Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU BẢNG 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 6

1.1. Một số khái niệm 6

1.1.1. Lao động 6

1.1.2. Nguồn lao động 6

1.1.3. Việc làm 7

1.1.4.Thất nghiệp 9

1.1.5. Thiếu việc làm 10

1.1.6. Tạo việc làm 11

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động. 13

1.2.1. Tư liệu sản xuất 13

1.2.2. Môi trường 16

1.2.3. Nguồn nhân lực 18

1.2.4. Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm 19

1.3. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động 20

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO - HƯNG YÊN 22

2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – Hưng Yên 22

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 22

2.1.2. Đặc điểm kinh tế 23

2.1.2.1.Về sản xuất nông nghiệp 24

2.1.2.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản 25

2.1.3. Đặc điểm xã hội 26

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực 29

2.2. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào 37

2.2.1. Phân tích những kết quả giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005 37

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào 46

2.2.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất 46

2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng và sự áp dụng khoa học kỹ thuật 47

2.2.2.3. Tình hình sử dụng vốn 48

2.2.2.4. Lực lượng lao động 48

2.2.2.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế 49

2.2.2.6. Thị trường tiêu thụ 49

2.2.2.7. Cơ chế chính sách của địa phương 49

2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân 50

CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM 53

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN MỸ HÀO – HƯNG YÊN 53

3.1. Mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian tới 53

3.2. Những giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào trong thời gian tới 53

3.2.1. Chính sách của địa phương 54

3.2.2. Biện pháp trong nông nghiệp 55

3.2.3. Biện pháp trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản 56

3.2.4. Giải pháp về dịch vụ, thương mại 58

3.2.5. Giải pháp về giáo dục - đào tạo hướng nghiệp: 59

3.2.6. Phối hợp chương trình việc làm với các chương trình khác 60

3.2.7. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

docx67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9,8% so với năm 2004, tăng 19,8% so với kế hoạch đề ra. Các loại hình dịch vụ có bước phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và khu vực. Hiện nay đất nước ta đang quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, ngành công nghiệp dịch vụ phát triển mạnh. Ngành sản xuất công nghiệp của huyện Mỹ Hào đang ngày càng phát triển và đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trên địa bàn. Vì chúng ta có một vị trí rất thuận lợi nên cần phải khai thác thế mạnh này để thu hút các nhà đầu tư để tạo thêm việc làm cho người dân và tăng thu nhập để xoá đói giảm nghèo. Đây cũng là một biện pháp hữu hiệu trong công tác tạo việc làm cho người lao động. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Đến năm 2005, dân số huyện Mỹ Hào là 84655 người, chiếm 7,83% dân số của cả tỉnh, mật độ dân số là 1070 người/km2. Trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 43,8% dân số. Điều này cho thấy huyện Mỹ Hào có một nguồn lao động dồi dào và do đó cần phải có một chương trình tạo việc làm cho lượng lao động này. Bảng 2.1 : Tình hình dân số huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005 ĐVT: người. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dân số 81.343 82.156 82.997 83.827 84.655 Tốc độ tăng dân số tự nhiên(%) 0,99 1,02 1,00 0,98 0,97 (Báo cáo tình hình dân số huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005) Như vậy biến động tự nhiên dân số của huyện không đều qua các năm và có xu hướng giảm nhưng không đáng kể: năm 2003 so với năm 2002 tăng nhiều hơn so với năm 2002 so với năm 2001 và giảm đều ở những năm 2004 và 2005. Điều này chứng tỏ nhận thức của người dân đã có chuyển biến tốt, do đó đời sống của người dân đã bớt khó khăn hơn và họ có thời gian để đi làm để nâng cao đời sống của mình. Đây là một yếu tố tích cực cho công tác tạo việc làm cho người lao động. * Đặc điểm về văn hoá, giáo dục, y tế: Phong trào văn hoá, văn nghệ trong huyện luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, của quần chúng nhân dân. Đặc biệt trong những ngày lễ lớn của dân tộc thì nhân dân trong huyện tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng rất sôi nổi, hưởng ứng và tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì thường xuyên, 100% các trường tổ chức hội khoẻ phù đổng và được các học sinh tham gia hưởng ứng tích cực. Năm 2005 toàn huyện có 09 làng được công nhận là làng văn hoá, đưa tổng số làng được công nhận làng văn hoá lên 53/77 đạt 68,8%; 57/77 thôn có nhà văn hoá; 15.366 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt 75%; 50 cơ quan, đơn vị được thẩm định và đề nghị công nhận cơ quan, đơn vị văn hoá. Qua những số liệu trên cho thấy sự nhận thức và tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước của nhân dân trong huyện là cao, do đó vấn đề ra chính sách tạo việc làm cho người lao động trong huyện cũng được nhân dân ủng hộ. Về giáo dục: Trên địa bàn huyện có 41 trường từ cấp tiểu học đến THPT thu hút trên 29.455 học sinh. Chất lượng giáo dục được nâng cao. 100% các cháu đến tuổi đi học được đến trường và huyện đã hoàn thành được mục tiêu phổ cập tiểu học. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong các cấp học, ngành học được đẩy mạnh, trong năm học 2004 - 2005 có 01 trường được Chính phủ tặng bằng khen, 02 trường được Bộ giáo dục và đào tạo tặng bằng khen, đạt 02 giải ba và 01 giải khuyến khích quốc gia toán trên máy tính, UBND huyện công nhận 34 tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc; 7 tập thể tiên tiến, 74 chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 04 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 06 học sinh giải cấp tỉnh. Thi tốt nghiệp các cấp: THCS đạt 99,3%, THPT Mỹ Hào đạt 99,3%, THPT Nguyễn Thiện Thuật và Trung tâm giáo dục thường xuyên đạt 88%. Học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng: đại học 205 em, cao đẳng 72 em. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài tiếp tục phát triển đều khắp trong huyện. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia : 02 trường THCS và 01 trường mầm non. Như vậy thì sự nghiệp giáo dục ở huyện Mỹ Hào ngày được chú trọng hơn và đạt được nhiều thành tích khích lệ. Điều này hứa hẹn chúng ta sẽ có một lực lượng lao động có trình độ cho sau này. Về y tế : Được xây dựng và duy trì hoạt động từ huyện đến xã, sức khoẻ của nhân dân luôn được quan tâm và chữa trị kịp thời. Thường xuyên chăm lo, quan tâm đến việc phòng, khám chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tinh thần phục vụ người bệnh tốt hơn. Năm 2005 thực hiện khám chữa bệnh cho 30.994 lượt người, điều trị nội trú cho 4.950 bệnh nhân; thực hiện 314 ca phẫu thuật, mổ đục thuỷ tinh thể cho 105 người, tiêm chủng vacxin cho 1078 cháu, 1097 cháu được tiêm viêm gan B ba mũi, 5525 cháu được uống Vitamin A và 7482 cháu được tiêm vacxin viêm não Nhật Bản. Bước đầu thực hiện việc khám, điều trị miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi có hiệu quả. Mang lưới y tế cơ sở được quan tâm phát triển, đã có 3 xã, thị trấn được công nhận xã chuẩn quốc gia về y tế. Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra. Chú trọng bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác tuyên truyền tư vấn kiến thức dân số kể hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cộng tác viên dân số được nâng cao. Tiến hành cấp trên 8.000 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Năm 2005 tổng số sinh là 1.341. Vì sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chu đáo do đó lực lượng lao động của huyện Mỹ Hào có sức khoẻ tốt, điều này cũng góp phần làm cho công tác tạo việc làm cho người lao động được thuận lợi hơn. Tóm lại tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây thì công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội trong huyện luôn được chú trọng và không ngừng phát triển. Do đó người lao động trong huyện sẽ thoải mái hơn để làm việc. Đây cũng là một yếu tố tích cực trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào. 2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của huyện Mỹ hào tương đối dồi dào. Nguồn lao động không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 là 34664 người chiếm 42,6% so với tổng dân số và đến năm 2002 là 35245 người chiếm 42,9%, năm 2003 là 35855 người chiếm 43,2%; năm 2004 là 36464 người chiếm 43,5%; năm 2005 là 37079 người chiếm 43,8%. Tình hình tăng nguồn nhân lực của huyện Mỹ Hào đều qua các năm và chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dân số. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực của huyện Mỹ Hào là rất dồi dào đòi hỏi phải tạo nhiều việc làm cho nguồn nhân lực này. Trong đó lao động có khả năng lao động chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 95%) và tăng qua các năm nhưng lao động không có khả năng lao động vẫn còn rất nhiều mặc dù đang có xu hướng giảm. Lao động ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia lao động còn nhiều và vẫn tăng qua các năm. Những lao động ngoài độ tuổi lao động là lao động dưới và trên độ tuổi lao động. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân dân huyện Mỹ Hào vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trẻ em, người già vẫn phải tham gia vào lao động để tăng thêm thu nhập cho gia đình, đây cũng là một khó khăn của huyện Mỹ Hào. Một đặc điểm đáng chú ý là lao động của huyện Mỹ Hào tăng dần qua các năm: năm 2003 là 3986 người, năm 2004 là 4501 người và đến năm 2005 con số này là 5170 người. Điều này chứng tỏ huyện Mỹ Hào luôn chú trọng việc đào tạo nghề cho người lao động và lực lượng lao động của huyện ngày càng có chất lượng cao. Bảng 2.2: Tình hình lao động của huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005 ĐVT: người Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng dân số 81.343 82.156 82.997 83.827 84.655 Lao động trong độ tuổi 34.664 35.245 35.855 36.464 37.079 % so với dân số 42,6 42,9 43,2 43,5 43,8 Trong đó:+ Lao động có khả năng lao động 33.749 34.434 35.138 35.844 36.522 % so với lao động trong độ tuổi 97,4 97,7 98,0 98,3 98,5 +Lao động không có khả năng lao động 915 811 717 620 557 Ngoài tuổi lao động nhưng có tham gia lao động 5.465 5.500 5.595 5.610 5.637 Lao động qua đào tạo 3.291 3.525 3.986 4.501 5.170 Tổng nguồn lao động có khả năng lao động 39.214 40.745 41.450 42.074 43.652 (Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005) Qua các số liệu trên cho thấy tổng nguồn có khả năng lao động của huyện Mỹ Hào là rất lớn và tăng dần qua các năm. Do đó nhu cầu được làm việc của lượng lao động này là rất cao và phải cần có một chương trình tạo việc làm phù hợp. *Về chất lượng lao động của huyện Mỹ Hào: Mặc dù lực lượng lao động của huyện Mỹ Hào đã được nâng cao về chất lượng qua các năm nhưng vẫn còn thấp. Về trình độ văn hoá : Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 thì trong huyện Mỹ Hào không có lao động chưa biết chữ. Số lượng lao động có trình độ tiểu học có xu hướng giảm trong 5 năm, từ 5026 người (năm 2001) xuống thành 3819 người (năm 2005). Các đối tượng lao động có trình độ tiểu học chủ yếu là những lao động có độ tuổi cao và những lao động trên độ tuổi lao động. Đối tượng này do điều kiện học tập trước đây không được chú trọng và cũng do điều kiện kinh tế khó khăn. Bảng 2.3: Trình độ văn hoá của người lao động ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Năm Số lao động trong độ tuổi Trình độ tiểu học Trình độ THCS Trình độ THPT Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi Số lượng (đv: người) % so với lao động trong độ tuổi 2001 34.664 5.026 14,5% 17.679 51% 11.959 34,5% 2002 35.245 4.758 13,5% 18.151 51,5% 12.336 35% 2003 35.855 4.374 12,2% 18.752 52,3% 12.729 35,5% 2004 36.464 4.011 11% 19.277 52,7% 13.236 36,3% 2005 37.079 3.819 10,3% 19.652 53% 13.608 36,7% (Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005) Số lao động có trình độ THCS vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số lao động trong độ tuổi (trên 50%) và tăng dần qua các năm. Lao động tốt nghiệp THPT tăng nhanh và ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong số lao động trong độ tuổi : năm 2001 là 11959 người và đến năm 2005 là 13608 người. Điều này chứng tỏ trình độ văn hoá của người lao động của người lao động ở huyện Mỹ Hào ngày càng được nâng cao, đó là điều kiện đầu tiên để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động. Về trình độ chuyên môn : Tổng số lao động có trình độ chuyên môn của huyện Mỹ Hào không ngừng tăng qua các năm, cụ thể qua bảng số liệu sau : Bảng 2.4 : Trình độ chuyên môn của người lao động ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 - 2005 Chỉ tiêu Số lao động có chuyên môn Trên ĐH Đại học CĐ + TH CNKT, NVNV có chứng chỉ SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi SL (đv: người) % so với LĐ trong độ tuổi 2002 2.890 8,2% 06 458 1,3% 1.269 3,6% 1.163 3,3% 2003 3.048 8,5% 07 484 1,35% 1.309 3,65% 1.219 3,4% 2004 3.172 8,7% 07 518 1,42% 1.349 3,7% 1.287 3,53% 2005 4.311 9,2% 08 537 1,45% 1.390 3,75% 1.335 3,6% (Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005) Năm 2002 là 2890 người chiếm 8,2% so với lao động trong độ tuổi; năm 2003 là 3048 người chiếm 8,5%; năm 2004 là 3172 người chiếm 8,7%; đặc biệt đến năm 2005 thì lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tăng nhanh, số lượng lao động có trình độ chuyên môn là 3411 người chiếm 9,2% so với số lao động trong độ tuổi. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động của huyện Mỹ Hào có chất lượng ngày càng cao Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động có chuyên môn của huyện Mỹ Hào tăng từ năm 2002 đến năm 2005. Trong đó số lao động có trình độ cao đẳng và trung học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: năm 2002 chiếm 3,6%; năm 2003 chiếm 3,65%; năm 2004 chiếm 3,7%; năm 2005 chiếm 3,75%. Số lao động có trình độ đại học đều tăng qua các năm, đặc biệt năm 2004 tăng 34 người so với năm 2003. Hiện nay người lao động có xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn của mình vì một mặt sau khi học xong thì họ có cơ hội làm việc nhàn hơn, mức tiền công cao hơn, mặt khác do hiện nay điều kiện của sản xuất đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ bản thân mình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì bắt buộc người lao động phải không ngừng trao dồi kiến thức để theo kịp tiến trình sản xuất. Nhưng do điều kiện kinh tế của huyện Mỹ Hào còn khó khăn do đó người lao động ít có khả năng đi học cao mà chỉ dừng lại ở tốt nghiệp THPT. Trong huyện hàng năm cũng có một số sinh viên tốt nghiệp ở một số trường đại học, cao đẳng nhưng có một tỷ lệ rất ít về quê làm việc mà họ kiếm việc ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Do đó chúng ta phải có một chương trình việc làm thích hợp để thu hút số lao động này để nâng cao chất lượng cho nguồn lao động ở huyện Mỹ Hào. Như vậy thì so với các địa phương khác thì lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của huyện Mỹ hào còn thấp và mất cân đối. Tâm lý người dân không muốn đi học nghề mà chỉ muốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng. Số lao động học nghề chủ yếu tại các địa phương khác chuyển đến và cùng với số lao động mà họ không có khả năng thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Tóm lại thì nếu người lao động mà không có trình độ chuyên môn thì sẽ gây cản trở rất lớn cho việc tạo việc làm cho người lao động hiện nay. Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. Bảng 2.5: Lao động phân theo khu vực nông thôn, xã, thị trấn ở huyện Mỹ Hào từ năm 2002 đến năm 2005 (ĐVT : người) Khu vực 2002 2003 2004 2005 Nông thôn 29.662 29.670 20.650 20.550 Thị trấn 5.583 6.185 15.814 16.529 Cộng 35.245 35.855 36.464 37.079 (Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005) Qua số liệu trên cho thấy: lao động trong khu vực nông thôn năm 2003 tăng 8 người so với năm 2002 nhưng cho đến năm 2004 thì lượng lao động này đã giảm chỉ còn 20650 người và đến năm 2005 giảm 100 người còn 20550 người làm việc ở khu vực nông thôn. Lao động ở thị trấn qua những năm qua đều tăng mạnh, đặc biệt là năm 2004 lượng lao động làm việc tại khu vực thị trấn tăng rất nhanh (tăng 9629 người so với năm 2003). Người lao động đang có xu hướng chuyển từ nông thôn ra thị trấn. Số người lao động làm việc ở nông thôn chủ yếu là làm nông nghiệp. Sở dĩ có hiện tượng này là do gần đây trên địa bàn huyện Mỹ Hào có nhiều doanh nghiệp được đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất kinh doanh do đó thu hút được nhiều lao động. Mặt khác các doanh nghiệp này thường tập trung ở khu vực thị trấn vì ở đây có dân cư đông đồng thời thuận tiện đường giao thông. Trong khi đó thì diện tích ruộng canh tác của các hộ nông dân ngày càng bị thu hẹp khiến hiện tượng thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn gia tăng dẫn đến người lao động ở nông thôn ra thị trấn tìm kiếm việc làm tăng cao. Đây cũng là hiện tượng di chuyển của người lao động ở các địa phương khác và trên toàn quốc. Về tình hình lao động phân theo ngành nghề: Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu lao động trong các ngành nghề của huyện Mỹ Hào tương đối phức tạp. Lượng lao động trong hầu hết tất cả các ngành đều tăng qua tất cả các năm. Bảng 2.6 : Lao động phân theo ngành nghề ở huyện Mỹ Hào từ năm 2002 đến năm 2005 (ĐVT : người ) Ngành nghề 2002 2003 2004 2005 Tổng số lao động trong độ tuổi 35.245 35.855 36.464 r37.079 CN – TTCN 3.812 4.010 4.650 5.146 XDCB 256 258 310 400 TN – sửa chữa 702 785 950 995 Khách sạn, nhà hàng 234 236 250 295 Vận tải, kho bãi 500 513 585 650 Tài chính tín dụng 61 62 65 82 QLNN – ANQP 212 219 220 223 Giáo dục đào tạo 733 735 742 751 Y tế 124 128 134 142 Văn hoá - TDTT 16 18 20 23 Đảng - Đoàn thể 135 138 142 150 Các ngành KTQD khác 401 412 396 520 Số lao động sử dụng trong nông nghiệp 28.079 38.341 28.000 27.702 (Báo cáo tình hình lao động huyện Mỹ Hàog giai đoạn 2001-2005) Trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì lượng lao động tăng là cao nhất, đặc biệt là năm 2004 tăng 640 người so với năm 2003, năm 2005 tăng 496 người so với năm 2004. Số lượng lao động trong ngành này tăng cao như vậy bởi vì trong những năm gần đây thì một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đi vào hoạt động và thu hút được nhiều lao động trong huyện. Các ngành khác cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp cũng phát triển theo và thu hút nhiều lao động hơn trước kia. Đó là ngành xây dựng cơ bản để phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá (năm 2005 thu hút 400 lao động vào làm việc cao hơn năm 2004 là 90 người). Các ngành tài chính tín dụng, vận tải kho bãi cũng ngày càng thu hút được nhiều lao động vào làm việc hơn. Số lượng y bác sỹ, người phục vụ trong ngành y tế tăng cao chứng tỏ sự quan tâm sức khoẻ cho người dân ở huyện Mỹ Hào được chú trọng hơn, đảm bảo cho nguồn lao động có sức khoẻ tốt. Lượng lao động trong linh vực giáo dục đào tạo, văn hoá - TDTT, Đảng - đoàn thể tăng tương đối ổn định qua các năm cùng với sự tăng lên của số lao động trong độ tuổi. Số lao động làm việc trong những ngành KTQD khác biến động không đều (giảm ở năm 2004 nhưng lại tăng rất cao vào năm 2005) các ngành này chủ yếu là buôn bán, kinh doanh tại nhà… Lượng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm, điều này chứng tỏ có sự di chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác. Sự di chuyển này cũng phù hợp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy chúng ta cần phải có chương trình tạo việc làm phù hợp với các ngành nghề. Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy được tình hình lao động phân theo giới tính của huyện Mỹ Hào cũng khác nhau, cụ thể như sau : lượng lao động nam làm việc nhiều hơn lao động nữ, năm 2005 tổng số lao động nam làm việc tại các thành phần kinh tế là 1845 người, nữ là 1566 người. Sở dĩ số lao động nam làm việc nhiều hơn số lao động nữ bởi vì trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều lao động nữ làm công việc tại nhà và chăm sóc con cái, mặt khác thì phụ nữ có sức khoẻ kém so với nam giới nên chỉ làm những công việc nhẹ. Ngoài ra chúng ta vẫn còn giữ quan niệm cho rằng người phụ nữ chủ yếu là chăm lo việc nhà còn đàn ông đi kiếm tiền là chủ yếu. Trên đây cũng cho thấy được số lượng lao động nam có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học nhiều hơn so với nữ giới. Điều này chứng tỏ nam giới được chú trọng và có điều kiện học hành hơn nữ giới. Lao động nam có trình độ công nhân kỹ thuật là 701 người trong khi đó ở nữ là 443 người. Bởi vì nữ giới có sức khoẻ yếu hơn nam giới nên khi có trình độ chuyên môn là CNKT thì sẽ làm những công việc nặng nhọc, do đó sẽ phù hợp với lao động nam hơn. Lao động nữ chủ yếu là làm ở khu vực kinh tế Nhà nước (1329 người) trong khi đó số lượng này ở nam giới là 936 người. Nam giới làm việc dải dác đều hơn ở các thành phần kinh tế khác nhau so với nữ giới bởi vì tâm lý người lao động nữ muốn làm việc tại những chỗ ổn định, nhàn để chăm lo cho gia đình nhiều hơn, trong khi đó người lao động nam thì muốn thử thách chính mình, muốn làm ở những nơi có thu nhập cao. Như vậy cho thấy lao động phân theo thành phần giới tính ở huyện Mỹ Hào là không cân đối, lao động nam làm việc vẫn có tính cơ động hơn lao động nữ. Bảng 2.7: Lao động phân theo giới tính ở huyện Mỹ Hào năm 2005 (ĐVT: người ) Thành phần kinh tế, giới tính Tổng số CNKT THCN Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Nam 1.845 701 637 169 330 08 Khu vực Nhà nước 936 195 374 105 255 07 Tập thể 460 236 162 25 36 01 Tư nhân 64 35 15 06 08 - Cá thể 350 220 75 25 30 - Hỗn hợp 28 12 09 06 01 - Nước ngoài 07 03 02 02 - - Nữ 1.566 443 623 362 135 03 Khu vực Nhà nước 1.239 300 475 339 123 02 Tập thể 247 108 117 15 06 01 Tư nhân 05 03 02 - - - Cá thể 65 26 25 08 06 - Hỗn hợp 10 06 04 - - - Cộng 3.411 1.144 1.206 531 465 11 (Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005) Như vậy vấn đề tạo việc làm cho lao động ở huyện Mỹ Hào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy khi ra chương trình tạo việc làm cho người lao động cần phải chú trọng đến các yếu tố này phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của huyện Mỹ Hào đồng thời phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực tại huyện. 2.2. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào 2.2.1. Phân tích những kết quả giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005 Với sự cố gắng của UBND huyện Mỹ Hào, các đơn vị đoàn thể, toàn thể nhân dân, các nhà đầu tư…thì qua các năm qua huyện Mỹ Hào đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Nhưng trong huyện vẫn còn rất nhiều lao động chưa có việc làm và còn rất nhiều lao động thiếu việc làm. Bảng 2.8: Số lao động dư thừa ở huyện Mỹ Hào qua các năm. (ĐVT : người) Năm Dân số Số lao động có khả năng lao động Hệ số nhàn dỗi Số lao động dư thừa qua các năm 2001 81.343 33.749 31% 10.642 2002 82.156 34.434 30% 10.330 2003 82.997 35.138 29% 10.190 2004 83.827 35.844 27% 9.678 2005 84.655 36.522 26% 9.496 (Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005) Từ những số liệu trên cho thấy mặc dù số lao động có khả năng lao động của huyện Mỹ Hào tăng qua tất cả các năm, hệ số nhàn dỗi tuy có giảm nhưng không đáng kể .Vì vậy mà số lao động dư thừa được quy đổi qua các năm tuy có giảm nhưng không đều giữa các năm. Năm 2002 số lao động dư thừa được quy đổi giảm 312 người so với năm 2001; năm 2003 giảm 140 người