Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La

Huyện đã duy trì công tác khám chữa bệnh và đieuè trị, tổng số lần khám chữa bệnh được 68.710 lượt người, đạt 137% kế hoạch giao. Tổng số bệnh nhân nằm nội trú là 7.315 bệnh nhân, đạt 146% kế hoạch. Huyện đã thực hiện tốt công tác phòng trào và chữa bệnh cho nhân dân, phát hiện và dập tắt các dịch bệnh có thể xảy ra. Chương trình y tế quốc gia thực hiện có hiệu quả, công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện. 100% xã, thị trấn có trạm Thú Y xã, 84% số bản. Phục vụ cho người bệnh, các loại hình khám chữa bệnh được mở rộng, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng được thực huyện thường xuyên, do vậy đã nâng cao được ý thức của nhân dân trong việc phòng chống các dịch bệnh. Các công trình y tế được triển khai có hiệu quả ở các vùng trong phạm vi toàn huyện cụ thể: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vác xin 87,6% năm 2000 tăng 95,7% năm 2004, tỷ lệ mắc các bệnh như: Bệnh bướu cổ 17,5 % năm 2000 giảm xuống còn 11,2 năm 2004, tỷ lệ dân số mắc bệnh sốt rét: 0,29 năm 2000 xuống chỉ còn 0,037 năm 2004, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được bản đảm, do vậy 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra.

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hộ, vừa tạo ra giá trị kinh tế. Vùng chảo Phù Yên khá rộng và bằng phẳng phù hợp với sản xuất nông nghiệp, nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người toàn huyện không lớn, chỉ có 0.21 ha/người. Trong đó đất cho sản xuất lương thực là 0.068 ha/người, riêng ruộng nước chỉ có 0.018 ha/người. Là huyện nằm trong vùng hồ sông Đà 3.079 ha, diện tích hồ, ao đào 84 ha là tiềm năng lớn cho phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. * Về khí hậu, thuỷ văn, giao thông - Khí hậu: Nằm trong vùng Tây Bắc Bắc Bộ, Phù Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ bình quân năm 220C, độ ẩm không khí bình quân 82%, số lượng mưa bình quân 1 năm 1.800 mm, số giờ nắng bình quân năm 1.729 giờ. Số giờ nắng giữa 2 mùa chênh lệch không quá lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Thuỷ văn: Phù Yên có hệ thống sông suối khá dày, với khoảng 1.200 con suối lớn nhỏ tạo thành 36 phều đầu nguồn chảy vào hệ thống suối chính là: Suôid Tấc, suối Sập, suối Múa, suối Khoáng trước khi hoà vào sông Đà ( sông Đà chảy qua vào phía Nam huyện với tổng chiều dài là 53 km). Nguồn nước phong phú sông hầu hết các lòng suối thấp hơn khu vực canh tác nên tác dụng nguồn phục vụ tưới tiêu thấp, tuy nhiên các con suối có độ dốc lớn tạo ra khả năng lợi dụng nguồn nước để xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ phục vụ nhu cầu sử dụng điện tong địa bàn, đồng thời tạo thành các hồ chứa tưới tiêu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân một cách có hiệu quả. - Giao thông: Mạng lưới giao thông không ngừng được phát triển, đến năm 2003 đã có 26/27 xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, các đường chính trị như: quốc lộ 37, quốc lộ 43 thường xuyên được duy trì, nâng cấp, đảm bảo giao thông suốt với tỉnh và các huyện bạn. Đường liên bản được chú trọng mở mới, bê tông hoá bằng nguồn vốn dự án 135, dự án 925 tạo thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng. 2.1.2 Đặc điểm về điều kiện kinh tế - chính trị: Thực hiện chủ chương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực là một huyện miền núi có tập quán canh tác nông lâm nghiệp lâu đời, cơ cấu kinh tế của huyện Phù Yên vẫn là sản xuất nông - lâm - nghiệp tỉ trọng cao, tỉ trọng công nghiệp xây dựng còn nhỏ bé, khu vực dịch vụ tăng chậm. Tuy nhiên xu thế phát triển của nền kinh tế ngày càng heo hướng tiến bộ, phù hợp với xu thế chung của cả tỉnh cũng như cả nước, giảm dần tỉ trọng khu vực sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng dần tỉ trọng trong công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP. Qua tính toán sơ bộ chỉ tiêu GDP toàn huyện ước đạt (tính theo giá trị so sánh là 389.155 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bằng 13.7% so với năm 2003 trong đó tính theo cơ cấu: Ngành Nông - lâm nghiệp chiếm 55.1%, giảm 3% so với năm 2003. Ngành Công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 13.4%, tăng 4% so với năm 2003. Ngành dịch vụ chiếm 31.5% tăng 1.5% so với năm 2003. Bình quân GDP đầu người đạt 308 USD/người/năm, nhìn chung tình hình đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện được nâng lên rõ rệt so với các năm trước (tuy có lúc có nơi xảy ra đói giáp hạt nhưng bà con tự vay trong nội bộ dân cư và một phần vay kho lương thực huyện. Toàn huyện chỉ có 311 hộ thiếu đói, giáp hạt chiếm 1.6%, không có hộ nào thiếu đói gay gắt). Sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập chung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác. Do tập chung, thâm canh tăng vụ, đẩy mạnh khai hoang ruộng nương, xây dựng nương định canh, sử dụng giống mới đặc biệt giống lúa lai, giống ngô và đậu đỗ các loại trên tất cả các vùng trong huyện, do đó sản lượng thực năm sau hơn năm trước (cụ thể: Năm 2000 đc 27.551 tấn, năm 2001 đạt 29.154tấn, năm 2002 đạt: 36.331 tấn, năm 2003 đạt 42.143, năm 2004 đạt 43.247 tấn) Phong trào thâm canh tăng vụ, tập trung ở những vùng điểm lúa như: Quang Huy, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc, Huy Hạ, Gia Phù, Tường Phù... Xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến. Thực hiện quyết định của huyện Đảng bộ khoá XV, XVI, 6 năm qua phong trào chuyển hướng sản xuất tự cung, tự cấp song Sản xuất hàng hoá như: Phát triển cây CN, cây ăn quả, KT rừng, chăn nuôi và các ngành nghề dịch vụ, chế biến... tập trung chuyển dịch cơ cấu KT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH phát triển đa dạng phong phú đúng hướng nền KT nhiều thành phần. Khai thác triệt để thế mạnh của huyện về Nông - Lâm nghiệp nhằm đạt tốc độ tăng trưởng KT nhanh, hiệu quả, vững chắc, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của XH, bảo đảm sự ổn định chính trị, dân chủ và công bằng XH. 2.1.3. Đặc điểm về điều kiện văn hoá - xã hội: Với truyền thống yêu nước nồng nàn chống giặc ngoại xâm, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng đã mởi lối đi chung hướng phong trào yêu nước và cách mạng nhân dân huyện Phù Yên luôn quan tâm, đến hệ trẻ và coi sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là mục tiêu hàng đầu. * Trong lĩnh vực y tế: Huyện đã duy trì công tác khám chữa bệnh và đieuè trị, tổng số lần khám chữa bệnh được 68.710 lượt người, đạt 137% kế hoạch giao. Tổng số bệnh nhân nằm nội trú là 7.315 bệnh nhân, đạt 146% kế hoạch. Huyện đã thực hiện tốt công tác phòng trào và chữa bệnh cho nhân dân, phát hiện và dập tắt các dịch bệnh có thể xảy ra. Chương trình y tế quốc gia thực hiện có hiệu quả, công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện. 100% xã, thị trấn có trạm Thú Y xã, 84% số bản. Phục vụ cho người bệnh, các loại hình khám chữa bệnh được mở rộng, việc tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng được thực huyện thường xuyên, do vậy đã nâng cao được ý thức của nhân dân trong việc phòng chống các dịch bệnh. Các công trình y tế được triển khai có hiệu quả ở các vùng trong phạm vi toàn huyện cụ thể: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vác xin 87,6% năm 2000 tăng 95,7% năm 2004, tỷ lệ mắc các bệnh như: Bệnh bướu cổ 17,5 % năm 2000 giảm xuống còn 11,2 năm 2004, tỷ lệ dân số mắc bệnh sốt rét: 0,29 năm 2000 xuống chỉ còn 0,037 năm 2004, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được bản đảm, do vậy 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra. * Về văn hoá thông tin thể thao - Phát thanh - Truyền hình Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác VH - TT - TT ở cơ sở, đồng thời chú trọng phát huy giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tính đến hết