Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 7

TÀI CHÍNH 7

1.1. CÔNG TY TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ VIỆT NAM 7

1.1.1 Khái niệm về công ty tài chính 7

1.1.2 Các hình thức của Công ty Tài chính 7

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN 8

1.2.1 Khái niệm 8

1.2.2 Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 9

1.2.3 Phân loại Vốn: 10

1.2.3.1 Vốn đầu tư 10

1.2.3.2 Vốn sản xuất 11

1.2.4 Các nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung và của Công ty tài chính nói riêng 18

1.2.4.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp 18

1.2.4.2 Nguồn huy động vốn của Công ty Tài chính 20

1.3 HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 20

1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn 20

1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21

1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 22

1.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ 22

1.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 24

1.3.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chung 26

1.3.4.4 Các giảp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 31

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVFC 31

2.1.2 cơ cấu cổ đông 33

2.1.3 công ty thành viên 35

2.1.4 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 37

2.1.4.1 Hoạt động đầu tư 37

2.1.4.2 Dịch vụ tài chính doanh nghiệp 37

2.1.4.3 Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp 39

2.1.4.4 Dịch vụ tài chính cá nhân 40

2.1.4.5 Kinh doanh tiền tệ 40

2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 41

2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của PVFC qua một số năm 41

2.2.1.1 Nhận định về các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 41

2.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2008 49

2.2.2 Hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ tại Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC 53

2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng VCĐ 53

2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ 55

2.2.3 Các vấn đề rủi ro PVFC hay gặp phải 57

2.2.3.1 Rủi ro về lãi suất 57

2.2.3.2 Rủi ro về tín dụng 57

2.2.3.3 Rủi ro về hoạt động đầu tư 58

2.2.3.4 Rủi ro về hoạt động ngoại hối 58

2.2.3.5 Rủi ro về Thanh khoản 58

2.2.3.6 Rủi ro về hoạt động 58

2.2.3.7 Rủi ro về Luật pháp 58

2.2.3.8 Các rủi ro khác 58

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 62

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA PVFC TRONG THỜI GIAN TỚI 62

