Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ 3

1. Bản chất đặc điểm của làng nghề 3

1.1. Khái niệm về làng nghề 3

1.2. Đặc điểm của làng nghề 4

1.3. Sự hình thành và phát triển của làng nghề 7

2. Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề 8

2.1. Phân loại theo tính chất nghề 8

2.2. Phân loại theo thời gian hình thành, phát triển: 10

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề 13

3. Vai trò của làng nghề với sự phát triển kinh tế xã hội 17

4. Kinh Nghiệm phát Triển làng nghề nông thôn ở một số nước trên thế giới 22

Chương 2. TH ỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI 27

1. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề ở Chương Mỹ 27

1.1 Điều kiện kinh tế: 27

1.2 Điều kiện xã hội: 28

2. Thực trạng phát triển làng nghề ở Chương Mỹ. 29

2.1 Các giai đoạn phát triển của làng nghề 29

2.2 Thực trạng phát triển làng nghề. Số lương, quy mô, tình hình phát triển của các làng nghề 30

3.1. Thị trường đầu vào: 39

3.2 Cơ sở hạ tầng: 45

3.3 Thị trường đầu ra: 45

3.4 Chính sách của nhà nước và tổ chức quản lý: 47

3.5 Vấn đề môi trường tại các làng nghề. 48

3.6 Kết quả đạt được 49

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI 54

1. Phương hướng phát triển làng nghề của Chương Mỹ trong năm 2010 và những năm tới 54

1.1 Ma trận SWOT 54

1.2 Quan Điểm về phát triển làng nghề trong nhưng năm tới 56

2. Các giải pháp góp phần tăng cường sự phát triển của làng nghề trên địa bàn huyện. 62

2.1 Quy hoạch phát triển các làng nghề: 62

2.2 Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề 63

2.3 Về nguyên vật liệu 65

2.4 Về vốn cho phát triển làng nghề: 66

2.5 Về phát triển nguồn nhân lực: 67

2.7 Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững 71

2.8 Tăng cường quản lý nhà nước: 72

KẾT LUẬN 76

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc trong những năm vừa qua đời sống người dân làng nghề Chương Mỹ đã có những bước tiến đáng kể. Vì vậy, sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thôn Chương Mỹ khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là một nguyên nhân rất quan trọng. Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Các làng nghề đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Chương Mỹ. Đây là một động lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Như tại xã Phú Nghĩa có 2.217 hộ với tổng số 10.018 nhân khẩu, trong đó số lao động trong độ tuổi là 5.307 người. Số hộ tham gia làm nghề mây tre đan xuất khẩu chiếm 90% số hộ trong toàn xã. Nhờ phát triển của nghề truyền thống mà người dân trong xã có việc làm thường xuyên, đời sống ngày càng được cải thiện. Bảng 2.2: Số lượng lao động làng nghề ở một số làng nghề. Đơn vị: người. Năm Làng nghề 2005 2006 2007 2008 2009 Khê Than 630 753 860 930 1010 Quan Trâm 725 786 890 970 1050 Phú Vinh 1580 1690 1820 1988 2050 Trung Cao 750 845 970 1060 1200 Nguồn: sở công thương TP Hà Nội Sự gia tăng lao động trong tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng là do một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số lao động làm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít. Vì thế những nơi thuần nông lao động ở đây không được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánh nặng, tạo ra sức ép lớn do dư thừa lao động. Như vậy, một phần đáng kể lao động nông thôn phải tìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là một hướng đi tích cực. Thứ hai, do thu nhập từ nông nghiệp thấp. Như vậy, lao động nông nghiệp phải chuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề. * Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề - Hình thức sản xuất: các làng nghề ở Chương Mỹ hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các làng nghề đã tồn tại lâu đời. Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thì mới xuất hiện các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các Doanh nghiệp cùng với sự xuất hiện của những làng nghề mới. Hộ gia đình là hình thức chủ yếu trong sản xuất của làng nghề truyền thống. Do tính chất của nghề phù hợp, việc tạo ra sản phẩm tăng thu nhập cho người dân lúc nông nhàn và số vốn bỏ ra cũng không nhiều hoặc nếu cần vốn nhiều thì có thể vay vốn ngân hàng, địa phương, hay các tổ chức xã hội khác. Hoạt động sản xuất chủ yếu là khoán sản phẩm. Còn ở các hình thức Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX thì không chỉ là nơi sản xuất tập trung mà còn là nơi thu gom các sản phẩm làng nghề và tìm thị trường tiêu thụ, các hình thức này còn có vai trò lớn trong việc tiếp nhận các đơn đặt hàng để giao cho các hộ gia đình sản xuất. Toàn huyện hiện có 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài; 20 DN của TƯ và TP,250 Cty TNHH, DN tư nhân và 12.000 cơ sở sản xuất cá thể, giải quyết 9.500 lao động thường xuyên và 25.000 lao động thời vụ. - Chủng loại sản phẩm: các làng nghề ở Chương Mỹ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ mây tre giang đan, nón lá, mộc. Bảng 2.3: Chủng loại sản phẩm của các làng nghề. STT Loại sản phẩm Địa điểm làng nghề 1. 2. 3. - Các sản phẩm mây tre đan giang: đây là loại sản phẩm chiếm ưu thế nhất. Các làng nghề ở đây nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Chủ yếu để xuất khẩu. Các sản phẩm: * Đĩa mây: gồm đĩa tròn, đĩa bát giác, đĩa rua miệng, đĩa vuông, đĩa chữ nhật, đĩa bán nguyệt, đĩa vỏ dưa, đĩa hoa muống, đĩa lót tròn... * Bát mây: có bát răng cưa, bát rua miệng, bát trơn mộc, bát đáy dày... * Chậu mây: có chậu đứng cong, chậu thắt suốt, chậu thau...           * Lẵng mây: lẵng xách tay, lẵng bán nguyệt, lẵng quai chai... * Làn mây: làn viên trụ, làn chữ nhật, làn kép, làn đơn... - Các sản phẩm gỗ, mộc: với quy mô không lớn chủ yếu sản xuất để bán trong Thành Phố và các tỉnh lân cận. Các nghề: * Phục chế nhà cổ. * Mộc dân dụng. * Nội thất - Các sản phẩm từ tre cọ: Hiệu quả kinh tế không cao khiến cho xu hướng về phát triển nghề này không được khuyến khích. *nón là, mũ lá. - Làng nghê mây tre đan xuất khẩu Phú Vinh - xã Phú Nghĩa - Làng nghề mây tre đan Trung Cao - xã Trung Hòa - Làng nghê mây tre đan Quan Trâm - xã Phú Nghĩa. - Làng nghề mây tre đan Yên Kiện- xã Đông Phương Yên. - Làng nghề mây tre đan Khê Than- xã Phú Nghĩa … -Làng nghề mộc điêu khắc Phụ Chính- thôn Phụ Chính- xã Hòa Chính. - Làng nghề mộc Phúc Cầu- xã Thụy Hương - làng nghề mộc Phù Yên- xã Trường Yên - Làng nghề nón lá Phú Hữu I - Làng nghề nón lá Phú Hữu II Ở Chương Mỹ thì ta thấy được các sản phẩm của làng nghề chủ yếu là các sản phẩm mây, tre, giang. Đặc biệt làng Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ lâu đời. Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là "xứ Mây", là quê hương của mây đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đạt tới tỉnh cao nghệ thuật tạo hình dân gian của Việt Nam. Người Phú Vinh cha truyền con nối, đến nay đã sáng tạo được 180 mẫu hàng, xuất khẩu là chủ yếu. Riêng các sản phẩm về tre khắc hẳn với các sản phẩm của làng nghề khác và đây chính là thế mạnh của làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ. Ngoài các sản phẩm về mây tre đan giang còn có các sản phẩm của các làng nghề mộc chủ yếu là phục chế nhà cổ, mộc dân dụng nhưng với quy mô không lớn thị trường chủ yếu là trong Thành phố. Còn các làng nghề sản xuất nón lá có hiệu quả kinh tế không cao, xu hướng phát triển nghề này không được khuyến khích cần cấy thêm nghề mới để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nói chung tình hình phát triển của các làng nghề Chương Mỹ rất phong phú ở ngành nghề thủ công truyền thống đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan, chủng loại sản phẩm. Chúng ta muốn phát triển các làng nghề hơn nữa thì cần chú ý nhiều về chủng loại, mẫu mã sản phẩm hơn nữa và phải tạo thêm các nghề mới dựa trên điều kiện cụ thể của từng vùng cho phù hợp với khả năng của từng vùng đê phát triển các làng nghề