Chuyên đề Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá

 

MỤC LỤC

 Trang

 

Danh mục bảng biểu,tài liệu tham khảo

Lời Mở Đầu 1

 

CHƯƠNG 1:ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO 3

 I. Các khái niện liên quan đến đói nghèo 3

1. Khái niệm 3

1.1 Khái niệm về nghèo, đói 3

1.1.1. Theo quan niệm của Quốc tế 4

1.1.2. Quan niệm đói nghèo của Việt Nam. 5

1.2 cách xác định chuẩn nghèo 5

1.2.1 Cách xác định chuẩn nghèo quốc tế 5

1.2.2. Cách xác định chuẩn nghèo đói của việt nam 6

1.3. Một số khái niệm liên quan. 7

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo 8

1.Yếu tố khách quan. 9

2. Yếu tố chủ quan 11

III.Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo 12

1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói

 giảm nghèo 12

2. Ảnh hưởng của đói nghèo nghèo đến phát triển kinh tế -

 xã hội 12

2.1. Ảnh hưởng của đói nghèo đến phát triển kinh tế 12

2.2. Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội. 14

3. Ý nghĩa của vấn đề xoá đói giảm nghèo 15

IV. Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xoá đói giảm nghèo 16

1. Đường lối chính sách 16

2. M ột số chương trình xoá đói giảm nghèo triển khai ở nước ta 16

V. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và của các địa phương trong nước. 17

1. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số nước trên

 thế giới 17

 2. Kinh nghiệm Xoá đói giảm nghèo của một số địa phương trong nước 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH LỘC -THANH HÓA 22

 

I. Đặc điểm chung của huyện vĩnh lộc Thanh Hóa 22

1, Điều kiện tự nhiên 22

1.1. Vị trí địa lý 22

1.2. Địa hình 22

1.3. Khí hậu thời tiết 23

1.4. Sông ngòi 23

1.5. Tài nguyên khoáng sản 24

2.Tình hình điều kiện sản xuất chung của huyện 24

2.1. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật 24

2.2 Tình hình sử dụng đất đai 26

2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động 27

2.4 Tình hình vốn 30

II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh

 Thanh Hóa 32

1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa 32

1.1 Giai đoạn 2001 – 2005 32

1.2 Giai đoạn 2006 – 2008 36

1.3 Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo 39

2. cơ cấu thu chi của nông hộ nghèo 40

2.1. Cơ cấu tổng thu của nông hộ nghèo theo ngành nghề và theo vùng 40

2.2. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo theo

ngành nghề 42

3.3.Cơ cấu chi tiêu của các nông hộ nghèo.

3. Nguyên nhân nghèo đói ở huyện Vĩnh Lộc 45

 

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO HUYỆN VĨNH LỘC 50

I.Mục tiêu xóa bỏ nghèo đói 50

1. Mục tiêu tổng quát 50

2. Chỉ tiêu xóa bỏ nghèo đói đến năm 2012 50

II. MỘt số giải pháp giảm nghèo của huyện Vĩnh Lộc 50

 

