Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động Marketing tại công ty in Lao động - Xã hội

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần I: Cơ sơ về hoạt động Marketing trong hoạt động kinh doanh hiện nay

I. Một số vấn đề cơ bản về Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Khái niệm về Marketing

2. Các quan điểm về Marketing

3. Vai trò của Marketing

4. Quá trình Marketing

Bước 1: Phân tích cơ hội Marketing

a, hệ thống thông tin Marketing

b, phân tích môi trường Marketing

c, phân tích hành vi của khách hàng

d, phân tích ngành in và đối thủ cạnh tranh của ngành in

Bước 2: phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu

a, Phân đoạn thị trường

b, Lựa chọn thị trường mục tiêu

Bước 3: Thiết lập chiến lược Marketing

Bước 4: xây dựng chương trình Marketing

Bước 5: tổ chức thực hiện và kiểm tra nỗ lực Marketing

5. Marketing - mix

5.1 Khái niệm Marketing - mix

5.2 Các công cụ của Marketing - mix

5.2.1 Chiến lược sản phẩm

5.2.1 Chiến lược giá

5.2.1 Chiến lược phân phối

5.2.1 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

II. Vai trò và vị trí của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp in

1. Vai trò và vị trí của marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp in

2. Mối quan hệ giữa Marketing với các chức năng khác của doanh gnhiệp

3. Một số hình thức tổ chức Marketing trong doanh nghiệp, một số kiểu tổ chức áp dụng trong ngành in

+Tổ chức theo chức năng

+Tổ chức theo nguyên tắc địa lý

+Tổ chức quản lý sản phẩm và nhãn hiệu

Phần II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng hoạt động Marketing tại công ty in LĐ - XH.

I. Một số nét khái quát về thị trường in Việt Nam

II. Lịch sử hình thành và phát triển công ty in LĐ-XH

1. Quá trình xây dựng và phát triển

2. Các nguồn lực và trang thiết bị

2.1 Mô hình tổ chức và quản lý

2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

+Công nghệ

+Tài chính

+Lao động

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhvà phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

III. Thực trạng hoạt động Marketing tại công ty in Lao động - Xã hội.

A. Thực trạng hoạt động Marketing

1. Chiến lược thị trường của công ty

2. Chiến lược cạnh tranh

3. Chiến lược sản phẩm

Phần III.Một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động Marketing tại công ty in LĐ - XH.

I. Đánh giá những thắng lợi và nguyên nhân tồn tại trong công ty .

II. Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

1. Dự báo nhu cầu về in

1.1 Xu hướng phát triển ngành in Việt Nam và thế giới

1.2 Dự báo cơ cấu sản phẩm công ty in LĐ - XH từ nay đến năm 2005

2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ( SWOT ), phân tích ma trận thị phần và tỷ lệ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty in Lao động - Xã hội.

2.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ ( SWOT )

2.2 Phân tích ma trận thị phần và tỷ lệ tăng trưởng

3. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm in

3.1 Phân đoạn thị trường.

3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

4. Các chiến lược Marleting - mix đáp ứng thị trường mục tiêu

a, Chiến lược phân phối.

c, Chiến lược xúc tiến hỗn hợp

b, Chiến lược giá, Chiến lược sản phẩm.

III. Giải Pháp Để thực hiện tốt các các kế hoạch Marketing

1. Về mặt cơ cấu tổ chức Marketing của công ty.

2. Thiết lập một hệ thống thông tin Marketing giúp thu thập thông tin bên trong bên ngoài, giúp cho việc định vị sản phẩm của công ty.

3. Tổ chức nghiên cứu thị trường đưa ra các phiếu thăm dò các cơ sở in bao bì nhãn mác, đối thủ cạnh tranh, các khách hàng, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội trợ triển lãm. Từ đó nghiên cứu phân tích hình ảnh của sản phẩm và của công ty.