3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 66

3.2.1 Tổ chức và thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu vốn kinh doanh 66

3.2.2 Tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động sản xuất 67

3.2.3 Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ 68

3.2.4 Chủ động thanh toán các khoản nợ phải trả để lành mạnh tài chính và nâng cao uy tín của Công ty 69

3.2.5 Các biện pháp để tránh rủi ro mà PVFC hay gặp phải 69

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp ta thấy được hiệu quả của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao hay thấp. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân 1.3.4.4 Các giảp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn chính là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là tìm ra giải pháp hữu hiệu để sử dụng các yếu tố đầu vào một cách tích cực nhất, tránh lãng phí không cần thiết và tạo ra lợi ích cao nhất. Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình thành lập, phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Sử dụng vốn có hiệu quả là khâu quan trọng quyết định quy mô huy động và tái tạo vốn. Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp: a) Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ: Để sử dụng có hiệu quả VCĐ trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện các biện pháp không những để bảo toàn mà còn phát triển được VCĐ của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Làm được điều đó, doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được VCĐ để có biện pháp xử lý thích hợp. Có một số biện pháp chủ yếu sau: Đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động VCĐ, bảo toàn quy mô vốn. Điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ để tạo điều kiện tính đủ, tính đúng chi phí khấu hao, không làm thất thoát TSCĐ. Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất, kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hỏng, không dự trữ quá mức các TSCĐ chưa cần dùng. Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng TSCĐ, hạn chế xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại dẫn đến ngừng sản xuất. Doanh nghiệp nên chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất VCĐ do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. . . Đối với các doanh nghiệp Nhà Nước, ngoài các biện pháp đã nêu còn cần thực hiện tốt cơ chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn VCĐ. b) Đối với VLĐ: Doanh nghiệp nên xác định đúng nhu cầu VLĐ cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn bổ sung, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa vốn gây lãng phí vốn. Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ nhằm giảm bớt chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Xác định mức dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý, tránh các rủi ro không có khả năng thanh toán ngay hoặc làm mất khả năng mua chịu của nhà cung cấp. Quản trị tốt các khoản phải thu phải trả, xem xét mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng thể của doanh nghiệp, giá trị tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Bên cạnh đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán, có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng, thường xuyên kiểm tra đối chiếu các khoản cần thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp, lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ chu chuyển của VLĐ trong khâu sản xuất rút ngắn chu kỳ sản xuất. . . c) Bên cạnh các nhóm giải pháp trên, còn có một số giải pháp như mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào đổi mới sản xuất nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nâng cao năng suất, tăng tốc độ luân chuyển vốn…, nâng cao trình độ của cấp quản lý và công nhân viên chức, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh thông qua số liệu, tài kiệu kế toán, nắm được số vốn hiện có cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, các nguồn hình thành và biến động tăng giảm. Nhờ đó các doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính liên quan nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên tìm kiếm và mở rộng thị trường bằng các biện pháp như nghiên cứu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu thị trường đầu vào... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của PVFC Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam - PVFC, tiền thân là Công ty Tài chính Dầu khí, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thành viên 100% vốn điều lệ của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVC). PVFC được ra đời với phương châm hoạt động “vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”, là một đơn vị hạch toán độc lập nhằm đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của PVC và các đơn vị thành viên với chức năng của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng để thực hiện mọi dịch vụ liên quan đến việc quản lý sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, các đơn vị tổ chức, và các cá nhân trong PVC trên nguyên tắc sinh lời. Ngày 19/06/2000, PVFC chính thức được thành lập theo quyết định số 903/QĐ-HĐQT của PVC. Lễ khai trương PVFC đã diễn ra trọng thể ngày 5/2/2001 tại Hà Nội. Ngay sau đó, ngày 30/10/2001 các Phòng giao dịch số 11, 20, 30 lần lượt ra đời, Phòng giao dịch chứng khoán PVFC và website của Cty cũng làm lễ khai trương sau đó một năm. PVFC đã nỗ lực không ngừng và mỗi bước tiến đều để lại dấu ấn quan trọng: Năm 2003: PVFC đã phát hành trái phiếu Dầu khí cho PetroVietNam, là trái phiếu doanh nghiêp đầu tiên được phát hành tại Việt Nam. Đồng thời, cùng năm đó PVFC đã khai trương hoạt động của Công ty tài chính tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2004: Thu xếp vốn cho các Dự án của PetroVietNam đạt 5000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 4000 tỷ, doanh thu trên 200 tỷ. PVFC đã nhận được chứng chỉ Hệ thống quản lí chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Năm 2005: PVFC đã khai trương hoạt động các trung tâm giao dịch, các chi nhánh Công ty tại Vũng Tàu, nhận thêm một số giải thưởng như Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu, Giải Sao vàng Đất Việt, là Công ty Nhà Nước loại I, quy mô hoạt động đạt trên 8000 tỷ. Năm 2006: PVFC đã phát hành 690 tỷ đồng trái phiếu Tài chính Dầu khí, tăng vốn điều lệ thêm 1000 tỷ, khai trương chi nhánh tại Đà Nẵng. Năm 2007: PVFC đã tăng vốn điều lệ thêm 3000 tỷ, khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Sài Gòn, Nam Định..., nhận Huân Chương Lao Động hạng II, là đơn vị duy nhất trong nghành Tài chính ngân hàng nhận giải “Nhà quản lý giỏi” và giải “Cúp vàng ISO 2007”, bán đấu giá thành công cổ phần với số lượng là 59.638.900 cổ phiếu. Bên cạnh đó, năm 2007 PVFC cũng cho ra đời 3 công ty thành viên gồm: Công ty cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC LAND), Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC INVESTMENT & CONSULTANCY), Công ty Truyền thông Dầu khí (PVFC MEDIA), không chỉ là cơ sở chuyển đổi PVFC theo hình thức Công ty MẸ_Công ty CON mà còn góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh chính của PVFC, nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của PVFC trên thị trường. Ngày 22/8/2007, Công ty Tài chính Dầu Khí đã tiến hành cổ phần hoá và đến nay đã hoàn tất các thủ tục theo nội dung: - Tên công ty bằng tiến anh: PetroVietnam FINANCE JOINT STOCK CORPORATION -Tên viết tắt của công ty: PVFC - Logo của công ty : -Địa chỉ liên hệ : 22 Ngô quyền,Quận Hoàn Kiếm,Hà Nội. -Điện thoại : (84) 04 3942 6800 Fax :(84) 04 3942 6796/97 -website : -email : pvfc@pvfc.com.vn 2.1.2 cơ cấu cổ đông Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 (năm ngàn tỷ đồng) ứng với 500.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng trong đó: Số cổ phần của Nhà Nước: 390.000.000 cổ phần, chiếm 78% vốn điều lệ. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài: 50.000 cổ phần, chiếm 10% vốn điều lệ. Số cổ phần bán đấu giá ra ngoài: 59.638.900 cổ phần chiếm 11,93% vốn điều lệ Năm 2008: PVFC chính thức chuyển sang mô hình Tổng công ty với Vốn điều lệ là 5000 tỷ trong đó Morgan Stanley là cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ, nhận các giải thưởng như “Thương mại-Dịch vụ-Top Trade Services 2007”, giái “Ngôi sao Kinh doanh”, nhận Cờ thi đua của Chính Phủ...... Qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, PVFC đã trở thành một định chế Tài chính trọng yếu của PVC đồng thời là cầu nối thị trường vốn với Tập đoàn Dầu khí và phát triển hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Từ ngày 14/2/2007, PVFC hoạt động với số vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Cùng năm đó, PVFC đã hoàn thành xây dựng và được Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam chính thức phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2015 và thực hiện lộ trình đến 2010 trở thành Tập đoàn Tài chính hàng đầu tại Việt Nam, vươn ra Quốc tế. Với chức năng chủ yếu là thu xếp nguồn vốn cho Tập đoàn, vận hành sinh lời và hiệu quả nhất mọi nguồn tài chính của nghành Dầu khí, tạo lập công cụ tài chính hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn, nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo của PVFC đã ra đời, trở thành những sản phẩm đặc trưng góp phần tạo nét riêng của PVFC trên thị trường như: đồng tài trợ, uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, tư vấn và môi giới đầu tư, tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp... PVFC còn là một nhà tư vấn tài chính và chuyển đổi cấu trúc tài chính, đưa các doanh nghiệp ngành Dầu khí gắn với hoạt động của thị trường vốn. 2.1.3 công ty thành viên Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFC đến thời điểm hiện nay là: Hội đồng Quản trị; Ban Kiểm soát ; Ban TGĐ và các phòng ban phân theo 2 khối là: Khối quản lý: gồm 10 phòng, ban, có chức năng Tham mưu và giúp TGĐ chỉ đạo công tác hoạch định kế hoạch và thị trường, công tác nhân sự, công tác tài chính kế toán, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, thẩm định dự án (Phòng Kế hoạch & Thị trường; Phòng Tổ chức nhân sự & Tiền lương; Phòng Kế toán; Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ; Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; Văn phòng; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Thẩm định độc lập; Trung tâm Thông tin & Công nghệ tin học; Trung tâm đào tạo). Khối kinh doanh: gồm 06 phòng ban, có chức năng kinh doanh, tham mưu và giúp TGĐ Công ty trong công tác đầu tư, quản lý dòng tiền, dịch vụ tài chính, quản lý vốn ủy thác đầu tư, thu xếp vốn và tín dụng Phòng Thu xếp vốn & Tín dụng doanh nghiệp; Phòng Quản lý dòng tiền; Phòng Dịch vụ tài chính; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư; Phòng Giao dịch Trung tâm Láng Hạ. Sơ đồ . Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam 2.1.4 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC 2.1.4.1 Hoạt động đầu tư Uỷ thác đầu tư: Khách hàng uỷ thác cho PVFC tham gia đầu tư, tư vấn quản lý tài sản uỷ thác thuộc sở hữu của khách hàng nhằm mục đích tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn vào những cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời cao, và giảm thiểu rủi ro. Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp: PVFC thực hiện dưới hình thức mua và sáp nhập doanh nghiệp; bán doanh nghiệp; tư vấn ccác vấn đề liên quan đến hoạt động M&A; tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Đầu tư chứng từ có giá: PVFC mua/bán kỳ hạn các chứng từ có giá (chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu,,) với các tổ chức; tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, đầu tư cổ phiếu niêm yết, mua bán cổ phiếu OTC, đầu tư cổ phiếu thông qua phát hành lần đầu (IPO), hợp đồng hợp tác kinh doanh.. Đầu tư dự án: PVFC cùng khách hàng hợp tác đầu tư dự án với các hình thức phong phú như: thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... 2.1.4.2 Dịch vụ tài chính doanh nghiệp Dịch vụ tư vấn: là một trong hai dịch vụ mũi nhọn của PVFC trong chiến lược phát triển Tổng công ty đến năm 2015, và định hướng đến 2025. Với tư cách là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính sẽ tư vấn những giải pháp hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Các sản phẩm Dịch vụ tư vấn TC PVFC cung cấp bao gồm Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn tái cấu trúc doang nghiệp Tư vấn phát hành chứng khoán Tư vấn niêm yết chứng khoán Tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Tư vấn phát hành trái phiếu quốc tế Quản lý vốn uỷ thác: PVFC nhận uỷ thác quản lý vốn của các khách hàng trong và ngoài ngành, các tổ chức có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam dưới nhiều hình thức linh hoạt trên cơ sở mang lại sự thuận tiện và lợi ích tối đa cho khách hàng. Các loại hình uỷ thác quản