1. Nhóm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 50

1.1Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cho

phù hợp 50

1.2Quan lý và nâng cao khả năng tiếp cận vốn 53

1.3 Công tác khuyến nông

2. Nhóm giải pháp cơ bản thực hiện chương trình xoá đói giảm

nghèo. 56

 2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 56

2.1.1. Chính sách hỗ trợ về kinh tế 57

2.1.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục

2.1.3. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt

khó khăn 58

2.1.4 Các chính sách an sinh xã hội. 58

III. Kiến nghị 60

1 Đối với Nhà nước 59

2. Kiến nghị đối với tỉnh Thanh hoá 59

 KẾT LUẬN 62

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hưởng nguồn nước từ sông Mã và sông Bưởi; tổng nguồn nước sông Mã (sông chính) trung bình nhiều năm là 11,6 tỷ m3, khi lớn nhất 17,1 tỷ m3; lượng dòng chảy mùa lũ: 8,8 tỷ m3 và mùa kiệt: 2,8 tỷ m3. Đoạn sông chảy trên đất Vĩnh Lộc là 41,5 km theo ranh giới phía Nam huyện, thuận lợi cho việc tổ chức khai thác nguồn nước phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế. Sông Bưởi là một nhánh của sông Mã, bắt nguồn từ Hoà Bình có tổng chiều dài sông 130 km, diện tích lưu vực 1.794 km2, đoạn chảy qua Vĩnh Lộc là 11,9 km theo hướng Bắc - Nam chia Vĩnh Lộc thành hai vùng : vùng phía Tây sông Bưởi và vùng phía Đông sông Bưởi có tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 1,65 tỷ m3. Đáng chú ý là sông Bưởi lòng sông hẹp và sâu, độ uốn khúc lớn, rất dể gây lụt cho hai vùng đất hai bên bờ khi mùa lũ đến, nhưng là nguồn cung cấp bổ sung nước thuỷ lợi quan trọng cho các xã vùng trung tâm của huyện. 1.5. Tài nguyên khoáng sản Vĩnh Lộc có các khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất VLXD gồm: đá vôi xi măng và đá ốp lát, sét làm xi măng và gạch ngói thông thường. Ngoài các mỏ trên, huyện còn có mỏ cát thạch anh Bản Thuỷ - Vĩnh Tân.... Nhìn chung, khoáng sản của Vĩnh Lộc phù hợp với phát triển công nghiệp địa phương, sản phẩm tiêu thụ ngay trên địa bàn huyện như: gạch ngói, tham gia xuất khẩu như đá ốp lát. 2.Tình hình điều kiện sản xuất chung của huyện 2.1. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở hạ tầng của Vĩnh Lộc đã được nâng cấp nhiều trong những năm qua, nhìn chung tiến độ vẵn chưa cao và ngày đang từng bước được hoàn thiện dần. Tình hình này được thể hiện qua bảng sau Bảng1 : Cơ sở hạ tầng của huyện Vĩnh Lộc Chỉ tiêu Đơnvị Số lượng Ghi chú I. Công trình thuỷ lợi - Tổng số trạm bơm Trạm 1 Yên Tôn - V.Yên - Diện tích thực tưới b.q Ha 2.800 - Công suất b.q M3/h 24.400 - Diện tích ngập úng b.q Ha 45 - Đập tưới Cái 8 - Tổng năng lực tưới Ha 8.420 II. Giao thông vận tải - Đường bộ Km 985 - Đường quốc lộ Km 33 (QL45+QL217) - Đường huyện, xã Km 23 - Đường thôn, xóm Km 924 - Bến ô tô Cái 1 III. Công trình phúc lợi - Nhà trẻ + mẫu giáo Nhà 16 - Trường học Trường 37 - Bệnh viện B. viện 1 - Trạm ytế Trạm 16 IV. Công trình điện - Số trạm biến áp trung gian Trạm 1 Núi Đún - Số trạm biến áp hạ thế Trạm 63 - Tổng công suất KVA 10.700 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Vĩnh Lộc) Hiện tại, toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia. Giao thông : Toàn huyện đang cố gắng kịp thời khắc phục những ách tắc trong giao thông do thiên tai gây ra trong mùa lũ lụt năm 2007. Đến năm 2008 toàn huyện đã có 935 km đường quốc lộ, trong đó 25,5 km đường được rải nhựa, 220 km đường cấp phối còn lại là đường đất. Có 33 km đường quốc lộ với Quốc lộ 217 (21 km) và Quốc lộ 45 ( 12 km). Trong công tác thuỷ lợi, diện tích đảm bảo tưới bằng công trình thuỷ lợi năm 2008 là 6.890 ha đạt gần 90% diện tích cần tưới, diện tích còn lại bị hạn là 600 ha. Hệ thống kênh dẫn chính, cống dẫn và kênh mương nội đồng cũng được đầu tư nâng cấp và kiên cố hoá, đã có trên 100 km kênh, 230 cống các loại được kiên cố hoá. Thông tin liên lạc : Toàn huyện đã phấn đấu đảm bảo thông tin liên lạc, 100% số xã đã có máy điện thoại với trên 1.000 máy, 15/16 xã, thị trấn có điểm Bưu điện văn hoá ( thị trấn không có điểm Bưu điên văn hoá là do nằm ở trung tâm). 