mới. * Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các làng nghề ở Chương Mỹ với chủng laoij sản phẩm đa dạng, dộc đáo đã có được vị trí của mình ở thị trường trong nước và ngày càng phát triển hơn để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ của các làng nghề ở Chương Mỹ như sau: Về mặt hàng mây tre đan, rất nhiều các doanh nghiệp và công ty tư nhân tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, đó là xu hướng tiến bộ để phát triển làng nghề. Hiện nay các doanh nghiệp làng nghề ở Chương Mỹ đang đáp ứng nhiều đơn đặt hàng của các công ty du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, các nước EU… Tuy nhiên, để tìm được một thị trườn ổn đinh đã khó thì việc giữ được thị trường ổn định lại càng khó hơn. Khủng hoảng kinh tế thế giới không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp lớn, mà còn tác động trực tiếp đến các làng nghề truyền thống. Ít người bán, vắng người mua là tình cảnh hiện nay của thị trường mây tre đan truyền thống ở Chương Mỹ. Do khủng hoảng tài chính thế giới dẫn đến các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu đều bí đầu ra thị trường xuất khẩu cũng trở nên vắng lặng hơn trước. Còn với thị trường trong nước thì chủ yếu là bán cho khách tham quan du lịch và tại các hội chợ. Về mặt hàng gỗ, mộc: đồ gỗ nội ngoại thất với mẫu mã và chủng loại cũng chưa phong phú đáp ứng chủ yếu nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xu hướng tương lai về phát triển các sản phẩm trạm khắc tinh xảo, các sản phẩm mộc nội thất cao cấp đang được làng nghề chú trọng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay thì các làng nghề vẫn tự tìm thị trường thị trường tiêu thụ sản phẩm là chính , hoặc tiêu thụ qua nhiều khâu trung gian. Các ngành nghề và sản phẩm của Chương Mỹ đã và đang đi theo hướng cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường, khai thác tốt thị trường và nguồn lực địa phương. Trong những năm vừa qua, sản phẩm của làng nghề đã đa dạng hơn để đáp ứng được nhiều nhóm nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng hơn, nhưng nó cũng nổi lên một vấn đề là các sản phẩm chạy theo nhu cầu của thị trường chứ chưa có sự chuẩn bị trước và định hướng cho thị trường. * Thị trường lao động: Lao động là đầu vào rất quan trọng của các làng nghề, Lao động của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu là lao động tại địa phương, làng xã. Trong năm 2009 huyện đã tiếp nhận 146 dự án vào đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho 12 nghìn lao động, tổng số doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn Chương Mỹ là hơn 410 doanh nghiệp. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, nên những tháng đầu năm 2009 các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn hộ kinh doanh mây tre đan, hầu như không nhận được thêm đơn hàng mới. Các đơn hàng cũ cũng bị phía các đối tác nước ngoài hoãn lại. Nên việc dư thừa lao động là một vấn đề lớn với huyện. Doanh nghiệp mây tre đan Hiền Dương (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội) trước đây có khoảng 40 lao động thường xuyên, đầu năm 2009 chỉ còn 15. tuy nhiên những tháng cuối năm, các doanh nghiệp đã khắc phục và tiếp tục hoạt động SXKD ổn định. * Công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào: - Nguyên vật liệu đầu vào: nguyên vật liệu đầu vào là chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Vì thế nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Thị trường nguyên vật liệu của các làng nghề Chương Mỹ chủ yếu là cây tre, cây trúc, mây giang, cây gỗ. Nguyên vật liệu trong huyện cũng đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong huyện hơn nữa do giao thông thuận tiện có quốc lộ 6A đi qua nên việc mua nguyên vật liệu từ cac tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Đầu vào đó hầu hết đều được nhập từ các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Phú Thọ nơi có nguồn mây, tre, giang và gỗ rất phong phú. Cây