4. Ngoài những việc đó còn đòi hỏi các giải pháp về nhận thức

5. Các kiến nghị đối với ngành, nhà nước.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động Marketing tại công ty in Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tiếp thị, để chủ động hơn trong việc tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ những đổi mới công nghệ, và những đổi mới trong cách thức quản lý như vậy cho nên bộ mặt sản phẩm in nói chung đã phong phú hơn trước, được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Các loại sách báo tạp chí ị đẹp, đặc biệt là các loại sách giáo khoa lâu nay hầu như chỉ in một màu đen trắng, thì gần đây đã in được những loại sách, truyện nhiều màu, sinh động. Các loại sách đó phù hợp cho mọi đối tượng từ những em bé cho đến những đối tượng nghiên cứu khoa học và phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội. Một số loại sản phẩm như nhãn hàng, bao bì, các loại màng mỏng đều in đẹp hơn trước, nâng cac nền văn minh thương nghiệp. Bên cạnh đó nhà in cũng rất chú trọng đến việc cải tạo, xây dựng Nhà xưởng, trang thiết bị bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động ...Các xí nghiệp in, nhà in đã cải tiến lại phương thức tổ chức sản xuất, điều hành sản xuất, sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu qủa cao nhất. Các ngành sản xuất phụ trợ như nguyên vật liệu in, cơ khí in cũng đã mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của ngành in Việt Nam. Tuy ngành in Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như vậy nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn: - Nhiều xí nghiệp vẫn còn hiện tượng thiếu việc làm, thời gian khai thác thiết bị thấp, một số nơi khai thác chỉ đạt 50-60% công suất của thiết bị, do vậy quá thừa công suất. - Năng lực công nghệ bộc lộ những mâu thuẫn và yếu kém, nhất là ở hai khâu trước và sau in, không đáp ứng được chất lượng của sản phẩm. - Quản lý điều hành sản xuất kinh doanh còn nhiều lúng túng, chậm đổi mới cộng nghệ, thiết bị. Có nơi đầu tư tràn lan thiếu chọn lọc dấn đến hiệu quả kém gây ra nợ nần lãng phí. - Những hoạt động nhằm thu hút khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng hầu như còn rất thụ động. - Hiệu quả sản suất kinh doanh còn thấp, chư vận dụng hết các nguồn lực, thế mạnh hiện có. Trên cơ sở năng lực công nghệ in hiện nay, khi đề ra một số định hướng lớn cho việc xây dựng quy hoạch ngành in đến năm 2010 Bộ Văn hoá - Thông tin đã tiếp tục chủ trương hiện đại hoá hai trung tâm in ở Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cung với việc xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm in, tạo điều kiện để ba trung tâm này có công nghệ tiên tiến thiết bị hiện đại. Tại trung tâm Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần tạo ra năng lực công nghệ mạnh ở cả ba công đoạn chế bản, in và gia công sau khi in, đặc biệt tập trung xây dựng ở cả hai trung tâm in hệ thống đóng sách bìa cứng đạt tiêu chuẩn quốc tế có công suất phù hợp, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật đủ năng lực quản lý, điều hành sản xuất, bảo đảm in được những sản phẩm quan trọng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cạnh tranh và in gia công xuất khẩu cho các nước trong khu vực và thế giới. Ngoài ra, Bộ Văn hoá và Thông tin cũng định hướng về chiến lược sản phẩm in như sau: tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10% về sản lượng trang in. Đến năm 2005 đạt 485 tỷ trang in 13 x 19 cm và đạt 785 tỷ trang vào năm 2010. Tiếp tục hiện đại hoá ngành in đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật. Phấn đấu đạt mức tăng năng suất lao động bình quân 10 - 12%. Trên cơ sở nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của từng ngành, phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người lao động hàng năm từ 5 - 10%. Rõ ràng nghành in đang đứng trước những cơ hội và triển vọng mới. các doanh nghiệp khác phải biết tận dụng thời cơ khai thác được mọi nguồn lực để nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ in đóng góp ngày càng to lớn hơn cho sự nghiệp nâng cao dân trí phát triển văn hoá kinh tế. Riêng bản thân mình Công ty in Lao động - Xã hội còn phải đổi mới thiết bị để làm tròn nhiệm vụ kinh tế, chính trị đối với cơ quan chủ quản. Ngành in giữ một vai trò quan trọng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. trong tương lai ngành in việt nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Việt Nam. TT Diễn giải 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1 Tổng sản phẩm trang in (13*19) (triệu trang) 145.000 165.000 185.000 187.000 198.000 280.000 300.000 348.000 2 Nhịp độ phát triển liên hoàn (%) 100,00 113,79 112,12 101,08 105,88 141.4 107,4 116.00 3 Nhịp độ phát triển so với định gốc(%) 100,00 113,79 127,58 128,96 136,55 193,10 206,89 204,00 Biểu 1: Biểu tổng hợp năng lực ngành in 1994 - 2001 1.2 Quá trình xây dựng và phát triển của công ty Ngày 08/11/1983 Bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội có quyết định số 287 QĐ - TBXH về việc thành lập xưởng in với nhiệm vụ : in các tài liệu, giấy tờ, sổ sách nghiệp vụ và quản lý của ngành ở những ngày đầu thành lập cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn lạc hậu, do đó hiệu quả sản xuất chưa cao.Sau một thời gian hoạt động hiệu quả phục vụ tốt những yêu cầu của ngành. Ngày 04/9/1986, bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội có quyết định số 290 QĐ - TBXH về việc chuyển xưởng in thành xí nghiệp in bộ lao động thương binh và xã hội với thêm một nhiệm vụ nữa là: có thể nhận thêm hợp đồng của các đơn vị ngoài ngành.Với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với sự đạt hiệu quả của xưởng in Ngày 23/11/1988,bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội có quyết định số 516 QĐ - TBXH về việc thành lập xí nghiệp dịch vụ đời sống, ngoài những nhiệm vụ trước kia nay được tổ chức sản xuất, gia công đặt hàng các về bao bì , mộc dân dụng. Ngày 16/01/1991, bộ trưởng Bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội có quyết định số 18 QĐ - TBXH về việc đổi tên xí nghiệp sản xuất dịch vụ đời sống thành xí nghiệp sản xuất dụng cụ người tàn tật, với nhiệm vụ: tổ chức in ấn các ấn phẩm phục vụ công tác của bộ, ngành, thực hiện sản xuất xe lăn, xe lắc, các dụng cụ phương tiện trợ giúp cho thương binh và người tàn tật, tổ chức sản xuất gia công các mặt hàng mộc, trang trí nội thất. Ngày 20/03/1993, bộ trưởng Bộ trưởng bộ lao động thương binh và xã hội có quyết định số 152 QĐ - TBXH về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước: nhà in bộ lao động thương binh xã hội, với nhiệm vụ: in các ấn phẩm, tài liệu, biểu mẫu, tạp chí, báo và sổ sách nhãn mác. Cho đến ngày 05/4/2001. Theo quyết định số 373 QĐ - TBXH Nhà in bộ lao dộng thương binh và xã hội đã chuyển thành công ty in bộ lao động thương binh và xã hội và được giữ nguyên cho đến ngày nay.qua 18 năm phát triển và trưởng thành, tử số vốn ban đầu 887 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp và doanh nghiệp tự bổ xung là 384,1 triệu đồng.đến nay công ty đã phấn đấu hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao; các chỉ tiêu kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, cơ sở vật chất không ngừng được mở rộng, khách hàng đến với công ty ngày càng đông. Doanh thu của công ty đã đại được trên 11 tỉ năm 2001. 