giảm nghèo (PRSC 6) 2008 - 2009 Đức 31 Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 4 2009 – 2010 ADB 1.74 Nguồn: BQL dự án nông nghiệp Đa ngành Lĩnh vực đa ngành cũng thu hút được lượng vốn ODA tương đối cao 183.63 triệu USD với 112 dự án. Ngân sách trung bình của các dự án là 1.6396 triệu USD, nhỏ hơn so với ngân sách trung bình của các ngành khác. Bảng 14: Những dự án ODA lớn nhất cho lĩnh vực đa ngành Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Cam kết (triệu USD) Loại hình Phát triển nông thôn Cao Bằng, Bắc Cạn EC 1999-2004 21.476 VT Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam- Thủy Điển SIDA 1996-2001 18.471 VT Quản lý nguồn có sự tham gia của dân ở Tuyên Quang IFAD UNDP 1993-2001 1996-1999 18.35 0.372 Vay VT Phát triển cho các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang IFAD UNDP SIDA 1999-2004 12.523 2.33 0.789 Vay VT VT Chương trình xoa đói giảm nghèo ở Hà Tĩnh DFID Quỹ cứu trợ trẻ em 1996-1999 1997-2002 9.765 0.409 VT VT Đa dạng hóa thu nhập nông thôn tỉnh Tuyên Quang IFAD 2002-2008 5.00 Vay Chương trình phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 3 ADB 2005-2009 12.16 Vay Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam- UNDP 2.2.3 Thu hút cho nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh Miền Trung theo các nhà tài trợ Hiện nay có khoảng 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương hoạt động tài trợ vốn ODA cho hầu hết các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam. Các nhà tài trợ đa phương thường cung cấp một số vốn lớn với mục tiêu hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong nỗ lực nâng cao mức sống và cải thiện cuộc sống cho mọi người dân. Trong đó, WB và ADB là hai tổ chức đa phương có số vốn ODA cam kết chung lớn nhất cho Việt Nam (WB 6012.5 triệu USD, ADB 4325.7 triệu USD). Phần lớn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn được cung cấp bởi các tổ chức đa phương. ADB và WB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Tính đến năm 2004, WB đã cam kết dành cho Việt Nam 4.5 tỷ USD vốn vay ưu đãi, chiếm hơn 15% tổng lượng ODA mà cộng đồng quốc tế cam kết tài trợ co Việt Nam giai đoạn 1993-2008 để thục hiện chương trình, dự án phát triển, nghiên cứu tư vấn về chính sách và hỗ trợ kĩ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam. Trong khi đó, ADB đã cam kết dành cho Việt Nam 2.4 tỷ USD vốn vay ưu đãi và khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại, chiếm hơn 8% tổng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam giai đoạn này. Bảng 14: ODA cam kết cho NN&PTNT theo 5 nhà tài trợ lớn giai đoạn 1993-2008 Nhà tài trợ WB ADB Nhật Bản Thụy Điển Pháp ODA cam kết cho NN&PTNT 4500 2400 9600 454 150 ODA cam kết chung 6012.5 4325.7 19780 602.16 1003 Tỷ trọng ODA cam kết cho NN&PTNT so với ODA cam kết chung (%) 74.84 55.48 48.53 75.4 14.96 Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam-UNDP Các nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn vốn ODA với quy mô nhỏ hơn, theo thứ tự là Thụy Điển, Đức, Pháp…Nhật Bản nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam vào cuối năm 1992 và nhanh chóng trở thành nhà tài trợ có quy mô ODA lớn nhất đạt tổng lượng ODA cam kết hơn 9.6 tỷ USD, chiếm khoảng 33% tỏng lượng ODA mà cộng đồng tài trợ quốc tế cam kết dành cho Việt Nam trorgn giai đoạn này. Đứng thứ hai trong số các nhà tài trợ song phương là Thụy Điển với số vốn ODA cam kết 454 triệu USD. 2.3 Sử dụng ODA trong phát triển NN&PTNT của các tỉnh Miền Trung Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là lĩnh vực rất qua trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam do phần lớn dân số Việt Nam sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Do đó sử dụng hợp lí các nguồn vốn cho nông nghiệp và nông thôn là rất cần thiết. Ta có thể xét việc sử dụng ODA theo các tiêu chí khác nhau: 2.3.1 Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực Trong những năm vừa qua ODA được phân bổ theo các lĩnh vực phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên sử dụng củ Chính Phủ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bảng 15: ODA giải ngân cho NN&PTNT được phân bổ theo lĩnh vực giai đoạn 1993-2009 Lĩnh vực ODA giải ngân (triệu USD) Tỷ trọng vốn ODA giải ngân (%) Hạ tầng nông thôn 580.563 38.06 Nông lâm ngư nghiệp 323.077 21.18 Y tế nông thôn 210.50 13.8 Tín dụng nông thôn 169.623 11.12 