năm 2004 toàn huyện đã xây dựng được 194 đội văn nghệ quần chúng, 1 đội văn nghệ xung kích của huyện thường xuyên tổ chức biểu biến vào các ngày lễ tết phục vụ nhân dân địa phương, biểu diễn giao lưu với địa phương bạn. Từ năm 2000 - 2004 huyện đã tổ chức được 4 lần hội diễn nghệ thuật quần chúng, mỗi hội diễn có trên 35 đội văn nghệ của các thị trấn, các cơ quan đơn vị, trường học tham gia. Tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", phong trào xây dựng bản, khối phố, đơn vị, gia đình văn hoá, được triển khai rộng khắp, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tổ chức thực hiện, hàng năm số đơn vị, gia đình gia mắt và công nhận đạt chuẩn tăng 200 cơ sở, 30 bản, khối phố được công nhận bản nàng văn hoá đến năm 2004 đã ra mắt được 68 điểm văn hoá, xét và công nhận 7 điểm văn hoá và 2.571 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, xét và công nhận 7 điểm văn hoá và 5.700 hộ được công nhân gia đình văn hoá. Trong đó có 2 đơn vị xã, 8 bản, khối phố, 2 đơn vị trường học, 11 hộ được công nhận danh hiệu văn hoá cấp tỉnh. Công tác TDTT tiếp tục thực hiện và triển khai sâu rộng cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại "Đồng thời chú trọng công tác xây dựng, củng cố và duy trì phong trào TDTT quần chúng ở cơ sở. Tính đến nay toàn huyện có 65 đội bóng đá, 12 đội bóng truyền, 35 câu lạc bộ cầu lông câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ dưỡng sinh và 4.000 gia đình thể thao. Từ năm 2000 - 2005 toàn huyện 18 huy chương vàng, 20 huy chương bạc, 18 huy chương đồng và nhiều khuyến khích. Đặc biệt năm 2004 huyện đã tổ chức thành công giải đua thuyền toàn huyện lần thứ 2, đồng thời đăng cai giải đua thuyền toàn tỉnh lần thứ nhất tại xã Tường Hạ có 8 huyện thị tham gia giải, đã được bản tổ chức và sở TDTT tỉnh Sơn La đánh giá đạt kết quả cao.5 năm qua với ự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công chức ngành VHTT - TT Phù Yên đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba, bộ văn hoá tặng 2 cờ đơn vị thi đua tiên tiến suất sắc. Được UBND, sở TDTT tặng 18 Bằng khen và nhiều Giấy khen, trong năm 2004 được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành TDTT Sơn La. * Công tác phát thanh - Truyền hình: Ngày càng được củng cố và phát triển, 5 năm qua được cải tạo, nâng cấp trang thiếy bị trạm thu phát trung tâm huyện Lỵ, nâng cấp và XD các trạm chỉ đạo của đài phát lại như xã Mường Do, Tân Phong, Gia Phù, Tường Hạ... Công tác phát thanh truyền hình bám sát sự chỉ đạo của đài phát thanh - truyền hình tỉnh của các cấp uỷ chính quyền địa phương, phản ánh những hoạt động của các cơ sở 1 cách kịp thời và có tắc dụng khơi dậy thi đua trong lao động sản xuất, thực hiện nếp sống văn hoá lành mạnh, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, những mặt trái của XH, góp phần làm cho dân hiểu và làm theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong năm qua công trình phát thanh truyền hình đã có 655 chương trình gồm 680 bài dgương người tốt việc tốt, 2.078 tin với 175 mục trên 1.575 tin bàu của chương trình Tiếng thái, Mường...Với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhận viên chức của ngành đã được UBN tỉnh tặng 17 bằng, giấy khen các loại và năm 2004 đã được UBND tỉnh tặng cơ thi đua xuất sắc dẫn đến toàn ngành. Phong trào thi đua yêu nước của ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được phá triển sâu rộng, Bác Hồ đã từng dạy " Thi đua XHCN trong ngành giáo dục - Đào tạo là thi đua dạy thật tốt - học thật tốt" Trong những năm qua trước yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục - Đào tạo bằng những cuộc vận động lớn: "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm" " Dân chủ hoá trường học xã hội hoá giáo dục" " Giỏi việc trường đảm việc nhà " Phong trào thi đua "hai tốt" đã được cụ thể hoá góp phần tạo nên những chuyển biến của ngành trong việc mở rộng quy mô lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy, và học tậo, số giáo biên giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng, huy động tối đa số trẻ em trong độ tuổi ra trường, ra lớp. Tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm, cơ sở vật chất được tăng cường, công tác phổ cập được duy trì và đẩy mạnh cụ thể là: Qua các lần tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tham gia thi giao viên giỏi cấp tỉnh đạt các danh hiệu cấp tỉnh. Số lượt người, danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở 200 lượt người, số học sinh đạt các giải cấp quốc gia 2 em, cấp tỉnh 81 em, cấp huyện 170 em và hàng nghìn học sinh đạt học sinh tiên tiến và cháu ngoan Bác Hồ, ở huyện đã có một trường đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học thị trấn), duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ, đẩy mạnh phổ cập giáo dục THCS có 15/17 xã đạt chuẩn phổ cập THCS. Những năm qua ngành giáo dục - đào tạo huyện Phù Yên đã từng bước được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. * Công tác dân số - KHHGĐ: Toàn huyện đã chấp hành nghiêm pháp lệnh dân số và nghị định của Chính phủ về quy định chi tiết pháp lệnh dân số, tuyên truỳen giáo dục và phổ biến bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em được 275 lượt nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về trách nhiệm bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Phong trào "Hế hoạch hoá gia đình" không sinh con thứ 3 đã mang tính tự nguyện cao, tiêu biểu như xã: Huy Tân, Huy Thượng, Huy Hạ, Tường Hạ. Nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 2000 là 1,77% giảm xuống năm 2004 chỉ còn 1,015%. * Phong trào đền ơn đáp nghĩa: Ngày càng được chú trọng quan tâm đúng mực với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" những năm qua tranh thủ của nhà nước và các ngành chức năng của tỉnh với sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Đảng uỷ cùng các ban ngành trong xã vận động nhân dân quyên góp xây dựng và tu sửa lại trên 250 ngôi nhà tinhd thương cho các chế độ hưởng chính sách. Phong trào phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng vẫn được duy trì thường xuyên đó là cử chỉ cao quý, là nét đẹp về đạo đức và truyền thống của nhân dân các dân tộc trong huyện. Những ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc được cấp uỷ, chính quyền các đoàn thể tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. * Chương trình xoá đói giảm nghèo: Đã trở thành khẩu hiệu hành động của các cấp uỷ - chính quyền, đoàn thể và toàn dân. Chương trình xoá đói giảm nghèo và toạ việc làm trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả bằng cách lồng ghép các chương trình dự án như: Chường trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết tạo việc làm, dự án giảm nghèo, quyết định 3665, 177 của UBND tỉnh, chính sách hỗ trợ 48 bản đặt biệt khó khăn tiêu biểu cho công tác này là các xã: Đá Đỏ, Gia Phù, Huy Thượng, Quang Huy. Phong trào quyên góp xây dựng nhà tạm, nhà đoàn kết được 472 hộ, giải quyết cho vay theo chương trình dự án trên 1 tỷ đồng góp phần giải quyết việc làm cho 175 lao động. * Công tác TN: Cán bộ đoàn viên, thanh niên các dân tộc huyện Phù Yên đã phát huy sức mạnh đoàn kết ý trí vươn lên, xung kích tiên phong trong các phong trào cũng như trong thi đua học tập và khoa học công nghệ. Phát động phong trào ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, trong phong trào thanh niên xung kích, sáng tạo lập nghiệp Ban Thường vụ huyện Đoàn đã phát động, chỉ đạo các cơ sở Đoàn huyện đã có 12 tiểu trang trại trẻ có thu nhập bình quân tư 15 - 20 triệu đông/năm. Ngoài ra đoàn còn phát động phong trào "Mùa hè tình nguyện" giúp đỡ 350 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cấp phát thuốc cho 2.598 trường hợp với giá trị trên 25 triệu đồng, tổ chức 8 buổi ra quân tuyên truyền về tác hại của ma tuý và HIV, thu hút trên 10 nghìn lượt đoàn viên thanh niên tham gia phong trào thnh niên tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT. Với kết quả đạt được trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện trong những năm qua an ninh, chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nền KT tăng trưởng với tỷ lệ cao từng bước nâng cao đời sống vật chất va tinh thần cho nhân dân, tệ nạn xã hội từng bước bị đẩy lùi trên địa bàn huyện. 