1. 2 Các nguồn lực và trang thiết bị 1.2.1 Mô hình tổ chức và quản lý - Tổ chức quản lý. Trong những năm qua và nhiều lần thử nghiệm, lãnh đạo đã quyết định bỏ mô hình tổ chức theo nguyên tắc quản lý tầng lớp thay bằng cách tổ chức quản lý phân công nhiệm vụ theo quy trình sản xuất cụ thể: Tổ chế bản Xưởng sách và hoàn thiện Xưởng cơ điện Xưởng in Phòng Kế hoạch - vật tư Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán - tài vụ Phòng Tổ chức - hành chính Phòng Kinh doanh - tiếp thị Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ Bộ phận tổ chức sản xuất Biểu 2: Mô hình tổ chức của công ty * Nhiệm vụ: - Giám đốc: là người chỉ huy cao nhất của đơn vị, là người điều hành chung, chịu trách nhiệm toàn bộ hạot độmg sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của nhà in và là người chịu trách nhiệm trước bộ lao động thương binh và xã hội và trước pháp luật về hoạt động của đơn vị, trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính và phòng tài vụ. - Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc uỷ quyền và khi giám đốc đi vắng. Trực tiếp phụ trách lĩnh vực kỹ thuật , thiết bị và điều hành sản xuất. * Bộ phận quản lý chuyên môn nghiệp vụ: - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ làm tham mưu cho giám đốc về nhân sự và thực hiện công tác quản lý hành chính, nâng cao nghiệp vụ, tay nghề và bố trí công việc cho người lao động, làm tham mưu trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công nhân lao động của công ty in. - Phòng kế toán tài vụ: Có chức năng tham mưu và giám sát việc thu chi tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổng hợp số liệu trên cơ sở chứng từ KCS và phòng sản xuất để đánh giá kết quả sản phẩm, thanh toán các khoản chi phí và tiền lương, tiền thưởng một cách kịp thời, hợp lý. - Phòng kế hoạch vật tư kỹ thuât: Chịu trách nhiệm về xây dựng kế hoạch biện pháp thu hút khách hàng, điều độ sản xuất và bảo đảm chất lượng. - Phòng kinh doanh tiếp thị: Giúp giám đốc khai thác thị trường, thu hút nguồn việc. - Quản đốc các phân xưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý hoạt động sản xuất của các phân xưởng theo nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Tổ chức và chỉ huy toàn diện mọi hoạt động của phân xưởng mình.bố trí lao động hợp lý, đảm bảo an toàn cho nguqười và thiết bị, thực hành tiết kiệm nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao. Quản đốc phải có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục cho mọi người trong phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của công ty đề ra. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ tài sản cá nhân và đơn vị, chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công quản lý của người lãnh đạo trực tiếp. * Bộ phận sản xuất gồm: Phân xưởng chế bản: Phim can Bình bản Bản in Phơi bản Chức năng chính là sản xuất khuôn in. Quá trình sản xuất như sau: Sản phẩm của phân xưởng chế bản đó là bản in (đen, trắng) hay bộ bản in theo đúng khuôn mẫu khách hàng. Phân xưởng in: Chức năng chính là ra sản phẩm (những tờ in). Quá trình sản xuất như sau: Bản in In Những tờ in Phân xưởng gia công sách: Chức năng chính là gia công tờ in thành một cuốn sách, tạp chí hay xén các tờ in theo khuôn khổ của khách hàng. ở công ty hiện nay sử dụng công nghệ đóng sách bìa mềm. Quá trình này được tiến hành như sau: Biểu 3: Quá trình gia công sản phẩm Sản xuất ruột sách Đếm, rỗ tờ in Pha cắt tờ in Gấp tờ in ép tay sách Bắt lồng Kiểm tra, soạn tờ Gấp bìa Pha cắt bìa Dỗ Đếm kiểm tra Tờ in bìa Sản xuất bìa Nhập kho Giao hàng Xén 3 mặt Kiểm tra Đóng gói Khâu Vào bìa Mô hình tổ chức quản lý và phân công nhiệm vụ như trên là quá trình tổng kết rút kinh nghiệm từ tổ chức sản xuất và quản lý trong thực tế, có sự vận dụng và liên hệ với mô hình tổ chức của một số cơ sở khác cùng lĩnh vực hoạt động. Đây là mô hình gọn nhẹ, đảm bảo mối quan hệ tốt giữa các phòng ban. Tuy nhiên tình hình thực tế của công ty chưa tốt lắm: sản xuất còn bị động, lúng túng, hiện tượng sai hỏng, chất lượng sản phẩm thấp. Chủ yếu công tác chỉ đạo chưa tập trung thống nhất, phân cấp phân quyền còn chưa tương xứng, trình độ, năng lực của một số cán bộ còn yếu. 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật - Địa điểm và mặt bằng sản xuất Trụ sở công ty ở ngõ hoà bình 4 đường Minh Khai, thành phố Hà Nội.tổng diện tích 2004 m2 bao gồm khu văn phòng nằm xen kẽ với các xưởng sản xuất để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát và chỉ đạo quản lý sản xuất. Xí nghiệp có 2 khu nhà 2 tầng, được bố trí dọc theo dây truyền sản xuất. Với địa điểm như vậy sễ có một số thuận lợi và khó khăn sau: + Thuận lợi: ã Với diện tích 2004 m2 là rất rộng, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo lại nhà xưởng để đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. ã Công ty nằm trên trục đường chính đường Minh Khai do đó rất thuận lợi cho việc chuyển nguyên vật liệu sản phẩm vào ra khỏi công ty. ã Công ty nằm tại trung tâm Hà Nội, do đó không phải mở văn phòng đại diện và khách đến đặt hàng, hợp đồng tại công ty. Với địa điểm như vậy cũng rất thuận lợi cho phía khách hàng quản lý và giám sát chất lượng sản phẩm của từng công đoạn. ã Với diện tích rộng nên đường giao thông lội bộ giữa các phân xưởng sản xuất của các day truyền công nghệ cũng được bố trí một cách thuận lợi. ã Phân xưởng chế bản gồm 3 phòng đặt tầng 2. Phân xưởng in được đặt tầng 1 do trọng tải của máy móc, để tránh tiếng ồn ra ngoài. Các máy đều được bố trí trong phòng kín, có máy điều hoà nhiệt độ. Phân xưởng gia công với các thiết bị của xưởng được bố trí cả tầng một và tầng 2. ã Các phòng ban được bố trí trên tầng 2. ã Kho vật tư kỹ thuật được đặt ở tầng 1, đằng trước là một khoảng sân rộng để dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu vào và ra khỏi nhà kho. ã Tổ cơ khí được bố trí tách riêng. Tóm lại: Đường giao thông chính và nội bộ của công ty như vậy là tương đối thuận lợi cho công việc giao dịch của khách hàng đối với công ty, cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Về phía diện tích của công ty rất thuận lợi cho việc cải tạo lại nhà in. + Khó khăn: Công ty nằm trong ngõ hẻm. Vào các buổi sáng rất nhiều các quán hàng của dân được bày bán. khi ô tô đưa nguyên vật liệu vào hay nhận hàng đều phải dẹp đường, điều này rất mất thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng. Đường hẹp nên chỉ có các phương tiện nhỏ mới đi vào được, làm cho chi phí vận chuyển gia tăng * Tình trạng máy móc, thiết bị. Công ty in hiện nay đang sử dụng cộng nghệ in offset(tờ rơi). Đây là một dây truyền công nghệ liên tục từ khâu đầu đến khâu cuối. Theo trình tự của dây truyền công nghệ, thì dây truyền sản xuất của nhà in được chia thành 3 phân xưởng sản xuất chính: ã Phân xưởng chế bản ã Phân xưởng in ã Phân xưởng gia công sản phẩm Tình trạng máy móc thiết bị của nhà in hiện nay được trình bày ở bảng sau: TT Tên thiết bị Số lượng Nhãn hiệu Khuôn khổ Công suất 1 Máy in offset 8 trang 01 Komori - Nhật 45*65 11000t/h 2 Máy in offset 10 trang 01 Heideiberg-Đức 12000t/h 3 Máy in offset 16 trang 01 Komori - Nhật 72*102 13000t/h 4 Máy vi tính 03 PC 5 Máy in laser 01 HP-laser 4 plus 21*29,7 8t/phút 6 Bàn bình bản 04 Việt Nam 7 Máy phơi 01 Nhật 8 Máy khâu chỉ 01 Trung Quốc 2000t/h 9 Máy dập gim 03 2 Đài Loan, 1 TQ 3000gim/h 10 Máy dao 1 mặt 01 Tiệp Khắc 3000l/h 11 Máy ép sách 01 Trung Quốc Biểu 4: Liệt kê danh mục thiết bị của công ty in. Từ danh mục thiết bị ta có thể thấy rằng năng lực sản xuất của công ty in. Rõ ràng dây truyền sản xuất của công ty hiện nay của công ty thiếu đồng bộ. Sự thiếu đồng bộ thể hiện rõ ở khâu chế bản và gia công tờ in. Khâu chế bản: hiện nay công ty chỉ mới có 3 máy vi tính để sắp chữ và mi trang. Một máy in laser để in ra can. Phần tách mầu hoặc phục chế ảnh mầu đều do khách hàng đưa đến hoặc đều phải đi thuê ở các cơ sở in khác để tách màu và in ra phim. Khâu gia công tờ in: khâu này cũng nằm trong tình trạng chung của nhiều xí nghiệp in vừa và nhỏ. Thiết bị của công ty lạc hậu, thiếu về số lượng và công suất không cân đối với thiết bị in. Phần lớn các công việc đều thực hiện thủ công, như : gấp sách thủ công, tạo ra những tay sách có độ chính xác kém, năng suất lao động thấp, dẫn đến mức lương hàng tháng ở phân xưởng này không cao, chư đảm bảo thực sự mức sống của công nhân. ngoài ra phân xưởng này còn chiếm rất nhiều nhân lực của công ty in. Các thiết bị gia công đã quá cũ, lạc hậu. Chẳng hạn máy dập gim, máy khâu chỉ.công suất thiết kế 8000 - 9000 tay, gim/h. nhưng hiện nay công suất thực tế của máy khâu chỉ chỉ đạt 2000 tay/h, công suất máy dập gim chỉ đạt 3000tay/h. nhiều lúc công suất của máy không đạt được mức đó do phải dừng để sửa chữa hỏng. Hiện nay công ty chưa có hệ thống keo nhiệt, khách hàng đến đặt và kí hợp đồng thì công ty phải đi thuê. Phần lớn hiện nay công ty phải sử dụng keo lạnh trong quá trình gia công sách. Như vậy chất lượng của quốn sách không được đảm bảo, chưa gia công được cuốn sách có đòi hỏi chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng và không đáp ứng được thời gian giao hàng với khách hàng. Khâu in: trong dây truyền sản xuất, khâu in là khâu trực tiép làm ra sản phẩm. Nhưng hiện nay ở công ty các máy móc đã cũ, hỏng hóc thường xuyên, độ an toàn thấp. Các máy đã phần lớn đã hết khấu hao duy chỉ có máy 16 trang mới được đầu tư, có công suất tương đối ổn định. Vì vậy, một đòi hỏi cấp bách là phải có máy mới để hỗ trợ các máy hiện có và để in được sản phẩm có chất lượng cao hơn. Tóm lại hiện nay dây truyền công nghệ của công ty chỉ có: Chế bản In Gia công sản phẩm 1.Sắp chữ vi tính. 2. Bình bản. 3. Phơi bản. In ốp xét (tờ rơi) 1. Gấp. 2. ép tay sách. 3. Bắt. 4. Khâu. 5. Vào bìa. 6. Xén 3 mặt. Thực trạng của công ty in hiện nay là thiếu sự đồng bộ của máy móc, thiết bị như đã phân tích. Từ sự thiếu đồng bộ như vậy đã dẫn đến một số phân xưởng sản xuất không đảm bảo thời gian giao hàng như phân xưởng gia công sách và một số phân xưởng như phòng vi tính lại ở trong tình trạng thường xuyên thiếu việc. Trong dịp nhiều hàng (như dịp Tết Nguyên Đán) công ty đã phải huy động thêm công nhân ở phòng vi tính sang hỗ trợ cho phân xưởng gia công sách. Khi phân tích như vậy ta nhận thấy năng lực sản xuất giữa các công đoạn trong dây truyền sản xuất in còn khập khiễng việc đi thuê ở các cơ sở in khác là bất đắc dĩ vì không chủ động được thời gian, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm . Khâu chế bản thiếu hẳn bộ phận tách màu điện tử. Một số loại tạp chí, sách, khách hàng tự sắp chữ và đưa can, phim đến công ty để đặt in. Mặc dù bản thân phòng vi tính thiếu việc làm. Điều này là do thiếu thiết bị và thiết bị quá lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mặt khác phim ảnh mà khách hàng đưa đến in, chất lượng không được kiểm tra chặt chẽ, không có tiêu chuẩn để so sánh dẫn đến chất lượng sản phẩm của công ty chưa thực sự được nâng cao, rất khó