Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác Thẩm định dự án Đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành

 

LỜI MỞ ĐẦU 5

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Hà Thành thời gian qua 7

I. Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 7

1. Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 7

2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng 8

2.1 Cơ cấu tổ chức 8

2.2 Nhiệm vụ 9

2.2.1. Khối Tín Dụng 9

a. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp 9

b. Nhiệm vụ tín dụng dân cư 10

c. Nhiệm vụ tài trợ thương mại 10

2.2.2. Khối dịch vụ Ngân hàng 11

a. Phòng dịch vụ khách hàng: 11

b. Tổ Tiền tệ - kho quỹ: 11

2.2.3. Khối hỗ trợ kinh doanh: 11

2.2.4. Quản lý nội bộ 13

3. Tình hình hoạt động chung tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành trong ba năm gần đây 15

3.1. Nguồn tiền gửi của các tổ chức 18

3.2. Nguồn tiền trong dân cư: 19

II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành thời gian qua. 20

1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 20

1.1. Vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN 21

1.2. Những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNVVN 22

2. Nội dung thẩm định của các dự án đầu tư doanh nghiệp vừa và nhỏ 23

2.1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn 26

2.2. Thẩm định về khách hàng 26

2.2.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng 26

2.2.2. Thẩm định lịch sử phát triển của khách hàng 26

2.2.3. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng 26

2.3. Thẩm định DAĐT 27

2.3.1. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. 27

2.3.2. Đánh giá nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác 27

2.3.3. Thẩm định phương diện kỹ thuật 27

2.3.4. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn 27

2.3.5. Đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án 27

2.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro (nếu có) 28

2.5. Đánh giá, nhận xét, kết luận của Ngân hàng. Đề xuất kiến nghị với lãnh đạo 28

Ví dụ Minh Họa: Thẩm định DAĐT dây chuyền sản xuất bimbim snack bán tự động của công ty cổ phần Trung và các bạn 29

A. Tình hình chung về khách hàng đề nghị vay vốn 29

A.1. Giới thiệu về khách hàng 29

A.2. Hồ sơ vay vốn 29

A.3. Đánh giá khách hàng vay vốn 30

Bảng 1: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm 31

Bảng 2: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 32

B. Dự án đầu tư 34

B.1. Giới thiệu về DAĐT 34

Bảng 3: Mức tiêu thụ sản phẩm bimbim snack trên một số thị trường 35

B.2. Nội dung, kết quả đánh giá dự án 36

B.3. Đánh giá, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay. 40

Bảng 5: Chi phí cho 1 tấn bột nguyên liệu thu 1,2 tấn thành phẩm 43

Bảng 6: Bảng tính chi phí sản xuất theo công suất thiết kế 44

Bảng 7: Bảng tính doanh thu sản phẩm theo công suất thiết kế 44

Bảng 8: Bảng cân đối kế hoạch trả nợ 45

Bảng 9: Bảng cân đối 45

B.5. Đánh giá ví dụ 46

C. Kiến nghị công tác thẩm định đối với dự án của doanh nghiệp này 46

III. Đánh giá công tác thẩm định DAĐT tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành. 48

1. Kết quả đạt được. 48

2. Những tồn tại và nguyên nhân 50

2.1. Những tồn tại 50

2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thẩm định DA ĐT tại NHĐT và PT Hà Thành 51

2.2.1. Nguyên nhân khách quan 51

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 52

Chương II: Một số giải phát hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng ĐT&PT Hà Thành 53

I. Định hướng phát triểncủa Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành thời gian tới 53

1. Định hướng phát triển chung 53

1.1. Lành mạnh hoá, nâng cao năng lực tài chính 53

1.2. Cải thiện cơ cấu Nợ - Có 53

1.3. Hợp tác toàn diện gắn liền với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế 53

1.4. Phát triển công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng 54

2. Định hướng hoàn thiện công tác thẩm định dự án ở Ngân Hàng 54

II. Một số giải phát nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đoanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành 55

1. Các giải pháp 55

1.1. Giải pháp về thông tin 55

1.1.1. Lấy thông tin bằng cách điều tra trực tiếp doanh nghiệp xin vay vốn. 55

1.1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài 56

1.2. Giải pháp về quy trình, kỹ thuật thẩm định. 57

1.2.1. Phương pháp thẩm định 57

1.2.2. Nội dung thẩm định 57

1.3. Giải pháp về tổ chức, điều hành nhân sự. 58

1.4. Giải pháp về hỗ trợ thẩm định. 59

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đấu tư. 60

2.1. Kiến nghị với Nhà nước 60

2.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam. 61

2.3. Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam. 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác Thẩm định dự án Đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định dựa vào các báo cáo tài chính trong hồ sơ kinh tế để thẩm định các nội dung: - Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu - Phân tích tình hình công nợ - Phân tích doanh thu, chi phí - Phân tích hàng tồn kho - Tính toán các chỉ tiêu tài chính như: ROA, ROS,... 2.3. Thẩm định DAĐT 2.3.1. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. - Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án - Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm - Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. - Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 2.3.2. Đánh giá nguồn cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác - Nguồn NNVL có đầy đủ ? Đơn vị cung ứng ? Số lượng, chất lượng ? Điều kiện cung cấp ?... 2.3.3. Thẩm định phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng - Quy mô sản xuất và sản phẩm - Công nghệ, thiết bị - Quy mô giải pháp xây dựng 2.3.4. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư của dự án - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ của dự án - Xem xét các nguồn vốn đầu tư 2.3.5. Đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án - Xác định hiệu quả kinh tế: Tính toán các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thuế, ... để xác định lợi nhuận dự kiến. Tính NPV, IRR, phân tích điểm hoà vốn, độ nhạy cảm của dự án để đánh giá hiệu quả tài chính. - Hiệu quả xã hội: Đánh giá những lợi ích về mặt xã hội do dự án mang lại như khả năng tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân... - Dự kiến khả năng trả nợ của dự án: + Số kỳ trả nợ + Số tiền trả mỗi kỳ (gốc + lãi) + Nguồn trả nợ 2.4. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro (nếu có) Các rủi ro có thể xảy ra là gì ? xác suất xảy ra rủi ro. Từ đó đề ra biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro. 2.5. Đánh giá, nhận xét, kết luận của Ngân hàng. Đề xuất kiến nghị với lãnh đạo Trên đây là những nội dung cơ bản hướng dẫn quy trình thẩm định DAĐT do Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ban hành, Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Thành đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc quy trình trên. Mặc dù vậy, tuỳ theo từng dự án (là đầu tư mới, hay đầu tư mở rộng…), mà Ngân hàng có thể thực hiện thẩm định tất cả các nội dung hoặc những nội dung cơ bản, quan trọng nhất. Để hiểu rõ và đánh giá thực trạng công tác thẩm định của Ngân hàng, ta xem xét việc thẩm định một dự án cụ thể. Ví dụ Minh Họa: Thẩm định DAĐT dây chuyền sản xuất bimbim snack bán tự động của công ty cổ phần Trung và các bạn A. Tình hình chung về khách hàng đề nghị vay vốn A.1. Giới thiệu về khách hàng - Tên khách hàng: Công ty Cổ phần Trung và Các bạn (T&F) - Địa chỉ: Số 323 Ngọc Lâm – Long Biên - Hà Nội - Số đăng kí kinh doanh: 043414 cấp ngày 10/08/1998 tại Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội - Đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Việt Trung - Giám đốc Công ty - Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Chế