Giáo dục nông thôn 158.945 10.42 Đa ngành 67.879 4.45 Hỗ trợ chính sách và thể chế 1579.628 0.97 Hạ tầng nông thôn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, với số vốn giải ngân 580.563triệu USD, chiếm 38.06% tổng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.Lĩnh vực cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm giao thông nông thôn, năng lượng nông thôn, hệ thống cung cấp nước sạch…Trong đó số vốn dành cho giao thông nông thôn là lớn nhất, tiếp đến là lĩnh vực năng lượng và nguồn vốn này chủ yếu là vốn vay.Số vốn dành cho lĩnh vực cung cấp nước sạch có số vốn nhỏ hơn và chủ yếu là vốn khôgn hoàn lại.Số vốn này tập trung vào việc cung cấp nước sạch cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; cũng như việc xây dựng hệ thống thủy lợi cho vùng đồng bằng. Trong những năm gần đây, phần lớn ODA nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng cơ sở nông thôn nhất là giao thông nông thôn cho khu vực miền núi hoặc các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi mà tình trạng đói nghèo còn ở mức cao. Nhưng cho tới gần đây, sự hỗ trợ của các tổ chức song phương đối với sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là tương đối lớn nhưng tại các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Tuy vậy, so với số vốn dành cho giao thông nói chung thì số vốn ODA dành cho nông thôn chiếm tỷ lệ không cao. Vì nững dự án giao thông chung lớn lại tập trung ở những vùng có kinh tế phát triển và nếu giao thông ở vùng này không đáp ứng được nhu cầu thì gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, sẽ dẫn tới khó thu hút các nhà đầu tư khi đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Các dự án giao thông nói chung thường là xây dựng cầu, đường cần số vốn lớn. Bảng 16: Một số dự án ODA cho lĩnh vực cấp nước và cơ sở hạ tầng nông thôn TT Tên dự án Địa điểm Thời gian Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) 1 Chương trình cấp nước nông thôn Hà Tĩnh, Đắc Lắc, Nghệ An 2000-2002 Thụy Điển 92 2 Nghiên cứu nước ngầm đồng bằng Sông Cửu Long Đồng bằng Sông cửu Long 1996-2000 Hà Lan 5.09 3 Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long 2001-2005 Australia 14 4 Cấp nước và vệ sinh nông thôn Hà Tĩnh 2000-2005 Đan Mạch 4.1 5 Nước sạch và môi trường nông thôn Quảng Bình 2000 UNICEF 13.3 6 Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh Miền trung Miền Trung 2007-2012 ADB Pháp 38 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Trong lĩnh vực điện năng, giá điện ở nông thôn tuwong đối cao so với mặt bằng chung mức sống của nông dân nên việc tiêu thụ điện năng ở nông thôn chỉ chiếm 15-20% điện năng tiêu thụ cả nước. Hơn nữa thiết bị cung câp điện lại quá lạc hậu. Do đó, việc xuất hiện các dự án cung cấp điện phục vụ đời sống nhân dân và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã góp phần vào sự phát triển nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Một số dự án cho ODA cho lĩnh vực điện năng như: phát triển lưới điện nông thôn Quảng Nam (2001-2004) do OPEC tài trợ với số vốn 10 triệu USD: năng lượng nông thôn (2000-2004) do ADB tài trợ với 150 triệu USD: cải tạo phân phối điện Miền Trung (1998-2005) do Thụy Điển tài trợ với 13.09 triệu USD. Nông lâm ngư nghiệp Nước ta là một nước mà phần lơn dân số là làm nông nghiệp, lại có tiềm năng thủy hải sản rất lớn cũng như tài nguyên rừng phong phú. Do đó, số vốn viện trợ của các tổ chức tài trợ được giải ngân cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là khá lớn. Xét về tổng giá trị các dự án ODA, ngành này được ưu tiên thứ hai sau hạ tầng nông thôn nhưng lại là ngành có số dự án nhiều nhất 135 dự án với 323.077 triệu USD giải ngân. Trong phạm vi ngành này, nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ 61% các dự án ODA đang được thực hiện, so với 28% dành cho lâm nghiệp và 11% dành cho thủy sản. Biểu đồ 4: Phân tích theo ngành về các dự án ODA trong ngành Nông nghiệp 1993-2008 Nguồn: Vụ hợp tác quốc tế-Bộ NN&PTNT Ngành nông nghiệp có số vốn ODA giải ngân lớn nhất 184.71 triệu USD. Vốn ODA dành cho nông nghiệp chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ phát triển giống cây trồng. Các dự án ODA này đã giúp cho người dân có được giống cây trồng vật nuôi tốt, cho năng suất cao góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và giúp cải thiện đời sống của người dân. Chỉ từ năm 1993 đến nay đã có 18 dự án hỗ trợ việc phát triển cây con giống với tổng số vốn 187 triệu USD, trong đó có 192.74 triệu USD vốn vay và 57.26 triệu USD vốn không hoàn lại. Cùng với sự hỗ trợ về phát triển cây con giống, các nhà tài trợ cũng quan tâm tới vấn đề kĩ thuật lai tạo giống mới và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Bảng 17: Một số dự án ODA (đã thực hiện) hỗ trợ về cây con giống và phòng ngừa dịch bệnh giai đoạn 2000-2009 TT Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Số vốn ODA (triệu USD) 1 Cải tạo giống khoai tây Đức 2000-2003 1.96 2 Cơ sở huấn luyện chăn nuôi ở Bình Thắng Hà Lan 2000-2003 5.5 3 Thay thế cây thuốc phiện ở Kỳ Sơn, Nghệ An giai đoạn II UNDP 2001-2003 2 4 Hỗ trợ quản lý sâu hại tổng hợp Đan Mạch 2000-2009 1.7 5 Phòng trừ tổng hợp đối với bọ hại dừa FAO 2005-2009 0.35 6 Quản lý ruồi đục quả TCP/VIE /8823 FAO 2003-2009 0.25 Nguồn : isgmard.org.vn Ngành lâm nghiệp có số vốn giải ngân lớn thứ hai 18.38 triệu USD. Số vốn ODA dành cho lâm nghiệp chủ yếu tập trung hỗ trợ phát triển lâm nghiệp cộng đồng, phục hồi rừng bị tàn phá, trồng rừng phòng hộ và cung cấp trang thiết bị để thực hiện công tác này, đào tạo cán bộ lâm nghiệp… Ngành thủy sản đứng thứ ba với tổng số vốn giải ngân 7.22 triệu USD. Số vốn ODA dành cho thủy sản chủ yếu tập trugn vào việc hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản (như hỗ trợ về con giống, hỗ trợ về kĩ thuật nuôi trồng…), hỗ trợ việc xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho đánh bắt xa bờ, xây dựng cảng cá… Các nhà tài trợ lớn cho lĩnh vực này là ADB, Đan Mạch. Hiện nay, thủy sản là ngành mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới cơ cấu ODA dành cho ngành này sẽ có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Y tế nông thôn Trong tổng số các dự án ODA hiện đang triển khai trong lĩnh vực nông thôn, có 13.8% được phân bổ cho y tế nông thôn. Từ sau năm 1995, viện trợ không hoàn lại cho ngành y tế nông thôn có xy hướng giảm đi ; vay ưu đãi tăng lên, mức lãi suất cũng tăng dần khi Việt Nam không còn nằm trong danh sách các nước nghèo nhất, thời gian trả nợ cũng ngắn hơn. Thông thường, các dự án ODA thực hiện qua 5 hình thức hoạt động : cung cấp trang thiết bị, thuốc,.. ; cung cấp chuyên gia kĩ thuật, hỗ trợ quản lý, điều hành dự án, đào tạo cán bộ ở nước ngoài, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động trong nước như hội họp ; in ấn tài liệu ; chi cho điều hành theo dõi ; giám sát ; đánh giá. Tỷ trọng đầu tư cho mua sắm hàng hóa trong các dự án ODA thường là rất cao, chiếm tới 60-70% tổng số vốn ; 30-40% còn lại được sử dụng cho đào tạo cán bộ tại nước nghèo, chi cho chuyên gia và hôc trợ chi têu trong nước. Tùy thuộc vào từng nhà tài trợ mà tỷ lệ giữa phần cứng và phần mềm có sự khác nhau, nhưng thường tỷ lệ phần cứng cao hơn. Một số dự án được cung cấp hầu hết bằng hàng hóa như các dự án của Chính Phủ Nhật Bản và Chính Phủ Pháp, nhưng cũng có những dự án có tỷ lệ cung cấp phần mềm xấp xỉ 50% như các dựu án viện trợ của Australia. Khoảng 2/3 dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiếp đến là sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình (12.8%) tiêm phòng và phòng chống bệnh (2.1%), bệnh viện và phòng khám (0.43%). Các tổ chức tài trợ lớn trong lĩnh vực y tế bao gồm : ADB, WB, EU…Mới đây, ADB đã tài trợ 4.2 tỷ đồng từ nguồn y tế nông thôn cho trung tâm y tế thị xã Ninh Bình, xây dựung 36 phòng trong đó có một khu khám chữa bệnh 3 tầng, 16 phòng kế hoạch gia đình, 19 phòng y tế dự phòng. Với thực trạng y tế nông thôn ở Việt Nam, vấn đề vệ sinh và sức khỏe ít được chú trọng, phương tiện y tế còn thiếu, trình đọ y tế còn yếu, số bác sĩ ở nông thôn còn thấp và ít có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Các dự án ODA từ các nhà tài trợ đa mang lại cơ hội cho người dân cơ hội đượcnkhám chữa bệnh và cải thiện phần nào cơ sở hạ tầng y tê cũng như trình độ y, bác sĩ ở nông thôn. Tín dụng nông thôn Bất kì một quốc gia nào cũng đều cần có những nguồn vốn nhất định để phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó. Khi Chính Phủ quyết định mở cửa nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng của nhân dân ngày càng tăng, trong khi việc cung cấp nguồn tín dụn cho nông thôn còn hạn chế do việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rủi ro cao. Vấn đề này đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112112.doc
Tài liệu liên quan