Chuyên đề Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Tân Hưng Mạnh

Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.

Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Tân Hưng Mạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạch toán phụ thuộc. Vì thế phòng kế toán có chức năng quản lý sự vận động của vốn, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán. Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ quản lí các mặt liên quan tới tài chính của Công ty như: lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính tới giám đốc công ty, tổ chức huy động vốn kịp thời cho phòng kinh doanh, kiểm soát chi phí, đôn đốc thu hồi nợ, thay mặt Công ty thực hiện các yêu cầu về thuế với nhà nước... Thực hiện tốt điều lệ kế toán trưởng và pháp lệnh thống kê do nhà nước ban hành. Tổ chức hạch toán các dịch vụ và đề xuất các giải pháp giải quyết công tác kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao. Giao dịch, quan hệ đảm bảo đủ vố từ các nguồn để phục vụ kinh doanh có hiệu quả. Giữ bảo toàn và phát triển vốn, đề xuất các biện pháp đưa vốn vào kinh doanh đúng pháp luật. Phòng xuất nhập khẩu: Là đầu mối tham mưu giúp cho Giám đốc trong các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng và phổ biến kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm của công ty, đồng thời trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các hoạt động về đối nội, đối ngoại trong toàn công ty, nghiên cứu các điều kiện và môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu trong và ngoài nước. Phòng bảo hành: Có chức năng cung cấp dịch vụ sau bán hàng với các hoạt động bảo hành, bảo trì những sản phẩm do Công ty phân phối. Phòng bảo hành được đặt tại các tỉnh nơi Công ty có các đại lý phân phối. Phòng lắp ráp: Bao gồm 4 tổ: tổ lắp ráp, tổ soạn linh kiện, tổ đóng gói và tổ OTK (kiểm tra cuối cùng trước khi giao hàng). Bộ phận này là nơi tiến hành lắp ráp các sản phẩm điện lạnh, điện gia dụng từ các linh, phụ kiện nhập về, lưu kho và bảo quản các sản phẩm hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường. V. Môi trường bên ngoài Là môi trường mà công ty không thể kiểm soát được. Nhưng lại có tác dụng đến quá trình hoạt động của công ty. Do đó công ty cần nghiên cứu để thích ứng với môi trường và tận dụng những cơ hội. Môi trường kinh tế Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên. Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng. Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng. Sự tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và sẽ còn tăng lên trong những năm tới. Gắn liền với sự tăng trưởng đó thì khả năng mua sắm của người dân về mặt hàng điện lạnh - điện gia dụng sẽ tăng lên nhưng có sự khác biệt. Ở những vùng kinh tế trọng điểm, thu nhập bình quân đầu người cao thì khả năng mua sắm và xu hướng chi tiêu cho mặt hàng này nhiều hơn. Ngược lại, ở những vùng kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân thấp thì khả năng mua sắm của khách hàng sẽ không cao. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế như hiện nay, nhu cầu này sẽ tăng trong thời gian tới. Cụ thể tại công ty T.H.M: Các mặt hàng gia dụng trong năm 2011 tăng 15% so với năm 2010 và tăng 20% so với năm 2009. Các mặt hàng điện lạnh trong năm 2011 tăng 17% so với năm 2010 và tăng 25% so với năm 2009. Môi trường chính trị – pháp luật Môi trường chính trị, pháp luật có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả hoạt động kinh doanh của các Công ty. Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang tiến vào hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Công ty cần có những biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm thích ứng với môi trường hoạt động để tranh thủ mọi cơ hội, thời cơ để phát triển. Chính trị - luật pháp làm nền tảng để hình thành các yếu tố khác của môi trường kinh doanh. Các yếu tố chính trị, các chính sách của nhà nước và luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng,... có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước khác trên thế giới về sản phẩm ... thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. Đối