biến lương thực thực phẩm cà chua cô đặc, tương ớt, khoai tây, hành tỏi, hoa quả; Đại lý kí gửi hàng hoá; buôn bán tư liệu sản xuất, sản xuất bột canh Iốt, sản xuất nước giải khát có ga và không có ga, sản xuất nước uống tinh lọc; Tư vấn du học; Đào tạo ngoại ngữ; Lữ hành nội địa. A.2. Hồ sơ vay vốn A.2.1. Hồ sơ đã có - Hồ sơ liên quan đến doanh nghiệp vay vốn (Doanh nghiệp đang quan hệ với Chi nhánh đo vậy hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ) - Hồ sơ liên quan đến DAĐT: + Báo cáo về DAĐT dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động lập tháng 7/2004. + Hợp đồng mua bán dây chuyền sản xuất Bimbim giữa Công ty Cổ phần T&F (Bên mua) và Công ty TNHH Minh Long (Bên bán) về việc mua bán dây chuyền Bimbim. + Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty Cổ phần T&F về việc đồng ý đầu tư dây chuyền, vay vốn đầu tư, thế chấp tài sản và đại diện kí kết các giấy tờ với Ngân hàng để vay vốn đầu tư dây chuyền Bimbim Snack + Đơn xin vay vốn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành A.2.2 Nhận xét đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn Hồ sơ giấy tờ về pháp lý doanh nghiệp và DAĐT đã đầy đủ để xem xét. A.3. Đánh giá khách hàng vay vốn A.3.1 Năng lực pháp lý của khách hàng Công ty Cổ phần T&F được thành lập theo quyết định số 3222/TLDN ngày 30/07/1998 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và đăng kí kinh doanh số 043414 ngày 10/08/1998 của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, đại diện pháp luật là ông Phạm Việt Trung, chức vụ: Giám đốc Công ty. Khi thành lập công ty có bốn thành viên và vốn điều lệ là 512 triệu đồng, tháng 12 năm 1998 tăng lên 2954 triệu đồng, tháng 9 năm 2001 rút một thành viên nhưng vốn điều lệ vẫn giữ nguyên, tháng 9 năm 2002 rút một thành viên và vốn điều lệ vẫn là 2954 triệu đồng. Hiện doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, do vậy doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện về năng lực pháp lý để xem xét việc vay vốn. A.3.2 Năng lực tài chính, tình hình hoạt động của khách hàng Tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm Đơn vị: triệu đồng STT Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I - Tình hình sản xuất kinh doanh 1 Doanh thu thuần 18.300 22.068 29.866 2 Lợi nhuận trước thuế 524 435 905 3 Lợi nhuận sau thuế 356 296 615 4 Vòng quay vốn lưu động 4,3 6,9 7 5 Tỷ suất LNTT/DT(%) 2,86 1,97 3 6 Tỷ suất LNST/VCSH(%) 11,48 8,37 11,5 II - Tình hình tài chính 1 Tổng tài sản 5.770 6.171 8.652 2 Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 3.109 3.471 5.058 - Trong đó các khoản phải thu KH 1.392 1.560 1.950 - Hàng tồn kho 241 1.448 2.623 3 Tài sản cố định và ĐT dài hạn 2.661 2.700 3.594 - Tài sản cố định 4 Nợ phải trả 2.670 2.635 4.500 - Nợ ngắn hạn 2.490 1.050 1.200 - Phải trả người bán 1.408 2.699 - Vay, nợ dài hạn - - 577 5 Vốn chủ sở hữu, quỹ 3.100 3.536 5.349 (Nguồn: Doanh nghiệp T&T qua các năm: 2001, 2002. 2003) Bảng 2: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm STT Tên loại ĐVT Số lượng Trị giá vốn trị giá bán Đơn giá Thành tiền Đơn giá Thành tiền 1 Mỳ 85g Thùng 82,185 65,235 5,361,338,475 70,477 5,792,128,682 2 Mỳ 80g Thùng 30,223 64,442 1,947,630,566 69,090 2,088,107,070 3 Mỳ 75g Thùng 15,851 62,224 986,312,624 65,454 1,037,511,354 4 Mỳ 70g Thùng 82,324 60,038 4,942,568,312 61,818 5,089,105,032 5 Mỳ 50 gói Thùng 92,875 23,400 2,173,275,000 26,363 2,448,463,625 6 Mỳ 30 gói Thùng 103,212 19,200 1,981,670,400 20,909 2,158,059,708 7 Tương ớt Thùng 1,250 31,185 38,981,250 47,272 59,090,000 8 Bột cạnh Thùng 3,288 36,588 120,301,344 43,636 143,475,168 9 Nước Thùng 10,250 22,320 228,780,000 27,272 279,538,000 10 Mỳ trẻ em Thùng 63,336 35,298 2,235,634,128 47,272 2,994,019,392 11 Mỳ phở Thùng 