tre không thể nói là vô tận nhưng nó được coi là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào, bởi sau khi khai thác một cây tre thì sau 3 năm ta có thể trồng được một cây tre mới. Nhưng với đầu vào là gỗ thì sau khi khai thác thì phải 30-50 năm sau chúng ta mới có thể trồng được một cây gỗ như vậy. Bởi thế đầu vào của các sản phâm tre trúc thì không có gì đáng ngại nhưng đầu vào gỗ của các làng nghề mộc cũng là một vấn đề lớn. Hiện nay Trung tâm khuyến nông Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ để trồng mây nếp theo phương thức trồng thuần và trồng xen trên các vùng đất đồi, đất vườn. Số mây nếp này đã phát triển rất tốt với tỷ lệ cây sống đạt 90%. Số diện tích mây nếp này sau khi thu hoạch sẽ góp phần giải tỏa cơn khát nguồn nguyên liệu cho các làng nghề mây tre đan ở ngoại thành Hà Nội đang phải chịu từ nhiều năm nay. Tài nguyên mây tre ở nước ta nhiều nhưng cũng đang cạn kiệt dần do những khai thác bất hợp lý, khai thác quá mức làm cho chất lượng và số lượng nguyên liệu giảm trầm trọng. Ở Chương Mỹ, nơi có 94 làng nghề mây tre đan, nhu cầu nguyên liệu cho nghề này tới hàng ngàn tấn/năm, song chủ yếu đều phải mua từ các tỉnh vùng Tây bắc, miền Trung và các nước Lào, Campuchia, Indonesia…. Đây chính là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm mây tre đan lên cao và người sản xuất cũng không dám ký các hợp đồng lớn vì không chủ động được nguồn nguyên liệu. - Công nghệ sản xuất: Công nghệ trang thiết bị sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng. Công nghệ của các làng nghề ở Chương Mỹ chủ yếu vẫn là phương pháp thủ công truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất mà ông cha đã để lại. Công cụ thô sơ do người lao động tự sản xuất ra và có sự kết hợp với cơ giới hoá từng bộ phận. Hiện nay, trong các làng nghề Chương Mỹ, người lao động đã nhận thấy được cái lợi thực sự của áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết bị cơ khí vào sản xuất nhưng ở các hộ gia đình sản xuất thì họ vẫn chưa thể đầu tư mua sắm công cụ sản xuất mới mà chủ yếu vẫn dùng những dụng cụ đã từ lâu đời. Và sự đổi mới, đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất chủ yếu diễn ra tại các HTX và các doanh nghiệp. Ở các làng nghề mây tre đan áp dụng khoa học công nghệ mới về chống mối mọt tre của viện khoa học và công nghệ Việt Nam để giúp bảo quản các sản phẩm bằng tre khỏi mọt, mối một cách hiệu quả và lâu dài. Còn ở làng mộc thì đã có đầu tư trang bị máy cưa, xẻ, bào tiện, nên năng suất tăng rõ rệt. * Kết quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây làng nghề Chương Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Điều này thể hiện rõ nhất ở kết quả sản xuất kinh doanh và doanh thu của người lao dộng. Biểu đồ: Kết quả sản xuất kinh doanh của làng nghề Chương Mỹ Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: sở công thương TP Hà Nội Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh thu của các làng nghề Chương Mỹ tăng lên liên tục qua các năm, và còn tăng với tốc độ cao:làng nghề Chương Mỹ Đơn vị: % Năm Tốc độ tăng doanh thu 2006 28.4 2007 27.5 2008 35.1 2009 20.1 Nguồn: sở công thương TP Hà Nội Vì là các làng nghề đang được phục hồi nên tốc độ tăng trưởng của nó khá cao: 28.4% (2006), 27.50% (2007), 35.1% (2008), và 20.1% (2009). Nhưng nhìn vào tỷ lệ này là thấy, năm 2008 có sự tăng trưởng cao đột biến 35.1% so với năm 2007. Điều này có thể giải thích là do sau khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội thì kinh tế làng nghề được khuyến khích phát triển cùng với đề án của phát triển làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ và sau này là thành uỷ Hà Nội về “khôi phục phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2010”, quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Thành Phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Bởi có các chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển làng nghề của các chính quyền địa phương nên từ năm 2008 số lượng lao động trở lại nghề nhanh và nhiều hơn. Bởi vậy doanh thu của năm 2008 mới có sự tăng đột biến như vậy. Và đến năm 2009 thì tôc độ tăng này vẫn cao 20.1%, không cao bằng năm 2008 so với 2007. 