Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Tốc độ phát triển định gốc cho biết xu hướng phát triển chung của cả thời kì phân tích. Qua biều đồ ta cũng thấy xu hướng biến đổi: Năm 2003 vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chỉ là 98.6 triệu đồng nhưng sang đến năm 2004 thì con số này là 160.5 triệu đồng tăng 62.77%, năm 2005 tăng 73.56% so với năm 2003, năm 2006 tăng 82.96 % so với năm 2003. Điều đó phần nào giải thích cho việc công ty đã chú trọng đến đầu tư vào nguồn lực con người, biết rõ tầm quan trọng của nguồn lực này đối với sự phát triển của công ty.

Trong năm 2004, công ty đã tuyển dụng 46 kĩ sư trẻ, tuyển dụng và đào tạo 207 công nhân ki thuật, trong đó có 10 lao động phục vụ lái cẩu, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn của, chi phí cho đào tạo là 25 triệu đồng.Việc tuyển dụng và đào tạo lại lực lượng lao động và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ,các đơn vị và các ban điều hành quản lý vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nhiều cán bộ kĩ sư và công nhân kĩ thuật đã có trách nhiệm và hăng hái nhiệt tình vào các dự án tại miền Trung, Nam công tác.

 

docx85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kĩ thuật (thuộc giai đoạn thực hiện dự án).Tổng dự toán luôn nhỏ hơn hoặc bằng tổng vồn đầu tư . Ta thấy rằng các công trình mà công ty tham gia xây lắp một phần là để nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra tài sản cố định cho công ty, phần còn lại là tạo ra lợi nhuận. Giá trị của hoạt động xây lắp có xu hướng tăng nhưng vẫn còn rất chậm chưa tương xứng với nguồn lực hiên có của công ty. Rõ ràng là hoạt động xây lắp chưa sử dụng triệt để nguồn vốn đầu tư mà công ty có. Bằng chứng là tổng mức đầu tư rất lớn nhưng giá trị quyết toán lại rất nhỏ, năm 2004 chỉ bằng 1/148 lần, năm 2005là 121.49/31607.49(gần bằng1/260). Kết quả đầu tư trực tiếp từ quá trình đầu tư vào MMTB, nguồn nhân lực là các công trình xây lắp: Năm 2003, công ty đã tham gia xây dựng các công trinh : Đầu tư cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất XN H34, xây dựng trụ sở làm việc, xưởng gia công cơ khí, kho chứa vật tư, thiết bị thi công ĐXD số 1, cải tạo xí nghiệp H36 (lắp đặt hệ thông hàng rào kẽm gai và kho kín, cải tạo và sửa chữa nhà làm việc 2 tầng, nhà để xe đạp, xe máy, sửa chữa nhà thường trực..), dự án đầu tư nhà ở Xuân La I. Năm 2004, chúng ta đã tập trung lực lượng, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị, dụng cụ thi công cho điều hành và quản lý dự án. Tổng số dự án công ty trực tiếp điều hành là 8 dự án, được dàn trải từ bắc đến nam, đã thay mặt công ty điều hành 7 dự án do công ty làm thầu chính, nhiều dự án có các công ty bạn cùng tham gia như: Nhiệt điện Cao Ngạn, tổ hợp đồng Sin quyền….được chủ đầu tư, TCT, công ty bạn bước đầu ghi nhận. Năm 2005, công ty đã điều hành và thay mặt TCT điều hành nhiều dự án lớn có nhiều các công ty bạn cùng tham gia thi công: Nhiệt điện Cao Ngạn, Khu tuyển tổ hợp đồng Sin quyền, xi măng Hải Phòng,xi măng Lam Thạch, thuỷ lợi thuỷ điện Quảng Trị, đuôi hơi 2.1 phần mở rộng …được các chủ đầu tư, TCT, và các công ty bạn bước đầu ghi nhận, được các chuyên gia nước ngoài đánh giá cao như dự án lắp đặt điện đo lường tự động hoá - hầm đường bộ đèo Hải Vân…Tiếp tục phát huy kết quả nâng vật nặng từ dự án tháp tạo hạt phú mỹ, chúng ta đã tiếp tục