2.2 Tình hình sử dụng đất đai Đất đai đóng vai trò là một loại tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có tác động đến đời sống của những người sử dụng nó. Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất, cùng với lao động là hai yếu tố không thay đổi dù trong điều kiện sản xuất thủ công hay cơ khí hoá, điện khí hoá. Huyện Vĩnh Lộc có diện tích tự nhiên so với tỉnh là hẹp(15.7,62km2) bằng 0,041 lần diện tích tự nhiên toàn tỉnh dân số 86.924 người( dân số trung bình năm 2002) chiếm 2,46 % dân số cả tỉnh. Mật độ dân số khá cao( trung bình 563 người/km2). Tuy nhiên, vẫn còn tới 40,38% là đất chưa sử dụng ( tính bình quân năm 2002) bao gồm đất trống, đồi núi trọc, gò đồi. Nếu như không kể diện tích đất khu dân cư, đất chuyên dùng và đất để trồng rừng thì diện tích đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chỉ có 6.553,09 ha chiếm 41,58% tổng diện tích đất tự nhiên. B ảng2: Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra Chỉ tiêu Bình quân hộ điều tra Hộ nghèo Số lượng ( sào) Cơ cấu (%) Số lượng ( sào) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 15,02 100,00 16,51 100,00 - Đất 1 vụ 4,25 28,29 7,19 43,55 - Đất 2 vụ 9,11 60,65 8,23 49,85 - Đất 3 vụ 1,66 11,05 1,09 6,60 - Đất chuyên màu 2,15 14,31 3,16 19,39 - Đất hạng 2 3,11 20,71 4,13 25,02 - Đất hạng 3 4,98 33,16 5,17 31,31 - Đất hạng 4 4,13 27,49 3,06 18,53 - Đất hạng 5 8,49 56,52 9,15 55,42 Diện tích đất N2/1 khẩu (sào/lđ) 3,44 - 3,17 - Diện tích đất N2/1 lđ (sào/lđ) 5,11 - 7,31 - (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng đối với các hộ nghèo thì tổng diện tích đất nông nghiệp lớn hơn diện tích đất bình quân hộ điều tra vì theo chủ chương chính sách của nhà nước khi chia ruộng sẽ chia theo đầu nhân khẩu mà trong số hộ nghèo thì thường đông nhân khẩu hơn chính vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp trong hộ nghèo nhiều hơn số hộ điều tra. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng đối với hộ nghèo họ có nhiều đất hơn nhưng cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn bởi vì đa số những hộ nghèo lại nằm ở khu vực xa trung tâm nên họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức làm ăn, họ đã không biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học hay không biết cách áp dụng giống mới ... Có thể vì những lý do đó mà làm cho năng suất cây trồng không cao dẫn đến thu nhập của người nông dân nghèo không có. Do thu nhập chính của người dân trong huyện là từ nông nghiệp mà đặc điểm địa hình của huyện lại rất phân tán không tập trung đặc biệt là đối với loại đất sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi tình trạng manh mún. Ở các xã như Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành ... trung bình mỗi ruộng này là rất nhỏ phân tán ở mọi nơi (theo số liệu điều tra thì trung bình mỗi ruộng chỉ 300 m2). Vì thế mà tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới chế độ chăm sóc, thời gian đi lại và việc thu hoạch của người nông dân ... Sau khi có chỉ thị 13/CT - TU ngày 3/9/1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc “ đổi điền, dồn thửa” chuyển từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đầu tư thâm canh, sản xuất hàng