khăn cho việc quản lý chất lượng. Khâu phơi bản: tuy công ty đã trang bị một máy phơi tương đối hiện đại, cho phép đặt thời gian hút chân không và thời gian phơi tự động theo chương trình nhưng nhiều lúc công việc vẫn bị ùn tắc ở khâu này do: + Phải thực hiện công tác hút tẩy bàn mất rất nhiều thời gian vì máy phơi chưa có hệ thống phơi chỉ, xoá vết băng dính khi bình. + Chỉ có một máy phơi phục vụ cho 3 máy in với công suất tương đối lớn thì việc ùn tắc trong phơi bản là điều không tránh khỏi. + Quá trình hiện thủ công và khi hiện song phải có một thời gian gôm và sấy khô bản.quá trình này cũng thực hiện thủ công. Khâu gia công: các thiết bị của nhà in đã quá cũ lạc hậu, trong quá trình sản xuất thường xuyên hỏng hóc và năng xuất đạt thấp, thêm nữa mà còn thiếu thiết bị gia công như: máy gấp tay sách, hệ thống vào bìa bằng keo nhiệt. Sự thiếu đồng bộ của máy móc thiết bị trong dây truyền sản xuất đã dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp, thực hiện thủ công quá nhiều và cơ bản là không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. * Thực trạng về lao động a, Trình độ năng lực của bộ máy lãnh đạo Số lượng biên chế và hợp đồng: Tổng số có 81 người, trong đó: + Là công chức 3 người ( Giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng ) + Là hợp đồng có thời hạn 3 người Cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực công việc: + Trong lực lượng công chức có 2 tốt nghiệp đại học, 1 là cao đẳng. + Lực lượng làm chuyên môn nghiệp vụ có 20 người chiếm 25,6% ( kể cả các đồng chí quản đốc ) trong đó: tốt nghiệp đại học 9 người, trung cấp 5 người, chưa qua đào tạo 6 người ( nhưng đã có nhiều năm làm thực tế ) Trong số 20 người gọi là làm chuyên môn, nghiệp vụ nhưng thực tế có 5 người chuyên đi khai thác công việc và hưởng lương theo chế độ khoán, cho nên trực tiếp hưởng lương quản lý chỉ có 15 người bằng 18,5% so với tổng số, đây là tỷ lệ phù hợp với đơn vị, vì là một cơ sở nhỏ, kiêm nhiệm cũng chỉ được mức độ. + Nhân viên phục vụ tạp vụ ( bảo vệ, lái xe, sửa chữa, nấu ăn và tạp vụ )gồm 9 người bằng 11,5% với số lượng này so với tổng số lao động thì hơi nhiều nhưng đứng về tính chất công việc của đơn vị thì không thể thiếu được do đó muốn hạ thấp tỷ lệ phục vụ chỉ còn cách mở rộng sản xuất, tăng thêm lao động sản xuất. + Công nhân trực tiếp sản xuất có 49 người chiếm 60% Trong đó: số người có tay nghề bậc 6 - 7 là 15 người chiếm 30% bậc 4-5 là 16 người chiếm 33%, bậc 2 - 3 là 18 người chiếm 37% Với số lượng lao động trên, so sánh với quy trình sản xuất và trang thiết bị hiện nay, việc phân công, bố trí là phù hợp, tuy nhiên về lâu dài cũng phải xem lại số lượng hợp đồng ở phân xưởng sách và một vài bộ phận khác. Qua số lượng trên cho thấy tỷ trọng cán bộ làm chuyên môn, nghiệp vụ đã qua đào tạo và làm đúng chuyên môn nghiệp vụ chiếm đại đa số ( 14/20 bằng 70%) trong số này 100% đã rèn luyện qua thực tế, có tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, không những làm tốt được một việc mà còn có khả năng đảm nhiệm được một số việc khác có liên quan; đây là những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp trong nhiều năm qua. Tuy nhiên bên cạnh đó để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, có hiệu quả hơn, cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thêm trình độ quản lý và nề nối làm việc. b, Trình độ, năng lực nghề nghiệp của đội ngũ công nhân: Xuất phát từ yêu cầu của thiết bị và chất lượng sản phẩm, trong những năm qua, ngay từ khâu đầu xét tuyển lao động. Công ty đã luôn chú ý đến trình độ được đào tạo và tay nghề trực tiếp, do đó tổng số lao động trực tiếp hiện nay có trên 80% đã