2.2. Công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Phù Yên: 2.2.1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên và lâu dài của tổ chức Đoàn nhằm giáo dục, củng cố niềm tin cho Đoàn viên thanh niên, tạo điều kiện cho công tác thanh niên. Chính vì vậy công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn vên thanh niên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm quan tâm hàng đầu. Nội dung tập trung là cả Chỉ thị Nghị quyết của Đảng, Đoàn, chính sách pháp luật của Nhà nước, triển khai 6 bài lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đoàn viên thanh niên: Luật bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, truyền thống kỷ niệm 74 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, 73 năm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Báo cáo năm 2004)… Qua 3 năm thực hiện với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, Đoàn viên thanh niên trong huyện, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Tăng cường công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Nghị quyết số 02 về “Công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới: chương trình rèn luyện Đoàn viên trong thời kỳ mới, chương trình thực hiện nghị quyết TW VIII; XIX’ X khoá IX của Đảng đến toàn thể cán bộ Đoàn viên thanh niên trong toàn huyện, phối hợp với trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã triển khai học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong Đoàn viên thanh niên, tổ chức xem, trao đổi và nghe thuyết trình về bộ phin “Hồ Chí Minh chân dung một con người”. Tổ chức một lớp triển khai, học tập 6 bài lí luận chính trị cho Đoàn viên thanh niên với sự tham gia của 65 đồng chí bí thư, phó bí thức, uỷ viên BTV của 45 Đoàn cơ sở đơn vị trực thuộc. Đối với cấp cơ sở, đơn vị tổ chức triển khai 6 bài lý luận chính trị đến đội ngũ cán bộ Đoàn cấp chi Đoàn tiêu biểu như Đoàn cơ sở các xã vùng Huy, Tường Phù, Gia Phù, Tường Thượng, Tường Phong, Mường Thải, Mường Do, chi Đoàn dân chính Đảng, BCH quân sự… Ngoài ra còn chỉ đạo Đoàn cơ sở các xã, Thị trấn, đơn vị trực thuộc, tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục truyền thống nhân các ngày lễ lớn như: Mừng Đảng, Mừng xuân công tác tuyển quân, tháng thanh niên. Đồng thời chủ động phối hợp với các ban ngành: Công an, tư pháp, Dân số… tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên với các văn bản pháp luật. Kết quả cấp huyện tổ chức được 12 buổi tuyên truyền với trên 400 lượt đoàn viên thanh niên tham gia phối hợp thực hiện đăng ký khai sinh quá hạn cho 1.701 trường hợp đăng ký kết hôn quá hạn cho 446 cặp vợ chồng. Cấp cơ sở tổ chức được 75 đợt tuyên truyền thu hút trên 8.500 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia (số liệu năm 2004). Xây dựng chương trình hành động tăng cường sự phối kết hợp sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan. BTV huyện Đoàn đã có sự phối kết hợp với các ngành. Công an trung tâm y tế UBDS – GD – TE đã tổ chức có hiệu quả 1 số hoạt động về an toàn giao thông đường bộ, ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội , tuyên truyền phòng chống ma tuý cụ thể hai cụm: Gia Phù (gồm các xã vừng Tường), cụm Huy Tân (gồm các xã vùng Huy Thị trấn) thu hút khoảng 9.500 lượt đoàn viên tham gia vào tổ chức 16 lớp tuyên truyền luật an toàn giao thông đường bộ ở 16 xã trên 1.000 đoàn viên thanh niên tham gia đạt 228% chỉ tiêu theo kế hoạch. + Tuyên truyền pháp lệnh phòng chống ma tuý của chính phủ ở 3 điểm nóng. Tường Phù, Thị