Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 6

1.1 Tổng quan về NHTM. 6

1.1.1 Khái niệm NHTM. 6

1.1.2 Chức năng của NHTM. 6

1.1.3 Các dịch vụ của NHTM. 8

1.1.3.1 Mua bán ngoại tệ. 8

1.1.3.2 Nhận tiền gửi. 9

1.1.3.3 Cho vay. 9

1.1.3.4 Bảo quản vật có giá. 9

1.1.3.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. 10

1.1.3.6 Quản lý ngân quỹ. 10

1.1.3.7 Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ. 10

1.1.3.8 Bảo lãnh. 11

1.1.3.9 Cho thuê thiết bị trung và dài hạn. 11

1.1.3.10 Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn. 11

1.1.3.11 Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. 12

1.1.3.12 Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. 12

1.1.3.13 Cung cấp các dịch vụ đại lý. 12

1.2 Tổng quan về các hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. 12

1.2.1 Khái niệm và phân loại cho vay. 12

1.2.1.1 Khái niệm cho vay. 12

 1.2.1.2 Phân loại cho vay. 13

1.2.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM. 14

1.2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng. 14

1.2.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM. 17

1.2.2.3 Các loại cho vay tiêu dùng của NHTM. 17

1.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. 18

1.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay. 18

1.3.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng trong tình hình hiện nay. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 21

2.1 Khái quát về Chi nhánh. 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 23

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 24

2.1.2.1 Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp. 25

2.1.2.2 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân. 25

2.1.2.3 Phòng quản lý rủi ro. 25

2.1.2.4 Phòng quản trị tín dụng. 25

2.1.2.5 Phòng thanh toán quốc tế. 26

2.1.2.6 Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ. 26

2.1.2.7 Phòng kế hoạch tổng hợp. 26

2.1.2.8 Phòng điện toán. 26

2.1.2.9 Phòng tài chính – kế toán. 26

2.1.2.10 Phòng tổ chức hành chính. 27

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 3 năm gần đây. 27

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 27

2.1.3.2 Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lý nợ xấu. 29

2.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. 32

2.2.1 Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Chi nhánh. 32

2.2.2 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. 35

2.2.2.1 Mua nhà, căn hộ, xây dựng sữa chữa và nâng cấp nhà. 35

2.2.2.2 Cho vay mua ô tô. 36

2.2.2.3 Các hình thức cho vay khác. 37

2.3 Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. 38

2.3.1 Kết quả đạt được. 38

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân. 40

2.3.2.1 Hạn chế. 40

2.3.2.2 Nguyên nhân. 41

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY. 43

3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. 43

3.1.1 Định hướng mục tiêu phát triển của BIDV. 43

3.1.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy. 44

3.2 Xác định quan điểm kinh doanh mang tính chiến lược của BIDV Cầu Giấy. 44

3.3 Các giải pháp mở rộng hoạt động CVTD tại Chi nhánh. 45

3.3.1 Xác định các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại tại BIDV Cầu Giấy. 45

3.3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm TDTD. 45

3.3.1.2 Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình CVTD. 46

3.3.1.3 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng. 46

3.3.1.4 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. 47

3.3.2 Xây dựng những chính sách nhằm thu hút khách hàng tiềm năng trong hoạt động CVTD. 47

3.3.3 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động CVTD. 49

3.4 Kiến nghị với các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước. 50

3.4.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 50

3.4.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ, các cơ quan nhà nước và các bộ nghành. 51

 