272,585 20,350 5,547,104,750 21,818 5,947,259,530 12 Cân hộp Kg 249,050 7,000 1,743,362,720 7,345 1,829,272,250 Tổng cộng 27,306,959,569 29,866,029,811 27,306,959,569 VAT: 29,866,029,811 Tổng thanh toán: Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả tài chính: Trong các năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Sản xuất kinh doanh các năm gần đây đều có lãi và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Sản phẩm đầu ra được tiêu thụ mạnh thông qua hệ thống các đại lý của Công ty có mặt ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Sản phẩm chủ yếu của Công ty kể từ khi thành lập là mỳ ăn liền nhãn hiệu T&F, ngoài ra còn có nướt ngọt đóng chai, tương ớt nhưng chỉ chiếm 10% tổng doanh thu, do vậy cơ cấu nguồn thu các năm 1998 đến 2003 do mỳ ăn liền mang lại là chủ yếu. Đến cuối năm 2003 đầu năm 2004, Công ty mới đầu tư thêm máy sản xuất cháo ăn liền và máy đóng mỳ trẻ em (thực chất đây là máy đóng mỳ vụn) và không sản xuất nước ngọt, tương ớt nữa, tuy nhiên doanh thu của cháo ăn liền cũng chỉ đạt hơn 1.000 triệu đồng trong vòng 3 tháng vừa qua. Nhìn chung, doanh thu qua các năm tăng trưởng ổn định trung bình tăng 1,2 lần so với năm trước. Lợi nhuận tuy tăng giảm không đều nhưng năm 2003 đã đạt 615 triệu đồng tăng xấp xỉ gấp đôi so với năm 2002. Khoản mục phải thu của Công ty cuối năm 2003 là 1.950 triệu đồng trong đó bao gồm chủ yếu là phải thu hệ thống đại lý của Công ty bao gồm khoảng 40 đại lý ở khắp các tỉnh phía Bắc, trong đó không có khoản khó thu. Khoản mục phải trả người bán của công ty cuối năm 2003 là 2.699 triệu đồng (chủ yếu là phải trả nguyên vật liệu) cho thấy Công ty chiếm dụng được số vốn khá lớn của khách hàng và theo báo cáo của công ty các khoản này đều chưa đến thời hạn thanh toán. Như vậy Công ty đã giảm thiểu được chi phí đầu ra theo đó lợi nhuận của Công ty đạt được cao nhất. Vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm thể hiện sự tăng trưởng về quy mô Doanh nghiệp. - Một số hệ số tài chính cơ bản tại thời điểm 31/12/2004: - Khả năng tự tài trợ tài chính: - Vốn CSH/ Tổng TS = 5.349 tr/8.652 tr x 100 = 61,8% - Cơ cấu vốn: - TSLDH/Tổng TS = 3.594tr/8.652tr x 100 = 41,5% - Hệ số nợ: Nợ phải trả/ Tổng NV = 4.500tr/8.652tr x 100 = 52,0% Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: TSLĐ & ĐTNH/ Nợ ngắn hạn = 5.058tr/3.899tr = 1,3 - Nhận xét:Đ&ĐTNH/Tổng TS = 5.058tr / 8.652tr x 100 = 58,5% - TSCĐ&ĐT Các chỉ tiêu tài chính trên chứng tỏ Công ty có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát triển đều qua các năm, hàng hoá tiêu thụ tốt, có chỗ đứng trên thị trường. A.3.3 Công nợ và quan hệ với Ngân hàng. Hiện tại Công ty chỉ quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Tổng dư nợ vay Ngân hàng của Công ty đến 31/12/2005: + Dư nợ ngắn hạn: 1.000 triệu đồng + Dư nợ trung dài hạn: 336 triệu đồng + Doanh số cho vay, thu nợ trong năm 2005 tại Chi nhánh là: + Doanh số cho vay: 1550 triệu đồng + Doanh số thu nợ: 1650 triệu đồng + Doanh số tiền gửi: 479 triệu đồng + Tổng số nợ quá hạn: không A.3.4 Nhận xét, kết luận: Công ty T&F thành lập năm 1998 và đi vào sản xuất kinh doanh mỳ ăn liền là chủ yếu. Khi mới thành lập chỉ có một dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, đến năm 2003, doanh nghiệp đầu tư thêm một cơ sở sản xuất mỳ ăn liền nữa (có vay vốn đầu tư tại Chi nhánh), năm 2004 đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất mỳ trẻ em, một dây chuyền sản xuất cháo ăn liền và hiện các dây chuyền đều đang hoạt động có hiệu quả. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm đều có hiệu quả, có lãi tích luỹ và đầu tư mở rộng, năng lực tài chính lành mạnh, cân đối. Người lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm trong chuyên môn và điều hành, Giám đốc là thành viên có vốn góp lớn của Công ty (chiếm 80% vốn điều lệ) B. Dự án đầu tư B.1. Giới thiệu về DAĐT B.1.1. Thực trạng tiêu thụ Bimbim trên thị trường Ngày nay, sản phẩm ăn nhanh đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được của nền công nghiệp hiện đại. ở Việt Nam trong những năm gần đây nhu cầu của người dân về sản phẩm ăn liền nói chung, Bimbim nói riêng ngày càng phát triển vì loại sản phẩm này rất tiện lợi và phù hợp sở thích của nhiều đối tượng. Công ty Công ty Cổ phần T&F đã nghiên cứu, đánh giá mức tiêu thụ sản phẩm Bimbim Snack trên một số thị trường ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 3: Mức tiêu thụ sản phẩm bimbim snack trên một số thị trường Thị trường Mức tiêu thụ (triệu/tháng) Hà Nội Hải Dương Hải Phòng Yên Bái - Lào Cai Quảng Ninh Bắc Ninh Bắc Giang Lạng Sơn Thái Bình Nam Định Thanh Hoá Vinh Thị trường khác 5800 2200 2000 3700 3200 1500 1600 2000 2000 2400 3500 3800 10.000 Hiện nay, ở phía Bắc chỉ có một số công ty sản xuất Bimbim như Công ty LIVA ở Hải Phòng, Nam Thắng ở Hải Dương, Tràng An ở Hà Nội, ở kh vực phía Nam có Công ty công nghiệp thực phẩm Liwayway ở Bình Dương, Công ty Tân Âu Cơ, Công ty Cổ phần Bánh kẹo Vinabico ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty này hiện chỉ đáp ứng được 70% mức tiêu thụ trên thị trường. Do vậy, việc đầu tư dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động là cần thiết và phù họp với tình hình thực tế. B.1.2. Giới thiệu về DAĐT - Tên dự án: Đầu tư dây chuyền sản xuất Bimbim Snack bán tự động công suất 2.000 tấn/ năm - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần T&F - Quy mô đầu tư, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bằng việc mua các máy móc thiết bị công nghệ mới đồng bộ xuất xứ từ Trung Quốc do một đơn vị trong nước cung cấp, công suất dây chuyền thiết kế là 2.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền chủ yếu sản xuất Bimbim Snack ăn liền các loại hương vị khác nhau. - Nội dung đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 3.711 triệu đồng trong đó đầu tư vốn cố định là 1.659 triệu đồng chiếm 45% tổng vốn đầu tư (trong đó 1.339 triệu là máy móc, thiết bị, công nghệ, lắp đặt, và 320 triệu mua xe ôtô vận tải cho Dự án). Dự án không có nội dung xây lắp do lắp đặt chung với các dây chuyền cũ đang hoạt động và Doanh nghiệp tự cải tạo, xây dựng thêm nhà xưởng - Tổng vốn đầu tư, cơ cầu vốn đầu tư cho từng nội dung: + Xây lắp : Không + Máy móc thiết bị, công nghệ : 1.339 triệu đồng, gồm 9 loại máy móc thiết bị và lắp đặt + Ô tô HYUNDAI phục vụ dự án : 320 triệu đồng + KTCB khác : 40 triệu đồng + Lãi vay : 16 triệu đồng + Vốn lưu động để sản xuất : 1.996 triệu đồng + Nguồn vốn dự kiến ( trong đó có vốn và nội dung vay của BIDV ). Doanh nghiệp đề nghị trong số vốn đầu tư tài sản cố định 1.659 triệu đồng ( gồm 1.339 là máy móc thiết bị và 320 triệu đồng là mua và đăng ký xe ô tô tải ), sẽ vay vốn Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành trung hạn 950 triệu đồng, chiếm 57,3% vốn đầu tư TSCĐ, tương đương 26% tổng vốn dự án. Tiến độ thực hiện đầu tư dự án: Việc đầu tư sẽ thực hiện vào cuối tháng 8 và hoàn thiện trong tháng 9, tháng 10 năm 2004 có thể sản xuất. B.2. Nội dung, kết quả đánh giá dự án B,2.1. Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án Trong xã hội hiện nay, nhu cầu thực phẩm ăn liền rất lớn và phù hợp với sự phát triển chung của thời đại. Sản phẩm ăn liền trên thị trường hiện rất đa dạng và phong phú như: mì ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền, các loại bánh,… và một trong những sản phẩm ăn liền đang được ưa chuộng là bim bim snack. Để phục vụ cho nhu cầu về thực phẩm ăn liền của xã hội, nhiều nhà sản xuất đã đầu tư trang thiết bị để sản xuất, tuy nhiên nhu cầu về thực phẩm ăn liền ngày càng tăng theo sự phát triển và tốc độ tăng thu nhập của xã hội. Để phục vụ cho một phần nhu cầu về bim bim snack của thị trường miền Bắc, Công ty T&F đã nghiên cứu thị trường và quyết định đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm này. Việc quyết định đầu tư dây chuyền của Doanh nghiệp dựa vào các cơ sở sau: Công ty T&F là Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ăn liền từ năm 1998, là đơn vị làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vị trí trong lĩnh vực sản xuât sthực phẩm ăn liền ở miền Bắc như: mì ăn liền, cháo ăn liền, phở ăn liền và đang phân phối 14 loại sản phẩm cho các tỉnh phía Bắc nên rất thuận lợi cho viêc phân phối sản phẩm của dây chuyền sản xuất bim bim. Hiện nay Doanh nghiệp đang có 02 dây chuyền sản xuất mì, phở ăn liền; 01 dây chuyền sản xuất chao ăn liền; 01 dây chuyền sản xuất mì trẻ em đang hoạt động ổn định có hiệu quả. Qua khảo sát thực tế của Doanh nghiệp, nhu cầu về sản phẩm bim bim trên thị trường phía Bắc rất lớn, trongkhi đó Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này tại miền Bắc còn ít và sản phẩm hiện phải vận chuyển từ phía Nam ra. Tổng vốn đầu tư không lớn so với vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp có đủ trình độ để làm chủ công nghệ thiết bị. Hơn nưa cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác sẽ khó khăn hơn lĩnh vực Doanh nghiệp đang hoạt động. Do vậy, cho thấy việc đầu tư dây chuyền sản xuất bim bim của Công ty T&F là có cơ sở và hợp lý B.2.2. Tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn Tổng vốn đầu tư của dự án là 3.711 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư TSCĐ là 1715 triệu đồng (chiếm 46%) và vốn lưu động dự kiến ở mức 1996 triệu đồng (chiếm 54%). Trong phần vốn đầu tư TSCĐ (1715 triệu đồng) gồm 1659 triệu là đầu tư máy móc thiết bị và lắp đặt, 320 triệu là mua ôtô tải Huynđai phục vụ dự án, 40 triệu KTCB khác và 16 triệu là lãi vay vốn trong thời gian thi công và chay thử. Doanh nghịêp đề nghị vay chi nhánh 950 triệu đồng đầu tư TSCĐ, phần còn lại (765 triệu) vốn đầu tư TSCĐ doanh nghiệp tự lo từ nguồn vốn tự có. Hiện nay công ty đang sử dụng khoảng trên 2000 triệu đồng vốn tự có để sử dụng vào vốn lưu động, do vậy nguồn vốn tự có đủ để tham gia vào vốn cố định của dự án sản xuất bim bim. Tuy nhiên nếu sử dụng vốn tự có vào đầu tư vốn cố định sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn lưu động. Phần vốn lưu động 1.186 triệu đồng, CBTĐ dự kiến công ty sẽ đi vay và đã tính chi phí lãi vay VLĐ vào bảng tính tài chính, tuy nhiên Doanh nghiệp sẽ tự cân đối việc huy động vốn lưu động để giảm sức ép vay vốn Ngân hàng xuống. Như vậy, phương án nguồn vốn và huy động vốn để thực hiện DAĐT của Doanh nghiệp là có thể đảm bảo. B.2.3. Về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra. Hiện nay các tỉnh phía bắc chỉ có một vài công ty thực phẩm sản xuất sản phẩm bim bim ở Hải Phòng, Hà Nam. Trong khi đó nhu cầu trên thị trường đang ở mức 1400 tấn/năm (Số liệu do Công ty khảo sát), các đơn vị phía Bắc chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu còn phần thiếu hụt đang do các công ty phía Nam sản xuất và phân phối. Do vậy, với lợi thế khu vực và mạng lưới phân phối của Công ty T&F, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo. B.2.4. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Nguyên phụ liệu cung cấp cho Dự án chủ yếu là bột mì, bột sắn, bột ngô, dầu cọ và hương liệu. Công ty T&F đã ký hợp đồng mua bột của công ty Bột mỳ Yên Mỹ, hương liệu mua của các công ty trong nước nhập khẩu. Do vậy, sẽ đảm bảo đủ nguyên liệu để dự án đi vào hoạt động. B.2.5. Các nội dung về phương diện kỹ thuật - Dự án được xây dựng tại xưởng sản xuất số 323 Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội. Doanh nghiệp thuê mặt bằng này từ năm 1998 để làm trụ sở và xưởng sản xuất, hợp đồng thuê đất có thời hạn 07 năm và đến 4/2005 thi hết hạn. Như vậy, chưa có cơ sở pháp lý chắc chắn về địa điểm sản xuất ổn định thời gian vay. Tuy nhiên theo Doanh nghiệp thì khi hết thời hạn thuê (4/2005). Doanh nghiệp sẽ gia hạn thêm được thời hạn thuê đất với các lý do: + Hiện quan hệ của Công ty XL Gia Lâm và Doanh nghiệp vẫn bình thường, bên cho thuê chưa có thông báo hoặc chủ trương không cho các đơn vị đang thuê được thuê nữa. + Hiện nay trong khuôn viên Công ty xe lửa Gia Lâm có nhiều Doanh nghiệp đang thuê mặt bằng để sản xuất, trong đó Công ty Đại tây dương, Công ty Mai Linh vừa hết hạn hợp đồng đã được gia hạn thêm từ 7- 10 năm. + Doanh nghiệp đã đăng ký thuê đất tại khu công nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cầu Đuống, khi khu công nghiệp có mặt bằng Doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thuê mặt bằng và di chuyển dần. - Công nghệ dây chuyền ở mức trung bình tiên tiến đáp ứng được năng suất thiết kế và hiệu quả, công suất thiết kế là 2.000 tấn/năm, tuy nhiên công suất hoạt động để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính xác định ở mức 70% công suất. - Tỷ lệ nguyên liệu và sản phẩm bim bim của Dự án sản xuất ra là: Cứ 01 tấn nguyên liệu chính đưa vào sản xuất thì cho ra 1,2 tấn sản phẩm. (lý do có tỷ lệ này là do định mức đưa phụ liệu để sản xuất 01 tấn nguyên liệu chính thì cần 400 kg dầu cọ và hương liệu, hơn nữa khi sản phẩm chiên xong ở nhiệt độ cao đi ra điều kiện thường sẽ hút ẩm làm cho trọng lượng tăng lên. - Dây chuyền được lắp ráp cùng với 02 dây chuyển đang hoạt động trong nhà xưởng, đảm bảo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. - Dây chuyển sản xuất thực phẩm nên cũng phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Doanh nghiệp đang làm thủ tục đăng ký và chứng nhận VSAT thực phẩm tại các cơ quan chức năng đối với sản phẩm sản xuất. B.2.6. Về tổ chức, quản lý, thực hiện dự án. DAĐT dây chuyển sản xuất bim bim có tổng mức vốn đầu tư 3.711 triệu đồng, với 17 công nhân/ca làm việc, trong khi T&F đang quản lý 160 công nhân với 4 dây chuyền sản xuất. Do vậy việc quản lý điều hành sản xuất dây chuyền bim bim có thể đảm bảo. B.2.7. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy và khả năng trả nợ của dự án. Số liệu tài chính của Dự án được thể hiện cụ thể trong các Bảng phụ lục đính kèm qua các bảng (từ bảng 5 đến bảng 11) trên cho thấy: ở điều kiện: Lãi suất chiết khấu là 10%/năm; lãi suất vay 9,84%/năm. Vòng đời dự án (thời gian khấu hao) là 05 năm, công suất sản xuất năm đầu ở mức 40% năm thứ 2 là 50%, và các năm tiếp theo là 70% công suất thiết kế thì: + NPV là 1.211 triệu đồng (NPV dương thể hiện Dự án có hiệu quả). + IRR là 24.89% (tỷ suất sinh lời nội bộ lớn hơn lãi suất chiết khấu). Do vậy với các điều kiện nêu trên Dự án có hiệu quả về mặt tài chính: * Biến động giá bán, chi phí sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của Dự án như sau: + NPV dương khi giá bán giảm 1% hoặc chi phí tăng tối đa 1% + IRR lớn hơn tỷ lệ chiết khấu 10% khi giá bán giảm 1% hoặc chi phí tăng tối đa 1% + Biến động công suất sản xuất ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả của dự án. Như vậy, biến động của giá bán nhỏ cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của phương án kinh doanh, biến động của công suất sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án. B.3. Đánh giá, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay. Doanh nghiệp đề nghị thế chấp cầm cố dây chuyền sản xuất bim bim và xe ôtô tải HUYNĐAI thuộc dự án tại Chi nhánh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay đầu tư. Như vậy, với tài sản đảm bảo trên