lý vốn bao gồm Quản lý vốn uỷ thác Uỷ thác quản lý vốn nước ngoài Dịch vụ quản lý tiền gửi thanh toán Dịch vụ đại lý bảo hiểm: PVFC là đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp của công ty bảo hiểm lớn trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, đảm bảo cung cấp các sản phẩm bảo hiểm có chất lượng và phí bảo hiểm cạnh tranh cho toàn bộ dự án, tài sản và mọi đối tượng bảo hiểm liên quan của chủ đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Phát triển các dự án CDM: với các dự án trong nghành, PVFC làm đầu mối tổ chức phát triển các dự án CDM của PetroVietnam và các công ty thành viên của Tập đoàn. Với các dự án ngoài nghành PVFC sẽ trở thành nhà tư vấn trong suốt quá trình phát triển dự án CDM, bên cạnh đó cũng tham gia thu xếp vốn và tín dụng cho dự án. 2.1.4.3 Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp Thu xếp vốn: là việc PVFC tiến hành thu xếp cho khách hàng có được nguồn vốn phù hợp với các điều kiện yêu cầu của khách hàng cũng như của thị trường. Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Bao thanh toán: là viêc PVFC dùng nguồn vốn của mình để cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong Hợp đồng mua bán hàng hoá. Đồng tài trợ: là việc PVFC hợp vốn với các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để cho vay với các đối tượng khách hàng. Uỷ thác cho vay: là việc PVFC giao vốn cho bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay để cho vay tới các đối tượng khách hàng. Nhận uỷ thác cho vay: là việc PVFC nhận vốn từ bên uỷ thác thông ưua hợp đồng uỷ thác cho vay để trực tiếp cho vay tới các đối tượng khách hàng. Tín dụng cho các Tổ chức kinh tế: là việc PVFC xem xét cho khách hàng sử dụng một số vốn với mục đích và thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.4.4 Dịch vụ tài chính cá nhân Huy động vốn cá nhân: Là hình thức PVFC huy động tiền gửi cá nhân của khách hàng với mức lãi suất thỏa thuận trên Hợp đồng ủy thác quản lý vốn. Loại hình huy động vốn cá nhân của PVFC gồm Uỷ thác quản lý vốn cá nhân bằng VND Uỷ thác quản lý vốn cá nhân tích luỹ bằng VND Tiền gửi tiết kiệm bằng USD Tín dụng cá nhân: Là hình thức PVFC thực hiện cho vay khách hàng là cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Loại hình tín dụng cá nhân của PVFC gồm có: Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương Cho vay thế chấp tài sản Cho vay cầm cố chứng từ có giá Cho vay mua nhà trả góp Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Mua bán kỳ hạn: Là việc PVFC mua/bán (chuyển nhượng) có kỳ hạn một phần hoặc toàn bộ chứng khoán do khách hàng/Công ty sở hữu và cam kết sẽ bán (chuyển nhượng) mua lại số chứng khoán này tại một thời điểm trong tương lai với mức giá do hai bên thoả thuận tại thời điểm mua/bán (chuyển nhượng) chứng khoán. 2.1.4.5 Kinh doanh tiền tệ Hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là lĩnh vực nhiều hứa hẹn của PVFC với đầu mối tại Hà Nội và các trung tâm giao dịch lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Vũng Tàu… Kinh doanh vốn: Là lĩnh vực hoạt động truyền thống, PVFC đã tạo dựng được uy tín trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam với các đầu mối giao dịch tại Hội sở chính và tại chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, bằng uy tín của mình, PVFC đã và đang quan hệ giao dịch với các Tổ chức tín dụng trong nước, các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. 2.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC 2.2.1 Tình hình sử dụng vốn của PVFC qua một số năm PVFC - một trong những công ty tài chính được gọi là “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại phát triển rất nhanh do có sự hỗ trợ của Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVC). Tuy nhiên mô hình phát triển của PVFC lại là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý. Trong thời gian đầu thành lập, PVFC thực hiện một số chức năng của Ngân hàng Thương mại nhưng trong phạm vi hạn hẹp của PetroVietNam, đến nay PVFC vẫn sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ PVC và tài trợ cho hầu hết các dự án lớn của PVC hoặc của các Công ty con trực thuộc PVC. Để thực hiện chức năng là một định chế tài chính, PVFC cần huy động một nguồn vốn nhất định từ nền kinh tế (từ các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác). Hoạt động cơ bản của công ty là huy động vốn để cho vay, do đó kết quả huy động vốn của PVFC là cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của chính sách huy động vốn và cơ cấu huy động vốn của công ty. Tình hình ổn định của đồng vốn thể hiện sự uy tín, sự nỗ lực của công ty. 2.2.1.1 Nhận định về các hoạt động sản xuất kinh doanh của PVFC Hiện nay, với vốn điều lệ 5000 tỷ đồng, PVFC là Tổng công ty lớn nhất trên thị trường với mạng lưới 9 chi nhánh và 15 phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc. PVFC chỉ đứng sau các Ngân hàng bán lẻ với số lượng nhân viên toàn hệ thống lên đến trên 1000 người, trình độ chuyên môn khá cao nên PVFC được hứa hẹn sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính vững mạnh của Việt Nam. Bảng : So sánh PVFC với một số Công ty Tài chính khác Đơn vị: tỷ đồng Tên công ty Vốn điều lệ Mạng lưới chi nhánh PVFC 5.000 tỷ 09 chi nhánh, 15 phòng Giao dịch Cty tài chính Điện lực 2.500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Than 300 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Handico 50 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Bưu điện 500 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Dệt may 234 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Vinashin 1.023 tỷ 01 phòng Giao dịch Cty Tài chính Cao su 800 tỷ 08 phòng Giao dịch (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Hình : Diễn biến tổng tài sản của PVFC từ 2001 đến 2008 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí VN) Biểu đồ trên đây cho ta thấy được sự lớn mạnh về quy mô của PVFC thông qua khối lượng Tổng tài sản của Công ty tăng lên qua từng năm, kể từ khi đi vào hoạt động đến nay (2001 đến 2008). Có thể thấy bắt đầu từ năm 2005 bước sang 2006, quy mô tổng tài sản của PVFC đã có sự tăng lên đáng kể. Lý giải cho sự tăng lên này là do Công ty đã bắt đầu thực hiện việc mở rộng quy mô huy động vốn và cho vay, đẩy mạnh công tác này ở hầu hết các đơn vị, các tổ chức trong cũng như ngoài ngành. Năm 2006, quy mô tài sản là 18.143 nghìn tỷ, sang đến cuối năm 2007, con số này đã lên tới trên 51 nghìn tỷ đồng. Đây là giai đoạn nhảy vọt của công ty với rất nhiều thành tựu đạt được, được xem là “giai đoạn nở rộ” của PVFC: tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ, bán đấu giá thành công cổ phần với số lượng là 59.638.900 cổ phiếu, cho ra đời 3 công ty thành viên gồm PVFC LAND, PVFC INVEST, và PVFC MEDIA... Tuy nhiên sang năm 2008 với nhiều biến động đặc biệt là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng với việc thực hiện dàn trải quá nhiều hoạt động cho vay và mua bán chứng khoán mà công ty đã bị thua lỗ không ít, khiến cho quy mô của Tổng tài sản giảm từ trên 51 nghìn tỷ năm 2007 còn khoảng 44 nghìn tỷ (2008) (giảm 13,8%) Bảng : Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Tiền gửi 1.890.948 11.759.205 659.964 Tiền gửi có kỳ hạn của các TCTD khác 1.513.614 11.615.643 384.952 Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, Tiền gửi khác 296.334 143.562 275.012 2. Tiền vay 14.264.535 28.565.612 33.910.370 Vay các TCTD khác 3.131.032 2.370.940 4.049.900 Vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay 8.118.879 18.140.253 29.660.470 3. Phát hành giấy tờ có giá 665.215 2.192.285 2.199.948 Tổng cộng 16.739.698 42.517.102 36.770.282 (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Hoạt động huy động vốn và kênh phát hành giấy tờ có giá của PVFC năm 2006 và 2007 tăng trưởng khá mạnh. PVFC hầu hết huy động vốn từ nguồn trong nước và đạt tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, tăng 154% năm 2007. Năm 2006, nguồn vốn huy động của Công ty khoảng 16,74 nghìn tỷ đồng và năm 2007 chỉ tiêu này là 42,517 nghìn tỷ đồng nhưng năm 2008 lại chỉ còn 36,77 nghìn tỷ đồng. Năm 2008, lượng đi vay của PVFC tăng lên 57,93% so với 2006 và tăng 15,765% so với năm 2007 trong khi lượng tiền gửi lại giảm đi đáng kể: năm 2008 giảm 94,4 % so với 2007. Tín dụng là một sản phẩm mang lại lợi nhuận chủ yếu cho PVFC trong năm 2008. Đối với khách hàng, dịch vụ tín dụng của PVFC đảm bảo nguồn vốn cho dự án với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí, thời hạn tiếp cận nguồn vốn và được PVFC chịu trách nhiệm về sự ổn định của nguồn vốn. Như biểu