KẾT LUẬN 53

Tài liệu tham khảo 54

MỤC LỤC 55

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (Theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng Thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được hoạt động theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước. Tính đến 31/12/2009 tổng tài sản của BIDV đạt 282,209 tỷ đồng. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn: Khối Ngân hàng Thương mại Quốc doanh ( bao gồm sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư. Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn bộ hệ thống đạt trên 10.000 người vừa có kinh nghiệp vừa có am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại. Quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thể hiện qua các thời kỳ phát triển sau đây: Thời kỳ từ 1957 – 1990: Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT VN – được thành lập với quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Thời kỳ từ 1990 đến nay: Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh và thành phố, đặc khu thuộc Trung ương. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hang chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư và phát triển. Từ 1/1/1995 BIDV đã có sự chuyển đổi cơ bản: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một Ngân hàng Thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Từ 1996 đến nay được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước” chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng ghóp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hung lao động thời kỳ đổi mới. Huân chương Hồ Chí Minh, … Ngày 31/10/1963 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập và là một trong các Chi nhánh của Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội. Đến năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Việt nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng sau được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Từ Liêm trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Từ Liêm. Đến ngày 16/09/2004. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập theo Quyết định số 252/QĐ – HĐQT của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp Chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Tên giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy (gọi tắt là NHĐT&PT Cầu Giấy). Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy có trụ sở chính tại 263 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. NHĐT&PT Cầu Giấy là chi nhánh cấp I hoạch toán độc lập, tự chụi trách nhiệm trong kinh doanh và chụi sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác của BIDV Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy chế hoạt động của chính Chi nhánh. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. Trước khi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ các phòng ban, chúng ta cùng tìm hiểu cơ cấu tổ chức của BIDV – Cầu Giấy theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Nguồn: Phòng tổ chức - Hành chính. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tín dụng Phòng giao Dịch 1,2 6 Quỹ Tiết Kiệm Phòng thẩm định QLDT Phòng kiểm tra nội bộ Phòng kế toán và điện toán Phòng Tổ chức hành chính Phòng DV Khách hàng CN Phòng DV Khách hàng DN Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính Phòng kế hoạch nguồn vốn Sau đây là chức năng của các phòng ban: 2.1.2.1 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp. - Đề xuất kế hoạch, chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại, cân đối lãi lỗ trong quan hệ với các khách hàng. - Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng. - Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, quản lý, chăm sóc, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc. 2.1.2.2 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân. - Đề xuất kế hoạch chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh triển khai các kế hoạch ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong quan hệ với các khách hàng. `- Thiết lập, duy trì phát triển mối quan hệ với khách hàng. Duy trì, phục vụ đối với khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập mối liên hệ với các khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu để mở rộng khách hàng. Theo dõi, quản lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng. - Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp thị, tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng, duy trì và phát triển quan hệ của Chi nhánh với các khách hàng. 2.1.2.3 Phòng Quản lý rủi ro. - Thực hiện rà soát, đánh giá và thẩm định rủi ro tín dụng đối với khách hàng. - Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác quản lý rủi ro, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro theo quy định, quy trình của Nhà nước và BIDV về công tác quản lý rủi ro. 2.1.2.4 Phòng Quản trị tín dụng. - Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị tín dụng của Chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV và của Chi nhánh. - Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng/bảo lãnh từ Phòng Quan hệ khách hàng và nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban giám đốc. 2.1.2.5 PhòngThanh toán quốc tế. Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài trợ thương mại và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực hiện trên cơ sở hồ sơ đã được phê duyệt. Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước ngoài. Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao) 2.1.2.6 Phòng Dịch vụ & Quản lý Kho quỹ. Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do khách hàng gửi giữ hộ,...). 2.1.2.7 Phòng Kế hoạch Tổng hợp. Công tác kế hoạch - nguồn vốn: - Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; chịu trách nhiệm về việc đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàng theo quy định và trình Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Đầu mối, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển của Chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; xây dựng chính sách marketing, chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất của chi nhánh, chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm. 2.1.2.8 Phòng điện toán. Phối hợp với Phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại Chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm được áp dụng ở Chi nhánh theo đúng quy định, quy trình của BIDV. 2.1.2.9 Phòng Tài chính - Kế toán. Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của Chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và Ngân hàng. 2.1.2.10 Phòng Tổ chức hành chính. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Chi nhánh theo quy định. - Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng. - Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Qũy tiết kiệm/Điểm giao dịch/Phòng giao dịch/Chi nhánh mới. - Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định. Kết quả hoạt động kinh doanh cua Chi nhánh 3 năm gần đây. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp chi nhánh Từ Liêm là chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh đi vào hoạt động có nhiều thuận lợi tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn: Thuận lợi: Nằm ở cửa ngõ phía tây thủ đô, trong khu kinh tế trọng điểm với sự phát triển cơ sở hạ tầng, các trường Đại học, các khu công nghiệp và các cụm dân cư nên có nhiều điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh đi vào hoạt động với đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, dễ tiếp cận với các công nghệ cùng sự quyết tâm của ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng mỗi cá nhân vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh đề ra. Khó khăn: Đội ngũ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập trong khả năng tiếp cận thị trường, sáng tạo, lăn lộn trong hoạt động, tìm kiếm mở rộng khách hàng còn hạn chế. Tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế rất thấp, còn lại là toàn bộ vốn huy động từ dân cư do vậy giá vốn đầu vào cao. Hoạt động dịch vụ chủ yếu dựa vào các sản phẩn dịch truyền thông như thanh toán trong nước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, …Cơ sở vật chất, mạng lưới còn mỏng, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy vậy với sự lãnh đạo và cố gắng hết mình của tập thể nhân viên đã đưa Chi nhánh đi vào hoạt động tốt những nhiệm vụ trọng tâm và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được giao: Công tác huy động vốn. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy đông 3065,46 100 3624,32 100 4278,12 100 1.Phân theo đối tượng KH Tiền gửi doanh nghiệp 721,3 23,53 950,13 26,96 1012,41 25,45 Tiền gửi dân cư 2344,16 76,47 2574,19 73,04 3265,71 75,55 2.Phân theo thời gian Tiền gửi không kỳ hạn 498,5 16,28 654,28 18,56 897,23 22,55 Tiền gửi có kỳ hạn 2566,96 83,72 2870,14 81,44 3180,89 77,45 3.Phân theo đơn vị tiền tệ Tiền gửi Vnd 1998,32 69,32 2624,15 73,27 2901,58 74,85 TG bằng ngoại tệ quy đổi 967,14 31,6 1105,85 26,73 1376,54 25,15 Nguồn từ Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy Nhìn chung tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao qua các năm 2007, 2008, 2009. Với mức tăng trưởng trong năm 2008 là 18,2%, năm 2009 là 18,03%. Chi nhánh Cầu Giấy đã đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 với quy mô nguồn vốn đạt 3065,42 tỷ đồng tăng 52,04% so với năm 2006, năm 2008 đạt 3624,32 tỷ đồng tăng 16,3% so với năm 2007, năm 2009 đạt 4278,12 tỷ đồng tăng 17,5% so với năm 2008. Qua kết quả trên cho ta thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác đảm bảo các hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định. Qua bảng số liệu cho ta thấy cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh hết sức đa dạng và phong phú, thể hiện: Theo đối tượng khách hàng: Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi của dân cư chiếm tới 75% tổng nguồn vốn huy động trong khi đó nguồn huy động của doanh nghiệp chỉ chiếm có 25% tổng nguồn huy động. Theo thời gian: nguồn vốn huy động thông qua các nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động trong khi nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm chưa tới 20% tổng nguồn vốn huy động. Theo đơn vị tiền tệ: Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ (VND) chiếm khoảng 73% trong khi đồng ngoại tệ chỉ chiếm khoảng 27% tổng nguồn vốn huy động. Nghiệp vụ cho vay và công tác xử lý nợ xấu. Ngoài công tác huy động vốn, vấn đề phải sử dụng nguồn vốn huy động được như thế nào cho hiệu quả tạo ra thu nhập tối đa cho Chi nhánh đã được Chi nhánh hết sức chú ý và coi trọng. Công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn, bền vững. Bảng 2: Tình hình cho vay. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền % Số tiền % Tăng Số tiền % Tăng Tổng dư nợ 2884,32 100 3485,64 100 20 4045,5 100 16 1.Phân theo tgian - Ngắn hạn 2511,9 87 2823,3 81 12 3043,4 76 8 - Dài hạn 375,35 13 662,27 19 76 961,08 24 45 2.Theo TP KT - Quốc doanh 1588,0 55 1742,2 50 10 1801,6 45 3 - Ngoài QD 1299,2 45 1742,3 50 34 2202,8 65 26 3.Theo đơn vị tiền - VND 2656,3 92 2788,5 80 5 2963,3 74 6 - Ngoại tệ quy dổi 230,98 8 697,12 20 202 1041,1 26 49 4.Theo ngành - Công nghiêp 288,73 10 697,12 20 141 400,45 10 -43 - Xây dựng 866,19 30 731,98 21 -15 1001,1 25 37 - Giao thông 0 139,42 4 200,22 5 44 - Thương nghiệp- 1588,0 55 1917,1 55 21 2402,7 60 25 - Khác 144,36 5 0 100 0 5.Theo chất lượng - Trong hạn 2864,2 99,2 3461,2 99,3 21 3976,4 99,4 15 - Quá hạn 23,098 0.8 24,399 0,7 6 28,031 0,6 15 6.Theo TSDB - Có TSDB 1896,9 65,7 2429,4 69,7 28 2803,1 70 15 - Không có TSDB 990,35 34,3 1091,0 31,3 10 1201,3 30 10 Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Dự nợ tín dụng đến cuối năm 2007 đạt 2882,32 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2006, cuối năm 2008 là 3485,64 tỷ đồng tăng 20% so với cuối năm 2008, cuối năm 2009 là 4045,5 tỷ đồng tăng 16% so với cuối năm 2008. Với những chủ trương đúng đắn của ban lãnh đạo BIDV Cầu Giấy, hoạt động cho vay và đầu tư của Chi nhánh vẫn giữ được sự ổn định qua các năm 2007, 2008, 2009 bất chấp sự bất ổn và suy thoái toàn cầu. Cho vay ngắn hạn và dài hạn vẫn tăng đều qua các năm, điều này thể hiện Chi nhánh vẫn giữ được những khách hàng quen thuộc và có những khoản vay đảm bảo chất lượng tín dụng và nguồn thu cao. Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đơn vị: tỷ đồng. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chi tiêu Giá trị 2007/2006 Giá trị 2008/2007 Giá trị 2009/2008 Thu lãi cho vay 125,7533 66,8% 181,3959 44,2% 200,088 10,3% Thu lãi TG nội bộ 161,217 59,3% 212,6387 31,9% 223,1691 4,9% Thu NV bảo lãnh 2,919 55,3% 3,99315 36,79% 4,83525 21,088% Thu DV thanh toán 4,22415 46,2% 4,893 15,83% 5,1211 15,53% Thu DV ngân quỹ 0,25305 29,8% 0,3318 31,12% 0,4557 37,34% Thu KD ngoại tệ 0,6825 65,9% 0,7875 15,38% 1,05315 33,73% Thu khác 1,9614 72,4% 2,2491 14,66% 3,1269 39,028% Tổng thu 297,0104 43.6% 406,2892 36,79% 437,8492 8,26% Chi trả lãi tiền gửi 179,634 93,9% 226,5617 26,1% 262,9326 16% Chi lãi vay nội bộ 62,7795 16,4% 45,6351 -2.73% 31,9746 -30% Chi quản lý 21,588 38% 27,4176 27% 29,6541 8,2% Chi dịch vụ 669,9 -16% 634,2 -5% 735 15,9% Chi khác 434,7 77,7% 334,95 -23% 340,2 1,6% Tổng chi 265,1061 62,4% 300,5835 13,4% 325,6365 8,3% Chênh lệch 73,3194 166,8% 177,5088 89,1% 184,9995 36,2% (nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Cầu Giấy). Trong năm 2007 doanh thu đạt 297,0104 tỷ đồng tăng 43,6% so với năm 2006, năm 2008 đạt 406,2892 tỷ đồng tăng 36,79% so với năm 2007, năm 2009 đạt 437,8492 tỷ đồng tăng 8,26% so với năm 2008. Tốc độ giảm mạnh nhất trong các nhóm nguồn thu là thu lãi nội bộ, với tốc độ giảm dần qua các năm là 59,3%, 31,9%, 4,9%. Do vậy ta thấy nguồn thu từ lãi vẫn là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu. Mức chênh lệch thu chi của Chi nhánh trong năm 2007 là 166,8%, năm 2008 là 89,1% và năm 2009 là 36,2% - tốc độ giảm dần từ năm 2007 đến 2009. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã cắt giảm chi phí một cách có hiệu quả, đóng ghóp một phần quan trọng trong công tác hoàn thiện chức năm quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng áp dụng tại Chi nhánh. Tiếp nhận đề xuất tín dụng. + Phỏng vấn ban đầu. Cán bộ phụ trách khách hàng cá nhân sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Tiếp đó, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn các tiêu chuẩn cho vay của BIDV Cầu Giấy, trong giai đoạn này cán bộ tín dụng có đủ các thông tin có chi tiết về khách hàng như: thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc, … để ra quyết định có cho vay hay không. Nếu khách hàng có đủ điều kiện, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về thủ tục làm hồ sơ vay vốn. + Tiếp nhận hồ sơ vay vốn và phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xem xét hồ sơ đã đúng yêu cầu chưa, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn trong thẩm quyền phê duyệt của mình, trưởng phòng sẽ quyết định và chuyển trả hồ sơ cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của trường phòng tín dụng thì hồ sơ được trình lên giám đốc Chi nhánh ra quyết định. Giải ngân. Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt cho cán bộ tín dụng quản lý việc giải ngân cùng hướng dẫn cho việc giải ngân. Sau đó, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và hẹn lịch giải ngân. Nếu trong trường hợp mọi thủ tục đã đảm bảo yêu cầu khách hàng sẽ được giải ngân luôn. Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ, xử lý phát sinh. + Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn, trả nợ. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm: - Kiểm tra sử dụng vốn vay, đảm bảo tiền vay. - Theo dõi hoạt động của khách hàng. - Theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng. - Theo dõi và đánh giá tình hình, phát huy hiệu quả dự án, phương án và khả năng trả nợ. + Xử lý nợ phát sinh. Trường hợp khách hàng không trả được nợ (gốc và lãi) đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, cán bộ tín dụng xem xét đề xuất điều chuyển nợ, gia hạn nợ. Khi được phân loại là nợ xấu, toàn bộ khoản vay sẽ bị chuyển nợ quá hạn, bao gồm cả gốc và lãi sẽ được bàn giao cho bộ phận xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Sơ đồ 2: Sơ đồ tiếp nhận vốn vay và quá trình đánh giá và thẩm định TDTD tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy. Phỏng vấn Từ chối Cung cấp mẫu hồ sơ Không đạt Không đạt Hoãn yêu cầu thêm thông tin Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết Yêu cầu bổ sung thêm thông tin Đánh giá sơ bộ Đạt yêu cầu Kiểm tra lịch sử quan hệ tín dụng Đạt yêu cầu Kiểm tra hồ sơ Đạt yêu cầu Chấp nhận hồ sơ Chuyển sang quá trình thẩm định tín dụng Trình cấp có thẩm quyển Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Mua nhà, căn hộ, xây dựng sửa chữa và nâng cấp nhà. Điều kiện vay vốn: Khách hàng phải là người đứng tên hoặc sẽ đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất được ngân hàng cho vay mua, xây dựng, trang trí, cải tạo nhà ở. Có mức thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn. Trường hợp khách hàng vay vốn và đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay thì phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu = 30% giá trị nhà, đất ở. Cam kết bổ sung tài sản đảm bảo khi thu nhập của khách hàng thay đổi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mức cho vay: Tùy theo nhu cầu vya vốn và khả năng trả nợ của khách hàng để xác định quyết định mức cho vay cụ thể. Đối với khu vực nội thành của Hà Nội và TPHCM thì mức cho vay tối đa là 4 tỷ đồng. Đối với khu vực khác của thành phố trực thuộc trung ương thì mức cho vay tối đa là 2 tỷ đồng. Đối với nội thành của các thành phố khác và khu vực thị xã thì mức cho vay tối đa là 1 tỷ đồng. Các khu vực còn lại thì mức cho vay tối đa là 500 triệu đồng. Thời hạn cho vay: Tùy mục đích cho vay mà thời hạn tối đa là khác nhau: Đối với mục đích sửa chữa, cải tạo nhà ở và mua sắm nội thất: 5 năm. Đối với mục đích xây nhà mới: 7 năm. Đối với mục đích mua nhà chung cư cao cấp hay mua đất, xây dựng nhà ở theo quy hoạch hiện đai: 10 năm. Đối với mục đích mua nhà thuộc đô thị loại 1, biệt thự, nhà vườn, …: 15 năm. Phương thức cho vay. Đối với khách hàng cá nhân: Khách hàng trưc tiếp kí các thủ tục vay. Đối với khách hàng là hộ gia đình: Những người đồng sở hữu phải trực tiếp kí thủ tục vay hay ủy quyền cho chủ hộ đại diện kí các thủ tục cho vay ngân hàng. Lãi suất cho vay. Tùy thuộc thời gian vay mà mức lãi suất là khác nhau: Đối với khoản vay ngắn hạn thì sẽ áp dụng lãi suất cố định. Đối với khoản vay từ trên 12 tháng thì sẽ áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất thả nổi = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + biên độ dao động. Cho vay mua ô tô. Điều kiện vay vốn. Ngoài những điều kiện cho vay được qui định tại qui chế cho vay của tổ chức tín dụng thì còn những điều kiện sau đây: bên vay phải đứng tên chủ thể sẽ trực tiếp sở hữu ô tô mà ngân hàng cho vay. Người vay phải có mức vốn tự có tham gia tối thiểu từ 30% đến 50% giá trị mua bán xe. Người vay phải có việc làm và thu nhập ổn định. Bên vay hiện không có dư nợ vay mua ô tô tại các tổ chức tín dụng khác. Mức cho vay: Tùy thuộc từng loại xe khác nhau Đối với xe của các nước G7: Cho vay tối đa = 70% giá trị xe. Đối với xe của Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Châu Âu khác: cho vay tối đa= 60% giá trị xe. Đối với các nhãn hiệu xe khác: Cho vay tối đa = 50% giá trị xe. Thời hạn cho vay. Đối với các loại xe thông thường, thời hạn cho vay tối đa không quá 5 năm. Đối với xe của các nước G7, thời hạn cho vay tối đa có thể là 6 năm. Lãi suất cho vay: Tùy thuộc vào thời hạn vay. Với các khoản vay có thời hạn < 12 tháng thì áp dụng lãi suất cố định. Với các khoản vay có thời hạn >= 12 tháng thì áp dụng lãi suất thả nổi. Lãi suất thả nổi = lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng + biên độ dao động. Các hình thức cho vay khác. Ngoài 2 hình thức cho vay nói trên thì Chi nhánh BIDV Cầu Giấy còn cung cấp các sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu khác như: mua sắm các vật dụng trong gia đình (tủ lạnh, máy giặt, xe máy, …), du học, du lịch, giáo dục, … Nhu cầu vay tiêu dùng là rất lớn tuy nhiên đối tượng được vay chủ yếu vẫn là các CBCNV Nhà nước bởi họ có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ, trong khi nhu cầu của các nhóm khách hàng khác là rất cao nưng khó được đáp ứng bởi người lao động không ổn định về thu nhập, chỗ làm, … gây khó khăn trong việc thu nợ. Nhu cầu được vay của CBCNV được qui định khá chặt chẽ: CBCNV có năng lực pháp luật và hành vi dân sự, được đơn vị công tác tuyển dụng trực tiếp chính thức. Có dự án làm kinh tế gia đình khả thi. Có thu nhập ổn định về tiền lương, trợ cấp hay thu nhập khác được trả thường xuyên trong suốt thời kỳ vay. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Thời gian vay. Không quá 36 tháng. Đối với CBCNV đang công tác tại các đơn vị đã thực hiện giao dịch chi trả thu nhập của CBCNV qua tài khoản tiền gửi của Chi nhánh thì thời hạn cho vay tối đa có thể là 60 tháng. Mức cho vay: Tùy thuộc thu nhập thường xuyên, trung bình của khác hàng mà NHTM có thể xác định mức cho vay = 1/3 tổng thu nhập dự kiến của khách hàng. Phương thức trả nợ: Khách hàng trực tiếp trả nợ = tiền hoặc chuyển khoản. Phương thức vay. vay trực tiếp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25995.doc
Tài liệu liên quan