đủ điều kiện và giá trị để bảo đảm cho khoản vay đầu tư này. Tuy nhiên tài sản thế chấp là dây chuyền sản xuất và phương tiện vận tải nên cần phải mua bảo hiểm vật chất để bảo toàn giá trị cho tài sản cầm cố thế chấp. B.4. Đánh giá, phần tích rủi ro. DAĐT dây chuyền sản xuất bim bim là dự án mà Công ty T&F đầu tư để sản xuất một loại sản phẩm khác so với các sản phẩm truyền thống của Doanh nghiệp. Do vậy việc chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm của DA sẽ phụ thuộc nhiều vào người tiêu dùng. Địa điểm đặt dây chuyền sản xuất là khu vực đi thuê một đơn vị khác nên sẽ phụ thuộc về thời gian và chi phí đi thuê. Đây là sản phẩm phổ biến, suất đầu tư thấp nên dnh sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh của các đối tác cùng sản xuất mặt hàng này ở phía bắc. Trên đây là các vấn đề có thể xảy ra rủi ro trong sản xuất, tuy không cao nhưng cũng có thể dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý để khắc phục theo điều kiện của mình. Bảng 4: Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất Đơn vị tính:Đồng TT Tên máy móc Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy trộn bột Chiếc 01 7.350.000 7.350.000 2 Máy đùn Chiếc 01 325.500.000 325.500.000 3 Máy kéo và chia cắt Chiếc 01 52.500.000 52.500.000 4 Hệ thống làm lạnh Chiếc 01 10.500.000 10.500.000 5 Tháp nước làm mát Chiếc 01 8.400.000 8.400.000 6 Máy sấy Diezen Chiếc 01 57.750.000 57.750.000 7 Máy chiên dầu tự động Chiếc 01 178.500.000 178.500.000 8 Máy tẩm gia vị tự động Chiếc 01 57.750.000 57.750.000 9 Máy đóng gói Chiếc 08 68.250.000 546.000.000 3 Các chi phí khác 110.000.000 Tổng cộng 1.354.250.000 Toàn bộ các máy móc nêu trên gồm các thiết bị ngoại nhập thuộc loại có công nghệ tiên tiến. * Dự kiến chi phí mua mới ôtô vận tải như sau: - Ôtô tải HUYNĐAI D4AF sản xuất tại Hàn Quốc lắp ráp tại Việt Nam giá 295.000.000đ. Bảng 5: Chi phí cho 1 tấn bột nguyên liệu thu 1,2 tấn thành phẩm (Đơn giá: Đồng) TT Tên máy móc Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bột mỳ Kg 400 4.800 1.920.000 2 Bột ngô Kg 400 4.600 1.840.000 3 Bột sắn Kg 200 4.400 880.000 Dầu cọ Kg 400 9.800 3.920.000 Hương liệu Đồng 8.240.000 Dầu Diezen Kg 125 4.850 606.250 Điện sản xuất Đồng 200.000 Giấy bóng kính M2 4.620 3.000 13.860.000 Cộng 1 31.466.250 Thuê nhà xưởng Đồng 50.000 Lương công nhân Đồng 600.000 Khấu hao Đồng 500.000 Chi phí khác Đồng 300.000 Vận chuyển Đồng 600.000 Cộng 2 2.050.000 Lương quản lý Đồng 200.000 Chi phí khác Đồng 2.000.000 Cộng 3 2.200.000 Tổng cộng 1+2+3 35.716.250 Giá bán 37.200.000 Chi phí bình quân cho 01 tấn sản phẩm là 29.596.875đ Giá bán bình quân cho 01 tấn sản phẩm là: 31.000.000đ Bảng 6: Bảng tính chi phí sản xuất theo công suất thiết kế Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chi phí SL dự kiến Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 1 800 23.676,5 2 1.100 32.556,6 3 1.400 41.435,6 4 1.400 41.435,6 Bảng 7: Bảng tính doanh thu sản phẩm theo công suất thiết kế TT Chi phí SL dự kiến Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 1 800 24.800 2 1.100 34.100 3 1.400 43.400 4 1.400 43.400 Chi phí đầu tư mua ôtô tải: * Chi phí bỏ ra khi thuê oto ngoài vận chuyển hàng hoá: - Chi tiền thuê ngoài: 3.500đ/01km x 10.000km = 35.000.000đ * Chi phí bỏ ra khi mua xe ôtô tải - Chi phí tiền lương lái xe : 1.200.000đ/tháng - Chi công tác phí 20.000 x 26 ngày = 520.000đ/tháng - Chi phí xăng dầu chạy xe: + Định mức dầu chạy xe: 14 lít dầu/100km, 1 tháng bình quân chạy được 10.000km. + Chi phí dầu chạy xe 01 tháng là: (10.000km/tháng x 4.850đ x 14 lít)/100 = 6.790.000đ - Chi phí khấu hao và lãi vay 15.000.000đ Tổng chi phí trong 01 tháng là: 23.510.000đ 3. Lợi nhuận thu đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36343.doc
Tài liệu liên quan