đồ thể hiện, ta có thể thấy được, năm 2008 hoạt động tín dụng mang lại cho PVFC sự tăng trưởng hơn 11 nghìn tỷ so với năm 2007. Điều này có được một phần là do Công ty đã định hướng được đối tượng khách hàng tín dụng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoáng sản, du lịch cao cấp, bất động sản, đầu tư kinh doanh khu đô thị mới cao cấp, văn phòng cho thuê... Hình : Tăng trưởng tín dụng 2004 – 2008 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn: Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam) Dự phòng rủi ro tín dụng của PVFC được trích lập căn cứ vào các khoản vay, các khoản cam kết khó có khả năng thu hồi phù hợp với các chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà Nước VN. Dự phòng chung cho các khoản phải thu khó đòi, các khoản cam kết được Công ty trích lập theo tỷ lệ 0,75% trên giá trị thuần của các khoản đó, giá trị thuần bao gồm giá trị các khoản cho vay sau khi trừ đi các khoản cho vay đã được lập dự phòng 100%, giá trị các khoản cam kết tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Bảng 3: Tình hình cho vay của PVFC giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Cho vay các TCTD khác 1.621.387 545.608 0 Cho vay ngắn hạn 1.635.508 551.000 0 Dự phòng rủi ro TD - 14.121 -5.932 0 2. Cho vay và ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân 2.817.035 8.688.786 19.502.315 Cho vay ngắn hạn 1.076.355 3.175.192 8.455.766 Cho vay trung và dài hạn 1.460.901 4.293.042 9.296.087 Ứng trước cho khách hàng 350.154 1.391.724 1.476.787 Dự phòng rủi ro tín dụng - 70.375 - 171.172 - 176.235 3. Cho vay từ nguồn vốn uỷ thác 275.523 722.742 1.760.381 Tổng cộng 4.695.945 9.956.596 20.812.696 (Nguồn: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN) Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nợ xấu tăng lên ở năm 2008, đặc biệt là thời điểm giữa năm lên đến 6,65% là do diễn biến xấu của nền kinh tế dẫn đến khả năng thanh toán kém của các doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên nhờ các chính sách tín dụng linh hoạt và kịp thời của Công ty cùng với việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mà tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể chỉ còn là 2,7% cuối năm 2008. Tất cả những điều này được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây. Bảng : Chất lượng hoạt động tín dụng của PVFC giai đoạn 2006 - 2008 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ cho vay 4.780.441 10133.700 20.989.021 Các khoản nợ quá hạn 73.702 413.010 970.123 Nợ cần chú ý 24.565 112.212 403.151 Nợ dưới tiêu chuẩn 12 137.991 144.386 Nợ nghi ngờ 3.745 106.443 252.549 Nợ có khả năng mất vốn 45.380 56.364 170.037 Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay 1.54% 4.08% 4.62% Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay 1.03% 2.97% 2.70% (Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008) Bảng trên cho thấy, tất cả các khoản nợ của Tổng công ty đều tăng lên và tăng khá cao, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn của Tổng công ty năm 2008 là hơn 170 nghìn tỷ so với hơn 56 nghìn tỷ năm 2007. Việc này có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu cho Tổng công ty đó là phải bù đắp vào các khoàn nợ đó, làm tăng khả năng thua lỗ và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong năm 2009. Các sản phẩm đầu tư là mảng hoạt động mạnh và có uy tín của Công ty, bao gồm việc góp vốn thành lập các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh..; góp vốn đầu tư dự án, mua cổ phần hoặc mua lại phần vố góp tại các Công ty Cổ phần, Công ty TNHH...; mua công trái, trái phiếu, thực hiện uỷ thác đầu tư có chỉ định. Vốn đầu tư được huy động từ nguồn vốn điều lệ của PVFC, nguồn vốn uỷ thác đầu tư và đặc biệt là nguồn vốn uỷ thác của Tập Đoàn Dầu khí VN PVC. Với tỷ trọng đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của các Ngân hàng và các cổ phiếu niêm yết cũng như OTC, định hướng của PVFC là tập trung vào chứng khoán của các đơn vị trong ngành Dầu khí, hệ thống Tài chính ngân hàng, năng lượng và du lịch cao cấp...PVFC luôn chú trọng việc thẩm định các phương án đầu tư đảm bảo chỉ đầu tư vào các phương án mang lại hiệu quả sinh lời cao. Công ty thường xuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110646.doc
Tài liệu liên quan