trấn, Suối Tọ, thu hút khoảng 1.000 lượt Đoàn viên thanh niên tham dự đạt 100% kế hoạch. + Tổ chức tập huấn và ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội cho 45 bí thư chi Đoàn cơ sở, đơn vị và 43 tổng phụ trách Đội của 43 liên đội trong toàn huyện cao điểm phòng chống ma tuý HIV – AIDS tại xã Gia Phù với khoảng 2.000 đoàn viên, thanh niên của 25 đơn vị tham gia. Trong những năm qua BTV huyện Đoàn Phù Yên đã tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực cho đoàn viên thanh niên trong toàn huyện vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng và làm việc hết sức quan trọng, công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của đoàn viên thanh niên đã chuyển biến từng bước tác động tích cực đối với tư tưởng và nhận thức của lực lượng đoàn viên thanh niên trong toàn huyện. Từ đó xác định phương hướng và tổ chức các hoạt động tốt hơn góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin cho Đoàn viên thanh niên. 2.2.2. Công tác cán bộ: Trong công tác cán bộ lựa chọn cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đội ngũ cán bộ, sự phát triển của phong trào thanh niên và công tác xây dựng Đoàn. Do cán bộ Đoàn là những người hoạt động chính trị xã hội trong thanh niên nên việc lựa chợn cán bộ tốt nhất là thông qua các hoạt động thực tiễn của phong trào thanh niên từ phong trào thanh niên và công tác tổ chức, Đoàn phát hiện những người hăng hái ham thích và có khả năng hoạt động chính trị xã hội có khả năng tập hợp thanh niên. Công tác cán bộ luôn được chú trọng là nhân tố quyết định sự thành bại của phong trào, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Cán bộ là gốc của phong trào” do vậy khâu lựa chọn cán bộ Đoàn – Hội - Đội được cấp uỷ - Đoàn cấp trên quan tâm phối hợp làm có hiệu quả, không qua các hoạt động thực tiễn phát hiện bồi dưỡng cán bộ, quan tâm lựa chọn cán bộ Đoàn cấp cơ sở nhất là bí thư chi đoàn từ 2 nguồn chính. Thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và thanh niên đã học THPT ở lại địa phương phát triển kinh tế đến nay trên địa bàn huyện có 79% bí thư chi Đoàn là Đảng viên 100% UVBCH chi Đoàn hàng năm được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ năng và nghiệp vụ công tác Đoàn do BTV huyện Đoàn tổ chức. Trong việc sử dụng cán bộ cần phân định rõ rệt. Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách, như cán bộ chuyên trách là những người trong biên hoặc hợp đồng dài hạn trong cơ quan Đoàn, còn cán bộ bán chuyên trách là những người ngoài nghề nghiệp chính của họ thì họ kiêm nhiệm về mảng Đoàn nhưng họ có điểm chung đó là tích cực tham gia vào phong trào Đoàn, xuất phát từ mục tiêu và hiệu quả để tham gia vào phong trào họ còn phải có sự thống nhất trong chương trình hành động. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Đoàn cần phải được chú trọng vì trong hệ thống đào tạo nếu không có chuyên môn nghiệp vụ thì hiệu quả của công việc sẽ không sao, vì vậy cần khuyến khích và cần nêu cao nhiệm vụ học tập của cán bộ Đoàn cán bộ Đoàn có năng lực trình độ để có thể điều hành công việc tốt nhất vì hoạt động của thanh niên và công tác Đoàn ngày nay rất đa dang. Hiện nay việc tham mưu công tác quy hoạch cán bộ cho Đảng ở cấp bộ Đoàn còn thiếu chủ động, việc đào tạo bồi dưỡng lực lượng kề cận chưa phù hợp với sự luân chuyển viên đã dẫn đến hiện tượng thiếu lụt về cán bộ, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức Đoàn tình hình cán bộ chủ chốt của Đoàn những cơ sở phái thay đổi liên tục với lý do đi học dài hạn một số cán bộ còn chưa nhiệt tình với công việc hoặc đã chuyển sang đảm nhận công việc khác. Nội dung hoạt động nề nếp sinh hoạt và công tác quản lý Đoàn viên trong chi Đoàn ở 1 số cơ sở còn yếu, việc quan tâm đến quyền lợi chính đáng của Đoàn VTN còn chưa được chú trọng vai trò của tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn là hết sức quan trọng vì vậy BTV huyện Đoàn phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc và kịp thời kiện toàn BCH các cơ sở yếu kém lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị cơ sở triển khai thực hiện công việc được giao phải có kế hoạch cụ thể trong điều hành tổ chức ở từng cấp phải được đảm bảo và cụ thể hoá bằng phong trào hoạt động và có sự nhân rộng các mô hình tiên tiến. Trước sự phát triển mạnh mẽ của KH – CN, cán bộ Đoàn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải là cán bộ chủ chốt để đưa phong trào TN ta kịp với thời đại, mở rộng giao lưu học hỏi, toạ đàm giữa các cơ sở với nhau qua 3 năm thực hiện chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ Đoàn cơ sở. BTV đã chỉ đạo các Đoàn xã Thị trấn làm tốt công tác cán bộ và công tác TN, đã từng bước nâng cao chất lượng về nội dung và phương thức hoạt động của phong trào. Song do điều kiện của huyện có nhiều cơ sở ở vùng cao, vùng xa dân trí còn thấp chịu ảnh hưởng của các tập tục lạc hậu nên việc phát triển chất lượng cán bộ và ĐVTN ở địa phương còn chậm đòi hỏi BTV huyện Đoàn và các ban ngành Đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa đến phong trào Đoàn cơ sở phát huy vai trò lãnh đạo chỉ đạo sát sao với các cấp uỷ Đảng và đội ngũ cán bộ Đoàn. Với những vấn đề đặt ra đối với Đoàn cơ sở huyện Phù yên. Ngoài sự quan tâm tạo điều kiện về kinh phí cơ sở vật chất của các cấp uỷ Đảng, chính quyền thì đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở phải được xây dựng theo các tiêu chí phù hợp với sự phát triển của Đoàn hiện nay. 2.2.3. Công tác thanh niên. Đường lối đổi mới của Đảng với những thành tựu đã đạt được đang tạo ra môi trường mởi để thanh niên phát triển tài năng cống hiến cho xã hội từng bước cải thiện đời sống việc thực hiện nghị quyết 25 của Bộ Chính trị khoá VI đạt được kết qủa bước đầu. Tuy nhiên bước vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động thanh niên chưa đổi mới thời. Khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc vai trò của thanh niên và nội dung công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Xử lý các vấn đề thanh niên không sát đúng với tâm lý và những nhu cầu mới của thanh niên. Một số cán bộ đảng viên lớn tuổi còn thiếu tôn trong, thiếu niên tin vào thanh niên. Tình trạng thoái hoá, biến chất cùng với sự hạn chế về năng lực của nhiều đảng viên đã làm cho niềm tin của tuổi trẻ đối với Đảng bị giám sát công tác thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển Đảng. Lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng còn chung chung. Nhà nước còn chậm trễ trong thể chế hoá nghị quyết của Đảng, thiếu đầu tư thích đáng và chưa có tổ chức chuyên trách về công tác thanh niên. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có cố gắng, song bước vào thời kỳ mới đã bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu sót. Vai trò và ảnh hưởng của Đoàn trong thanh niên bị giảm sút các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và nhiều gia đình chưa quan tâm đầy đủ đến việc chăm sóc giáo dục TTN. Thông qua các phong trào “thi đua tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã phát huy được tinh thần tương thân, tương ái, phát huy vai trò xung kích tình nguyện của ĐVTN từ đó tạo động lực niềm tin cho ĐVTN vươn lên thể hiện của ĐVTN vươn lên thể hiện vai trò, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội, đã và đang phát huy được truyền thống uống nước nhớ nguồn của lực lượng ĐVTN có tinh thần cần cù chịu khó trong lao động, có ước mơ hoài bão trong cuộc sống, tích cực học tập rèn luyện có đức có tài học tập theo gương bác Hồ vĩ đại có ý thức, có tình yêu nước và có trách nhiệm đối với cuộc sống, tình yêu hôn nhân hạnh phúc gia đình có lòng tự trọng và tin tưởng vào sự lãnh đạo đổi mới của Đảng và Bác Hồ đi lên CNXH ở nước ta. Hiện nay hầu hết ĐVTN đều có trình độ học vấn nghề nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVXHH025.doc
Tài liệu liên quan