so với năm 2002; nhưng năm 2004 lại giảm 512 người so với năm 2003; năm 2005 giảm hơn năm 2004 là 182 người. Lượng lao động dư thừa này chủ yếu ở khu vực nông thôn, vì điều kiện tìm chỗ làm việc là khó khăn mà chủ yếu họ tập chung vào việc trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian làm việc của họ mang tính mùa vụ do đó xảy ra tình trạng thiếu việc làm cho lao động ở nông thôn. Do trong những năm gần đây huyện Mỹ Hào đã có nhiều chuyển đổi trong những ngành kinh tế mà tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động trong huyện, giảm số lao động dư thừa. Trong hai năm 2003 – 2004 thì trên địa bàn huyện Mỹ Hào có nhiều công ty được đầu tư và đi vào hoạt động do vậy sẽ tạo điều kiện cho người lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn có thể đi làm, do đó mà số lao động nhàn dỗi được quy đổi giảm mạnh qua hai năm này. Mặt khác thì bản thân ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, thị trường hoá ngành nông nghiệp do đó giảm tỷ lệ thiếu việc làm trong ngành nông nghiệp. Như vậy thì mặc dù số lao động dư thừa được quy đổi qua các năm có giảm nhưng hệ số nhàn dỗi cũng rất lớn. Việc này là một tồn tại rất lớn ở huyện Mỹ Hào. Chúng ta cần phải có một chương trình tạo việc làm cho người lao động mà trước hết là lao động nhàn dỗi ở khu vực nông thôn Trong những năm qua thì chúng ta đã giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động. Nhưng giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, giữa các khu vực là không giống nhau. Sau đây là những kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005. Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy số lao động được giải quyết việc làm mới tăng dần qua các năm: năm 2001 tạo được việc làm cho 1.170 người; năm 2002 tạo được việc làm cho 1.254 người và con số này ở năm 2003 là 1.270 người; năm 2004 là 1.325 người; nhưng đến năm 2005 thì giảm còn 1.315 người. Điều này chứng tỏ công tác tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào đã ngày càng đạt được nhiều thành công. Đó là sự cố gắng của toàn thể các ban ngành, đoàn thể và sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân huyện Mỹ Hào. Bảng 2.9 : Kết quả giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001-2005, phân theo nhóm ngành kinh tế Chỉ tiêu Tổng số LĐ được giải quyết VL CN – XD cơ bản Nông nghiệp Thương mại, dịch vụ Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL Số lượng (người) %so với số lao động được giải quyết VL 2001 1.170 587 50,2% 233 19,9% 350 29,9% 2002 1.254 670 53,43% 246 19,62% 338 26,95% 2003 1.270 695 54,72% 220 17,32% 355 27,95% 2004 1.325 750 56,61% 180 13,58% 395 29,81% 2005 1.315 737 56,04% 182 13,84% 396 30,11% (Báo cáo chương trình việc làm huyện Mỹ Hào giai đoạn 2001 – 2005) Trong đó số lao động được tạo việc làm mới ở ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ cao nhất và không ngừng tăng qua các năm: năm 2001 tạo được việc làm cho 587 lao động làm việc trong ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản, chiếm 50.2% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2002 con số này là 670 người chiếm 53,45%; năm 2003 là 695 người chiếm 54,72%; năm 2004 là 750 người chiếm 56,6%; nhưng đến năm 2005 giảm chỉ còn 737 người chiếm 56.04%. Trong ngành nông nghiệp số lao động được tạo việc làm biến động không đều qua các năm: năm 2001 tạo việc làm cho 233 người chiếm 19,9% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2002 số lượng này tăng là 246 người nhưng chỉ chiếm 19.62% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm; năm 2003 thì lượng lao động được giải quyết việc làm trong ngành nông nghiệp giảm cả về mặt tuyệt đối và tương đối: số lao động được giải quyết việc làm là 220 người chiếm 17,37%; đến năm 2004 tiếp tục giảm còn 180 người chiếm 13,58%; năm 2005 tăng không đáng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThực trạng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên.docx
Tài liệu liên quan