đổi mới công nghệ trong thi công bê tông bằng phương pháp trượt, lần đầu tiên chúng ta đã thành công và được đánh giá cao trong việc thi công trượt khung vách cứng văn phòng công ty xây dựng số 1- Tổng công ty xây dựng Hà Nội – 59 Quang Trung, trượt xi Lô hai vỏ có kéo căng cốt thép dự ứng lực của xi măng Hải Phòng mới. Năm 2006,với mục tiêu phát triển ổn định, thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng đảm bảo chất lượng, tiến độ của công trình, công ty tập trung vào các thị trường có nguồn vốn ổn định và tập trung, có giá trị lớn, hạn chế nhận thầu các công trình phân tán, dàn trải, có gía trị nhỏ, đảm bảo thu hồi vốn nhanh.Phát huy nội lực và thế mạnh và thương hiệu của TCT và công ty tại một số lĩnh vực : Trượt kết hợp nâng vật nặng, trượt khung cứng vách cứng, lắp máy, lắp điện đo lường tự động hóa và quản lý điều hành dự án….chúng ta đã được tham gia thi công các dự án thuộc: Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam, tổng công ty Xi Măng, tổng công ty hoá chất , tổng công ty dệt may, tổng công ty điện lực….các nhà đầu tư hoặc thầu chính là nước ngoài: Nhà thầu TECHNIP - dự án trọng điểm của nhà nước:Gói thầu CV2 – nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà thầu Hàn Quốc – sân gôn Hoà Bình, nhà thầu Vinafuji, công trình Toto,Citizen… 2.2.2. Đầu tư cho MMTB. MMTB cũng là một phần nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.Nâng cao năng lực cạnh tranh của MMTB là một nội dung đầu tư rất quan trọng.Chính vì thế hàng năm công ty đã dành khoảng từ 9,98% đến 42,7% tổng vốn đầu tư thực hiện để đầu tư cho công nghệ MMTB mới. Bảng 2.14: Giá trị vốn đầu tư vào máy móc thiết bị. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.Vốn đầu tư vào MMTB Triệu đồng 2036,36 23647,85 3505,323 9666,14 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 106.13 -8.5 1.75 3.Tốc độ pt định gốc % - 106.13 72.13 374.68 (Nguồn số liệu: Phòng cơ điện) So với năm đầu tiên của quá trình nghiên cứu (2003) thì lượng vốn này có xu hướng tăng lên. Nó phù hợp với việc đất nước ta đang phát triển nên giá trị xây lắp ngày càng tăng. Giá trị đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ ở các đô thị mới mà còn ở tận các vùng sâu vùng xa. Do đó, để có thể tham gia vào ngày càng nhiều hơn các công trình xây lắp thì công ty phải tự đầu tư nâng cao năng lực MMTB. Bảng2. 2:Biểu đồ vốn đầu tư vào MMTB qua các năm. Qua biểu đồ ta thấy vốn đầu tư qua các năm không theo một quy luật nào cả. Năm 2004 tăng vượt 106.13% so với năm 2003 và các năm 2005 lại giảm đi chỉ còn 3505.3 triệu đồng, tiếp theo đến năm 2006 lại giảm tiếp chỉ còn 966.14 triệu đồng.Sở dĩ năm 2004 vốn đầu tư lớn như vậy là do trong năm này công ty đã đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn với tổng vốn đầu tư là 17387.28 triệu đồng. Việc đầu tư mua sắm MMTB được thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó chủ yếu là đấu thầu. Trong năm 2003, công ty đã đầu tư thiết bị và hệ thống mâm sàn, côp pha để thi công ống khói bằng công nghệ côp pha trượt. Đây là công nghệ mới xuất hiện ở nước ta từ năm 1994 và công ty là đơn vị thứ 2 trong cả nước đầu tư sử dụng công nghệ này.Do đó thi công các kết cấu hình trụ bằng công nghệ là một trong những lợi thế, điểm mạnh của công ty. Hoạt động đầu tư mua sắm MMTB của công ty với tư cách là bên mời thầu được tiến hành theo đúng quy cách của luật đấu thầu trong nước từ việc chuẩn bị mời thầu đến thực hiện đấu thầu và kết thúc, thực hiện hợp đồng.Việc tổ chức thẩm định HSDT được chuẩn bị rất khoa học, toàn diện, đảm bảo cạnh tranh .Cán bộ thẩm định là những kĩ sư,kế toán tài chính ,nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm và thâm niên trong quá trình tham gia đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Qua kết quả đấu thầu công ty đã chọn ra được những nhà thầu cung cấp MMTB đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về thời gian, chất lượng và giá cả … mà công ty đưa ra.Ví dụ như:Công ty TNHH cơ điện Đại Dương trúng thầu cung cấp tời điện 2 tang đồng trục sức kéo lớn hơn hoặc bằng 3 tấn, tốc độ kéo 25-30m/phút, lượng cuốn cáp vào tang 500m do Nga sản xuất, công ty TNHH thương mại Tiến Trình trúng thầu cung cấp máy đo đỉnh DZJ2 có nguồn gốc từ Trung Quốc, công ty TNHH thương mại Muôn Anh cung cấp cán thép các loại…. Năm 2004 công ty đã thực hiện dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn.Dự án đầu tư mua cần trục bánh xích sức nâng 250 tấn nhằm nâng cao năng lực MMTB có sức nâng lớn, tính năng kĩ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi công công trình có khối lượng thi công lớn, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lắp máy.Công ty thương mại và chuyển giao công nghệ MICO đã thắng thầu cung cấp cần trục bánh xích ROBELCO model CRE2500 do Nhật Bản sản xuất với giá là 1 097 000USD. . MMTB là tài sản cố định,có giá trị lớn, được khấu hao qua nhiều năm nên việc đầu tư ngày hôm nay có thể được sử dụng qua nhiều năm sau nên không phải đầu tư lại nhiều. Qua các năm từ 2002 đến 2006 mặc dù khối lượng đầu tư vào MMTB là khó xác định thành xu hướng tăng hay giảm nhưng ta thấy rằng công ty luôn đầu tư cho MMTB. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã luôn chú ý nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư vào tài sản cố định mà cụ thể là MMTB.Công ty đã xuất phát từ nhu cầu của thị trường để kịp thời đổi mới công nghệ cho phù hợp.Cho đến nay công ty là một trong những công ty xây lắp có ưu thế cạnh tranh về công nghệ côp pha trượt và kĩ thuật nâng sàn.Công ty đã vũng vàng tự tin đảm nhận các công trình trọng điểm quốc gia, những công trình xây dựng công nghiệp, lắp đặt kết cấu thiết bị, lắp đặt hệ thống ống công nghiệp, thiết bị điều khiển, chế tạo cơ khí…. 2.2.3 Vốn đầu tư cho nguồn nhân lực. Ngoài 2 hạng mục đầu tư quan trọng kể trên thì công ty đã và đang có xu hướng quan tâm đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Giá trị đầu tư này đang có xu hướng tăng lên từ năm 2003. Để thấy rõ xu hướng biến đổi của vốn đầu tư cho lĩnh vực này ta có thể thấy qua bảng số liệu sau: Bảng 2.15: Giá trị vốn đầu tư vào nguồn nhân lực. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.Vốn đầu tư nguồn nhân lực Triệu đồng 98,6 160,5 171,13 180,4 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 62,77 6,62 5,42 3.Tốc độ pt định gốc % - 62,77 73,56 82,96 (Nguồn số liệu: Phòng cơ điện) Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong năm 2004 tăng với tốc độ lớn là 62,77 % so với năm 2003, từ các năm 2005 trở đi thì có tăng nhưng tốc độ tăng không cao bằng chỉ đạt trên dưới 6 %. Như vậy xu hướng chung là vốn đầu tư cho nguồn nhân lực tăng từ năm này sang năm khác. Ta có thể thấy rõ xu hướng phát triển vốn qua biểu đồ sau đây: Biểu