hoá, lương thực ( Văn bản số 151/ TB - TU ngày 30/10/2001 Thông báo kết luận của Ban thường vụ phấn đấu sau đổi điền dồng thửa bình quân mỗi hộ không quá 5 thửa ruộng, mỗi thửa có diện tích trên 500 m2 ). Qua đó cho thấy thu nhập của người dân có nhiều thay đổi, việc đi lại thời gian chăm sóc, thu hoạch ... được tiết kiệm rất nhiều để người dân có thể bố trí dành thời gian vào công việc khác tăng thu nhập cho gia đình mình Có thể nói rằng nguồn lực đất đai vừa là thế mạnh, vừa là điểm hạn chế của huyện. Lý do là diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối cao. Bên cạnh đó các hộ chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cây, con giống ... hoặc có áp dụng nhưng chưa đúng cách dẫn đến năng suất chưa cao. Vì vậy việc bố trí lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại đất đai, khí hậu điều này đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự tư vấn của cán bộ khuyến nông và cũng như là trình độ của chủ hộ. 2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, nó làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng lao động. Theo báo cáo và số liệu điều tra ta có bình quân nhân khẩu của huyện là 4,37 người, hộ nghèo là 5,21 người trong khi đó lao động trung bình hộ là 2,94 còn hộ nghèo là 2,26 lao động. Như vậy, tính trung bình trên toàn huyện có 1,43 người ăn theo, vì trên thực tế 2.94 lao động (tính trung bình toàn huyện) phải lo cuộc sống cho 4,37. Qua thực tế điều tra hộ nghèo thì có đến 5 hoặc 6 nhân khẩu gồm cả ba thế hệ chung sống trong khi đó chỉ có 2 hoặc 3 lao động; cho nên mức cáng đáng của hộ càng tăng hơn. Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu Tư Liệu sản xuất, cho nên lao động của hộ nghèo phải đi làm đổi công cho các hộ khác để đổi lấy sức kéo cho khâu làm đất hoặc phải đi làm thuê để lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư ... Vì vậy, chính bản thân họ lại thiếu thời gian chăm sóc cho sản phẩm của mình, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp. Trình độ văn hoá chuyên môn cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ, những hộ không nghèo với trình độ văn hoá cao hơn họ dể dàng tiếp cận những cái mới, nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật. Qua số liệu điều tra thì số người ngoài độ tuổi lao động thực tế vẫn phải tham gia lao động rất cao ( 4.120 người chiếm hơn 11,54% lao động thực tế trên toàn huyện ). Mặt khác thì trình độ học vấn của lao động không cao, tỷ lệ mù chữ thấp nhưng chủ yếu các chủ hộ chỉ học hết cấp II, một số còn có trình độ lớp 7 hoặc lớp 10 trong khi đó có tới 80,20% con em các gia đình nếu đi học hết cấp III hoặc đại học không về công tác tại quê hương mà lại ở lại nơi họ đã học, ở thành phố Thanh Hoá, thị trấn Vĩnh Lộc và các huyện lân cận. Làm cho trình độ của các chủ hộ đã thấp lại không được cải thiện dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao Tuy nhiên, theo kết quả điều tra có gần 90% số hộ nghèo đang có con em ở độ tuổi đi học, còn một số hộ quá đói phải cho con ở nhà phụ giúp việc gia đình, còn những hộ khác đang cố gắng cho con em mình theo học rất khó khăn cho các khoản đóng góp. Như thực tế điều tra tại gia đình hộ nghèo chị Cao Thị Toàn chồng chết sớm ở thôn Đồng Mực xã Vĩnh Hùng có mong muốn là “ đời tôi không được biết chữ, mong con cái mình vẫn được theo học để biết chữ và có ngành, có nghề”. Gánh nặng chi phí cho giáo dục là rất lớn so với thu nhập của hộ nghèo, họ chỉ phải trả tiền mua đồ dùng học tập, tiền bảo hiểm mà vẫn không đủ khả năng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho con em họ phải bỏ học và cũng chính là nguyên nhân làm cho các hộ có