được đào tạo tại trường Trung học kỹ thuật in và cơ sở in có truyền thống có trang thiết bị hiện đại, nên trình độ, tay nghề của số công nhân hiện có trong doanh nghiệp tương đối vững vàng, đảm bảo được tính đa dạng của sản phẩm và đủ khả năng hoà nhập nhanh với dây truyền kỹ thuật hiện đại có chất lượng cao, tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và thi thợ giỏi cần phải được tổ chức thường xuyên liên tục, đi đôi với việc giao lưư thêm với các cơ sở bạn. *Thực trạng khả năng tài chính. Tổng số vốn công ty hiện có là 775 triệu đồng (chưa kể bất động sản) trong đó 346 triệu là vốn lưu động nguồn vốn trên chủ yếu là do vốn ngân sách cấp (vốn tự có chỉ chiếm 20% trong tổng nguồn vốn). Với số vốn như trên để đảm bảo được sản xuất, công ty phải vay vốn ngân hàng. Nếu tăng vốn lưu dộng công ty sẽ bớt khó khăn hơn. 4.Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Khả năng thanh toán ngắn hạn(lần) 1 1,33 1,41 Tình hình thanh toán tức thời(lần) 0,03 0,23 0,24 Doanh thu(1000đ) 6755138 11090681 12244730 Lợi nhuận thuần(triệu đồng) 2756 185386 197444 Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá vốn(1000đ) 5754702 9973992 9192110 a, Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty - Qua các bảng ta thấy rõ tổng số tài sản cũng như tổng số nguồn vốn các năm ngày càng tăng - số liệu tăng do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên nó cũng chưa thể hiện đầy đủ tình hình tài chính của công ty, bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo, mức độ độc lập về mặt tài chính cần phải xem các chỉ tiêu sau +Tỷ suất tài trợ của Công ty qua các năm Nguồn vốn chủ sở hữu Được tính theo công thức: Tổng số nguồn vốn 1999 2000 2001 Nguồn vốn chủ sở hữu(đ) 973.230.000 1.737.913.000 1.829.532.000 Tổng số nguồn vốn(đ) 8.209.785.000 8.826.517.000 9.247.029.000 Tỷ suất tài trợ(%) 11,85 19,68 19,74 Tỷ suất này quá nhỏ, trong khi đó vốn tự có lại ít nên công ty phải khắc phục rất nhiều khó khăn để đảm bảo doanh thu ngày càng phát triển. + Khả năng tài chính thể hiện ở khả năng thanh toán - Khả năng thanh toán ngắn hạn : ta thấy tăng dần lên: 1; 1,33: 1,41 và đều hơn 1. Vì vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của Công ty bình thường và khả quan. - Tình hình thanh toán tức thời ( vốn/nợ ngắn hạn ): Tỷ suất qua các năm là 0,3 - 0,20 - 0,24. Tỷ suất trên cho thấy Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán tức thời. Biện pháp khắc phục trước mắt là tích thu hồi nợ, hạn chế để khách hàng chiếm dụng vốn. + Vốn luân chuyển thuần, vốn hoạt động thuần qua các năm = Tài sản cố định - Nợ ngắn hạn 1999 2000 2001 Tài sản lưu động(nghìn đ) 3.397.852 5.002.157 6.124.428 Nợ ngắn hạn(nghìn đ) 3.431.180 3.748.884 4.327.601 Vốn luân chuyển thuần(nghìn đ) -33.328 1.253.273 1.796.827 Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Nhưng nếu vốn hoạt động thuần quá cao thì giảm hiệu quả đầu tư. qua trên ta thấy vốn hoạt động thuần của Công ty ngày càng tăng. + Tỷ lệ các khoản phải trả so với toàn bộ tài sản các năm 1998 - 1999 - 2000 1999 2000 2001 Khoản phải trả(nghìn đ) 7.236.095 7.088.603 7.417.496 Tổng tài sản(nghìn đ) 8.209.785 8.826.517 9.247.029 Tỷ lệ(%) 88,13 80,31 80,21 b, Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Qua số liệu của phụ lục ta thấy: Doanh thu ngày càng tăng. Đặc biệt là năm 2001 và 2001 so với năm 1998 ( tăng 1,5 lần ) khẳng định mức độ tăng trưởng của Công ty. Giá vốn hàng bán có xu hướng tiến triển tốt, ngày càng giảm, điều này do Công ty đã thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, giảm chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100273.doc
Tài liệu liên quan