đồ 2.3: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lự Tốc độ phát triển định gốc cho biết xu hướng phát triển chung của cả thời kì phân tích. Qua biều đồ ta cũng thấy xu hướng biến đổi: Năm 2003 vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chỉ là 98.6 triệu đồng nhưng sang đến năm 2004 thì con số này là 160.5 triệu đồng tăng 62.77%, năm 2005 tăng 73.56% so với năm 2003, năm 2006 tăng 82.96 % so với năm 2003. Điều đó phần nào giải thích cho việc công ty đã chú trọng đến đầu tư vào nguồn lực con người, biết rõ tầm quan trọng của nguồn lực này đối với sự phát triển của công ty. Trong năm 2004, công ty đã tuyển dụng 46 kĩ sư trẻ, tuyển dụng và đào tạo 207 công nhân ki thuật, trong đó có 10 lao động phục vụ lái cẩu, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn của, chi phí cho đào tạo là 25 triệu đồng.Việc tuyển dụng và đào tạo lại lực lượng lao động và công nhân kĩ thuật đã được công ty triệt để quan tâm, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ,các đơn vị và các ban điều hành quản lý vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nhiều cán bộ kĩ sư và công nhân kĩ thuật đã có trách nhiệm và hăng hái nhiệt tình vào các dự án tại miền Trung, Nam công tác. Trong năm 2005, công ty đã tuyển dụng 40 cán bộ quản lý kĩ thuật, công nhân kĩ thuật 64 người, bổ nhịêm một người làm giám đốc xí nghiệp, đã tổ chức nhiều lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn. Lực lượng lao động trẻ mới tuyển dụng đã hoà nhập và thực sự quan tâm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. Trong năm 2006, công tác đào tạo tuyển dụng đã được chú trọng hơn và có nhiều điều chỉnh kịp thời. Việc quan tâm, bổ xung lực lượng cho các đơn vị, các ban điều hành dự án. Lực lượng kĩ thuật và công nhân kĩ thuật đã được tăng cường. Trong năm chúng ta tuyển dụng 45 cán bộ quản lý, 16 công nhân kĩ thuật, bổ nhiệm mới lại 18 đồng chí làm giám đốc, phó giám đốc chi nhánh và những phó phòng ban toàn công ty. 2.2.4. Vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác. Vốn đầu tư vào lĩnh vực khác bao gồm vốn đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, đầu tư vào nhà đất. Ta có bảng số liệụ về tình hình vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác như sau: Bảng 2.16: Vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 1.VĐT lĩnh vực khác Triệu đồng 87,25 158,469 169,71 172,03 2.Tốc độ pt liên hoàn % - 81,62 7,09 1.36 3.Tốc độ pt định gốc % - 81,62 94.51 97,17 (Nguồn số liệu : Phòng cơ điện) Xét tốc độ phát triển liên hoàn ta thấy vốn năm 2004 tăng 81,62% so với năm 2003, năm 2005 tăng 7.09% so với năm 2004, tiếp tục sang đến năm 2006 tăng 1.36 % so với năm 2005. Tốc độ tăng của năm 2004 là cao nhất, còn tốc độ tăng của năm 2005 và năm 2006 it hơn. Nhìn chung trong cả thời kì phân tích ta thấy là vốn đầu tư cho lĩnh vực này là tăng qua các năm. So với định gốc là năm 2003 thì năm 2004 tăng 81.26 % , năm 2005 tăng 94.51%, năm 2006 tăng 97.17 %. Đầu tư vào lĩnh vực nhà đất là lĩnh vực hết sức mới mẻ với công ty. Giá trị doanh thu chưa kịp thanh quyết toán do đặc điểm của đầu tư nhà đất là thời gian thu hồi vốn rất lâu. Đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu của công ty còn là một khái niệm mới mẻ .Công ty vẫn chưa xây dựng được hình ảnh của mình trên mạng Internet, nhiều người còn chưa biết đến. Đây là một thiếu sót rất lớn làm