điều kiện có điều kiện sản xuất khó khăn lại càng khó khăn hơn và dẫn tới nghèo đói 2.4 Tình hình vốn Vốn là toàn bộ giá trị đầu vào như tài sản, vật phẩm, tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra ta có nhu câuf về vốn thông qua giá trị của tài sản như trong bảng sau Bảng3: Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2007 Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo - Tư liệu sản xuất -Gia súc % 100,00 100,00 + Trâu bò cày kéo - 70,15 45,51 + Hộ nuôi lợn nái - 21,19 24,90 -Công cụ sản xuất - 100,00 100,00 + Máy cày bừa Trung Quốc - 7,29 0,00 + Máy tuốt thủ công - 30,50 40,51 + Máy bơm nước - 39,40 7.34 + Bình phun thuốc sâu - 45,90 40,11 + Xe công nông - 4,11 0,00 + Máy xay xát - 5,71 0,00 + Chuồng trại kiên cố - 30,19 12.04 (Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra) Như vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Lộc chủ yếu vẫn là lao động thủ công, tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh không lớn, tư liệu sản xuất chủ yếu có giá trị nhỏ như cuốc, cày, dao, liềm... Tài sản có giá trị nhất là trâu bò kéo với 70,15% số hộ sử dụng. Trong một hai năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều hộ trong huyện đã mua máy cày bừa của Trung Quốc (chiếm tới 7,29% ) để phục vụ sản xuất cho gia đình mình và đi cày bừa thuê để kiếm tiền tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình mình. Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo và rất nhiều các chương trình, dự án cấp huyện, tỉnh, trung ương cũng như các chương trình được sự tài trợ của tổ chức nước ngoài... đã hỗ trợ về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp và rất thấp. Trước năm 2000, lãi suất là 0,6% và thời gian vay là 6 tháng. Từ năm 2000 đến nay, phương thức vay vốn đã được hoàn thiện lên rất nhiều với lãi suất 0,5%, 3 tháng trả lãi một lần, thời gian vay là 3 năm, chủ yếu là tín chấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo không dám vay vốn sản xuất do không biết trông cây gì? nuôi con gì ? Qua thực tế điều tra thì nhu cầu vốn cần vay của các hộ trong huyện để sản xuất kinh doanh là rất lớn và được thể hiện trong bảng sau Bảng4 : Nhu cầu vây vốn Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo - Vốn lưu động/ hộ 1.000đ 4.298,75 1.170,90 + Vốn trồng trọt - 137,5 100,47 + Vốn chăn nuôi - 3.121,25 749,28 + Vốn cho ngành nghề khác - 940,00 321,15 - Nhu cầu vốn năm 2007/ hộ - 6.225,4 5.014,70 + Vốn tự có - 1.225,4 14,70 + Vốn cần vay - 5.000,00 5.000,00 (Nguồn: phòng thống kê huyện) Để hộ nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, song song với việc cho vay vốn, công tác hướng dẫn người dân làm giàu, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...đang là vấn đề bức xúc hiện nay tại huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là các xã vùng xa, vùng sâu. Do đó cần phải có những chủ chương chính sách của đảng và nhà nước đối với các vùng này. II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa 1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa 1.1 Giai đoạn 2001 – 2005 Theo căn cứ phân loại hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện qua các năm như sau: B ảng 5 : Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 I.Tổng số hộ toàn huyện Hộ 20.277 20.382 20.450 20.500 20.600 II. Số hộ đói nghèo Hộ 3.581 2.819 2.451 2.210 2.078 - Hộ đói Hộ 930 - - - - - Hộ nghèo Hộ 2.651 2.819 2.451 2.210 2078 III. Tỷ lệ đói nghèo % 17,66 13,83 11,98 10,78 10,09 - Hộ đói % 4,59 - - - - Hộ nghèo % 13,07 13,83 11,98 10,78 10,09 (Nguồn phòng LĐ- TB& XH huyện) Qua bảng trên ta thấy rằng, số hộ nghèo từ năm 2001đến năm 2005 có xu hướng giảm, đây cũng là xu hướng tất yếu của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộ nghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tình hình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 15,6% và liên tục giảm qua các năm, đến năm 2005 là 10.09 và bắt đầu từ năm 2002 không còn hộ đói. Như vậy nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn này so với cả nước và khu 4 cũ thì tỷ lệ nghèo này là ở dưới mức trung bình. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Tỷ lệ nghèo trong giai đoạn này của cả nước là 14.5% ,khu 4 củ là 18.9% và tỉnh Thanh hoá là 21,7% ( nguồn từ tổng cục thống kê và cục thống kê Thanh Hoá)Từ thực tế đó có thể khẳng định hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chưa giảm một cách đáng kể vì vậy số hộ thoát nghèo qua các năm vẫn chưa tăng rõ rệt. Nguyên nhân là trong giai đoạn này đối với các hộ nghèo số nhân khẩu đông mà thu nhập chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhiều nhà muốn chuyển hướng làm ăn kinh doanh đề tăng nguồn thu thì lại gặp khó khăn về vốn vì đối với người nghèo thì việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng là rất khó. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới...mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận với nguồn vốn đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn nhiều người nghèo đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Mặt khác, do không có tài sản thế chấp những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp đẫ làm giảm khả năng hoàn ttrả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hay sử dụng các khoản vay không đúng mục đích. Do vậy họ khó có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo thêm. Hơn nưa đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào như: điện, nước, giống cây trồng vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. hơn nữa đối vơí những người nghèo thì thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do đó không thể tiếp cận được với thông tin hay tiếp thu kiến thức để làm ăn... từ những lý do đó mà nó đã tạo ra vòng luẩn quẩn “nghèo lại vẫn hoàn ngèo”. Có thể đối với huyện Vĩnh lộc là một huyện mới được chia tách từ Huyện Vĩnh Thạch ra do đó mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn đang còn yếu kém chưa đáp ứng được sự giao thương giữa các vùng với nhau nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận, có những nơi hàng hoá nông sản làm ra vẫn không bán được do điều kiện giao thông đi lại gặp khó khăn. Từ những lý do đó mà trong giai đoạn này tỷ lệ hội nghèo vẫn còn cao và số hộ thoát nghèo vẫn chưa tăng rõ rệt. Không thể phủ nhận nỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện. Song có thể nói vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nếu những vấn trên được khắc phục thì hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều. Bên cạnh đó thì sự phân bố về qui mô đói nghèo vẫn còn khá chênh lệnh giữa các vùng điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã STT Tên xã, thị trấn 31/12/2001 31/12/2005 Số hộ % Số hộ % Toàn huyện 3162 15.6 2.078 10,09 1 Vĩnh Quang 121 11,96 103 10,05 2 Vĩnh Yên 132 8,52 122 7,84 3 Vĩnh Long 217 11,28 209 11,08 4 Vĩnh Tiến 99 13,37 93 7,59 5 Vĩnh Hưng 157 9,08 148 13,07 6 Vĩnh Phúc 70 5,83 86 7,10 7 Vĩnh Thành 149 10,64 143 10,17 8 Thị trấn 23 3,62 18 2,79 9 Vĩnh Ninh 159 9,97 165 10,80 10 Vĩnh Khang 135 6,89 123 10,45 11 Vĩnh Hoà 170 11,63 167 10,20 12 Vĩnh Hùng 159 9,81 172 13.45 13 Vĩng Tân 94 11,66 72 8,70 14 Vĩnh Minh 81 6,92 75 6,30 15 Vĩnh Thịnh 280 14,74 267 13,95 16 Vĩnh An 121 14,72 115 13,60 (Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã) Toàn huyện vẫn còn có một số xã còn đặc biệt khó khăn như xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thịnh, nguyên nhân chính là do mức sống không đảm bảo, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông không thuận tiện vì cách núi sông ngăn ... Điều này đòi hỏi một sự cố gắng rất lớn của các cấp các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện. Ngoài những xã trên thì các xã khác vấn đề nghèo đói cũng diễn biến khá phức tạp. Tuy nhiên để tìm hiểu nguyê n nhân tại sao một số xã lại có tỷ nghèo cao hơn so với các xã khác ta phân tích nguyên nhân tại sao lại như vậy. Đối với các xã như Vĩnh Long,Vĩnh Quang, Vĩnh hưng. thì đây là các xã thuộc diện vùng núi mà đại bộ phận dân cư ở các xã này đều là những hộ di cư sang vùng kinh tế mới thực hiện theo chủ chương chính sách của đảng và nhà nước. do đó mà các hộ này đã gặp khó khăn rất nhiều trong việc sản xuất, điều kiện sinh hoạt, cơ sở hạ tầng: Giao thông , thuỷ lợi đặc biệt là họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đất canh tác. Còn đói với các xã như Vĩnh An, Vĩnh thịnh thì đói với các xã này thì do địa hình là nằm ở vùng chiêm chũng cho nên đối với sản xuất nông nghiệp họ chỉ sản xuất được một vụ lúa, còn một vụ để đát không , mà thu nhập chính của các xã này chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hơn nữa các xã này lại nằm cách xa trung tâm khoảng gần 20km nên trình độ dân trí ở những xã này rất thấp do đó họ khó có thể tiếp cận với những cái mơí,hay những kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới... có thể nói rằng bắt nguồn từ những nguyên nhân trên mà tỷ lệ đói nghèo tại các xã trên có tỷ lệ nghèo cao hơn so với các xã khác. Nhìn một cách tổng thể thì sự chênh lệnh về qui mô nghèo đói giữa các xã trong huyện cũng không cao. 1.2 Giai đoạn 2006 – 2008 Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới bắt đầu áp dụng vào giai đoạn 2006-2010. Như vậy để có thể thấy được tình trạng đói nghèo của huyện kể từ năm 2006 trở lại đây như thế nào và hiệu quả của chương trình xoá đói giảm nghèo có thực sự như thực tế hay không thì cần phân tích các số liệu từ năm 2006 trở lại đây. Qua tiêu chí đánh giá hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 trên ta thấy rằng, mức thu nhập để xác định hộ nghèo tăng từ năm 2000 đế năm 2005 rất đáng kể. Việc tiêu chí phân loại dựa vào mức thu nhập tăng là do đời sống nhân dân tăng lên, mức lương tối thiểu tăng nhanh qua các năm. Chính vì vậy, trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 143/2000/QĐ-TTg và Quyết định 170/2005/QĐ-TTg.Huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới được thống kê như bảng sau. Tuy nhiên việc phân loại này không có sự khác biệt về tính chất nghèo đói mà chỉ làm thay đổi quy mô, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện cũng như của các xã và thị trần trong huyện. Điều này làm thay đổi quan niệm Xoá đói giảm nghèo trước đây. Việc phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới giúp ta nhận rõ thực trạng đói nghèo của huyện khi so sánh với các huyện khác trong nước. Bảng 7:Tổng hợp hộ nghèo theo tiêu chí mới STT Tên xã, thị trấn 2006 2007 2008 Ghi chú Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Vĩnh Quang 373 35.59 265 25.3 226 21.56 2 Vĩnh Yên 600 40.47 255 17.1 240 15.4 3 Vĩnh Long 233 19.38 214 17.8 189 15.72 vùng 135 4 Vĩnh Tiến 995 9.5 744 37 607 30 5 Vĩnh Hưng 616 53 327 28.2 339 27.3 vùng 135 6 Vĩnh Phúc 268 21.77 269 20.9 231 18 7 Vĩnh Thành 346 25.4 304 21.16 242 17 8 Thị trấn 48 7.7 40 5.8 38 5.5 9 Vĩnh Ninh 366 23.98 322 20.35 306 19.36 10 Vĩnh Khang 394 47.7 333 40.3 315 38.1 11 Vĩnh Hoà 679 43.58 569 36.5 467 30 12 Vĩnh Hùng 664 38.3 620 35.7 575 33.2 vùng 135 13 Vĩng Tân 245 32.1 246 29.8 217 28. 