3. Những tồn tại, hạn chế, kết quả đạt được làng nghề huyện Chương Mỹ 3.1. Thị trường đầu vào: Mô hình của các nhà kinh tế tân cổ điển về hàm sản xuất đã chỉ ra đầu vào của sản xuất chính là vốn sản xuất, lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và khoa học công nghệ. Y= f(K, L, R, T) Trong đó: Y: là đầu ra (GDP) K: là vốn sản xuất L: là số lượng lao động. R: là nguồn tài nguyên thiên nhiên T: là khoa học công nghệ. * Đầu vào lao động: là một yếu tố không thể thiếu ở các làng nghề và ở các làng nghề huyện Chương Mỹ thì theo số liệu thống kê điều tra cho thấy, đến hết năm 2009 toàn huyện có 174 làng nghề, thu hút được 50000 lao động. So với tổng dân số nông thôn huyện năm 2009 là 291324 người thì chỉ chiếm 17.16% đây là một con số tương đối. Tuy vậy chất lượng lao động làng nghề Chương Mỹ cũng không cao, chỉ có 1% lao động có trình độ đại học, cao đẳng; 16% lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông chiếm 83% lao động làng nghề. Việc đào tạo nghề cho các lao động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Chương Mỹ còn rất nhiều yếu kém. Điều này thể hiện rõ trên những mặt như: đào tạo thiếu quy hoạch, chủ yếu là tự phát, quy mô đào tạo nhỏ, phân tán, vốn đầu tư ít, thiếu sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền trong công tác đào tạo.Ở các làng nghề trong huyện chủ yếu lao động được đào tạo theo phương thức tự đào tạo. Ưu điểm của phương thức này là đào tạo ra được nhưng nghệ nhân có tay nghề cao có kỹ thuật tinh xảo và tiết kiệm được chi phí đào tạo nhưng phương thức này bộc lộ rất nhiều hạn chế do đào tạo chủ yếu là do truyền lại kinh nghiệm nên sẽ thiếu căn bản, đào tạo không toàn diện và khó tiếp thu được những tiến bộ của khoa học công nghệ. Hơn nữa số lượng lao động có tay nghề cao được đào tạo theo phương thức này không phải là nhiều. Theo đánh giá của sở công thương Hà Nội thì trình độ lao động trong các làng nghề của huyện Chương Mỹ còn ở trình độ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phát triển của các ngành TTCN trong thành phố Hà Nội. Số lượng và chất lượng lao động của Chương Mỹ còn thấp xuất phát từ việc thiếu các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp của địa phương, trình độ văn hóa của lao động trong các làng nghề thấp nên việc tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, chưa có trường lớp đào tạo lao động chính quy. Lao động trong các làng nghề ỏ Chương Mỹ chủ yếu là những lao động từ lao động nông nghiệp nông thôn chủ yếu là lao động mùa vụ chuyển sang nên tác phong, tinh thần, thái độ, ý thức kỷ luật còn rất thấp của người lao động vì vậy chất lượng lao động làng nghề còn thấp. Trong các hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các tác nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng, và đặt ra yêu cầu cao (tính nhịp nhàng, tính hiệu quả…). Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và kỷ luật chặt chẽ. Vì vậy, việc thu hút lao động và nâng cao bồi dưỡng chất lượng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong các ngành nghề TTCN là một yêu cầu đặt ra để nâng cao cả về lượng và chất lao động trong các làng nghề ở Chương Mỹ. Hơn nữa, các cán bộ các chủ Doanh nghiệp các làng nghề còn hạn chế về năng lực quản lý. Hầu hết các công ty kinh doanh hàng thủ công của huyện Chương Mỹ đều có năng lực quản lý rất yếu, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, như: Số đông doanh nhân đều không có chiến lược phát triển rõ ràng, họ không xây dựng kế hoạch kinh doanh, không có sản phẩm gốc và không xác định được thị trường mục tiêu. Họ thực hiện  theo các yêu cầu từ khách hàng, kể cả khi không phải là chuyên gia trên lĩnh vực đó. Điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm về hình ảnh của ngành sản xuất thủ công nói chung. Hơn nữa, qua điều tra cho thấy, khoảng 90% số chủ doanh nghiệp không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, 50% trong số họ có thể sử dụng máy tính nhưng chỉ là chương trình xử lý văn bản đơn giản, 15% có thể sử dụng e-mail và rất ít người có thể khai thác thông tin trên internet. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ những cơ hội làm ăn thuận lợi với các đối tác. Trên thực tế, có tới 80% số thương nhân không được đào tạo về quản lý tài chính, họ không hiểu và không phân tích được các báo cáo tài chính, như: cân đối thu chi, lợi nhuận và lỗ, báo cáo luân chuyển tiền tệ. Vì thế họ không đánh giá được tình trạng tài chính thực tế của công ty, cũng như những tài khoản cần quan tâm trong quá trình kinh doanh.  Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng marketing, do đó phần lớn sản phẩm phải xuất khẩu gián tiếp qua các khâu trung gian. Con số này thường chiếm 70-75% số lượng hàng hoá được sản xuất ở các làng nghề cảu huyện. Các doanh nhân không có chiến lược cụ thể về phát triển sản phẩm và xác định giá cả. Bởi vậy, họ thường ra giá cao nhất có thể và sau đó điều chỉnh tuỳ thuộc vào thái độ khách hàng. Họ cũng không có kế hoạch dành cho các thị trường mục tiêu và rất yếu về các hoạt động xúc tiến thương mại: quảng cáo, xây dựng website, tham gia hội chợ, làm catalogue…   Những “điểm yếu” trên đây không chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp làng nghề - vốn là những doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, mà nhiều doanh nghiệp được cho là lớn cũng đã và đang đối mặt với thực tế này. Vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, với các cơ quan quản lý, chính quyền các cấp là làm sao giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn đó để các làng nghề nói chung và các doanh nghiệp làng nghề phát triển lành mạnh, bền vững. * Đầu vào vốn sản xuất: Hiện nay, vốn là vấn đề khó khăn rất lớn của các làng nghề trong cả nước nói chung và Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh là hiện tượng phổ biến ở các làng nghề ở Chương Mỹ Trước kia, các hộ sản xuất, các doanh nghiệp trong làng nghề Chương Mỹ chủ yếu đều dựa vào nguồn vốn tự có, vốn vay bạn bè, người thân và hầu như không có hoặc rất ít là vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng do họ không có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng, do lãi suất cao so với lợi nhuận các làng nghề thu được, do thủ tục cho vay phiền hà, thời gian cho vay ngắn, mức cho vay ít không đáp ứng được yêu cầu về thời điểm cần vay. Bởi thế hầu hết các cơ sở làng nghề Chương Mỹ chủ yếu dựa vào nguồn vốn trong dân. Những năm gần đây, Chính phủ đã đề ra các loại gói kích cầu, hỗ trợ 4% lãi suất,  phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp làng nghề. Tuy vậy, theo khảo sát của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ở nhiều địa phương, hiện chỉ có khoảng 10-15% doanh nghiệp làng nghề tiếp cận được nguồn vốn này. Bởi thủ tục vay vốn của ngân hàng vẫn còn rất khó khăn, rườm rà, đòi hỏi doanh nghiệp phải có dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tài sản thế chấp và có khả năng trả nợ. Ngành ngân hàng ( Ngân hàng nông nghiệp và Phát tiển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các tổ chức tín dụng... ) cũng thông qua các chương trình, dự án đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho các làng nghề được vay vốn. Nhưng chính sách vay vốn vẫn chưa thật phù hợp với đối tượng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thường chỉ cho vay ngắn hạn ( dưới 6 tháng ) với số lượng ít và thu lãi ngay từng tháng trong khi đó các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đều có nhu cầu vay vốn với số lượng lớn theo cơ chế vay trung hạn hoặc vay dài hạn vì khả năng tiêu thụ sản phẩm thường chậm. Thủ tục cho vay vốn rườm rà, phức tạp làm cho lãi suất