giảm khả năng cạnh tranh cũng như chiếm lĩnh thị phần của công ty. V. Đánh giá tác động của đầu tư đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả tài chính tổng hợp. 1.1 Vốn đầu tư Bảng 3.17: Số liệu vốn đầu tư qua các năm 2003 đến 2006. Năm 2003 2004 2005 2006 Tổng mức đầu tư(triệu đồng) 11226.36 31703 31607.49 31634 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 244.97 -.0.3 0.084 (Nguồn số liệu: phòng kế toán tài chính,phòng cơ điện) Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư thực hiện qua các năm là không theo một quy luật nào cả. Nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn hàng năm cũng như nhu cầu mua sắm MMTB và đt thực hiện các công trình xây lắp.Năm 2004 tăng rất mạnh so với năm 2003 và cao hơn so với các năm 2005, 2006 là vì năm 2004 công ty đã sử dụng vốn đầu tư lớn để mua sắm cần trục bánh xích 250 tấn. 1.2 Giá trị doanh thu Doanh thu hàng năm của công ty thu được từ chủ yếu từ hoạt động xây lắp, thanh lý tài sản cố định, khấu hao, từ các hoạt động tư vấn xây lắp và một phần nhỏ là từ hoạt độnng đầu tư vào bất động sản. Bảng 3.18: Số liệu giá trị doanh thu hàng năm. (đơn vị: tỷ đồng). Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 79.8 4.4 -26.37 9.7 Tốc độ phát triển định gốc(%) - 79.8 87.71 38.22 51.64 (Nguồn số liệu:Phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ phát triển của doanh thu hàng năm không đồng đều lúc tăng lúc giảm. Năm 2003 tăng 79.8 % so với năm 2002, năm 2004 chỉ tăng 4.4% so với năm 2003 sau đó đến năm 2005 lại giảm đi 26.37% so với năm 2004. Đến thời điểm năm 2006 doanh thu có dấu hiệu đi lên, tăng 9.7 % so với năm 2005. Như vậy ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động thất thường .Lý giải cho vấn đề này có cá nguyên nhân sau: Thứ nhất là do công ty hoạt động kém hiệu quả bởi như chúng ta thấy vốn đầu tư cho các năm có xu hướng tăng lên nhưng doanh thu thi lại giảm đi. Thứ hai là do đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng: Doanh thu của năm nay không phải chỉ thu được từ đầu tư của năm đó mà còn là kết quả của các năm trước. Do đó cũng không thể nói rằng đầu tư trong năm tăng thì doanh thu trong năm đó phải tăng. Thứ ba là do sự bất ổn định trong cơ cấu tổ chức. Năm 2005 là năm đầu tiên công ty chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên cho nên bản thân các thành viên trong công ty còn bỡ ngỡ trước một cơ cấu tổ chức mới. Mọi hoạt động của công ty có sự xáo trộn, thay đổi cho nên cần có thời gian để mọi thành viên thích nghi và quen dần. Mặt khác tình trạng bao cấp của nhà nước dành cho công ty gần như không còn nữa nên công ty phải tự lập về tình hình tài chính, tự tham gia đấu thầu. Do đó, doanh thu năm 2005 có thể giảm so với các năm trước đó. 1.3 Lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận hàng năm của công ty thu được chủ yếu từ hoạt động xây lắp.Gần đây công ty mới tham gia vào thị trường bất động sản nhưng lợi nhuận chưa quyết toán được. Lợi nhuận bằng doanh thu - chi phí.Trong đó chi phí đã gồm thuế phải nộp cho nhà nước. Bảng 3.19:Lợi nhuận sau thuế hàng năm của công ty. ( Đơn vị:tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Lợi nhuận sau thuế 0.6406 1.0278 1.0444 1.4815 1.5685 Tốc độ phát triển liên hoàn(%) - 60.44 1.62 41.85 8.7 Tốc độ phát triển định gốc(%) - 60.44 63.03 131.27 144.8 (Nguồn phòng số liệu phong tài chính, kế toán) Biểu đồ3.4: Lợi nhuận sau thuế của công ty 2002-2006 Qua biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty có xu hướng tăng lên nhưng tốc độ tăng còn chậm.Trong 2 năm 2003và 2004 lợi nhuân năm sau cao hơn năm trước chỉ là 1.55%, còn trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ lệ này là 5.8% .Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận của công ty qua các năm không tăng theo một hệ số nhất định.Tốc độ tăng cao nhất là từ năm 2002 đến 2003 với con số 60,37%và tiếp theo là từ năm 2004 đến năm 2005là 36.78% 1.4 Thu nhập bình quân của công nhân viên. Biểu đồ3.5: Thu nhập bình quân của công nhân viên. Qua biểu đồ trên ta thấy tiền lương bình quân của công nhân viên có xu hướng tăng lên. Năm 2005 tăng 3.89% so với năm 2004, năm 2006 tăng 11.86% so với năm 2004. Như vậy tốc độ tăng tiền lương là có tăng nhưng không đáng kể.Sẽ có một số lượng công nhân viên có thu nhập dưới mức thu nhập bình quân đầu người của toàn công ty .So với mặt bằng thu nhập chung ở Hà Nội thì nó còn tương đối thấp. Để nâng cao hơn nữa đời sống của cán bộ công nhân viên thì công ty cần phải tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa. 1.5 Bảng số liệu đầu tư tổng quát. Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh kết quả tuyệt đối của hoạt động đầu tư biểu hiện trên doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân. Nó chưa phản ánh được công ty làm ăn thực sự có hiệu quả hay không. Vốn đầu tư phát huy tác dụng của năm này có thể cao hơn năm trước và lợi nhuận năm này có thể cao hơn năm trước nhưng như thế không có nghĩa là công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả…Do đó chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá như: Chỉ tiêu lợi nhuận thu được trên một đồng vốn đầu tư đã phát huy tác dụng hay chỉ tiêu doanh thu hàng năm trên tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm và đã phát huy tác dụng. Bảng 3.20:Số liệu tổng quát: Năm 2002 2003 2004 2005 2006 VĐT thực hiện(Vo) 9190 11226.36 31703 31607.49 31634 Tốc độ phát triển liên hoàn( Tđptlh) - 0.1667 2.4497 -.0.3 0.084 Giá trị TSCĐ huy động(V1) 2980.35 4338.98 21818.2 14515.6 18870.26 Tđptlh - 0.4559 4.0284 -0.3347 0.3 Tốc độ phát triển định gốc(tđptđg) - 0.4559 6.3206 3.8704 5.3315 Doanh thu 188.977 339.795 354.742 261.199 286.570 Tđptlh - 0.798 0.044 -0.2637 0.097 Lợi nhuận sau thuế(L) 0.6406 1.0278 1.0444 1.4815 1.5685 Tđptlh - 0.6044 0.0162 0.415 0.087 I/Vo 0.020563 0.030268 0.01119 0.00826 0.00906 Tđptlh - 0.471921 -0.63031 -0.26147 0.09621 Tđptđg - 0.471921 -0.4558 -0.5983 -0.5594 I/V1 0.063408 0.078312 0.01626 0.01799 0.01519 Tđptlh - 0.235057 -0.79238 0.10673 -0.1561 Tđptđg - 0.235057 -0.7435 -0.7163 -07604 L/V1 0.000215 0.000237 4.79E-05 0.0001 8.312E-05 Tđptlh - 0.102048 -0.79792 1.1321 -0.18559 Tđptđg - 0.102048 -0.4605 -0.5345 -0.376 Tỷ số I/Vo phản ánh doanh thu thu được hàng năm trên tổng số vốn đầu tư thực hịên trong năm.Tỷ số này càng lớn càng tốt.Vốn đầu tư thực hiện trong năm nay nhưng có thể được thu hồi trong những năm tiếp sau(đặc điểm của hoạt động đầu tư xây dựng).Qua bảng trên ta thấy nó biến động không theo một quy luật nào cả: Nó tăng từ năm 2002 đến năm 2003 nhưng đến năm 2004 thì lại giảm mặc dù năm 2004 vốn đầu tư thực hiện là lớn rất nhiều lần so với năm 2003. Tỷ số I/V1 phản ánh doanh thu thu được hàng năm trên giá trị tài sản cố định huy động. Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm,hàng hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. Tỷ số này cũng càng lớn càng tốt.Nó cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định huy động trong năm thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong năm đó.Từ đó so sánh với các năm để xem công ty làm ăn có hiệu quả hơn không, có tận dựng được hết vốn đầu tư hay không. Nếu so sánh hiệu quả hoạt động đầu tư qua các năm ta có thể xem xét tốc độ phát triển liên hoàn của tỷ số này qua các năm. Từ bảng số liệu ta thấy năm 2003 hoạt động hiệu quả hơn so với tất cả các năm với con số là 23.5%. Năm 2004 mặc dù giá trị tài sản cố định huy động tăng, doanh thu tăng hơn so với năm 2003 nhưng mà con số I/V1 vẫn thấp. Nó chỉ ra rằng một đồng giá trị tài sản cố định bỏ ra năm 2004 tạo ra được giá trị doanh thu ít hơn năm 2003. Như vậy năm 2004 công ty không phát huy hết năng lực vốn đầu tư vủa mình.Năm 2006, tỷ số này thấp hơn so với năm 2005,chứng tỏ rằng năm 2005 công ty hoạt động có hiệu quả hơn năm 2006. Xét tốc độ phát triển định gốc thì ta thấy hiệu quả sử dụng giá trị TSCĐ có xu hướng giảm dần qua các năm . Đây là một điều không tốt. Tỷ số lợi L/V1 phản ánh lợi nhuận hàng năm so với giá trị tài sản cố đinh phát huy tác dụng trong năm. Lợi nhuận sau thuế này nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu.Theo các số liệu trên ta thấy rằng năm năm 2003 tỷ số này là lớn nhất, thấp nhất là năm 2004.Tỷ số này nói chung càng lớn càng tốt. Có thể thấy là năm 2003 số đơn vị lợi nhuận mà công ty tạo ra được trên một đơn vị giá trị TSCĐ huy động lớn hơn năm 2004 và các năm khác.Tuy nhiên xét tốc độ dao động của tỷ số này qua các năm ta thấy rằng nó có xu hướng giảm . Các kết quả đạt được của công ty trong thời gian qua: 1.1.Những công trình đã thi công đạt huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng . Stt Nội dung Năm Đơn vị cấp 1 Nhà chính công ty liên doanh thiết bị tổng đài _VKX 06/7/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 2 Nhà mát sản xuất LAS SUFANATON 15000 tấn /năm. 11/9/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN 3 Nhà máy thuỷ điện năng lượng mặt trời 125KVA- Gia Lai. 11/9/1999 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 4 Nhà máy VSP Nội Bài – công ty TNHH sản phẩm thép VN. 22/3/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 5 Trụ sở làm việc và cho thuê số 5 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội. 22/3/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 6 Nhà máy sản xuất khí công nghiệp Biên Hoà. 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 7 Nhà sản xuất chính dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan 800 tấn/năm-N.máy cà phê Biên Hoà 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 8 Nhà ép và lò hơi thuộc dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi . 14/01/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 9 Nhà tinh luyện dầu 10.000tấn/năm- nhà máy dầu thực phẩm Vinh . 