với công ty các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đặc biệt chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng ngân hàng đã giúp cty bổ sung nguồn vốn từ đó đã thúc đẩy được rất nhiều hoạt động của công ty. Chính sách bình ổn giá của Chính phủ cũng giúp thị trường bớt cạnh tranh hơn và giúp khách hàng tiêu dùng nhiều hơn. Môi trường văn hóa xã hội Văn hóa xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Nhân tố văn hoá xã hội tác động vào môi trường kinh doanh một cách chậm chạp. Nhưng khi phát triển thì rất mạnh mẽ. Nó bao gồm : - Các phong tục tập quán, lối sống, kết cấu dân cư, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng, có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường. - Các nhân tố về văn hoá xã hội tác động đến quá trình dung hoà lợi ích giữa các đối tác. - Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam góp phần làm cho nền văn hoá doanh nghiệp, văn hóa Việt Nam phong phú hơn. Với việc vận dụng tốt những lợi thế về văn hóa có thể giúp Công ty có một cái nhìn bộ mặt mới đối với khách hàng và có thể tạo nên một lợi thế cạnh tranh đối với các công ty khác. Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Môi trường công nghệ Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến công ty. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng…Khi công nghệ phát triển, công ty có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy nó cũng mang lại nguy cơ tụt hậu cho công ty, giảm năng lực cạnh tranh nếu công ty không đổi mới công nghệ kịp thời. Công nghệ là một nhân tố ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến môi trường kinh doanh. Sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép công ty nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường. Môi trường tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thời tiết xấu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, chẳng hạn như mưa gây khó khăn cho xe vận tải di chuyển. Thêm vào đó nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, không đảm bảo yêu cầu của khách hàng, dẫn tới không thể tiêu thụ được. Nhưng môi trường tự nhiên cúng đem lại thuận lợi không nhỏ cho công ty. Môi trường tự nhiên đã thúc đẩy hành vi mua của khách hàng để thích nghi với chúng. Ví dụ là sản phẩm máy điều hòa, tủ lạnh, máy quạt…. VI. Môi trường bên trong Môi trường nội bộ công ty bao gồm các yếu tố và hệ thống bên công ty. Công ty cần phải phân tích một cách cặn kẽ các yếu tố nội bộ nhằm xác định rõ ưu và nhược điểm của mình để giảm bớt nhược điểm và phát huy các ưu điểm nhằm khai thác tối đa các lợi thế. 1. Giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Trong năm các vừa qua, tình hình lạm phát đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả thị trường, làm cho sức mua của người tiêu dùng trên thị trường nói chung và sức mua của khách hàng của công ty nói riêng giảm rất nhiều. 2. Chất lượng sản phẩm. Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội. Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các công ty lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà công ty thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các công ty khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của công ty nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của công ty và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của công ty. Điều đó cho thấy công ty không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của công ty trên thị trường. Mục tiêu cao nhất của công ty là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì công ty phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả công ty phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của công ty. 3. Cơ cấu mặt hàng. - Mặt hàng điện lạnh: Máy điều hòa, Bình nước nóng, Máy lọc nước, Các loai quạt, Tủ lạnh, Máy phát điện - Mặt hàng điện gia dụng:Bàn là, Bếp ga, Máy giặt, Máy hút bụi, Nồi cơm điện, Máy rửa chén, Lò vi sóng, Lò nướng, Bếp từ-lẩu điện, Máy lọc nước, Máy xay sinh tố, Máy ép trái cây,… 4. Các biện pháp quảng cáo. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các công ty. Công ty đã quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng … để quảng cáo sản phẩm của mình. 5. Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các công ty, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Công ty thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau: Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa công ty và người tiêu dùng không qua trung gian, công ty tự tổ chức tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ của mình. Kênh ngắn: là kênh trong đó công ty sử dụng một người trung gian là người bán lẻ. Kênh dài: là kênh có từ hai người trung gian trở lên trong phân phối. Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ mà công ty đang theo đuổi, vào nguồn lực của công ty, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh. Để làm tốt việc phân phối công ty cần đảm bảo văn minh lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng. hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sản của công ty và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng doanh thu của công ty. 6. Các đối thủ cạnh tranh. Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh cũng tác động rất lớn đến khách hàng trung thành của công ty. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Các siêu thị điện máy như: Siêu thị chợ lớn, siêu thị Viettronimex, siêu thị Nguyễn kim, siêu thị Ebest,… Tất cả các đối thủ này đều có lợi thế là quy mô lớn hơn, các mặt hàng đa dạng hơn so với công ty. Nhưng công ty lại có được lợi thế là thành lập sớm hơn do đó công ty đã có uy tín trên thị trường tại Đà Nẵng. Các đối thủ gián tiếp: hệ thống các siêu thị trên địa bàn TP như: siêu thị BigC, siêu thị Metro, siêu thị Coppmax,… Các siêu thị này đều có gian hàng tiêu thụ mặt hàng điện tử điện lạnh. Tuy nhiên họ không tập trung nên việc cạnh tranh cũng bớt gay gắt hơn. 7. Hành vi người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. 8. Phương thức thanh toán. Việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng có thể gồm nhiều phương thức thanh toán: Séc, tiền mặt, ngoại tệ,... Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. 9. Uy tín của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động sản suất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 10. Thị trường của công ty Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn liền sản xuất với tiêu dùng, liên kết kinh tế thành một thể thống nhất, gắn liền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là môi trường kinh doanh ở đó cung cầu gặp nhau và tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường sản phẩm hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và cho ai. Thị trường là đối tượng của các hoạt động tiêu thụ, nó có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả sản phẩm cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn và ngược lại. Việc cung ứng vừa đủ để thoả mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu. VII. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 1.Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận cho công ty. Đây là yêu cầu biểu hiện mặt kinh tế và biểu hiện mặt lượng kết quả công tác bán hàng của công ty. Lợi nhuận cao là mục tiêu trực tiếp của công ty, giưa tăng doanh số và tăng lợi nhuận không phải luôn luôn đồng hướng . Nói chung tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh số không luôn luôn cùng tỷ lệ. Thật vậy doanh số không chỉ phụ thuộc vào khối lượng tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và giá thành sản phẩm hàng hóa. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường, cái mà công ty cần, quan tâm hàng đầu không phải là mức lợi nhuận tối đa trong một đơn vị sản phẩm mà là tổng lợi nhuận. Mặt khác doanh số và lợi nhuận của công ty còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm hàng hóa nó tiêu thụ, vào các chính sách kinh tế vỉ mô của nhà nước. 2. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo phát triển thị phần của công ty. Tiêu thụ hàng hóa nhằm mở rộng thị trường, khám phá những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Mức độ thực hiện yêu cầu này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó tập trung nhất là công ty phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thật vậy, để tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa trên thị trường, mở rộng thị trường cho mình và loại bỏ đối thủ cạnh tranh thì công ty cần phải có những lợi thế so với đối thủ cạnh tranh của mình: Lợi thế chi phí, lợi thế kinh nghiệm, lợi thế về quy mô, mẫu mã , kiểu dáng, giá bán. Khi công ty đã có những lợi thế đó thì cần phải phát huy một cách tối đa trước đối thủ cạnh tranh và không ngừng hạn chế hay đi trước lợi thế cạnh tranh của đối thủ, có như vậy mới ngày càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hóa cuả công ty. Từ đó làm tăng thị phần của công ty trên thi trường. 3. Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo tăng tài sản vô hình cho công ty. Tài sản vô hình của công ty ở đây tập trung vào việc làm tăng uy tín, tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng khi tiêu dùng sản phẩm hàng hóa của công ty. Điều này thể hiện ở nhiều yếu tố trong đó biểu hiện trực tiếp ở hoạt động tiêu thụ của công ty và phù hợp của sản phẩm hàng hóa mà công ty bán ra với yêu cầu của khách hàng: gồm mạng lưới bán, chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng, cách thức bán hàng, trách nhiệm đến đâu khi hàng hóa đã được bán. Khách hàng sẽ có thiện cảm hay ác cảm đối với sản phẩm của công ty, mỗi khi nhắc tới công ty. Xét về lâu dài, chính nhờ xây dựng phát triển tài sản vô hình đã tạo nên cơ sở nền tảng vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của công ty. 4. Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo dịch vụ đối với khách hàng. Khi tiêu thụ song hàng hóa, không có nghĩa công ty hết trách nhiệm đối với hàng hóa đó. Việc tiêu thụ hàng hóa kế tiếp có thuận lợi hay không phụ thuộc vào việc thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng đến đâu. công ty phục vụ khách hàng đảm bảo về chất lượng hàng hóa chủng loại, số lượng, phong cách phục vụ và ngày càng đáp ứng tốt hơn cho những yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa của công ty. Khi hàng hóa được tiêu thụ nhiều có nghĩa là công ty đã thực hiện tốt dịch vụ đối với khách hàng, tạo niềm tin đối với khách VIII. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ doanh thu từ các mặt hàng của Công ty sau một năm hoạt động. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để đánh giá dự thành công hay thất bại của Công ty trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của Công ty càng cao có nghĩa là hoạt động tiêu thụ sản phẩm đang rất tốt, còn nếu doanh thu năm sau thấp hơn năm trước thì hoạt động tiêu thụ đang suy giảm cần có biện pháp khắc phục. Phân tích hoạt động tiêu thụ hàng hóa giúp nhà quản trị biết được thế mạnh của Công ty, cũng như những hạn chế yếu kém mà Công ty cần giải quyết khắc phục. Qua đó ban lãnh đạo Công ty sẽ có chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo tái đầu tư mở rộng tăng thị phần. 1. Đánh giá mức tăng giảm của doanh thu bán hàng trong Công ty qua 3 năm (2008, 2009, 2010). Bảng doanh thu của công ty Đvt: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng doanh thu 4196 100 4621 100 5837 100 425 10,13 1216 26,31 DT từ hoạt động kinh doanh TM 2196 52,33 2487 53,82 2862 49,04 281 13,25 375 15,08 DT từ hoạt động khác 2000 47,67 2134 46,18 2975 50,96 134 6,7 841 39,41 Qua bảng số liệu ta có thể thấy: Năm 2009 tổng doanh thu của Công ty là 4621 triệu đồng tăng 425 triệu đồng tỷ lệ tăng là 10,13% so với năm 2008. Đây là một sự tăng trưởng rất tốt nhằm củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Có được kết quả khả quan như vậy là do Công ty đã phát triển được cả hoạt động kinh doanh thương mại và hoạt động đầu tư khác của mình. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động đầu tư là 2134 triệu tăng 134 triệu đồng với tỷ lệ tăng 6,7% so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 46,18% làm cho tổng doanh thu tăng 134 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tăng là do thời kì này công ty nhập thêm một số sản phẩm có mầu sắc, mẫu mã khác nhau, thực hiện việc đa dạng hóa sản phẩm, vì thế sản phẩm bán ra tăng rất nhiều. Ngoài ra trong năm này công ty áp dụng hình thức bán hàng trả chậm, đây là hình thức bán hàng mới kích thích việc tiêu thụ hàng hóa, nhưng mới chỉ áp dụng cho những khách hàng quen, thân thiết của Công ty. Năm 2009 doanh thu từ hoạt động thương mại là 2487 triệu tăng 281 triệu với tỷ lệ tăng 13,25% so với năm 2008 chiếm tỷ trọng 53,82% làm cho doanh thu của Công ty tăng 281 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động thương mại tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 13,25% là do thời kì này nhu cầu về một số mặt hàng Công ty kinh doanh tăng mạnh như phụ tùng ô tô, thiết bị thi công cơ giới, dây điện. Ngoài nhu cầu của thị trường tăng nên thì Công ty cũng có thêm một số bạn hàng mới, làm cho việc tiêu thụ hàng hóa tăng cao đem lại sự thành công cho Công ty. Năm 2010 so với năm 2009 tổng doanh thu tăng 1216 triệu đồng tỷ lệ tăng là 26,31%. Đây là một tỷ lệ tăng rất nhanh chứng tỏ hoạt động đầu tư cũng như việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty rất tốt đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. Doanh thu từ hoạt động đầu tư đạt 2975 triệu tăng 841 triệu tỷ lệ tăng là 39,41%, chiếm tỷ trọng 50,96% tăng 4,78% (46,18% – 50,96%) so với 2009 làm cho tổng doanh thu của Công ty tăng 841 triệu. Đây là lần đầu tiên doanh thu từ hoạt động đầu tư vượt qua doanh thu từ hoạt động thương mại. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang đầu tư hiệu quả. Năm 2010 có thể nói là năm hoạt động đầu tư phát triển rất nhanh kể từ khi thành lập Công ty, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho doanh thu từ hoạt động đầu tư tăng nhanh với tỷ lệ tăng là 39,41%. Đối với hoạt động kinh doanh thương mại năm 2009 cũng đạt được những thành công to lớn góp phần vào việc phát triển của Công ty. Trong năm 2010 doanh thu từ hoạt động thương mại là 2862 triệu đồng tăng 281 triệu với tỷ lệ tăng là 15,08% so với năm 2009 chiếm tỷ trọng 49,04% làm tổng doanh thu của công ty tăng 281 triệu đồng. Doanh thu từ hoạt động thương mại tăng là do Công ty luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa, giao hàng đúng hẹn, nhất là mức giá của công ty luôn hấp dẫn hơn so với các đơn vị khác vì thế việc tiêu thụ hàng hóa của Công ty vẫn diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thương mại sẽ có xu hướng giảm dần trong tổng doanh thu của Công ty vì hoạt động đầu tư của Công ty vẫn là chính và Công ty sẽ tập chung mạnh vào lĩnh vực này. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009 so với 2008 2010 so với 2009 SL % SL % Tổng doanh thu 4196 4621 5837 425 10,13 1216 26,31 Tổng chi phí 3653 3993 5069 340 9,31 1076 26,95 LN 543 628 768 85 15,65 140 22,29 Nhờ quá trình phát triển đa dạng hóa sản phẩm đã thúc đẩy quá trình kinh doanh, làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh thương mại cũng rất thành công bởi sự năng động của phòng kinh doanh cũng như của lãnh đạo Công ty. Từ kết quả đó làm cho tổng doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 doanh thu của công ty đạt 5837 triệu đồng tăng 1216 triệu đồng với tỷ lệ tăng 26,31%. Như vậy doanh thu của công ty đã có sự tăng nhanh trở lại, đây là một dấu hiệu rất tốt chứng tỏ rằng Công ty có khả năng đứng vững trên thị trường. Có được sự thành công như vậy là do có sự lỗ lực cố gắng rất lớn của lãnh đạo Công ty cũng như của công nhân viên. Lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Mặc dù doanh thu của Công ty liên tục tăng nhưng chi phí của Công ty cũng tăng đáng kể, làm giảm lợi nhuận của Công ty. Năm 2009 tổng chi phí của Công ty là 3993 triệu đồng tăng 340 triệu so với năm 2008, tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí là 9,31% thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu vì vậy việc quản lí chi phí của Công ty là tốt không bị lãng phí. Năm 2010 tổng chi phí của Công ty là 5069 triệu đồng tăng 1076 triệu so với 2009. Nguyên nhân chính của việc tăng chi phí mạnh như v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH TÂN HƯNG MẠNH.doc
Tài liệu liên quan