14 Vĩnh Minh 307 27.63 163 14.3 153 13.27 15 Vĩnh Thịnh 451 23.64 16 21.45 405 20.5 vùng 135 16 Vĩnh An 314 37.2 270 32 239 28.3 vùng 135 17 Tổng 6899 32.5 5357 25.8 4789 23.8 (Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã) Dựa vào bảng trên ta thấy rằng khi áp dụng cách phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới thì tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế. Vì khi phân loại theo tiêu chí mới về các hộ và xã nghèo đòi hỏi cao hơn về mọi mặt so với tiêu chí cũ. Chính lí do đó làm cho tỷ lệ hộ nghèo cao hơn ở năm 2006 so với các năm trước đó. Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giảm nghèo theo tiêu chí mới(giai đoạn 2006-2010), tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cao (32.5%). Trong khi đó điều kiện về cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ ở hầu hết các địa phương. Bên cạnh đó ngành nghề phụ chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp, đại bộ phận người nghèo chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Không chỉ do phân loại hộ nghèo theo tiêu chí mới làm cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên, có thể nói một trong những lý do quan trọng nhất làm cho quy mô đói nghèo giai đoạn này tăng cao đó là ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7 tháng 12/2005. Thiệt hại do bão gây ra không chỉ về tái sản mà còn cả về con người đã làm cho hộ nghèo lại càng nghèo hơn. Đặc biệt là 5 xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Khang, Vĩnh yên, Vĩnh Hùng, vĩnh tiến do 5 xã này có vị trí địa lý nằm dọc theo con sông mã và sông buởi chính vì vậy mà đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 7. Họ rơi vào cảnh mất mùa, thiếu đói, thiếu nhà ở triền miên, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sau đó huyện đã có những chính sách cứu đói và hỗ trợ về mọi mặt để nhân dân ổn định đời sống. Và vì vậy hiệu quả bước đầu của giai đoạn 2006-2010 của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo là một tiền đề quan trọng cho cả giai đoạn. Qua phân tích qui mô đói nnghèo trong giai đoạn vừa qua, Nhìn chung đối với huyện Vĩnh Lộc các hộ nghèo nằm ở tất cả các xã kể cả thị trấn, qui mô và tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao đặc biệt là khi nâng mức chuẩn nghèo mới lên. Tuy nhiên so với mặt bằng các xã khác thì có một số xã có nhiều hộ nghèo hơn và được xếp vào các xã nghèo nhất trong huyện. Những xã này chủ yếu là các xã thuộc vùng 135 và một số xã khác có điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội ... không thuận lợi cho đời sống của người dân và cho quá trình sản xuất. Việc các hộ nghèo phân bố không đồng đều là một trong những đặc điểm nổi bật của huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá, mặc dù chỉ có 16 xã, thị trấn tuy nhiên đói nghèo dường như tồn tại ở tất cả địa phương. Và đối với bất kỳ nơi nào vấn đề nghèo đói luôn luôn là vấn đề cấp thiết. Đối với mỗi xã, thị trấn việc áp dụng các hình thức Xoá đói giảm nghèo sao cho hiệu quả không đơn giản mà rất phức tạp. 1.3 Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp và sự cố gắng vươn lên của chính bản thân người nghèo. Trong Giai đoạn vừa qua, toàn huyện trung bình đã giảm được 4.35% hộ nghèo, đạt 130% so với kế hoạch, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 32.5 năm 2006 xuống còn 23.8% năm 2008. Đến hết năm 2008 toàn huyện còn 4789 hộ nghèo chiếm 23.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21473.doc
Tài liệu liên quan