14/11/2000 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 10 Nhà máy sản xuất Phốt pho vàng 2000 tấn/năm- công ty Apatit VN. 19/01/2001 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 11 Tháp Rađa Nội Bài ,Hà Nội-tổng công ty hàng không VN. 22/10/2001 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 12 Công trình cải tạo kĩ thuật công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc-Phần xây dựng và lắp đặt thiết bị. 2003 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 13 Công trình xilô bột liệu công ty xi măng Bảo hiểm Bỉm Sơn – Thanh Hoá. 2003 Bộ xây dựng và công đoàn VN. 1.2. Số lượng các công trình được thực hiện trong những năm gần đây. 1/Công trình công nghiệp hoá chất, phân bón, dầu nhờn:33công trình. 2/Công trình công nghiệp khai thác mỏ và luyện kim :10 công trình. 3/Công trình công nghiệp cơ khí chế tạo và lắp ráp :14 công trình . 4/ Công trình công nghiệp điện :15 công trình 5/ Công trình công nghiệp điện tử và viễn thông :14 công trình. 6/Công trình công nghiệp chế biến(nông,lâm,hải sản),dược phẩm:10 công trình. 7/Công trình công nghiệp dệt, may, da, giày, nhựa, sành sứ thuỷ tinh: 8 công trình. 8/Công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi :9 công trình. 9/Công trình công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng :14 công trình. 10/Công trình dân dụng :25 công trình 1.3Các công trình đã tham gia đấu thầu, trúng thầu và dự kiến trúng thầu: ) Công trình- sản phẩm Số lượng công trình Giá trị hợp đồng Sản lượng Doanh thu Các công trình đã tham gia đấu thầu và trúng thầu năm 2004 32 95.087 95.087 95.087 Các công trình giao thầu và thầu phụ 24 164.303 167.617 167.617 Các công trinh đã tham gia đấu thầu và dự kiến trúng thầu 8 67.177 67.177 67.177 1.6 Thị phần. Một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhất khi đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty là thị phần mà công ty đó nắm giữ trên thị trường. Để xác định thị phần của công ty, chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu doanh thu của công ty so với doanh thu của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. Bảng3.21: Số liệu doanh thu thuần của ngành xây dựng. (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2002 2003 2004 2005 2006 Doanh thu ngành xây dựng 84426 111424 109621 110760 116850 Tốc độ phát triển liên hoàn(%). - 31.97 -1.62 1.04 5.49 Doanh thu của công ty 188.977 339.795 354.742 261.199 286.6 Tốc độ phát triển liên hoàn(%). - 79.8 4.4 -26.37 9.7 Doanh thu công ty / doanh thu ngành xây dựng 0.00223 0.00305 0.00324 0.00236 0.00245 Tỷ số doanh thu của công ty / doanh thu của ngành xây dựng phản ánh doanh thu của công ty so với doanh thu của cả ngành xây dựng.Tỷ số này càng tăng thì chứng tỏ thị phần của công ty ngày càng tăng, khả năng cạnh tranh của công ty rất tốt. Từ năm 2002 đến năm 2004, tỷ số này liên tục tăng lên.Năm 2002 là 0.00223 đến năm 2003 là 0.00305 tương ứng với doanh thu xây dựng ngành tăng 31.97%, còn doanh thu của công ty tăng 79.8 %. Đến năm 2004, con số này là 0.00324, tăng lên so với năm 2003, tương ứng với doanh thu của ngành xây dựng giảm đi 1.62% so với năm 2003, doanh thu của công ty tặng 4.4%.Điều này chứng tỏ từ năm 2002 đến năm 2004 thị phần của công ty có xu hướng tăng lên. Tuy nhiêm tốc độ tăng không đáng kể. Sang đến năm 2005 chúng ta thấy doanh thu của toàn ngành xây dựng tăng lên 1.04% tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1139 tỷ đồng,còn doanh thu của công ty lại giảm đi 26.37% tương ứng với con số tuyệt đối là 93.543 tỷ đồng làm cho doanh thu của công ty trên tổng doanh thu của toàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Công ty TNHH nhà nước một thành viên Xây lắp Hoá chất.docx
Tài liệu liên quan