vay của Ngân hàng cũng chẳng có gì ưu đãi hơn so với lãi suất ở thị trường tự do. Mặt khác, các hộ sản xuất kinh doanh ( kể cả các doanh nghiệp ) do thiếu tài sản thế chấp, thiếu giấy tờ hợp lệ nên Ngân hàng ngại cho vay vốn vì sợ tỷ lệ rủi ro cao. Ngày nay, các làng nghề ở Chương Mỹ cần mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, dây truyền máy móc thiết bị của làng nghề là rất lớn để đáp ứng cầu ngày càng tăng của thị trường về các sản phẩm truyền thống. Sản phẩm chưa được quảng bá, chưa kêu gọi được nhà đầu tư trong và ngoài nướcdo tiềm lực tài chính còn yếu kém, các doanh nghiệp làng nghề gặp không ít khó khăn khi phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài có tài chính lớn hơn. Do vậy, vấn đề về vốn là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết kịp thời trong quá trình phát triển làng nghề của Huyện. * Đầu vào khoa học công nghệ: Phần lớn kỹ thuật công nghệ áp dụng ở các làng nghề Chương Mỹ là công nghệ cổ truyền, còn khá thô sơ, lạc hậu. Công nghệ đó chỉ sử dụng ở quy mô nhỏ, năng suất thấp, ít khả năng phổ biến rộng rãi lại gây ô nhiễm môi trường. Hàng mỹ nghệ ít mẫu mã mới, thường rơi vào tình trạng lai căng, lai tạp các sản phẩm của nước ngoài (một số sản phẩm mây tre đan ở Phú Vinh rất giống với các sản phẩm mây tre đan của Trung Quốc). Còn các sản phẩm đồ gỗ nội thất, phục chế nhà cổ ở Phúc Cầu hình dáng, họa tiết bị trung lập và thiếu tính hiện đại. Đội ngũ thể hiện các bản vẽ ít, thiếu kinh nghiệm, họa sĩ sáng tác mẫu mới không sản xuất được do không có cơ sở khoa học kỹ thuật. Như vậy trong xu hướng phát triển của sản xuất hàng hoá, cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và chất lượng của sản phẩm như hiện nay thì các làng nghề Chương Mỹ khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng của các nước như Trung Quốc. Hầu hết công nghệ kỹ thuật hiện đang sản xuất đã có sẵn từ xưa, ít có sự đầu tư, nghiên cứu để cải tiến hoặc đưa những tiến bộ mới vào thay thế, tính bảo thủ nghề còn rất nặng nề, cơ khí mới sử dụng 37%, còn 63% là thủ công. Đó chính là những nguyên nhân làm cho sản phẩm làng nghề đạt chất lượng thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém. Vì vậy, công nghệ sản xuất, về thiết kế mẫu mã sản phẩm đối với làng nghề Chương Mỹ đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. * Nguyên liệu đầu vào: Chương Mỹ nổi tiếng với các sản phẩm về mây tre đan nên nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu của các làng nghề trong huyện là mây, tre. Và cây tre đối với Việt Nam thì được coi là một nguồn nguyên liệu rất dồi dào, nhất là ở các làng quê Việt Nam. Nhưng trong xu thế đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn hiện nay thì việc bị động về nguồn nguyên liệu là nỗi ám ảnh thường xuyên diễn ra ở các làng nghề mây tre đan xuất khẩu ở Chương Mỹ. Điều này trở thành một nghịch lý đang diễn ra trong nhiều năm qua bởi Việt Nam vốn là nước nông nghiệp nhưng hầu hết các nguyên liệu thủ công lại đang thiếu và nhiều nguyên liệu phải phụ thuộc vào nước ngoài. Theo phân tích của Cục Hợp tác xã và Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu đang diễn ra ở các làng nghề thủ công, trong đó có mây tre đan ở Chương Mỹ là sự mở rộng quá nhanh thị trường xuất khẩu hàng thủ công, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp sử dụng cùng loại nguyên liệu với khối lượng lớn và nạn bán nguyên liệu thô ra nước ngoài, khiến cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong nước đã cạn kiệt nhanh chóng. Trước năm 2009 có khoảng 40% các cơ sở sản xuất mây tre đan ở Chương Mỹ đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí đối đầu với nguy cơ đóng cửa vì không thể chủ động được nguồn nguyên liệu và một số nguyên nhân khác. Tài nguyên mây tre ở nước ta nhiều nhưng cũng đang cạn kiệt dần do những khai thác bất hợp lý, khai thác quá mức làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31605.doc
Tài liệu liên quan